Nêu cao trách nhiệm của giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hoạt động phật sự góp phần đảm bảo an sinh xã hội
lượt xem 2
download
Bài viết Nêu cao trách nhiệm của giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hoạt động phật sự góp phần đảm bảo an sinh xã hội trình bày các nội dung: Thực trạng trách nhiệm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hoạt động phật sự góp phần đảm bảo an sinh xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế; Nhận xét về thực hiện trách nhiệm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hoạt động phật sự góp phần đảm bản an sinh xã hội; Một số khuyến nghị nhằm nâng cao trách nhiệm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hoạt động phật sự góp phần đảm bảo an sinh xã hội thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nêu cao trách nhiệm của giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hoạt động phật sự góp phần đảm bảo an sinh xã hội
- NÊU CAO TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI HÒA THƯỢNG THÍCH THANH HÙNG*1* Tóm tắt: Hoạt động phật sự là một trong những công tác trọng tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Kể từ khi Đại hội thống nhất Giáo hội (1981) đến nay, hoạt động phật sự luôn song trùng với sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, những đóng góp to lớn hằng năm của các ban thực hiện hoạt động Phật sự đã luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm và đặc biệt thực hiện theo đúng Hiến chương của Giáo hội và những quy định, nội quy của từng ban. Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập, chịu sự tác động của nhiều yếu tố nên có những vấn đề đặt ra đối với hoạt động phật sự. Để hoạt động phật sự có những đóng góp đảm bảo an sinh xã hội một cách có hiệu quả cao thì cần phải có những khuyến nghị nhằm nêu cao trách nhiệm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Từ khóa: An sinh xã hội; Giáo hội; hội nhập; Phật giáo, Phật sự, Việt Nam. Đặt vấn đề Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng với dân tộc, đồng hành với nhân dân cả nước trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, tinh thần và truyền thống đó của Giáo hội Phật giáo tiếp tục được thể hiện trong sự nghiệp đổi mới, từng bước phát triển trên các lĩnh vực, nổi bật nhất là kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng dân giàu, nước mạnh, hòa bình, hợp tác và hữu nghị với cộng đồng các nước trên thế giới. Trong tinh thần hòa hợp đoàn kết - phụng đạo - yêu nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề ra chương trình hoạt động phù hợp với tâm tư nguyện vọng của * Ủy viên Thường trực Ban trị sự, Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 33 tăng, ni, phật tử Việt Nam. Điều đó đã tạo thành một sức sống mãnh liệt, là nguồn cổ vũ lớn lao cho Tăng, Ni, Phật tử trong cũng như ngoài nước tin tưởng vào chủ trương và đường lối lãnh đạo của giáo hội, góp phần làm cho giáo hội ngày càng trang nghiêm, phát triển vững mạnh trong lòng dân tộc. Từ khi Việt Nam tiến hành hội nhập quốc tế, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng với dân tộc trong các hoạt động nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân, nhất là với những hoàn cảnh khó khăn, đối tượng yếu thế. Trong các mặt hoạt động của giáo hội, hoạt động phật sự là một trong những hoạt động quan trọng, thu hút được đông đảo phật tử trong và ngoài nước tham gia, trở thành niềm tin vững chắc trong các phong trào đảm bảo an sinh xã hội. Hoạt động phật sự là nhiệm vụ chung của toàn thể Giáo hội Phật giáo Việt Nam, những năm qua, có nhiều công tác Phật sự quan trọng và đạt kết quả tốt đẹp trong công tác hướng dẫn Phật tử phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng cho đồng bào dân tộc tạo uy tín, niềm tin đối với tăng ni, phật tử Việt Nam trong và ngoài nước cũng như cộng đồng Phật giáo thế giới trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu việc nêu cao trách nhiệm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong các hoạt động Phật sự nhằm đảm bảo an sinh xã hội, chúng tôi sử dụng các phương pháp như thu thập thông tin, phương pháp thư viện, phương pháp quy nạp, diễn dịch, phương pháp phân tích, tổng hợp… Việc thực hiện tổng thể các phương pháp này giúp chúng tôi có cách nhìn khái quát, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá tình hình hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, từ đó đưa ra những nhận định, những vấn đề còn đặt ra đối với hoạt động phật sự, đề xuất một số khuyến nghị nhằm thực hiện nêu cao trách nhiệm của Giáo hội trong hoạt động Phật sự góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Nội dung Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động Phật sự hướng đến nhóm đối tượng yếu thế, những hoàn cảnh khó khăn, nhất là khi những thiên tai, bệnh dịch nguy hại gây ra như Covid-19, bão lũ, ô nhiễm môi trường... tác động đến điều kiện sinh hoạt, đời sống của con người. Những hoạt động này đều rất có ý nghĩa, tác động to lớn đến tinh thần của nhân dân, tạo thành những phong trào, thu hút nhiều người tham gia. Đối với Giáo hội thì đây là trách nhiệm của toàn thể tăng, ni, phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các ban của Giáo hội có sự phối hợp với nhau trong
- 34 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... việc thực hiện các mặt công tác, trong đó có hoạt động phật sự đã đem lại nhiều kết quả quan trọng. 1. Thực trạng trách nhiệm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hoạt động phật sự góp phần đảm bảo an sinh xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế Trước bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tiến hành chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các hoạt động Phật sự trên các mặt nhằm đảm bảo an sinh xã hội trong tình hình mới. - Về tổ chức bộ máy, nhân sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Công tác hoàn thiện bộ máy, tổ chức, nhân sự luôn được Giáo hội quan tâm, chú trọng thông qua các kỳ đại hội nhằm lựa chọn những Tăng, Ni có trình độ, phẩm chất đạo đức tốt nhằm cống hiến cho công tác của Giáo hội. Từ khi Đại hội thống nhất (1981) đến nay, Giáo hội đã tổ chức 8 kỳ Đại hội. Ngày 15/01/2019 Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ký Quyết định ban hành Nội quy hoạt động nhiệm kỳ VIII (2017 - 2022) của các Ban Viện Trung ương Giáo hội gồm: Ban Giáo dục Phật giáo, Ban Hướng dẫn Phật tử, Ban Hoằng pháp, Ban Nghi lễ, Ban Văn hóa, Ban Kinh tế Tài chính, Ban Từ thiện Xã hội, Ban Phật giáo Quốc tế, Ban Thông tin Truyền thông, Ban Pháp chế, Ban Kiểm soát, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Phân ban Ni giới thuộc Ban Tăng sự Trung ương1. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã tiến hành công tác tu chỉnh Nội quy hoạt động của Ban Thường trực, Nội quy hoạt động của các Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo để góp phần tăng cường hiệu năng hoạt động, phát triển Giáo hội trang nghiêm vững mạnh trong xu thế phát triển của thế giới trong thế kỷ XXI, Trung ương Giáo hội, các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội đã tổ chức Hội thảo, tọa đàm Tăng sự, bồi dưỡng Hoằng pháp, bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính, nghiệp vụ Giáo dục, Từ thiện xã hội,... Tại các địa phương, thực hiện thông tri, thông bạch của Trung ương Giáo hội, các Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo đã triển khai, thực hiện nội dung các nội quy hoạt động của Ban Trị sự và Ban, Ngành, Viện Trung ương, góp phần tăng cường công tác xây dựng, củng cố và phát triển Phật sự tại địa phương, đề ra phương hướng hoạt động chung của các Ban Trị sự tỉnh, Thành hội Phật giáo, thực hiện có hiệu quả chương trình hoạt động Phật sự của Trung ương và Tỉnh, Thành hội, giúp cho bộ máy làm việc của các Ban Trị sự sinh động và phong phú. Nhất là qua các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính, bồi dưỡng trụ trì, bồi dưỡng cán bộ 1 Website: https://vbgh.vn: Báo cáo sơ kết công tác phật sự 6 tháng đầu năm 2019 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 24/7/2019.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 35 cấp cơ sở trong mùa An cư Kiết hạ hoặc sau các khoá An cư kiết Hạ hàng năm tại các Tỉnh, Thành hội Phật giáo như: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai, Kiên Giang, Bình Dương, Long An, Phú Yên, Bạc Liêu, Tiền Giang, Bình Thuận, Thừa Thiên - Huế, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu,... đã giúp cho tăng, ni, phật tử có thêm cơ sở để hoạt động Phật sự có hiệu quả. Văn phòng Trung ương Giáo hội đã có văn bản hướng dẫn triển khai các văn kiện Đại hội VIII, chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ 2017 - 2022 Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Trưởng lão Hòa thượng Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ký Quyết định số 01/QĐ.HĐCM ngày 01/12/2017 phê chuẩn 1.864 tăng ni được tấn phong giáo phẩm Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư tại Đại hội VIII Giáo hội Phật giáo Việt Nam1. Hiện nay, Giáo hội đã hoàn thành việc thành lập tổ chức Giáo hội hoạt động tại 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; nâng cao hiệu quả hoạt động Phật sự, phát huy tính chủ động sáng tạo trong công tác phật sự của các Ban, Viện Trung ương, tổ chức thành công nhiều sự kiện, lễ hội Phật giáo trọng đại với nội dung Hoằng pháp và Hội thảo khoa học: Kỷ niệm 50 năm Bồ-tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân; 50 năm phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam (1963 - 2013); tưởng niệm 705 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, khánh thành, an vị Thánh tượng Phật hoàng tại non thiêng Yên Tử; Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử và công tác quy hoạch, bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích Yên Tử hiện nay; Phật giáo châu Á và Việt Nam trong tiến trình phát huy văn hóa dân tộc, tại Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (11-2013)2; - Về hoạt động giáo dục Phật giáo Hoạt động giáo dục Phật giáo luôn được Giáo hội chú trọng, công tác giáo dục được tiến hành thường xuyên, số lượng tăng, ni theo học ở các khóa tu mùa hè, chương trình từ Sở cấp, Trung cấp... đến những trình độ cao như Thạc sĩ, Tiến sĩ ngày một đông hơn. + Chương trình Tiến sĩ, Thạc sĩ Phật học: Học viện Hà Nội, Khóa I có 59 học viên chương trình đào tạo Thạc sĩ, 4 nghiên cứu sinh Tiến sĩ; Khóa I Học viện tại Huế có 55 học viên chương trình đào tạo Thạc sĩ; Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh 48 học viên chương trình Thạc sĩ, 8 học viên chương trình Tiến sĩ. 1 Website: https://www.vbgh.vn, Báo cáo tổng kết hoạt động phật sự năm 2018 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 06/01/2019. 2 Website: https://giacngo.vn: Trọng thể khai mạc Đại hội Phật giáo toàn quốc lần VIII, 21/11/2017.
- 36 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Chương trình Cử nhân Phật học: Học viện tại Hà Nội đang đào tạo 429 tăng ni sinh; Học viện tại Huế 142 tăng ni sinh tốt nghiệp Khóa VIII (2015 - 2019), đang đào tạo 320 tăng ni sinh; Học viện tại Tp. Hồ Chí Minh đang đào tạo 2.348 tăng ni sinh thuộc các khóa 12, 13, 14 và khóa 5, 6 hệ đào tạo từ xa. Chương trình đào tạo 100 sinh viên Cử nhân Sư phạm Mần non, có 49 sinh viên tốt nghiệp. Bộ môn Y học Cổ truyền có 358 tăng ni, sinh viên theo học các khóa; Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Tp. Cần Thơ có 30 tăng sinh,... 1 + Giáo hội tiếp tục ủng hộ và tạo điều kiện cho 250 tăng ni sinh du học tại nước ngoài. Đặc biệt, Học viện Phật giáo Việt Nam có 16 Tăng Ni sinh được nhận học bổng (ICCR) miễn phí 100% của Chính phủ Ấn Độ, gồm 13 vị theo học chương trình Thạc sĩ, 3 vị Tiến sĩ Phật học2. + Thực hiện khóa tu mùa hè: Theo tinh thần công văn số 184/CV-HĐTS ngày 10/6/2019 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, về việc tổ chức khóa tu mùa hè cho thanh, thiếu niên Phật tử và học sinh hè năm 2019, qua đó, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đã ban hành Thông tư hướng dẫn Ban Hướng dẫn Phật tử các tỉnh, thành phố tổ chức các khóa tu, trại hè cho học sinh, sinh viên, thanh thiếu nhi Phật tử trên toàn quốc, với mục đích tạo thuận duyên cho các bạn trẻ có cơ hội tiếp cận với giáo lý Đạo Phật, nền tảng nuôi dưỡng và khơi dậy nhân cách đạo đức, tình yêu thương, lối sống lạc quan, tích cực, có trách nhiệm. Khóa tu mùa hè cũng là cơ hội để các em được trải nghiệm cuộc sống thanh tịnh nơi cửa thiền, thay đổi môi trường học tập, rèn luyện sau một thời gian dài lo lắng căng thẳng. Đã có hơn 600 khóa tu, trại hè với khoảng 64.885 thanh thiếu nhi phật tử tham dự3. Các khóa tu mùa hè thực sự là cơ hội quý báu để xây dựng những nét đẹp trong tâm hồn con trẻ, là nền tảng vững chắc cho các bạn trẻ trong tương lai, hướng đến đời sống chân thiện mỹ, xa rời các tệ đoan tiêu cực của xã hội, tạo dựng niềm tin và sức mạnh về một lối sống lành mạnh và bảo tồn những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc và Phật giáo Việt Nam. + Về các Đạo tràng tu tập, hội trại, hội thi giáo lý: Có 3.243 Đạo tràng tu tập Bát Quan trai, Tu thiền, Niệm Phật, Pháp Hoa, Dược Sư, Đại Bi, các lớp giáo lý, khóa tu... với 209.705 Phật tử tham gia sinh hoạt, tu học thường xuyên và định kỳ tại các đạo tràng, khóa tu, lớp giáo lý và thính pháp tại các giảng đường. Hội Quy (dành 1 Website: https://www.vbgh.vn: Báo cáo tổng kết công tác phật sự năm 2019 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 27/12/2019. 2 Website: https://www.vbgh.vn: Báo cáo tổng kết công tác phật sự năm 2019 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 27/12/2019. 3 Website: https://www.vbgh.vn: Báo cáo tổng kết công tác phật sự năm 2019 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 27/12/2019.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 37 cho những phật tử đã quy y Tam bảo, sinh hoạt tu học ở chùa các tỉnh, thành phía Bắc) và các mô hình tu học khác như: Mật tông, Địa tạng, Lương Hoàng Sám... có 191 đơn vị sinh hoạt, với 9.992 phật tử sinh hoạt. Ban Hướng dẫn Phật tử thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Hoằng pháp thành phố tổ chức Hội thi giáo lý cho phật tử cấp thành phố, có 2.822 phật tử tham dự Hội thi giáo lý. Tại các tỉnh, thành phố trong cả nước đã có nhiều đơn vị tổ chức Hội thi giáo lý cho cư sĩ phật tử nhân dịp chào mừng Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019, Đại lễ Vu lan báo hiếu v.v... Có 36 tỉnh, thành có Gia đình Phật tử sinh hoạt trong hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với 1.061 đơn vị gia đình phật tử; 9.270 huynh trưởng các cấp; 60.222 đoàn sinh các ngành... - Về hoạt động hoằng dương Phật pháp Trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh của Giáo hội, những năm qua Ban Hoằng pháp Trung ương, Ban Hoằng pháp các tỉnh, thành hội Phật giáo đã đạt được một số phật sự về đào tạo Giảng sư; thành lập Giảng sư Đoàn Trung ương và các tỉnh, Thành hội Phật giáo; Tổ chức khóa bồi dưỡng, Hội thảo hoằng pháp; Tổ chức Hội thi giáo lý Cư sĩ Phật tử; Nội san Chuyển Pháp Luân; Chương trình Phật học Hàm thụ Công tác thăm viếng và thuyết giảng. Trải qua các kỳ đại hội, công tác đào tạo giảng sư đã tạo nhân sự cho ngành Hoằng pháp, Ban Hoằng pháp Trung ương đã tổ chức các khóa đào tạo giảng sư ngắn hạn và dài hạn. Tại nhiệm kỳ Đại hội V đã đào tạo được 3 khóa, với thời gian học 3 năm, kết quả có 540 tăng, ni giảng sinh tốt nghiệp Cao cấp và Trung cấp giảng sư. Hiện nay Ban Hoằng pháp Trung ương đang đào tạo Khóa IV Lớp Cao cấp giảng sư có 105 tăng, ni giảng sinh theo học, dự kiến bế giảng vào cuối năm 2007. Lớp Trung cấp giảng sư có 49 tăng, ni giảng sinh theo học. Điểm học được đặt tại chùa Hòa Khánh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh1. Hiện công tác đào tạo Giảng sư đã thu được nhiều kết quả quan trọng, Lớp đào tạo Giảng sư khu vực phía Bắc niên khóa (2018 - 2021) được giảng dạy tại Vạn Phúc, huyện Sóc Sơn, có 150 Tăng Ni giảng sinh tham dự; Lớp đào tạo Cao - Trung cấp Giảng sư tại chùa Hòa Khánh, Thành phố Hồ Chí Minh Khóa VIII (2015 - 2018) tốt nghiệp ngày 15/4/2019; đang đào tạo Khóa IX (2017 - 2020) và Khóa X (2019 - 2022), với 214 Tăng Ni Giảng sinh (118 Tăng Ni lớp Cao cấp Giảng sư; 96 tăng ni lớp Trung cấp Giảng sư). Với hàng ngàn tăng ni, niảng sư được Giáo hội đào tạo, 1 Website: https://phatgiao.org.vn: Báo cáo tổng kết hoạt động phật sự nhiệm kỳ V (2002-2007) của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- 38 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... công tác thuyết giảng tại các Đạo tràng, hướng dẫn phật tử tu tập Bát Quan trai, các lớp giáo lý tại địa phương như Tp. Hà Nội, Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Hải Dương, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh…1 Tại các đơn vị tỉnh, Thành hội Phật giáo, công tác thành lập Giảng sư đoàn thuộc các Tỉnh hầu hết đều được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả. Nhờ đó, công tác Hoằng pháp đã đến được tận vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Điểm nổi bật trong công tác Hoằng pháp hiện nay, không những thực hiện đúng theo tôn chỉ và mục đích của chính pháp, mà còn được vận dụng một cách “khế lý, khế cơ” vào hiện thực cuộc sống trên 2 phương diện lý thuyết và thực hành. Với kết quả như vậy, chứng tỏ rằng chính yếu tố đoàn kết thống nhất các tổ chức hệ phái Phật giáo trên quy mô cả nước đã đưa đến sự thống nhất về quan điểm tư tưởng và giáo lý trong chương trình thuyết giảng Phật pháp tại các đạo tràng, tự viện và trong tăng, ni, phật tử ngày nay. Nhìn chung, công tác Hoằng pháp hoạt động đều đặn, nhiều chương trình thuyết giảng, khóa tu phong phú thu hút được đông đảo đồng bào, phật tử, thanh thiếu niên tham gia. Đặc biệt là sự kết hợp giữa hoằng pháp, từ thiện xã hội và hướng dẫn phật tử thuyết giảng trong các khoa tu mùa hè nên công tác hoằng pháp ngày càng đạt nhiều thành tựu. - Về công tác kinh tế tài chính Với mục đích nhằm đẩy mạnh hoạt động của Giáo hội, Ban Kinh tế Tài chính có vai trò lớn trong công tác này. Ban Kinh tế Tài chính khuyến khích phát triển kinh tế tự túc, vận động gây quỹ cho hoạt động của 2 Văn phòng Trung ương Giáo hội, Ban Kinh tế đã mời thêm các vị vư sĩ, phật tử, doanh nhân, doanh nghiệp có thiện tâm, kinh nghiệm làm kinh tế tham gia vào các hoạt động của Ban. - Về hoạt động từ thiện + Hệ thống Tuệ Tĩnh đường, phòng khám Đông Tây y, phòng thuốc Nam trong toàn Giáo hội đều hoạt động có hiệu quả, đã khám bệnh và phát thuốc cho hàng chục ngàn bệnh nhân, tổng trị giá khám và chữa bệnh hàng tỷ đồng. + Các lớp học tình thương (12 lớp, 5.678 học sinh); trường nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật, phục hồi chức năng, nuôi trẻ em ảnh hưởng chất độc màu da cam (49 cơ sở, 1.429 em); Trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn (15 Trung tâm, 527 cụ già); 1 Website: https://www.vbgh.vn: Báo cáo tổng kết công tác phật sự năm 2019 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 27/12/2019.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 39 Trường dạy nghề (2 trường, đào tạo 390 học viên); Trung tâm tư vấn người nhiễm HIV/AIDS… trong hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều hoạt động ổn định, có kết quả. + Tăng ni, phật tử cả nước đã nhiệt liệt hưởng ứng các phong trào ích nước lợi dân, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà Đại đoàn kết, tặng áo quan, gạo, quần áo, thuốc men, ủng hộ tuyến đầu Tổ quốc, chiến sĩ biên phòng, Trại tâm thần, Nhà dưỡng lão, Quỹ Bảo thọ, hàng ngàn ca hiến máu nhân đạo và nhiều công tác từ thiện khác… + Tổng số tiền từ thiện xã hội năm 2019 đạt được là 2.405.948.358.500đ. Trong đó, Tp. Hồ Chí Minh trên 500 tỷ đồng; Phân ban Ni giới Trung ương và các tỉnh trên 400 tỷ đồng.1 - Về hoạt động tuyên truyền, giáo dục các hoạt động phật sự thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản Với mục đích đáp ứng nhu cầu thông tin phật sự, kiến thức Phật pháp của phật tử, thông tin về hoạt động của Giáo hội, quảng bá hình ảnh Phật giáo Việt nam, truyền thông vận động phật tử học tập và làm theo giáo pháp của Đức Như Lai để góp phần tạo dựng nếp sống văn minh, tốt đời đẹp đạo, Ban Thông tin Truyền thông đã ra mắt Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam khu vực phía Nam. Trụ sở Văn phòng đại diện đặt tại Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Thiền viện Quảng Đức, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh (Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam). Đáp ứng nhu cầu thông tin về giáo lý và thông tin phật sự của tăng, ni, phật tử và các học giả trong và ngoài nước, hiện nay, đã có một vài tỉnh, thành hội Phật giáo mở Website như: Trang báo điện tử của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giác ngộ Online, Kênh Phật sự Online, Ban Hoằng pháp Trung ương, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Ban Thông tin Truyền thông, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Trung tâm Liễu Quán (Thừa Thiên Huế), Tạp chí Ánh Đạo Kiên Giang. Trang web Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Trị, Thanh Hóa, Nam Định, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Huế, Phật giáo Nguyên Thủy, Phật giáo Nam tông Khmer, Hệ phái Khất sĩ, Đạo Phật Ngày nay, Phật tử Việt Nam, Phân ban Ni giới Trung ương… đăng tải những tin tức, hoạt động Phật sự của Giáo hội và địa phương, số lượt người truy cập trang web ngày càng tăng. 1 Website: https://www.vbgh.vn: Báo cáo tổng kết công tác phật sự năm 2019 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 27/12/2019.
- 40 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Tạp chí Văn hóa Phật giáo, Tạp chí Nghiên cứu Phật học của Phân Viện NCPH, Tạp chí Nghiên cứu Phật học Khuông Việt, Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy của Phật giáo Nam tông Kinh, Đặc san Hoa Đàm - Tiếng nói của nữ giới Phật giáo Việt Nam, Tuần báo và Nguyệt san Giác ngộ đều được xuất bản đúng kỳ. Tổ in ấn và phát hành Kinh sách thuộc Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Hồ Chí Minh đã in 30/67 đầu sách, với tổng số 30.000 bản. Tờ Nội san Hoằng pháp (Ban Hoằng pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Hà Nội), Nội san Hoa Từ (Ninh Thuận), Nội san Hoa Từ (Tp. Đà Nẵng), Hương Sen (Bình Dương), Hương Từ Bi (Đắk Nông), Hương Từ Bi (Kiên Giang) Nội san Vô Ưu (Đắk Lắk), Nội san Quảng Đức (Khánh Hòa), Đuốc Sen (Tịnh xá Trung Tâm, Q. Bình Thạnh), Nội san Trung tâm Liễu Quán (Thừa Thiên Huế), Tập san Đạo Phật ngày nay,… thông thường mỗi năm 3 số vào dịp Lễ Phật đản, Vu lan và Phật Thành đạo đăng tải những nội dung giáo lý Phật giáo và tình hình sinh hoạt phật sự tại địa phương. - Về hoạt động thăm viếng và làm việc với Hội Phật tử Việt Nam tại nước ngoài: Hoạt động này được Giáo hội chú trọng, cử nhiều đoàn do các Trưởng Ban tham gia thăm viếng, làm việc với các tổ chức Giáo hội Phật giáo Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc; Đón tiếp các tổ chức quốc tế, tổ chức Phật giáo nước ngoài thăm hữu nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhiều Phật sự quan trọng khác. Ngoài ra, còn thực hiện các Đại Lễ Vesak Liên hợp quốc tại Việt Nam, tham gia Đại lễ Vesak ở các nước trên thế giới và khu vực,... 2. Nhận xét về thực hiện trách nhiệm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hoạt động phật sự góp phần đảm bản an sinh xã hội Trước thực trạng thực hiện trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hoạt động phật sự trên các mặt hoạt động cho thấy rõ những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiện. Để đạt được kết quả cao thì trách nhiệm của Giáo hội là rất quan trọng, Giáo hội đề ra chủ trương, chính sách hoạt động, công tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó công tác phật sự đòi hỏi sự quyết tâm cao, tinh thần trách nhiệm từ những tăng, ni giữ vai trò lãnh đạo chỉ đạo mới có thể thực hiện tốt hoạt động Phật sự góp phần đảm bảo an sinh xã hội trong hoạt động hội nhập quốc tế: - Giáo hội làm tốt công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong thực hiện hoạt động Phật sự nói riêng và công tác Giáo hội nói chung. Đây là một trong những công tác quan trọng, thực hiện tốt
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 41 mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Giáo hội Phật giáo là việc làm cần thiết để góp phần tập hợp, đoàn kết toàn dân trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, hướng đến giải quyết công ăn việc làm, giúp đỡ những đối tượng yếu thế, hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. - Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Giáo hội bước đầu có nhiều kết quả đáng kể. Song từ cuối năm 2019 đến nay, do yếu tố khách quan, tình hình dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng to lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời tác động đến quá trình thực hiện các hoạt động Phật sự. Giáo hội Phật giáo chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Để thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh Covid-19, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ra công văn Số: 027/CV-HĐTS V/v phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp virus Corona (nCoV) Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2020. Trong công văn quy định rõ: “Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố tăng cường việc tuyên truyền đến các chùa, tăng ni, phật tử và nhân dân nhận thức về mức độ nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm, bùng phát của dịch bệnh virus Corona. Tăng ni, phật tử phải có ý thức trách nhiệm cao trong việc phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa, yêu cầu mọi người khi đến chùa phải đeo khẩu trang. Khuyến khích các chùa tổ chức phát khẩu trang cho nhân dân, đồng bào Phật tử, và du khách đến chùa. Các chùa tạm dừng tổ chức các lễ hội, các khóa tu tập trung đông người đến từ nhiều vùng, nhiều địa phương khác nhau. Chỉ tổ chức các khóa lễ cầu nguyện quốc thái dân an thường nhật tại chùa. Nguyện cầu Đức Phật từ bi gia hộ để nhân loại có đầy đủ năng lượng và trí tuệ vượt qua những dịch bệnh nguy hiểm, cuộc sống trở lại an bình”1. Chính vì vậy, sau khi Việt Nam hết dịch cần tiếp tục triển khai Nghị quyết Đại hội VIII Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Tổ chức học tập Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tu chỉnh lần thứ VI; Nội quy Ban Tăng sự Trung ương đã được tu chỉnh; Triển khai Quy chế hoạt động Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh và cấp huyện; Nội quy hoạt động của các Ban, Viện Trung ương Giáo hội. - Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội, Văn phòng Trung ương Giáo hội và các Ban, Viện Trung ương đã được củng cố và tăng cường nhân sự hợp lý, quan hệ chặt chẽ, giải quyết kịp thời những phật sự cần thiết và hoạt động đồng bộ. Hội đồng Trị sự là 1 Website: https://phatgiaoquangnam.com: Công văn của Hội đồng Trị sự về việc phòng, chống dịch bệnh virus Co- rona, 01/02/2020.
- 42 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... cơ quan điều hành, quản lý hành chính cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mọi mặt hoạt động giữa hai nhiệm kỳ của Giáo hội. Mọi hoạt động phật sự trong nước, cũng như các hoạt động đối ngoại của Giáo hội đều do các Ban, Viện của Hội đồng Trị sự triển khai và thực hiện. Các hoạt động Phật sự của tăng ni, phật tử ở các Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp cũng đặt dưới sự hoạch định kế hoạch, ấn định chương trình hoạt động, tổ chức triển khai thực hiện, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện theo kế hoạch thời gian của Hội đồng Trị sự. - Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng tăng thêm uy tín và sự hiểu biết đối với tăng ni, phật tử trong nước và cộng đồng thế giới, qua các cuộc thăm viếng, hội nghị và hội thảo quốc tế. Những năm gần đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức thành công nhiều Đại lễ Vesak Liên hợp quốc, qua đó không chỉ thể hiện những mặt hoạt động phật sự của Phật giáo trong nước mà còn thể hiện vị thế, vai trò cũng như hình ảnh của Phật giáo Việt Nam đối với Phật giáo thế giới và khu vực. Cụ thể như tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2008 diễn ra tại thủ đô Hà Nội, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2014 diễn ra tại chùa Bái Đính tỉnh Ninh Bình và Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc, tỉnh Hà Nam. Năm 2010, Giáo hội Phật giáo Việt Nam kết hợp với chùa Bái Đính (Ninh Bình) đã tổ chức đại lễ cung nghinh và an vị ngọc xá lợi Phật từ Ấn Độ, đây là một trong những hoạt động cho thấy rõ uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với cộng đồng thế giới và khu vực... Nhìn chung, Giáo hội Phật giáo Việt Nam với tinh thần, trách nhiệm quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động Phật sự đã thu được những kết quả đáng quý góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Ghi nhận những đóng góp của toàn Giáo hội suốt thời gian qua, Chủ tịch nước đã quyết định tặng 2 Huân chương Độc lập hạng Nhất, 4 Huân chương Độc lập hạng Nhì, 8 Huân chương Độc lập hạng Ba, 2 Huân chương Lao động hạng Ba; 15 Huân chương Đại đoàn kết dân tộc; Chính phủ tặng 16 bằng khen; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng 41 bằng khen đến các tập thể, cá nhân có nhiều nỗ lực và đạt được các thành tựu Phật sự nhiệm kỳ qua1. Song song với những ưu điểm và thành quả đạt được, mối ưu tư nhất mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam chưa đáp ứng được hiện nay gồm: - Vấn đề phân bổ giảng sư đến giảng Phật pháp tại các tỉnh thiếu giảng sư, nhất là các tỉnh vùng sâu, vùng xa vì nhiều lý do khác nhau. Trong nhiệm kỳ tới, 1 Website: https://giacngo.vn: Trọng thể khai mạc Đại hội Phật giáo toàn quốc lần VIII, 21/11/2017.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 43 ngành Hoằng pháp hy vọng sẽ khắc phục và nỗ lực thực hiện nhằm đáp ứng từng bước yêu cầu cấp thiết này trong những điều kiện và khả năng cho phép, đồng thời còn phải nhờ sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của các cơ quan hữu quan. - Giáo hội còn mặt hạn chế khi một số chương trình hoạt động phật sự của Trung ương Giáo hội, Ban, Viện được đề ra nhưng chưa thực hiện được hoặc thực hiện chưa đạt kết quả cao như: việc thống kê tăng ni, tự viện chưa đạt kết quả như kế hoạch, vấn nạn giả sư còn nhiều nan giải; chưa soạn thảo được giáo trình nghi lễ để giảng dạy chung tại các trường hạ và các trường Phật học... - Hoạt động của một số Ban Trị sự còn chưa đều và năng lực hành chính còn hạn chế, việc giải quyết các khiếu nại, kiến nghị của tăng ni, phật tử tại một vài Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh, thành còn chưa thực sự tốt, chưa đạt được kết quả; một số tăng ni đã vi phạm, thiếu chuẩn mực trong sinh hoạt đời sống làm ảnh hưởng đến đạo và hình ảnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao trách nhiệm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hoạt động phật sự góp phần đảm bảo an sinh xã hội thời gian tới - Nâng cao trách nhiệm cá nhân của các thành viên Thường trực Hội đồng Trị sự, các cá nhân tăng, ni đứng đầu các Ban trực thuộc Giáo hội. Một yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động nào là vấn đề con người. Để Giáo hội Phật giáo thực hiện hoạt động Phật sự có hiệu quả cần phải nâng cao trách nhiệm cá nhân của các thành viên Thường trực Hội đồng Trị sự, các cá nhân tăng, ni đứng đầu các Ban trực thuộc Giáo hội. Mỗi thành viên của Thường trực Hội đồng Trị sự, các cá nhân tăng, ni đứng đầu các Ban trực thuộc Giáo hội phải thường xuyên nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạt động, trách nhiệm cá nhâncủa mình để tạo thành một tập thể đoàn kết, chủ động, sáng tạo. Việc lựa chọn và suy tôn, suy cử những vị giáo phẩm có đạo hạnh và trí tuệ, đủ uy tín và năng lực, xứng đáng là “thạch trụ tùng lâm” đảm trách các vị trí lãnh đạo trong bộ máy tổ chức của Trung ương Giáo hội, động viên tăng ni, phật tử cùng toàn dân tiếp tục thực hiện tốt các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, sống hài hòa, đoàn kết, hòa hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác và các tầng lớp nhân dân. - Tiếp tục tiến hành sơ kết, tổng kết các hoạt động Phật sự, tiến hành thảo luận, thống nhất việc tu chỉnh Hiến chương và tấn phong giáo phẩm cùng nhiều chương trình Phật sự khác. Tiến hành công tác sơ kết, tổng kết các hoạt động Phật sự đóng
- 44 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... vai trò vô cùng quan trọng bởi vì chỉ có tổng kết thực tiễn mới có thể đánh giá một cách chính xác, kịp thời công tác Phật sự mới có thể đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp với những hoạt động mới nảy sinh, thậm chí có thể đưa ra những dự báo, hướng hoạt động trong những năm tới. - Theo dõi tình hình, đôn đốc, kiểm tra hoạt động Phật sự ở các cấp Giáo hội, các Ban, Viện Trung ương Giáo hội, đối chiếu kế hoạch 5 năm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để đảm bảo và hoàn thành công tác Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017 - 2022) mà Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc đã đề ra. Tiếp tục thực hiện tốt phương hướng 9 điểm trọng tâm của chương trình hoạt động phật sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022) của Giáo hội: Giáo hội đã tập trung phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững kỷ cương, giới luật, phát triển tổ chức vững mạnh trong hội nhập quốc tế; Đổi mới, sáng tạo trong sự nghiệp hoằng dương Chính pháp, trong phương thức hướng dẫn phật tử; Nâng cao công tác quản lý chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy và tu học tại các cơ sở đào tạo tăng ni; Đảm bảo có sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại - góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế; Mở rộng hoạt động đối ngoại đa phương chủ động, tích cực trong quan hệ đối ngoại với các tổ chức Phật giáo và tổ chức tôn giáo thế giới; Kết nối chặt chẽ với các hội phật tử Việt Nam ở nước ngoài; đẩy mạnh công tác nghiên cứu Phật học và nâng cao chất lượng học thuật Phật giáo; Tăng cường công tác giám sát, kiểm soát các hoạt động phật sự, quản lý tự viện, sinh hoạt của tăng ni theo đúng Hiến chương và pháp luật nhà nước; Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động phật sự vào đời sống xã hội; Tự chủ tài chính trong các hoạt động Phật sự qua việc xây dựng mô hình kinh tế Phật giáo ở những lĩnh vực hợp lý. - Giáo hội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo sự phối hợp công tác chặt chẽ giữa Ban Thường trực, các Ban chuyên môn và hai Văn phòng Trung ương Giáo hội để nhanh chóng thực hiện các thông tin liên lạc giữa Trung ương Giáo hội và địa phương; kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đối với tình hình hoạt động của các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp; đề xuất phương thức giải quyết, chú trọng đến các khó khăn, vướng mắc mới nảy sinh có thể làm ảnh hưởng đến kỷ cương, ổn định và phát triển bền vững của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. - Giáo hội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo sự phối hợp công tác chặt chẽ việc lên kế hoạch tổ chức Khoá bồi dưỡng và khoá tu chuyên ngành Hướng dẫn Phật tử cho các tỉnh thành trong nước.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 45 - Giáo hội tiếp tục thực hiện công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong thực hiện hoạt động Phật sự nói riêng và công tác Giáo hội nói chung. Đây là nhiệm vụ quan trọng không chỉ tăng cường, nêu cao khối đại đoàn kết dân tộc, thể hiện rõ tinh thần và truyền thống của Phật giáo mà còn là nhiệm vụ mà Giáo hội nói chung và các tăng, ni, phật tử cần phải thực hiện thật đúng với phương châm “Đạo pháp - Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”. 4. Kết luận Với tinh thần từ bi, hướng thiện, hòa bình, an lạc Giáo hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tích cực vận động tăng, ni, phật tử và nhân dân tham gia các phong trào ích nước lợi dân, bảo đảm an sinh xã hội. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã vận động ngày càng nhiều tăng, ni, phật tử các nhà hảo tâm, người dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài đóng góp, ủng hộ cả vật chất, tinh thần vào các phong trào xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, hướng về cội nguồn do Đảng, Nhà nước phát động với số kinh phí, vật chất năm sau luôn cao hơn năm trước. Những năm qua, đảm bảo an sinh xã hội luôn được coi là một trong những công tác trọng tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phản ánh vai trò, trách nhiệm của Giáo hội trong thực hiện công tác phật sự, qua đó, truyền bá thông điệp từ bi, nhân ái của đạo Phật vào đời sống xã hội. Với tinh thần, truyền thống đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã bám sát các mặt công tác bằng sự vận dụng trí tuệ tập thể, tinh thần hòa hợp, đoàn kết, phát huy tính sáng tạo, giữ vững niềm tin Đạo pháp của các thành viên tăng ni, phật tử cả nước. Qua đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thành tựu những công tác và đạt thành quả nổi bật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Website: https://giacngo.vn: Trọng thể khai mạc Đại hội Phật giáo toàn quốc lần VIII, 21/11/2017. 2. Website: https://phatgiao.org.vn: Báo cáo tổng kết hoạt động phật sự nhiệm kỳ V (2002-2007) của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 3. Website: https://phatgiaoquangnam.com: Công văn của Hội đồng Trị sự về việc phòng, chống dịch bệnh virus Corona, 01/02/2020.
- 46 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 4. Website: https://www.vbgh.vn: Báo cáo Tổng kết hoạt động phật sự năm 2018 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 06/01/2019. 5. Website: https://vbgh.vn: Báo cáo sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2019 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 24/7/2019. 6. Website: https://www.vbgh.vn: Báo cáo tổng kết công tác phật sự năm 2019 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 27/12/2019.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thu hoạch chính trị hè 2011
6 p | 3823 | 154
-
Giáo trình Nhập môn công tác văn thư (Nghề: Văn thư hành chính - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
59 p | 34 | 13
-
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ - QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - 4
23 p | 71 | 6
-
Thực hiện phương hướng và phương châm thi hành kỷ luật của Đảng hiện nay
9 p | 101 | 4
-
Học tập tấm gương làm việc trách nhiệm, khoa học, đổi mới của chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng tác phong làm việc cho giảng viên các Trường Đại học hiện nay
11 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn