Tham khảo tài liệu 'nên hay không: làm việc, học theo nhóm', kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Nên hay không: Làm việc, học theo nhóm
- Nên hay không: Làm việc, học theo nhóm
Bạn có “than trời trách đất” khi thầy cô nổi hứng cho lớp làm bài
tập nhóm không?
Khi quyết định làm việc nhóm, chắc chắn sẽ rất tuyệt nếu các "mem"
hoàn thành phần của mình một cách thuận lợi. Hic, nhưng không may
mắn là, chuyện đó hầu như chỉ xuất hiện trong mơ hay sao á! Nhưng tớ
chắc với bạn rằng làm việc nhóm thế nào cũng xảy ra, và bạn có thể sẽ
rút được kinh nghiệm để điều hành hoạt động cho cả nhóm. Những bí
quyết sau đây có thể giúp bạn giải quyết một số rắc rối hay gặp nhất khi
làm việc nhóm, và chắc chắn nhóm của bạn sẽ có thể “ngẩng cao đầu”
với điểm số không tồi chút nào.
1. Nội quy nhóm
Trước khi bắt tay làm việc, nhóm nên chung sức để đề ra đội quy cho cả
- nhóm. Bao gồm:
Chủ đề của bài thuyết trình (ví dụ như “bài thuyết trình dài 5 phút vui
nhộn, đầy ắp thông tin về những nguồn năng lượng thay thế).
Thời khóa biểu cho lịch họp (cứ bao lâu thì sẽ họp một lần, thời gian và
địa điểm cụ thể).
Thông tin liên lạc của mỗi "mem" (số điện thoại và địa chỉ email).
Tạo điều kiện để chắc rằng mỗi "mem" đều có thể phát biểu ý kiến một
cách dễ dàng nhất (ví dụ, ngồi thành vòng tròn, và lần lượt từng người
phát biểu cho tới khi hết vòng).
Những cách xử lí rõ ràng để giải quyết vấn đề nhóm (hình thức phạt nếu
một “mem” lỡ dại ngủ quên họp hay mê chơi mà không hoàn thành
nhiệm vụ được giao).
Sau cùng, mỗi “mem” nên có một cuốn photo về nội quy. Bạn cũng nên
linh động một tí, thật ra nó chỉ giúp các bạn tiết kiệm thời gian mỗi khi
gặp “sự cố", và chỉ cần tập trung chuyên môn thôi!
- 2. Liệt kê và giao nhiệm vụ
Bạn chỉ cần lên list những điều cần hoàn thành cho đề tài. Ví dụ, nếu bài
thuyết trình của bạn là thiết kế cho một tấm poster, thì các phần phải làm
sẽ là viết nội dung, ý tưởng “đì zai”; vẽ bằng tay hay sử dụng đồ họa;
cách thuyết trình trước lớp như thế nào và ai sẽ là người viết lời giới
thiệu trước lớp.
Một khi đã chia được từng phần ra như thế, nên giao nhiệm vụ cho mỗi
“mem”, tùy theo khả năng của từng người. Các bạn nên có một buổi họp
để quyết định xem ai quan tâm tới mảng nào của đề tài, để các bạn có
thể phát huy khả năng của mình cao nhất. Nếu có phần chán phèo mà
không có “mem” nào chịu làm? Hãy để dành đó là phần cuối cùng để
cho mọi người cùng đóng góp. Nếu có “mem” muốn thử sức nhưng chưa
có kinh nghiệm? Hãy bắt cặp “mem” với người có kinh nghiệm hơn. Bí
quyết là hãy để từng cá nhân phát huy tối đa thực lực, trong khi vẫn
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Cuối cùng, thống nhất thời gian hạn chót cho từng “mem”. Nếu các bạn
vẫn chưa hoàn thành kịp, gia hạn tới ngày nào đó phải xong. Đừng bỏ
qua bước này, nếu không bạn có thể bị xì trét ngay phút cuối cùng và
- mục tiêu về bài thuyết trình hoành tráng có thể bị “bể” trước khi “kịp ra
lò”.
Chọn một nhóm trưởng - người có thể đảm nhiệm việc thúc giúc các
“mem” sẽ hoàn thành những nhiệm vụ của mình - cũng là một ý kiến
hay. Chọn một người nào đó được các mem yêu mến, có tầm ảnh hưởng
và thông minh. Nếu không ai xung phong, bạn tự đề cử mình xem sao.
Bạn sẽ không chỉ có thể ngủ ngon hơn khi biết đề tài đang “OK”, bạn
còn nắm được những kỹ năng của một nhà lãnh đạo trong lòng bàn tay
có thế đem ra xài bất cứ lúc nào.
3. Cách cư xử
Làm việc nhóm có thể là ác mộng khủng khiếp khi các “mem” không có
phép lịch sự tối thiểu với người khác. Vậy hãy nghe mình đã từng phạm
những lỗi sau đây nhé:
Lắng nghe và không nhảy vào khi bạn khác đang phát biểu ý kiến.
Khuyến khích các “mem” ít nói có ý kiến.
- Giữ thái độ tích cực và không nói chê bai nếu bạn không muốn mình là
nguyên nhân chính làm xuống tinh thần cho cả đội.
Dàn hòa các “mem” quá khích trong việc tranh luận.
Không tung tin đồn nhảm về các “mem”.
Không tư thù cá nhân khi ý kiến của một người nào đó qua mặt ý kiến
của mình.
Teen.vn/Theo MT