intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nên gieo mạ khi thóc vừa nứt nanh

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

86
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nhiều vụ xuân các năm qua, nông dân thuộc địa bàn huyện Nam Sách, Hải Dương luôn đạt được những thành quả nhất định, năng suất lúa xuân (nhất là trà xuân muộn) luôn đứng đầu tỉnh. Có được như vậy là nhờ vào nhiều cố gắng nhất định của cán bộ và nông dân huyện nhà, trong đó phải kể đến những biện pháp tác động tích cực khi gặp những bất lợi của thời tiết, dịch bệnh… Xin chia sẻ kinh nghiệm gieo mạ khi thóc mới nứt nanh trong điều kiện giá rét của một số nông...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nên gieo mạ khi thóc vừa nứt nanh

  1. Nên gieo mạ khi thóc vừa nứt nanh Trong nhiều vụ xuân các năm qua, nông dân thuộc địa bàn huyện Nam Sách, Hải Dương luôn đạt được những thành quả nhất định, năng suất lúa xuân (nhất là trà xuân muộn) luôn đứng đầu tỉnh. Có được như vậy là nhờ vào nhiều cố gắng nhất định của cán bộ và nông dân huyện nhà, trong đó phải kể đến những biện pháp tác động tích cực khi gặp những bất lợi của thời tiết, dịch bệnh… Xin chia sẻ kinh nghiệm gieo mạ khi thóc mới nứt nanh trong điều kiện giá rét của
  2. một số nông dân qua thực tế đã đạt hiệu quả khả quan. Như chúng ta đã biết, nhiệt độ thích hợp cho hạt thóc nảy mầm là từ 30-35oC. Việc ủ ấm thúc mầm cho thóc vụ xuân của hầu hết các hộ nông dân miền Bắc vẫn là phương pháp ủ đống có dùng rơm rạ, tro bếp để tăng nhiệt cho đống ủ. Vì vậy, nếu ủ thóc trong điều kiện trời giá rét, thậm chí rét đậm kéo dài như những ngày vừa qua thì nhiệt độ đống ủ chỉ cao hơn bên ngoài từ 3-4 độ (không thể giúp cho hạt nảy mầm thuận lợi). Càng giữ giống kéo dài trong đống ủ lại càng không có lợi cho lô giống thậm chí là thóc sẽ bị thối do tinh bột chuyển hóa thành đường để lâu sẽ lên men gây thối hạt. Biện pháp tốt nhất nhằm giải quyết bất lợi này là gieo mạ trên nền đất cứng có ni lông che phủ ngay
  3. khi hạt thóc vừa mới nứt nanh. Cách làm này đòi hỏi nông dân cần phải rất cẩn trọng trong từng cách thức làm. Cụ thể như sau: Dùng bùn hẩu ở ao không bị ô nhiễm (đã được để hả ngoài không khí từ 2-3 ngày) bóp nhỏ cho tơi rồi trộn đều với một lượng nhỏ phân chuồng mục (3 bùn : 1 phân) và supe lân (0,3- 0,5kg/m3 bùn) sao cho loãng hơn làm bùn gieo mống đã có mầm và rễ. Loại bỏ lẫn tạp rồi trải bùn loãng trên nền đất cứng có lót lá chuối hoặc lớp trấu mục (5- 10cm). Không cần trải bùn dày như gieo mống có mầm, rễ, lớp bùn này chỉ cần dày từ 1-1,5cm, cán phẳng rồi gieo mấm mới nứt nanh lên trên mặt bùn.
  4. Chú ý không được gieo mấm ngập trong bùn như gieo mấm có mầm, rễ vì như vậy mấm sẽ nhanh bị thối. Nên gieo ngửa tay sao cho mấm nằm trên mặt bùn. Gieo xong, dùng ni lông trắng phủ kín để giữ nhiệt cho mấm mạ. Sau khoảng 3-4 ngày, khi thấy mấm ngồi và ra rễ thì dỡ bỏ ni lông rồi dùng nước bùn loãng (đã được để hả hơi từ 2-3 ngày) tưới đều phủ kín hạt thóc rồi làm khung ni lông cao 0,5-0,8 m che cho mạ. Việc tưới này có thể lặp lại từ 2-3 lần trong thời gian mạ còn trên nền cứng. Chú ý: Trong thời gian mạ trên nền cứng tuyệt đối không được tưới bất kì một loại dinh dưỡng nào qua rễ vì giai đoạn này cây mạ không có
  5. khả năng hút dinh dưỡng nhờ rễ, chỉ được sử dụng các chế phẩm phân hữu cơ, vi lượng qua lá để phun cho mạ được phát triển thuận lợi. Bốc mạ đi cấy khi mạ được từ 2,5-3 lá thật. Thực tế cho thấy, khi gieo theo phương pháp này cây mạ phát triển rất thuận lợi, bộ rễ và mầm phát triển nhanh hơn hình thức ủ đống trong nhà (đối chứng) vì nó được “ở” trong môi trường đất. Cây mạ sau khi ra đồng phát triển nhanh hơn, bộ rễ dài rộng hơn đối chứng là tiền đề cho năng suất cao sau này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2