intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nếu tôi là bộ trưởng Bộ giáo dục

Chia sẻ: Trần Bảo Quyên Quyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

131
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên gặp Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Hữu Tuệ trong lễ “Vinh danh Việt Nam” do báo điện tử Vietnamnet tổ chức hồi tháng 4 năm 2007. Lần nhận giải ấy, ông vừa gượng dậy sau một trận ốm “thập tử nhất sinh” nên phải vịn vào hai cánh tay sinh viên mới có thể bước lên sân khấu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nếu tôi là bộ trưởng Bộ giáo dục

  1. Nếu tôi là Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo P/v GS Huỳnh Hữu Tuệ Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên gặp Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Hữu Tuệ trong lễ “Vinh danh Việt Nam” do báo điện tử Vietnamnet tổ chức hồi tháng 4 năm 2007. Lần nhận giải ấy, ông vừa gượng dậy sau một trận ốm “thập tử nhất sinh” nên phải vịn vào hai cánh tay sinh viên mới có thể bước lên sân khấu. Trong vài chục giây ngắn ngủi, vị giáo sư bằng chất giọng Huế đậm đặc phát biểu trước hàng triệu khán giả đang xem truyền hình trực tiếp: “Chất xám của Việt Nam đang bị phung phí một cách không tưởng tượng nổi. Nhiều sinh viên của chúng ta lười học, tư duy thụ động…”. GS Huỳnh Hữu Tuệ là trí thức Việt kiều đầu tiên được phong chức chủ nhiệm bộ môn tại một trường đại học ở Việt Nam. Trước đây, lương của GS Tuệ ở Canada là 10.000 USD/ tháng, giờ chỉ còn bằng mức lương một giảng viên đại học của Việt Nam, cộng với 180.000 đồng/ngày để trả tiền cho căn phòng khoảng 20 mét vuông trên tầng ba khách sạn Cầu Giấy và 100.000 đồng tiền ăn mỗi ngày. Ngay sau khi đất nước giải phóng, ông là một trong những thế hệ Việt kiều đầu tiên trở về tái thiết một sự nghiệp mới. Mỗi dịp được trò chuyện cùng cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, vị giáo sư già lại tận dụng tối đa cơ hội được “nói thẳng, nói thật” về các vấn đề trọng đại của đất nước. Bất kể một cuộc họp bàn, giao lưu với các trưởng khoa, ban giám hiệu các trường đại học, ông không ngần ngại phê phán những yếu kém, bất cập của giáo dục Việt Nam. Chỉ một lẽ đơn giản, với ông, trách nhiệm của một trí thức là phải biết “MỞ MỒM” nói lên sự thật dù là với ai và ở bất kỳ đâu. Câu nói của ông chợt khiến tôi liên tưởng đến nhận xét của nhà văn Nguyên Ngọc khi viết về Giáo sư Nguyễn Khắc Viện. “Nhiệm vụ của kẻ sĩ, thời nào cũng vậy, là gây dư luận.” Gây, khuấy động dư luận, không để cho dư luận được yên trí, bằng lòng với tấy cả những gì đã tưởng là đương nhiên. Giữ cho trí óc và lương tâm của xã hội luôn luôn tỉnh thức là vai trò canh gác
  2. thường trực của trí thức. Vai trò này tôi đã cảm nhận sâu sắc ở con người, khí tiết, lời nói và hành động của Giáo sư Huỳnh Hữu Tuệ. Phóng viên (PV): Những năm tháng chiến tranh ông ở đâu? GS Huỳnh Hữu Tuệ (HHT): Tôi ở Canada. Tôi rời đất nước từ những năm 1960, khi đạt học bổng du học tại Canada và New Zealand. Nhưng tôi đã chọn Đại học Laval - Canada làm nơi dừng chân. Sau thời gian học đại học, tôi được giữ lại trường làm nghiên cứu sinh đồng thời là giảng viên. Những năm tháng đó tôi làm Phó Chủ tịch Hội người Việt ở Canada và thường xuyên xuống đường tham gia phong trào phản chiến, ủng hộ hòa bình cho Việt Nam PV: Vậy cảm giác của sự ly biệt cũng khác với những người ra đi năm 1975? HHT: Khác hơn nhiều. Bởi lẽ gắn bó của tôi với Việt Nam là gắn bó của một công dân với đất nước có chiến tranh và phải làm cách nào để giải quyết chuyện này. PV: Những người ra đi năm 1975 mang trong lòng đau đớn, hận thù và nghĩ rằng họ như đang bị đẩy đi, bị cướp mất. Còn những người ra đi trước như ông lại mang trong lòng nỗi buồn chiến tranh, nỗi đau của một người con mất nước…Cho nên những người như ông sẽ trở về Tổ quốc dễ dàng hơn và xúc động hơn so với những người ra đi sau 30/04/1975? HHT: Sau giải phóng, lập tức tôi đã trở về. PV: Như vậy là đã lâu rồi. Và cảm giác của cuộc trở về lúc đó thế nào? Ông có cảm giác lo sợ nào đó không ? HHT: Không hề sợ hãi mà ngược lại hãnh diện. Nhưng hơi thất vọng. Vẫn có người phê bình: “Anh chưa thấm được mối thù giai cấp”. Nhưng theo tôi cuộc chiến tranh đó không chỉ đơn thuần là mối thù giai cấp. Đó là cuộc chiến giữa hai đối thủ giữa một bên là quân xâm lược và một bên là dân tộc bị xâm lược. Động cơ giải phóng dân tộc còn lớn hơn tất thảy. PV: Bây giờ chúng ta có thể nói rằng: Hồi đó, ngay sau năm 1975, có một số Tiến sĩ khoa học người Việt sống ở nước ngoài trở về theo lời kêu gọi của đất nước. Nhưng có một điều gì đó làm cho những người trí thức hồ hởi về giúp quê hương nhưng đã lại ra đi….
  3. HHT: Đúng như vậy nhưng sự thật có tính khách quan của nó. Công lao của Đảng 20 năm qua là cởi trói. Nhưng làm sao phải đẩy mạnh tốc độ phát triển hơn nữa. PV: Ông là một trong rất ít trí thức Việt Nam sống ở nước người đã trở về tổ quốc rất sớm ngay sau khi đất nước thống nhất. Tôi muốn biết ý muốn khi trở về của ông là gì? HHT: Vai trò của tôi là cầu nối chặt chẽ giữa trí thức bên ngoài và trí thức bên trong. Tôi muốn xóa đi những mặc cảm và cả những lo sợ của không ít trí thức Việt Nam sống ở nước ngoài về chính quyền trong nước. PV: Ông có thể hé lộ gì về gia đình mình? Bởi việc trở về Tổ quốc của ông trong một thời điểm khó khăn và có nhiều đe dọa. Chính thế mà gia đình chắc chắn có ảnh hưởng rất lớn đền việc trở về của ông? HHT: Vợ tôi là người gốc Canada, thành viên Đảng Cộng sản Canada và đã tham gia chống Mỹ cứu nước. Bà ấy cũng thường xuyên về Việt Nam và đóng góp cho công việc của tôi cũng như sự nghiệp phát triển của đất nước rất nhiều lời khuyên hữu ích. Bà ấy đã ủng hộ tôi trở về. Hơn nữa, Việt Nam là quê chồng của bà ấy. PV: Ông trở về Việt Nam trong một khoảng thời gian quá sớm và làm việc dù theo cách thức thuyết phục hay mách nước (vai trò cầu nối) thì phản ứng của cộng đồng Việt kiều vẫn mang tính tiêu cực? HHT: Tôi đã từng là kẻ thù của một số người trong cộng đồng hải ngoại. Có rất nhiều người đã tuyên chiến với tôi. Một số người tung tin sẽ qua Canada tiêu diệt “Việt cộng nằm vùng” Huỳnh Hữu Tuệ. Qua Paris, tôi thấy ảnh của mình dán khắp nơi. Nhưng mình đâu có sợ. Tôi sẵn sàng đối mặt với mọi chuyện, nếu chúng “dùng súng” mình cũng sẽ “dùng súng”. PV: Sau những năm 1980, rất nhiều trí thức yêu nước trở về và có một số lại ra đi. Vậy theo ông, những điểm nào là khó nhất cho các trí thức trở về trước năm 1990? HHT: Năm 1979, Việt Nam bị bao vây, cấm vận, tình hình bế tắc không có cách nào tháo gỡ. Chỉ có một nơi duy nhất có thể tập kết nhu yếu phẩm và đưa về trong nước là Canada. Tổ chức do tôi lãnh đạo đã dùng toàn bộ trí tuệ đứng mũi chịu sào. Trước và sau 75, tôi chưa bao giờ có sự cảnh giác về mặt chính trị.
  4. PV: Tôi biết với một người trí thức tự tin, có tình yêu thực sự với dân tộc thì không điều gì khiến họ phải cảnh giác, để ý. Vậy những người giống như ông có trở về Việt Nam nhiều hơn không và họ có mang mặc cảm của những năm xa xưa không? HHT: Tôi không có con số thống kê nhưng dựa trên kinh nghiệm cá nhân, thì những người như tôi là rất hiếm. Người Việt trở về đất nước có hai dạng: Một là không có cách nào sống đàng hoàng ở nước ngoài, một dạng khác trở về để khai thác thị trường Việt Nam. Nếu làm giáo dục, khoa học thành công, thì họ đã trụ lại bên kia rồi rồi. Từ những năm 1980 tôi đã có kiến nghị phải mở cửa kinh tế ngay để đón những luồng đầu tư công nghệ cao, sử dụng nhân công trong nước…Chất xám theo đó sẽ phát triển rất nhanh. Dân tộc Việt Nam có hàng nghìn năm lịch sử nhưng luôn nằm trong thế tử thủ. Đất nước hình chữ S bị chắn dãy núi Hoàng Liên Sơn… Công cuộc khai phá đang tiến hành thì thực dân Pháp xâm chiếm. Dân tộc Việt Nam suốt đời đánh giặc, cứu nước mà đánh giặc thì cần tinh ranh phá thế bao vây. Đánh giặc phải phá. Ngay trong thời hiện đại, nếu lấy cày, cuốc để phá sẽ lộ ra hàng nghìn chuyện tiêu cực. Điều nguy hiểm nhất là mở cơ chế mà không biết cách kiểm soát, thì sẽ nổ tung rồi nó đập lại chính mình. Điều mà tôi sốt ruột là mong cho các nhà lãnh đạo có một chiến lược thật chặt và thật rõ để đẩy nhanh tốc độ phát triển. PV: Là một giáo sư uy tín, là một người sống nhiều năm ở một nước phát triển và là một người hết lòng với Tổ quốc, xin ông hãy nói thật cái gì đang là cản trở lớn nhất cho sự phát triển của đất nước Việt Nam? HHT: Cơ chế. Không có gì bằng sức mạnh nhân dân nhưng nhân dân không thể kiểm tra hết. 15 năm trước, có những nhà lãnh đạo chỉ ngồi rồi đọc báo cáo rồi xem đó là kết quả. 15 năm sau có chuyện ngược lại, chính phủ đã thành lập những đoàn thanh tra đã kiểm tra các báo cáo đó đúng hay sai. Lãnh đạo giỏi sẽ từ từ thay đổi cơ chế này cho tương thích với tốc độ phát triển của xã hội. PV: Điều gì là khó nhất với một giáo sư từ nước ngoài trở về Việt Nam? HHT: Điều tôi buồn nhất là điều kiện làm việc thiếu thốn. Nó không cho mình phát huy tất cả khả năng. Rất may trong phòng làm việc hiện tại của tôi có hai tiến sĩ ở Mỹ, Úc trở về nghiên cứu khoa học. Ba thầy trò quyết tâm phát triển nhóm này trở thành một nhóm chất lượng như các nhóm tôi đã từng tổ chức ở nước ngoài. Những em theo học trong nhóm rất đam mê và
  5. ham học. Đó là cách độc nhất để chứng minh: trong điều kiện không tương thích nhưng tiềm lực vẫn dồi dào, thì vẫn có thể phát huy được. Nhưng trong điều kiện hiện nay mô hình này không thể nhân rộng. Muốn mở rộng phải có một tập thể quyết tâm, thống nhất. Cái khó nhất của Việt Nam trong giáo dục là không ai lãnh đạo ai cả, không ai thống nhất ai mặc dù chức danh lãnh đạo rất lớn. Tôi thấy rất rõ về cách làm việc kỳ cục: Lãnh đạo rất sợ trách nhiệm PV: Những thế hệ Việt kiều thứ 3, thứ 4 thì sao? Có thể vẫn nói ngôn ngữ đó, dòng máu không bị pha tạp nhưng sự trở về của họ hoàn toàn khó? HHT: Thế hệ thứ 3, 4 trở về nước sẽ hoàn toàn như một người nước ngoài, thậm chí phải trả lương như một chuyên gia người nước ngoài. PV: Người Trung Quốc rất tài trong chuyện này. Họ luôn tìm mọi cách để mời gọi những trí thức Trung Quốc sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở về lục địa. Ở Trung Quốc, một giáo sư như ông nếu trở về đất nước làm việc thì điều kiện sẽ hoàn toàn như ở nước ngoài. HHT: Chiến tranh ở Việt Nam kéo dài quá lâu. Những người ra đi năm 1975 có tâm lý mất toàn bộ cuộc đời. Họ không bao giờ quên mối hận đó. Nhưng vị thế Việt Nam ngày càng mạnh lên, thì những hận thù đó sẽ được hóa giải. Vì dù sao niềm hãnh diện dân tộc vẫn có một sức sống mãnh liệt trong lòng mỗi người dân Việt Nam. PV: Rất nhiều Việt kiều lên tiếng muốn trở về. Nhưng thực tế số người trở về lại rất ít, họ nói vậy nhưng họ không trở về ? HHT: Ông nêu vấn đề rất đúng. Có bao nhiêu người trở về làm việc chấp nhận điều kiện này? Rất ít. Bản thân tôi đã nếm trải tất cả mọi điều, cao sang, đau khổ…nên mọi khó khăn sẽ chẳng có ý nghĩa gì nữa! PV: Những điểm nào là khác biệt nhất giữa các tiến sĩ đào tạo trong nước với tiến sĩ nước ngoài? HHT: Tôi không nói đến tiến sĩ thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội nhưng đào tạo tiến sỹ khoa học cần có những điều tối thiểu thật sự. Một người làm tiến sĩ phải dành 15 giờ mỗi ngày, 7 ngày trong một tuần, 4 năm dài đằng đẵng. Tiến sĩ Việt Nam một ngày làm 1 đến 3 giờ đồng hồ trong ba năm. Mới tính khoản thời gian đã khác nhau một trời một vực. Rồi còn tài liệu sử dụng, sách báo tham khảo, đồng nghiệp bên cạnh như thế nào để có thể thảo luận,
  6. phát triển tất cả suy nghĩ của cá nhân. Hai điều này không thông thì không thể có chất lượng. Những ngành khoa học khác như toán, vật lý… giáo sư phải giao lưu bên ngoài thường xuyên và tương đối cập nhật kiến thức của nhân loại. Trong bối cảnh như vậy không thể so sánh chất lượng tiến sĩ trong nước với nước ngoài. Không thể so sánh một cục đá với cục kim cương. Điều này không có nghĩa người Việt Nam dốt nhưng điều kiện làm việc tối thiểu không có, thì không thể nào đẩy cao trình độ tiến sĩ lên. Ở nước ngoài muốn làm tiến sĩ thì phải đi tìm thầy. Một ông thầy nổi tiếng phải có những công trình được công nhận, số tiền mang về cho trung tâm và chất lượng tiến sĩ mà ông đào tạo PV: Ông khẳng định tiến sĩ trong khoa học có những điểm phát triển hơn. Nhưng tại sao cho đến nay, nền khoa học Việt Nam trên trường thế giới vẫn là một con số chưa đoán được? HHT: Cách đây 1 tháng tôi từng nói một câu tàn nhẫn trong cuộc gặp với một số lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tôi rất buồn khi nói nền khoa học của chúng ta là một nền khoa học GIẢ. Những người có đề tài hàng chục tỷ lại không có khả năng thực hiện dù được “dán chữ” đầu đàn. Cách để đạt đề tài là thương lượng với bộ và ăn chia phần trăm.. Đã có người đề nghị với tôi: anh nghĩ ra cái tên đề tài và đưa tôi lo chuyện còn lại và lấy 20%. Nền khoa học Việt Nam không chạy vì những đề tài lớn không cho kết quả. Những người có khả năng làm thì chỉ có 20-30 chục triệu nên có khả năng làm. Một tiến sĩ khoa học lương 2 triệu đồng một tháng, đi hội nghị phải bỏ tiền túi…. Vậy ai đủ sức làm? Ở nước ngoài, đi hội nghị, viết một bài báo… tiền mất 4.000-5.000 USD. Tiền đâu để làm những điều tối thiểu đó? PV: Những cái giả trong khoa học có tác động mức nào đến xã hội? HHT: Xã hội mới tác động đến những điều này. Cơ chế cho phép những cái giả bao trùm lên toàn xã hội từ khoa học, giáo dục đến xây dựng cơ bản… Đó chỉ là một trường hợp đặc biệt. Nền giáo dục là tấm gương phản ánh thực trạng xã hội đó. Nó là cái kéo xã hội đi. Trách nhiệm của nền giáo dục là đào tạo có trí tuệ, đạo đức... Đó là mục tiêu tối thượng. Nhưng nền sản xuất của Việt Nam hiện nay đang đến đâu? Có cần những trí thức, nhân lực cao cấp, kỹ sư chất lượng cao đến đâu… Mọi việc rõ ràng nhưng bộ Giáo dục có ai đứng ra làm một điều tra chính xác về vấn đề này? Năm kia, Giáo sư Tương Lai đã ký một dự án với bộ Giáo dục – Đào tạo làm việc này nhưng một năm
  7. sau không có tiền làm. Muốn xây dựng cái gì phải biết nó nằm ở đâu để xây dựng một chiến lược thích hợp? PV: Vậy theo ông các nhà quản lý giáo dục có biết giáo dục Việt Nam hiện nay đang là cái gì không? HHT: Họ biết chứ, tất cả đều biết đó là một “dị nhân”. Nền giáo dục Việt Nam không đào tạo gì cả mà chỉ đào tạo ra những con người có một cái bằng. Chấm hết. PV: Nếu là Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo, ông sẽ làm gì đầu tiên? Những việc đầu tiên Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo làm như chống tiêu cực, hai không… liệu có phải đó là giải pháp sống còn hay chỉ giống như phong trào người tốt việc tốt? HHT: Nếu tôi là Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo, việc đầu tiên tôi làm là tách Bộ ra làm hai, một bộ lo cho trung học, dạy nghề và thiếu nhi; một bộ lo cho đại học và sau đại học. Nhu cầu và mục tiêu của hai lĩnh vực này hoàn toàn khác nhau. Trung học, dạy nghề đặt ra mục tiêu là đào tạo con người cho xã hội, chỉ cần học đến lớp 12 là đủ. Phần tiếp theo đào tạo nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Hai việc đào tạo này hoàn toàn khác nhau về mục tiêu, phương pháp luận nên đặt cùng một Bộ sẽ khó tổ chức. Phần đại học sẽ tập trung ngân sách xây dựng một số trường đại học công lập thật sự chuyên nghiệp theo đúng nghĩa đào tạo nhân lực cấp cao. Một người tốt nghiệp đại học phải biết cách tổng hợp kiến thức, nắm được phương pháp luận, có tư duy độc lập, tư duy phê phán và tư duy sáng tạo. Nhưng rõ ràng hệ thống đại học của Việt Nam không đáp ứng bất cứ điều nào ở trên. PV: Ở cấp I, học sinh phải học đúng những gì thầy dạy, làm đúng những gì thầy nói như một cỗ máy nhận lệnh điều khiển từ xa. Ở cấp II, cấp III cũng vậy và lên đến đại học cũng không khác gì. Sinh viên trong 4, 5 năm học đại học giống như người chép thuê tài liệu. Họ không có điều kiện sáng tạo, phản biện và đối thoại với các giáo sư về bất cứ điều gì cho đến khi nhận tấm bằng ra trường… HHT: Một sinh viên rất xuất sắc của tôi (cử nhân chất lượng cao) tâm sự: Học xong không biết mình học cái gì? Từ lúc em học đại học đến bây giờ,
  8. học xong quên ngay mặc dù môn nào cũng đạt điểm 9,10. Đó chỉ là một trường hợp điển hình cho việc đi ngược lại những mục tiêu giáo dục. Nhẽ ra, giáo dục đại học phải giúp sinh viên đủ sức tích hợp và tổng hợp kiến thức để biến kiến thức đó thành của bản thân. Sản phẩm của một nền đại học theo đúng nghĩa của nó là phải đảm bảo ba điều, thứ nhất là tư duy độc lập, thứ hai là tư duy phê phán, thứ ba là tư duy sáng tạo. Nếu không có những tư duy này làm sao sáng tạo, sáng chế được? Nên kết cục chỉ đi làm thợ, làm thuê cho các tập đoàn nước ngoài! PV: Vậy một thực tế như ông nói, một sinh viên suất sắc nhưng ra trường lại hổng kiến thức, thậm chí không biết gì là do lỗi của sinh viên hay do phương pháp giảng dạy? HHT: Đó là lỗi của hệ thống giáo dục. Một sinh viên 22 tuổi, ham học ham nghiên cứu, có tư duy sáng tạo độc lập nhưng chỉ vì phương pháp giảng dạy dẫn đến thực tế không có kiến thức PV: Ông đã có đề cập đến trường tư. Thực tế ở Mỹ có rất nhiều trường tư danh tiếng hơn trường công ? HHT: Không thể khẳng định như thế được. Không thể lấy hệ thống giáo dục của Mỹ so sánh với Việt Nam vì như thế giống như châu chấu đá voi. Những trường đại học nổi tiếng của Mỹ là đại học công. Nhiều đại học công ở Pháp, Anh cũng là những đại học chất lượng hàng đầu. Tại sao giáo dục Mỹ đề cao đại học tư là do lịch sử từ hàng trăm năm trước, sức mạnh liên bang không ghê gớm nhưng sức mạnh cá nhân rất lớn. đại học tư xuất phát từ những trí tuệ cá nhân muốn tạo ra. Hệ thống đại học chủ yếu là tư do một gia tài lịch sử chứ không phải chiến lược phát triển. PV: Tôi nói như vậy vì muốn lật lại quan điểm của một số người, kể cả những giáo sư hàng đầu đang nghiêng về phía chạy trốn việc phải thiết lập lại cách thức của một đại học công mà họ muốn xử lý theo đại học tư. Họ đang hy vọng một hệ thống đại học tư trong tương lai sẽ tạo ra một diện mạo mới cho giáo dục Việt Nam. HHT: Tại sao nền giáo dục khoa học của Việt Nam kém phát triển? Vì phương pháp giảng dạy phản sư phạm, dạy Triết mà không cho sinh viên nói ngược lại, học thuộc lòng thì làm sao hiệu quả được? Ví dụ trong môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự nghiệp của Bác Hồ thành công như vậy là vì sao, không ai cắt nghĩa được dù đã có hàng trăm công trình nghiên cứu. Theo tôi hiểu, thành công của Hồ Chí Minh là tích hợp 4 điểm: Tư duy độc lập, sáng
  9. tạo, phê phán; thứ 2: kiến thực cực kỳ rộng và tổng hợp được kiến thức nhân loại; thứ 3: một nhà chiến lược, lãnh đạo cực kỳ siêu đẳng. Bối cảnh lịch sử làm cho ba yếu tố này: tư duy, kiến thức, lãnh đạo kết hợp với nhau và cộng với thời cơ tìm được con đường giải phóng … PV: Hiện nay, ông thấy có cơ hội để đổi thay nền giáo dục Việt Nam hay đó chỉ là cái đi bên ngoài? HHT: Muốn nền giáo dục thay đổi toàn diện thì phải đặt trên bối cảnh chung của toàn xã hội. Một nền giáo dục là tấm gương phản ánh trung thực nội dung xã hội. Những việc Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân làm, theo tôi hiểu là thu hút sự chú ý của người dân bằng cách tấn công trực diện vào giáo dục. Một lãnh đạo thông minh sẽ làm như vậy. PV: Theo một vài chuyên gia thì chiếc chìa khóa cơ bản nhất để thay đổi nền giáo dục Việt Nam vẫn chưa được đưa ra. HHT: Bây giờ có ba điều không thể chạy: Ở đại học chương trình giảng dạy xơ cứng. Có một chuyện rất buồn cười để giải thích tại sao trí tuệ lại không phát triển như vậy. Ở Việt Nam, giáo trình cho một giờ dạy chỉ được phép viết 3 trang. Một giờ tôi giảng tối thiểu phải 50 trang. Sinh viên muốn học tốt giờ của tôi cũng phải đọc tối thiểu 50 trang. Trong khi Việt Nam chỉ đọc 3 trang. Thầy viết thế nào trên bảng thì trò chỉ đọc lại như thế. Thay đổi nội dung rất dễ, không có gì khó. Năm 2005, trong một cuộc gặp với Phó Thủ tướng Vũ Khoan, tôi đã đặt câu hỏi: “Thưa Phó Thủ tướng, nền giáo dục Việt Nam gần 20 năm qua, năm nào cũng có hàng chục cuộc họp mổ xẻ, nhưng tôi chưa thấy có một chiến lược rõ rệt nào. Chiến lược ưu tiên cho giáo dục, coi giáo dục là hàng đầu nhưng đó là một điều chung chung chứ đâu phải chiến lược cụ thể?” Phó Thủ tướng có nói một câu, đại ý là: Muốn thay đổi nền giáo dục phải có công nghệ mới. Vậy mà hầu hết các các bộ giảng dạy ở đại học đều được đào tạo theo hệ thống cũ. Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng nhấn mạnh, trong điều kiện khách quan hiện nay, muốn hiện đại hóa nền giáo dục đại học Việt Nam, ta cần phải có thời gian để đào tạo những con người mới. PV: Và theo tôi thì những con người mới của nền giáo dục Việt Nam chính là các thạc sĩ, tiến sĩ và giáo sư, những người trực tiếp tạo ra nền giáo dục mới ấy? Nếu không đổi mới từ gốc thì làm sao có cái cây, cái ngọn mới được?
  10. HHT: Cái tôi khó chịu nhất là anh em Việt Nam rất hãnh diện với chức danh Phó giáo sư hay Giáo sư, nhưng ở trên thế giới, những chức danh này không có ý nghĩa gì hết. Xã hội Việt Nam xuất phát từ Nho giáo nên chức danh rất quan trọng. Nhưng việc tổ chức trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học lại cực kỳ trì trệ và phản khoa học. Những người được phong chức danh chưa chắc có thực chất; những người có thực chất chưa chắc đã được phong nên có một nhóm luôn tìm cách bảo vệ nhau. Cách phân phát ngân sách trong nghiên cứu khoa học theo kiểu cào bằng. Vấn đề là nằm ở cơ chế! Nền giáo dục đại học đã hiện hữu 100 năm từ thời kỳ Pháp thuộc. Tinh thần giáo dục đại học mà Pháp đưa sang cực kỳ tốt. Bác Hồ cũng nói, mình chống thực dân Pháp chứ không chống văn hóa Pháp. Các trường đại học thời Pháp như Cao đẳng Mỹ thuật, đại học Y dược, Cao đẳng Sư phạm đào tạo được một đội ngũ trí thức có nhân cách, trí tuệ. PV: Hàng năm, ngân sách của Nhà nước dành cho giáo dục là rất lớn. Năm 2006 tăng 33% và là cao nhất trong các năm. Năm 2008, Chính phủ còn dự chi cho giác dục 20% tổng ngân sách của cả nước. Nhưng chất lượng giáo dục vẫn chưa có biến chuyển thực chất? HHT: Bây giờ muốn có một đại học nề nếp, ngang tầm thì phương pháp, nội dung giảng dạy phải thay đổi. Mà muốn làm được thì phải có ngân sách. Nhiều nhà cải cách giáo dục cho rằng ngân sách không phải là điều quan trọng nhất. Theo tôi điều đó không đúng. Nhưng số đó không chỉ dành riêng cho giáo dục đại học. Cách tư duy cào bằng của Việt Nam cho giáo dục vẫn chưa thay đổi. Giáo dục đại học đòi hỏi cực kỳ nặng về cơ sở vật chất Phải đầu tư rất nhiều cho một số trường đại học công thành những đại học tiêu điểm. Ví dụ như trường đại học Quốc gia nếu đầu tư thật sự thì 20 năm nữa có thể trở thành trường đại học đẳng cấp. Có điều buồn cười là nhiều ông hiệu trưởng vẫn băn khoăn phải làm thế nào để mỗi năm giảng viên có thu nhập gần gấp đôi, vì thế làm sao có tiền đầu tư. Tiền đầu tư thì vẫn làm theo chủ nghĩa bình quân vì sợ mọi người thắc mắc. Mà cái này là Nhà nước phải giải quyết chứ đâu phải việc của Hiệu trưởng? PV: Ông đã từng nói: Số tiền 20.000 USD cho du học sinh thà để đào tạo tiến sĩ trong nước còn hiệu quả hơn. Nhưng với cách đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ như ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi nghĩ số tiền 20.000 USD dành cho du học sinh sẽ hiệu quả hơn?
  11. HHT: Chưa chắc! Chiến lược đào tạo tiến sĩ VN ở nước ngoài phải tính theo kiểu chiến lược “đường trường” giống Nhật Bản, Trung Quốc. Gửi đi rồi 20- 30 năm sau sẽ “đơm hoa hái quả” chứ không phải đào tạo vài ba năm rồi trở về như hiện nay. Như vậy cũng sẽ thành tiến sĩ “giấy” như đào tạo trong nước. Chỉ có một số người thực sự đam mê làm việc, tự tạo cơ hội giao lưu khoa học nên không bị “ngu” đi… Chiến lược đào tạo tiến sĩ nên tập trung vào khoa học - công nghệ là chủ yếu. 20 năm qua chúng ta đã có một lỗ hổng rất lớn về đào tạo. Có những tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài nhưng lại đi buôn. 20-30 năm tới mới là hái quả. Vì đó là thời gian họ trưởng thành trong công việc nghiên cứu của mình và tiếp cận, tiếp thu những kiến thức công nghệ hiện đại sau đó sẽ trở về đất nước phục vụ đúng lúc, đúng thời. Nếu đào tạo xong mà cho về ngay trong điều kiện hạn chế thì cái bằng đó khó có tác dụng. Mình phải bổ sung một đội ngũ giảng dạy cực kỳ lớn có bản lĩnh, trí tuệ về mặt khoa học và nghiệp vụ. Đó là chiến lược phải làm. PV: Nhưng có gì đảm bảo họ sẽ quay trở về và trụ vững trong một điều kiện và cơ chế làm việc nếu vẫn như cũ? HHT: 20-30 năm nữa, tôi đảm bảo là xã hội sẽ không như ngày hôm nay. Chỉ 5 năm trước đã khác hẳn bây giờ. Có thể bản thân lớp lãnh đạo mới không “phá” vỡ được cơ chế cũ nhưng sẽ chuẩn bị mọi điều kiện cho những lớp lãnh đạo sau thực hiện. Điều này phụ thuộc bản lĩnh lãnh đạo, tốc độ phát triển xã hội, tình hình khách quan của thế giới. 20 năm nữa, Việt Nam bắt buộc phải thay đổi nếu không sẽ bị chính những ràng buộc của WTO đè chết. Tại sao mình không đào tạo một tiến sĩ có chất lượng ở trong nước. Nhưng ở trong nước chỉ cần cái bằng chứ không cần chất lượng trong khi ở trên thế giới ngược lại. Việt Nam chỉ cần chức danh in vào danh thiếp. Nhưng muốn đào tạo tiến sĩ có chất lượng để đáp ứng ngay nhu cầu xã hội thì phải đào tạo trong nước chứ đào tạo bên ngoài thì không kịp và không đủ ngân sách ngoài. Số tiền đào tạo một tiến sĩ ở nước ngoài là 50.000 USD/năm, 4 năm 200.000 USD, 10 tiến sĩ là 2 triệu USD… Liệu Việt Nam có đủ sức dành số tiền đó để đào tạo? Trong khi đào tạo một tiến sĩ trong nước khoảng 4.000 USD/năm. Tôi chỉ cần 20.000 USD để trả học bổng cho sinh viên chịu khó ngồi ở phòng nghiên cứu này (tiền lương tương ứng với công sức bỏ ra) là cũng đảm bảo những tiến sĩ “thật”.
  12. Nhóm phóng viên VieTimes thực hiện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2