intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nên “thiết lập kỷ luật” cho bé khi nào?

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

70
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có nên "thiết lập kỷ luật" đối với trẻ sơ sinh? • Nói chung giáo dục nghiêm khắc nhằm rèn luyện kỹ năng. Điều này đặt ra câu hỏi: Một đứa bé chưa tới 6 tháng tuổi có thể nhận biết được một hệ thống các quy tắc hay không? Trong nhiều trường hợp, một đứa bé khóc nhằm phản ứng lại nhu cầu cơ bản của bé là đói hoặc khát.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nên “thiết lập kỷ luật” cho bé khi nào?

  1. Nên “thiết lập kỷ luật” cho bé khi nào? Có nên "thiết lập kỷ luật" đối với trẻ sơ sinh? • Nói chung giáo dục nghiêm khắc nhằm rèn luyện kỹ năng. Điều này đặt ra câu hỏi: Một đứa bé chưa tới 6 tháng tuổi có thể nhận biết được một hệ thống các quy tắc hay không? Trong nhiều trường hợp, một đứa bé khóc nhằm phản ứng lại nhu cầu cơ bản của bé là đói hoặc khát. Hầu như bạn không thể dạy bé đừng đòi ăn hoặc uống. • Giáo dục là thấu hiểu những quy tắc đặt ra vì mục đích gì? Mặc dù học biết những quy tắc là quan trọng, nhưng giáo dục chỉ hiệu quả khi con bạn có thể hiểu được "đặc tính" những quy tắc ấy. Bạn có nhận thấy rằng: Không thể nào mong đợi đứa bé dưới một tuổi có được ý thức. • Giáo dục là tương tác: Khi trẻ đủ để hiểu những quy tắc ứng xử được trông đợi, trẻ ắt cũng nghĩ rằng những đứa trẻ khác cũng tuân theo các quy tắc này. Nếu một đứa trẻ chưa đủ độ chín để hiểu rõ giá trị của việc này, thì những cố gắng giáo dục, kỷ luật có lẽ là vô ích. • Mọi đứa trẻ đều có sẵn bản tính yêu thương và quan tâm. Một trong những tranh cãi về việc "có nên tạo lập kỷ luật đối với trẻ sơ sinh?" là: Một đứa bé sẽ sớm trở nên vô kỷ luật nếu không giáo dục nghiêm khắc cho bé ngay từ đầu. Nhưng có nhiều đứa trẻ rất ngoan ngoãn, biết vâng lời, mặc dù chúng được nuôi nấng trong một gia đình có kỷ luật rất lỏng lẻo. Từng bước đưa bé vào "khuôn khổ" Nên " rèn luyện kỷ luật" khi bé được gần 1 tuổi như thế bé sẽ hiểu và hấp thu tốt hơn . Khi ấy, bé bắt đầu có nhận thức để có thể hiểu ý nghĩa của từ "không". Điều này thường diễn ra vào giữa độ tuổi 6 tháng và 1 tuổi. Khi ấy bé "cảm thấy" được sự tức giận của cha mẹ, khi những mong muốn của chúng bị cấm đoán, đó là dấu hiệu để bắt đầu kỷ luật cho bé một cách nghiêm khắc.
  2. Cố gắng đừng tức giận với bé vào thời điểm này, dù hành động của trẻ làm bạn bực bội thế nào đi chăng nữa. Bé sẽ có thể chống lại bất cứ sự kỷ luật nào và sẽ vùng vẫy để làm theo ý riêng của mình. Đừng nhượng bộ với biểu hiện kháng cự của trẻ. Thay vào đó, nhắc lại quy tắc cho bé mặc dù có lẽ bé không hoàn toàn hiểu nó. Các bậc cha mẹ cần kiên nhẫn uốn nắn bé từ từ và nên hiểu rằng: Trẻ không thể sai quấy mãi được. Ví dụ: Bạn muốn con chấm dứt việc gào thét ầm ĩ. Nên cố gắng chịu đựng tiếng thét của con mỗi ngày cho đến khi trẻ có nhận thức và biết vâng lời, tuân theo yêu cầu bố mẹ đề ra. Dỗ dành con khi bé bực bội và gào khóc. Đưa cho bé một con thú bông hay đồ chơi để bé quên đi "nguyên nhân" khiến mình bực khóc. Sự kháng cự quyết liệt đối với những quy tắc cha mẹ đặt ra sẽ tiếp diễn trong suốt vài năm tiếp theo. Bởi vậy cha mẹ nên thiết lập kỷ luật để uốn nắn, giáo dục bé từ những năm tháng sớm nhất của cuộc đời. ó trường hợp vì sợ cha mẹ nên các em dần dần rơi vào trạng thái trầm cảm, xa lánh tất cả mọi người, mất hứng thú với công việc đó. Nghiêm trọng hơn, các chức năng hoạt động của hệ thần kinh có thể bị giảm sút nghiêm trọng do áp lực quá lớn dẫn đến trẻ bị ảo giác, giảm sút chú ý, thường xuất hiện tình cảm tiêu cực, tư duy thiếu linh hoạt, bị động, thiếu chí tiến thủ... Trẻ em ở mỗi lứa tuổi khác nhau có những biểu hiện tâm lí nhất định. Chính vì vậy, cha mẹ hãy là điểm tựa tinh thần giúp trẻ có thể vượt qua, hoàn thành công việc theo ý định của mình. Trước hết, không nên "khoán trắng" cho trẻ trong bất kì hoàn cảnh nào, đặc biệt là trong việc học tập, luôn tạo điều kiện cho trẻ tham gia giải quyết những việc phù hợp với khả năng cũng như hứng thú ở trẻ. Cần quan tâm khả năng của trẻ đến đâu để có thể giao việc phù hợp, đồng thời luôn nắm vững những diễn biến tâm lý trong hoạt động. Thường xuyên kích thích trẻ thích làm việc nhưng không phải là sự ép buộc. Nếu
  3. trẻ thất bại, cha mẹ hãy giúp trẻ tìm ra nguyên nhân và gợi ý các biện pháp để trẻ tiếp tục thực hiện. Nên cho trẻ tham gia các hoạt động vừa sức để trẻ có thể tự giác tiến hành mà không bị ức chế, áp lực. Trong đó cần kết hợp giữa chơi và học, khơi nguồn hứng thú ở trẻ, để các em có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1