intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi nào bà bầu không được tập thể dục?

Chia sẻ: Bu Bubam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

124
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bà bầu đều được khuyên nên chăm chỉ tập thể dục để duy trì sức khỏe cho cả bản thân và thai nhi. Tuy nhiên, có nhiều người không được phép tập thể dục trong suốt quá trình mang thai. Trường hợp không được tập thể dục Đôi khi, việc tập thể dục khi mang thai bị nghiêm cấm để bảo vệ sức khỏe của bà mẹ và em bé bởi tình trạng sức khỏe của người mẹ không cho phép. Cần kiểm tra với bác sỹ trước khi bắt đầu, tiếp tục hoặc thay đổi chế độ tập thể...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi nào bà bầu không được tập thể dục?

  1. Khi nào bà bầu không được tập thể dục?
  2. Các bà bầu đều được khuyên nên chăm chỉ tập thể dục để duy trì sức khỏe cho cả bản thân và thai nhi. Tuy nhiên, có nhiều người không được phép tập thể dục trong suốt quá trình mang thai. Trường hợp không được tập thể dục Đôi khi, việc tập thể dục khi mang thai bị nghiêm cấm để bảo vệ sức khỏe của bà mẹ và em bé bởi tình trạng sức khỏe của người mẹ không cho phép. Cần kiểm tra với bác sỹ trước khi bắt đầu, tiếp tục hoặc thay đổi chế độ tập thể dục nếu bạn đã từng gặp một số vấn đề trong quá trình mang thai.
  3. Bà bầu không nên tập thể dục khi thấy các dấu hiệu bất thường (ảnh minh họa) Các bác sỹ đưa ra khuyến cáo, các bà bầu không nên lựa chọn tập aerobic trong khi mang thai nếu gặp phải một số tình trạng sau khi mang thai: - Bệnh tim - Bệnh phổi
  4. - Suy cổ tử cung - Mang đa thai (ví dụ sinh đôi hoặc sinh ba) và bạn đang có nguy cơ sinh non. - Chảy máu liên tục ở tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. - Nhau tiền đạo sau tuần thứ 26. - Sinh non. - Vỡ màng ối (nước ối vị vỡ) - Tiền sản giật (mang thai gây ra huyết áp cao) - Tăng huyết áp mãn tính. - Thiếu máu trầm trọng Hãy hỏi bác sỹ của bạn để biết chính xác tình trạng sức khỏe của mình và hoạt động nào bị cấm, bạn cần giảm cường độ như thế nào, thời gian hoạt động ra sao. Nếu không thể tập các môn thể thao bình thường, bạn có thể tập thể dục ở một số bộ phận như cánh tay, chân… tại chỗ và ở nhà. Những dấu hiệu cho thấy bạn nên ngừng tập thể dục Nếu bạn gặp phải một trong những triệu chứng sau khi đang luyện tập, cần ngừng lại ngay lập tức và liên hệ với bác sỹ của mình: - Âm đạo chảy máu - Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu
  5. - Khó thở - Đau đầu - Đau ngực - Cơ yếu - Bắp chân đau hoặc sưng (có thể nhìn thấy một số cục máu đông) - Lưng hay vùng chậu bị đau - Co thắt hay sinh non - Thai nhi ít chuyển động (Bạn cần thường xuyên theo dõi chuyển động của bé nhưng cần nhớ rằng bé sẽ nằm im lúc bạn hoạt động mạnh nhất). - Ra nhiều dịch ở âm đạo. - Nhịp tim nhanh hay đánh trống ngực, ngay cả khi đang nghỉ ngơi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2