intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NEO - 2.0.1.1

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

71
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuật ngữ “neo” bắt nguồn từ chữ “neo” trong tiếng Hy Lạp chỉ tính chất mới, trẻ, tươi nguyên. Thế kỷ thứ XVIII, Néo-classicisme (chủ nghĩa Tân cổ điển) ra đời ở Pháp đã lấy nguồn cảm hứng từ mỹ thuật Hy Lạp, La Mã cổ để xây dựng những tác phẩm tích cực phản ánh gương anh dũng và tinh thần dân chủ. Thế kỷ thứ XIX, các họa sĩ như Signac và Seurat đã làm cho nghệ thuật ấn tượng trở nên sâu sắc và bền vững hơn với Néo-impressionisme (chủ nghĩa Tân ấn tượng). Điểm chung...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NEO - 2.0.1.1

  1. NEO - 2.0.1.1 TRẦN XUÂN BÌNH-Nụ cười-acrylic
  2. Thuật ngữ “neo” bắt nguồn từ chữ “neo” trong tiếng Hy Lạp chỉ tính chất mới, trẻ, tươi nguyên. Thế kỷ thứ XVIII, Néo-classicisme (chủ nghĩa Tân cổ điển) ra đời ở Pháp đã lấy nguồn cảm hứng từ mỹ thuật Hy Lạp, La Mã cổ để xây dựng những tác phẩm tích cực phản ánh gương anh dũng và tinh thần dân chủ. Thế kỷ thứ XIX, các họa sĩ như Signac và Seurat đã làm cho nghệ thuật ấn tượng trở nên sâu sắc và bền vững hơn với Néo-impressionisme (chủ nghĩa Tân ấn tượng). Điểm chung của hai khuynh hướng nghệ thuật nói trên là đề cao sự cách tân trong sáng tạo nghệ thuật. Từ “neo”, do đấy khi được sử dụng có hàm ý chỉ về sự cách tân mang đến những thay đổi tích cực và tiến bộ. Lấy gợi ý từ bài học của các nghệ sĩ bậc thầy Pháp, những giảng viên trẻ trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam qua triển lãm NEO-2011 muốn tạo ra một không khí mới để hướng tới những triển lãm mỹ thuật chuyên đề về chủ đề, chất liệu và thể loại Xã hội Việt Nam ngày nay đã khác so với vài chục năm trước đây. Lĩnh vực nào cũng có những thay đổi và đời hỏi sự thay đổi. Môi trường đào tạo sáng tác mỹ thuật thật sự cần có những chuyển đổi để bắt nhịp với cuộc sống đương đại. Triển lãm NEO-2.0.1.1 là những tự bạch của giảng viên trẻ Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Cũng giống như diện mạo mỹ thuật Việt Nam từ khi bắt đầu Đổi mới đến nay, triển lãm cho thấy sự song hành tồn tại của nhiều phong cách sáng tác: có nghệ sĩ quan tâm đến những khía cạnh của đời sống đương đại, có nghệ sĩ khai thác các hình thức nghệ thuật mới, có những nghệ sĩ vẫn tiếp tục đề tài, chất liệu và thể loại mà họ đã sáng tác trong nhiều năm. Tác phẩm KFC Vinh hoa của Trần Hậu Yên Thế quan tâm đến vấn đề thời
  3. sự nổi lên về lo ngại kết quả của toàn cầu hóa dẫn đến nguy cơ một nền văn hóa toàn cầu. Thức ăn nhanh Mc Donald, gà rán Kentucky liệu có phải là dấu hiệu cho sự chấm hết về đa dạng văn hóa, liệu có phải báo hiệu cho sự xuất hiện các đơn vị văn hóa chung trên mọi lĩnh vực đối với tất cả các quốc gia? Tranh dân gian Đông Hồ Việt Nam và KFC của Mỹ đều là sản phẩm văn hóa bình dân. Song một bên là di sản truyền thống của dân tộc có nguy cơ mai một; bên kia là sản phẩm của một tập đoàn xuyên quốc gia đang chiếm lĩnh thị trường văn hóa ẩm thực thế giới. Không gian cà phê tranh in bằng cà phê trên giấy dó của Nguyễn Nghĩa Phương lại là phản ứng trước những thay đổi tiêu cực về môi trường do con người gây ra. Đây cũng là một trong những nội dung được nghệ thuật đương đại quan tâm. Sự phản ứng này được thể hiện qua nhiều ý tưởng khác nhau của các nghệ sĩ như đề cập trực tiếp về các thảm họa môi trường; hoặc đề cao sự tôn trọng thiên nhiên qua việc sử dụng những chất liệu có nguồn gốc thiên nhiên để sáng tạo nghệ thuật. Những thuật ngữ như “non-toxic ink” (mực không độc hại), “organic print” (in bằng những chất liệu chiết xuất từ thực vật) đã xuất hiện trong nghệ thuật tranh in. Nguyễn Nghĩa Phương đang thử nghiệm phương tiện, chất liệu in mới theo xu hướng phi hóa chất đương thời của chuyên ngành tranh in. Đối với nghệ sĩ, cà phê không đơn thuần là chất liệu mà còn là phương tiện biểu lộ thông điệp của nghệ sĩ: hãy làm gì để giảm thiểu sự hủy hoại thiên nhiên; chất liệu trong nghệ thuật đương đại không có giới hạn, nó có thể là những thứ thường nhật quanh ta, thậm chí là đã bỏ đi. Lê Trần Hậu Anh là nghệ sĩ trẻ đã có nhiều tác phẩm video art tham gia các triển lãm ở nước ngoài như Nhật Bản, Thụy Điển; ở trong nước như Vietart
  4. Center, Viện Goethe và L’espace. Nghệ sĩ dành thời gian chuyên sâu cho hình thức video art sắp đặt. Tác phẩm Phản chiếu gồm 4 bức tranh sơn dầu phối hợp với video art đã đem đến một sắc thái mới của thời đại công nghệ. Màu sắc lung linh trên các tranh sơn dầu gần với cách diễn tả ánh sáng của ấn tượng, bên cạnh đó là hình ảnh động của video về một mặt nước ẩn hiện dòng chữ “Nghệ thuật là gì?” Tác phẩm không chỉ ghi lại phong cảnh Hà Nội mà còn là sự phản chiếu những tư duy của tác giả về con đường sáng tạo nghệ thuật và đặt ra câu hỏi cho chúng ta cùng suy ngẫm về bản chất và ý nghĩa của nghệ thuật. Trần Hoàng Sơn lại phối hợp hội họa với nghệ thuật sắp đặt. Huân chương của chúng tôi được trình bày trang trọng trong một chiếc khung cổ, phía trước tranh có một barie chắn ngang. Tác phẩm cho thấy họa sĩ đang ở trong giai đoạn sáng tác khác với trước đây. Cũng vẫn chất liệu giấy dó, màu tự nhiên và mực nho làm chủ đạo để sáng tác, song tác phẩm này của Trần Hoàng Sơn có sự nghiên cứu kết hợp thêm những chất liệu khác nhau để có những hiệu quả mới về thị giác. Tác phẩm Hóa thạch chất liệu tổng hợp của Lê Lạng Lương tạo chất cảm từ sự tương phản của các độ lồi lõm khác nhau theo hình thức phù điêu, từ đó gợi hình ảnh mập mờ đa nghĩa về những vang vọng của quá khứ. Di tích hóa thạch của cổ sinh vật ở các tầng đất đá gửi đến chúng ta thông điệp của sự vật hiện tượng cách chúng ta hàng vạn năm. Thông qua chúng con người có thể giải mã những biến đổi của trái đất, những điều bí ẩn của thiên nhiên và cuộc sống. Nhưng ngoài ra nhiều khi trong nghệ thuật, người nghệ sĩ cũng có thể hóa thạch những khoảnh khắc có ý nghĩa để nó trở thành vĩnh cửu. Với cách tạo hình khoe, giàu chất Pop art, Giấc mơ xanh đỏ của Đào Quốc Huy phản ánh ước mơ của con người trong cuộc sống đương đại về một cuộc sống viên mãn, giàu có. Chiếc Ô tô, một sản phẩm chứa đựng giá trị
  5. văn hóa phương Tây biểu tượng cho cuộc sống mới nhiều người đang hướng tới, nhưng chính vì theo đuổi tiện nghi vật chất, con người nhiều khi quên lãng đi những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Các hình ảnh trên tranh mang nhiều ý nghĩa tượng trưng đã được hòa trộn trong một không gian đa chiều, siêu thực để chuyển tải ý tưởng nội dung tác phẩm. Người xem dễ dàng nhận ra Phạm Bình Chương trong tác phẩm sơn dầu Những ô cửa bởi họa sĩ đã dành nhiều thời gian chuyên tâm vào một hình thức và nội dung sáng tác. Một ngôi nhà cổ Hà Nội được diễn tả kỹ, sâu đến từng chi tiết: tường vôi có chỗ đã ngả màu thời gian, chỗ mới được quét lại, những ô cửa hé mở gợi về sự hiện diện của những con người chủ nhân của ngôi nhà. Nếu thoáng nhìn qua tranh người xem dễ tưởng như đây là một tranh phong cảnh Hà Nội vào những năm 1930, nhưng các chi tiết như chiếc xe đạp Trung quốc, tấm bạt ni lông trên khung cửa sổ, chiếc máy thông gió đã cho biết đây là một khung cảnh Hà Nội hiện đại. Lấy cảm hứng sáng tác qua cảnh vật như kiến trúc để phản ánh cuộc sống, vô hình chung tranh của Phạm Bình Chương còn mang giá trị như một công trình nghiên cứu dân tộc học ghi lại được những chất liệu, thói quen, đồ dùng sinh hoạt của xã hội Việt Nam trong giai đoạn khoảng 20 năm sau Đổi mới. Lê Xuân Dũng kết hợp cả hai phương pháp vẽ lụa Việt Nam và Trung Quốc trong tranh lụa Sông Đáy ngày xưa. Từng là học viên của Học viện Mỹ thuật Trung ương Trung quốc, họa sĩ muốn vận dụng những ưu điểm của tranh lụa Trung Quốc như phối hợp với thư pháp, kết hợp vẽ tả ý với vẽ công bút cho nghệ thuật tranh lụa của mình. Hòa sắc xanh của tranh gợi người xem liên tưởng đến tranh Thanh lục sơn thủy, đồng thời tạo cho tranh đượm vẻ man mác hoài niệm như nội dung câu chữ Hán viết lạc khoản trên tranh: “Thời gian đẹp đẽ trôi mau/Ngoảnh đầu nhìn lại còn màu cỏ cây”.
  6. Ngoài ra, triển lãm còn có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ trẻ khác như Đêm trăng (sơn mài) của Diệp Quý Hải, Thằng cu Đinh Hợi (sơn mài) của Triệu Khắc Tiến, Lật đật (sơn dầu) của Lê Trần Anh Tuấn, Không thân thiện (sơn dầu) của Nguyễn Đức Toàn, Thế giới trẻ thơ (lụa) của Phạm Thanh Vân, Nụ cười (acrylic) của Trần Xuân Bình, Mưa Hạ (acrylic) của Trần Lưu Tuấn, Chân dung (tượng tròn) của Trần Quốc Thịnh, Một, Hai (khắc gỗ) của Vũ Đình Tuấn, Sẽ không còn đêm dài (video art) của Lưu Chí Hiếu. Trong số đó có những tác giả đã khẳng định phong cách cá nhân, có những nghệ sĩ tiếp tục đẩy sâu nghiên cứu về một chất liệu hay thể loại, và cũng có những nghệ sĩ lại phát huy tìm tòi các thể nghiệm nghệ thuật. Chủ đề NEO-2. 0. 1. 1 dựa trên bối cảnh phát triển nghệ thuật của riêng từng nghệ sĩ, cũng như trình bày những thay đổi về sáng tác của họ thông qua các tác phẩm nghệ thuật. Nhiều khía cạnh của xã hội Việt Nam đã được phản ánh qua triển lãm. Ngoài các loại hình nghệ thuật truyền thống như tranh giá vẽ, điêu khắc, tranh đồ họa, còn có những hình thức mới của nghệ thuật đương đại như sắp đặt, video art. Sự đa dạng về phong cách, chất liệu và thể loại nghệ thuật trong triển lãm NEO-2.0.1.1 đã tạo nên một không gian nghệ thuật có nhiều điểm mới mẻ, đồng thời mang đến cho người xem cơ hội thưởng thức những cá tính sáng tạo khác nhau. Triển lãm NEO-2.01.1 đã đặt ra hướng đi cho những triển lãm tiếp theo của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam về cách thức tổ chức những triển lãm chuyên đề, làm việc nhóm, xây dựng ý tưởng chung cho một triển lãm mỹ thuật. Đối với các giảng viên - nghệ sĩ trẻ, sự thay đổi không chỉ dừng lại ở triển lãm này mà nó sẽ còn tiếp tục với mục đích cuối cùng là xây dựng một môi trường mỹ thuật có tầm cỡ quốc gia trên cả ba lĩnh vực học tập, giảng
  7. dạy và sáng tác. Bùi Thị Thanh Mai- Tháng 11 năm 2008
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2