intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nền tảng và đặc trưng võ học Vovinam – Việt võ đạo.

Chia sẻ: Le Nhu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

93
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là một số Nền tảng và đặc trưng võ học Vovinam. Vovinam hay Việt võ đạo là môn đặt nền tảng trên sự xây dựng và phát triển toàn diện tinh thần đân tộc Việt để hoà nhập vào đời sống chung của cộng đồng nhân loại. Hi vọng rằng tài liệu này sẽ hữu ích với các bạn khi bước đầu tìm hiểu về Vovinam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nền tảng và đặc trưng võ học Vovinam – Việt võ đạo.

  1. Nền tảng võ học Vovinam – Việt võ đạo Vovinam – Việt võ đạo đặt nền tảng trên sự xây dựng và phát triển toàn diện tinh thần đân tộc Việt để hoà nhập vào đời sống chung của cộng đồng nhân loại, bằng cách ứng dụng nguyên lý Cương Nhu phối triển vào võ học cũng như trong đời sống. Do đó, VVN – VVÐ đã lấy môn Võ và Vật cổ truyền Việt Nam làm nòng cốt, sau đó nghiên cứu các môn võ khác trên thế giới để thái dụng, hóa giải và nhất là để cải tiến kỹ thuật của mình ngày một hoàn chỉnh và hữu hiệu hơn. Với quan niệm đó, VVN – VVÐ đã có một nền võ học phong phú và đa dạng gồm nhiều hệ thống kỹ thuật khác nhau như: Ðòn thế căn bản, quyền pháp, té ngã, đối luyện, song luyện, thế chiến lược, vũ khí, vật, khí công, huyệt đạo, … song vẫn luôn hỗ trợ, bổ khuyết cho nhau dựa theo định luật cương nhu phối triển. Do đó, Vovinam không đặt căn bản chuyên nhất vào một hệ thống kỹ thuật riêng biệt nào. Vovinam áp dụng những phương pháp huấn luyện hoặc các đối sách chiến đấu cụ thể thích hợp tùy theo thể trạng, trình độ, hoàn cảnh, giới tính của mỗi người hay một nhóm người. Ví dụ: Ðối với nữ giới hoặc người có thể chất bình thường, phù hợp với các hình thức tập luyện trung bình vừa phải, thì căn bản là lấy sự nhanh nhẹn, linh hoạt, trí não làm chủ yếu. Còn đối với người có thể trạng khỏe mạnh, vạm vỡ, thì lại phù hợp với phương pháp tập luyện nặng ở cường độ cao với các thế đánh dũng mãnh, dữ dội hoặc các thế quăng quật đòi hỏi nhiều thể lực thì chủ yếu là dùng sức mạnh để càn lướt đối phương. Trái lại đối với người già, người yếu việc luyện võ cốt chỉ để khỏe mạnh, tăng cường khí lực, bảo dưỡng tuổi thọ thì căn bản luyện tập phải là những động tác nhu nhuyễn, hít thở, thư giãn nhẹ nhàng, mềm mại song có tác dụng rất hữu hiệu đến việc điều hòa toàn bộ kinh mạch, và lục phủ ngũ tạng. Ðó là
  2. chưa kể đến tầng lớp thanh thiếu nhi cũng phải có những phương pháp tập luyện thích hợp để phát triển toàn diện các tố chất cơ thể và tâm sinh lý. Với chủ thuyết Cách Mạng Tâm Thân do cố võ sư Sáng Tổ đã đề xướng. Người quan niệm rằng: Mọi sự, mọi vật trong cuộc đời đều biến dịch không ngừng – kể cả võ thuật cũng vậy – phải luôn luôn được cập nhật, cải tiến và hoàn chỉnh liên tục để theo kịp đà tiến hóa của nhân loại, nếu không nuốn bị đào thải, lạc hậu. Người không muốn ràng buộc các môn sinh vào căn bản của một hệ thống kỹ thuật duy nhất nào – cho dù đó là một hệ thống kỹ thuật hay nhất, đúng nhất trong thời điểm đó – Người muốn các môn sinh sau này phải biết lấy tinh thần và chủ trương Cách Mạng Tâm Thân của Người làm kim chỉ nam trong mọi công cuộc huấn võ và hành võ. Sinh thời, vốn dĩ là một thanh niên yêu nước nhiệt thành, có quan niệm sâu sắc về lòng ái quốc, cùng khả năng tuyệt vời của một thiên tài võ học. Người đã vô cùng đau xót khi nhìn thấy sự xâm lấn của ngoại bang, không những về đất nước, con người mà còn cả về tư tưởng văn hóa – trong đó có cả võ thuật. Người quan niệm muốn đưa cuộc cách mạng dân tộc đến chỗ thành tựu, cần gây cho thanh niên một ý thức cách mạng đúng đắn, một tinh thần quật cường, một nghị lực quả cảm, song song với một thân thể đanh thép, vững chắc, sức lực mạnh mẽ dẻo dai, có đầy đủ khả năng tự vệ hoặc tấn công. Hơn nữa, trong mọi cuộc chiến đấu vấn đề tinh thần và danh dự vẫn là hai yếu tố quan trọng để quyết định sự thành bại. Bởi vậy, ngoài phần võ thuật và tinh thần võ đạo, Người còn muốn ràng buộc các môn đồ sau này vào danh dự của tổ quốc, nghĩa là thanh niên Việt Nam phải có phương pháp tự vệ mang danh dân tộc Việt Nam, tiêu biểu cho tinh thần tự chủ, bất khuất của tiền nhân để khi chiến đấu phát huy được cái hùng khí, quyết đem vinh quang về cho tổ quốc, cho môn phái.
  3. Với luận cứ đó, sau khi đã học hỏi, khảo cứu và lĩnh hội được những yếu quyết căn bản của nền võ học Cổ truyền Việt Nam do dòng họ và nhiều võ sư truyền lại. Người đã làm một cuộc cách tân, cải tiến phương pháp huấn luyện rất khoa học, tinh giản từ phân thế, ghép bài, học tấn pháp và té ngã hoàn toàn khác biệt với phương pháp của võ cổ truyền Việt Nam, đáp ứng nhu cầu học tập của quảng đại quần chúng và gặt hái được nhiều thanh quả lớn lao thời bấy giờ. Sau đó, Người tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu hai nền võ thuật nổi tiếng ở thời điểm 1940, đó là Quyền Anh và Nhu Ðạo. Qua đó, Người đã kiện toàn và hoàn chỉnh thêm phần kỹ thuật độc đáo của Vovinam Việt Võ Ðạo. Nếu Nhu đạo nổi tiếng nhờ vào những thế vật, quăng quật và nhào lộn, té ngã – song vẫn hãy còn hạn chế vì phải nắm được áo đối phương và té ngã trên thảm mềm - thì Vovinam đã hoàn chỉnh thêm bằng các thế vật ở mọi tư thế mà không bị lệ thuộc vào trang phục, cùng một phương pháp té ngã ngay trên sàn đá rắn song vẫn bảo đảm an toàn cho người tập. Nếu môn quyền Anh đơn thuần chỉ biết có tấn công bằng các lối đấm đơn giản, thì Vovinam đã kiện toàn thêm phần phản công thực tiễn bằng các thế phản đòn giản dị mà hiệu quả. Có thể nói trong giai đoạn này, Vovinam đã đặt căn bản kỹ thuật trên phương pháp té ngã quăng quật và các thế phản đòn đấm đá bằng số các số thứ tự. Ðến năm 1954, Vovinam tiếp tục phát triển mạnh ở miền Nam Việt Nam. đây là giai đoạn cọ sát thực tế với nhiều môn phái võ nổi danh quốc tế như: Võ Trung Quốc, Taekwon do, Karatedo, Aikido, hay Võ Tự Do thượng đài…. Nói cọ sát không có nghĩa là thượng đài giao đấu, mà là thi đua nhau phát triển để tồn tại. Mỗi môn phái phải thể hiện được các nét độc đáo, đặc thù và hiệu quả trong kỹ thuật của mình nếu không muốn bị thụt lùi rồi đi dần đến mai một. Hơn nữa, đây lại là giai đoạn chiến tranh giữa 2 miền đất nước, do đó khuynh hướng chung của trào lưu võ thuật ở thời điểm này, một lần nữa Vovinam đã điều chỉnh bổ sung vào nền võ học của mình một số hệ thống kỹ thuật khác như: Các thế chiến lược, và kỹ
  4. thuật giao đấu, các thế khoá gỡ, tóm bắt, đấu vật và đoạt vũ khí… lần lượt được bổ sung hoàn bị chương trình tập luyện và giảng dạy ngày càng khoa học, hợp lý với cường độ tối đa, để gia tăng phần công lực và kỹ thuật sắc bén, nhằm thích nghi và đáp ứng được nhu cầu hành võ thời thượng. Vì vậy, lớp môn sinh thời đó phần kỹ thuật chiến đấu rất vững vàng và thể lực thật dồi dào sung mãn. Có thể nói phần căn bản của Vovinam ở thời điểm này hơi thiên về sự giao đấu mãnh liệt để tạo sức chịu đựng bền bỉ và lòng dũng cảm coi thường đau đớn gian khổ. Ngày nay, nhu cầu tăng cường sức khỏe, thăng tiến tinh thần và bảo dưỡng tuổi thọ là những ước vọng lớn nhất của loài người. Ðã có bao nhiêu đề án nghiên cứu và vô số các cuộc hội thảo quốc gia, quốc tế để bàn về vấn đề này. Loài người đang đi vào kỷ nguyên hòa bình, và sát cánh nhau giải quyết những vấn nạn của thế kỷ 21, mà chương trình sức khỏe cho con người là một trong những chương trình quan trọng hàng đầu. Chúng ta ai ai cũng đều biết khi khoa học kỹ thuật càng tiến bộ, nhịp sống tăng mau, khiến con người càng dễ xa rời các hình thái vận động cơ thể, thần kinh luôn luôn bị căng thẳng, nên dễ bực bội và cáu giận. Ðây cũng chính là nguồn gốc của mọi chứng bệnh về tâm, thể, và mãn tính, nhất là trong đời sống công nghiệp của các nước phát triển phương Tây. Do vậy, nhu cầu con người ngày nay cần thiết những hình thái tập luyện nhẹ nhàng, linh hoạt mà bổ ích. Vovinam lại một lần nữa được hoàn chỉnh bằng những bài nhu khí công quyền với phương pháp vận động hô hấp thư giãn để giảm bớt sự căng thẳng, ổn định hệ thần kinh, điều hòa hơi thở tạo sự an nhiên tự tại, phấn chấn trong đời sống. Ở đây chúng ta cần phải phân biệt rõ nhu khí công quyền của Vovinam với các môn thiền định, Yoga hay thái cực quyền. Nếu yếu quyết của các môn tĩnh luyện như thiền định, Yoga là tĩnh tọa để làm chủ và điều khiển hơi thở theo nhịp 2, 3 hoặc 4 thì. Còn các môn động luyện như Thái Cực quyền, Nhu Quyền hay Dịch Cân Kinh thì chỉ cần hít thở điều hòa tương ứng với sự vận động nhẹ nhàng, mềm mại của quyền pháp mà thôi. Nhu khí công quyền của Vovinam kết hợp cả 2 phần: Chủ động điều khiển hơi thở theo nhịp 2, 3 hoặc 4 ngay trong lúc vận động
  5. (đi quyền). Với hình thái vận động nhẹ nhàng nhất này, chúng ta vẫn thấy rõ việc áp dụng nguyên lý Cương Nhu phối triển: Đi quyền dùng ý điều khiển hơi thở hít vào (nạp khí) là cương; thở ra (xả khí) nhẹ nhàng là nhu. Ngoài ra cũng hạn chế các động tác té ngã – cho dù có an toàn, cùng những hình thức tập luyện nặng nề thiên về đối kháng. Tóm lại, quan niệm của thế giới ngày nay, xem võ thuật là một môn thể dục cao cấp cần thiết cho việc rèn luyện thân thể, rèn dũa tinh thần, ổn định nội tâm hơn là dùng để chiến đấu. Vì vậy từ căn bản kỹ thuật đến chương trình huấn luyện, phương pháp giảng dạy… đều phải được điều chỉnh cho phù hợp. Trên quan điểm đó, một số môn võ đã có những điều chỉnh hợp lý. Vovinam cũng không thể vượt ra ngoài quy luật đó, nếu muốn tồn tại và phát triển sâu rộng. Hơn 50 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của cố Võ Sư Sáng Tổ và kế tiếp là Võ Sư Chưởng Môn, môn phái đã từng lúc vượt qua sóng gió để đạt được những thành quả to lớn ngày nay. Trước trào lưu phát triển quốc tế ngày một lớn rộng, việc xác định lại nền tảng căn bản và định hướng tiêu chuẩn của nền võ học Vovinam có một ý nghĩa vô cùng trọng đại. Nó giúp chúng ta – những con người Việt Võ Ðạo nhận thức rõ và hành động đúng để không đi lệch hướng. Hơn nữa, việc cải tiến và hoàn chỉnh liên tục các văn bản kỹ thuật nhằm thích nghi với nhu cầu phát triển mới của con người chính là ứng dụng và thực hiện đường lối Cách Mạng TâmThân của Cố Võ Sư Sáng Tổ đã truyền dạy. Đặc trưng kỹ thuật của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo TÍNH THỰC DỤNG Đây là đặc trưng nổi bật nhất của Vovinam. Thay vì phải mất một thời gian luyện tấn, đi quyền rồi mới học phân thế; võ sinh Vovinam được Huấn luyện viên hướng dẫn ngay các thế khóa gỡ (khi bị nắm tóc, nắm áo, nắm tay, bóp cổ, ôm ngang…),
  6. phản đòn căn bản (khi bị đấm, đá, đạp…) song song với những kỹ thuật gạt, đấm, đá, chém, té ngã… ngay từ các buổi tập đầu tiên. Đây là tư duy khá mới mẽ của cố võ sư Nguyễn Lộc vào những năm cuối thập kỷ 30, nhằm giúp võ sinh có thể tự vệ hữu hiệu được ngay. Tính thực dụng đó không những phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ mà càng hợp lý và có giá trị đối với thời đại ngày nay, vì võ sinh không chỉ tập trung thời gian cho việc luyện võ mà còn có nhiều nhu cầu và nhiệm vụ thiết yếu như: học hỏi thêm một số lãnh vực khác (văn hóa, nghiệp vụ…) cũng như giải trí, làm việc để mưu sinh… TÍNH LIÊN HOÀN Đặc trưng tiếp theo là tính liên hoàn. Một đòn thế Vovinam tung ra luôn luôn phải có tối thiểu 3 động tác. Thí dụ: muốn phản đòn đấm thẳng tay phải của đối phương, võ sinh sẽ bước chân trái sang bên trái (H. 1) cùng lúc dùng tay phải gạt tay đấm đối phương để tránh né (H. 2); sau đó phản công bằng cách dùng tay trái chém vào mắt hay mặt (H. 3) và kết thúc bằng cú đấm thấp tay phải vào bụng đối phương (H. 4); hoặc thế chiến lược (liên hoàn tấn công) số 1 bao gồm cú chém úp bàn tay vào mắt hoặc mặt, bồi thêm cú đấm thấp tay phải vào bụng và tiến chân phải lên dùng chỏ phải đánh vào thái dương của đối phương. Nói chung , có thể đó là những động tác liên hoàn bằng tay (chém, xỉa, đấm, bật, chỏ…), hay bằng
  7. chân (đá, đạp, quét, cài, móc…), hoặc đòn tay đi kèm với đòn chân (chém quét, triệt ngã…). Lối ra đòn này nhằm chiếm thế thượng phong khi tự vệ và chiến đấu, phù hợp với thể tạng gọn gàng và nhanh lẹ của người Việt Nam, đồng thời cũng là biện pháp đề phòng trường hợp 1 hoặc 2 đòn ban đầu đánh chưa trúng đích. NGUYÊN LÝ CƯƠNG NHU PHỐI TRIỂN Hệ thống kỹ thuật Vovinam còn tuân thủ nguyên lý Cương - Nhu phối triển. Lúc bị tấn công, võ sinh thường né tránh (nhu), rồi mới phản công (cương). Bên cạnh đó, Vovinam cũng có nhiều kỹ thuật tấn công nhưng vẫn đảm bảo nguyên lý này; chẳng hạn như khi tung một cú đá tấn công hoặc phản công (cương) vào thân thể đối, võ sinh phải dùng tay che mặt và bảo vệ hạ bộ để thủ (nhu). Ngay trong phương pháp luyện tập té ngã ( không nguy hiểm, không đau), võ sinh phải lên gân và co tròn thân người lại (cương), sau đó lăn tròn thân người lúc ngã xuống (nhu) để hóa giải lực tấn công của đối phương và sức rơi của trọng lượng cơ thể. Nhờ vậy, võ sinh Vovinam tập luyện đòn thế và té ngã trên sàn gạch bình thường như trên thảm. Nói khác đi, hệ thống kỹ thuật Vovinam bao gồm những thế nhu nhuyễn, các đòn cương mãnh và ngay trong bản thân từng đòn thế cũng chứa đựng sự kết hợp giữa cương - nhu, giống như sự giao hòa giữa âm - dương trong thiên nhiên và xã hội. Cương Nhu phối triển không đơn thuần là sự bao hàm cả 2 tính cương và nhu mà nó linh động, biến hóa. Có lúc cương nhiều, nhu ít; có khi cương ít nhu nhiều; có lúc nửa cương nửa nhu, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể. Nguyên lý này còn thể hiện trong đời sống tinh thần và cách hành xử của võ sinh Vovinam vì:”Cương tượng trưng sự hào hùng, ý chí sắt thép, lòng cương quyết và đức Dũng của con nhà võ. Nhu biểu tượng tính nhu hòa, điềm đạm và lòng Nhân của người võ sĩ. Có cương mà thiếu nhu sẽ không biến hóa, linh hoạt theo từng hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, có nhu nhưng thiếu cương sẽ không phát huy được hiệu quả tối đa”. VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ KHOA HỌC Cũng như các võ phái khác, kỹ thuật Vovinam vận dụng các nguyên lý khoa học vào võ thuật như: lực ly tâm (các thế xoay người, gạt, đỡ, đấm đá, đánh chỏ…theo
  8. hình vòng cung hoặc vòng tròn); lực đòn bẫy (các thế bẻ, khóa, gày, móc, chặn…), lực xoáy (các thế đấm thẳng…), lực co gấp và sức bật (các đòn quăng, quật, vật, nhảy…), v.v… hầu giúp võ sinh ít hao tốn sức lực khi thi triển đòn thế mà vẫn đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, các đòn chém quét, chém triệt, chỏ triệt (lực tay và chân đánh cùng lúc nhưng nghịch chiều), triệt ngã (lực tay và lực chân đánh cùng lúc và cùng chiều) cùng các thế quặp cổ (bất ngờ tung ra khi đối phương bất cẩn, lảo đảo…) trong hệ thống đòn chân cơ bản được sử dụng để đánh ngã đối phương cũng là một đặc trưng kỹ thuật quan trọng của Vovinam. NGUYÊN TẮC “MỘT PHÁT TRIỂN THÀNH BA” ”Một điểm đáng chú ý khác là các bài đơn luyện (quyền tay không, quyền có binh khí), song luyện (2 võ sinh thực hiện liên tục một số đòn thế tay không hoặc có vũ khí theo quy ước), đa luyện (3-4 võ sinh thực hiện liên tục một số đòn thế tay không hoặc có vũ khí theo quy ước) chính là sự kết nối hợp lý các khóa gỡ, các thế phản đòn căn bản…để tạo điều kiện thuận lợi cho võ sinh ôn luyện. Đây chính là nguyên tắc” một phát triển thành ba” trong hệ thống kỹ thuật của bộ môn ... Hơn một thập kỷ qua, Vovinam lại có thêm một số bài Nhu khí công quyền dành cho tất cả võ sinh và các bài Liên hoàn đối luyện dành cho người có tuổi bao gồm những động tác nhẹ nhàng và không té ngã. Không ngừng được bổ sung trong 40 năm qua, hệ thống đòn thế, bài bản tay không và cả vũ khí (dao, kiếm, côn, búa, mã tấu, tay thước, đao, đại đao…) của Vovinam đảm bảo những đặc trưng cơ bản ban đầu cũng như vừa mang tính truyền thống Việt Nam và vừa mang tính hiện đại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2