intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGA CHƯỞNG PHONG

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

103
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xuất Xứ: Ngoại Khoa Chính Tông. Còn gọi là Nga Đường Phong (Cấp Cứu Phổ Tế Phương), Thủ Tiễn. Chương ‘Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ (Y Tông Kim Giám) viết: “Bắt đầu có những chấm ban mầu đỏ, trắng, dần dần làm cho da trắng sau đó cứng lại, khô, lưu trú ở bàn tay”. Sách ‘Ngoại Khoa Bí Lục’ viết: “Nga chưởng phong, mọc ở phía trên lòng bàn tay, không chiû ở tay mà còn ở cả bàn chân nữa. Lúc đầu mầu trắng đục, vỡ ra, chảy máu, hoặc đau, ngứa. Sách ‘Ngoại Khoa Chính...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGA CHƯỞNG PHONG

  1. BỆNH HỌC THỰC HÀNH NGA CHƯỞNG PHONG Xuất Xứ: Ngoại Khoa Chính Tông. Còn gọi là Nga Đường Phong (Cấp Cứu Phổ Tế Phương), Thủ Tiễn. Chương ‘Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ (Y Tông Kim Giám) viết: “Bắt đầu có những chấm ban mầu đỏ, trắng, dần dần làm cho da trắng sau đó cứng lại, khô, lưu trú ở bàn tay”. Sách ‘Ngoạ i Khoa Bí Lục’ viết: “Nga chưởng phong, mọc ở phía trên lòng bàn tay, không chiû ở tay mà còn ở cả bàn chân nữa. Lúc đầu mầu trắng đục, vỡ ra, chảy máu, hoặc đau, ngứa. Sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông’ viết: “Nga chưởng phong do túc Dương minh Vị kinh có hỏa nhiệt, huyết táo, bên ngoài cảm phả i hàn, lương khiến cho da khô. Mới phát có nh ững nốt ban mầu tím, trắng, lâu ngày lòng bàn tay bị khô, nứt, rách không khỏi”.
  2. Nguyên Nhân Sách ‘Ngoạ i Đài Bí Yếu viết: “ Do phong thấp tà khí khách ở tấu lý (da), gặp phải hàn thấp và khí huyết tương bác nhau cho nên khí huyết bị sít lại, phát nên bệnh”. Chủ yếu do khí huyết bất túc, trọc tà th ừa cơ xâm lấ n khiến cho phong thấp tụ lại ở cơ phu, khí huyết không được vinh nhuận, da không được nuôi dưỡng, bên ngoài do trọc độc bám vào, gây nên bệnh. Triệu Chứng và Điều Trị + Phong Thấp: Lúc mớ i phát, lòng bàn tay ngứa như kim đâm, có những bọc nước, gãi thì chảy nước, nước làm thành lỗ, da bàn tay khô, ngứa không chịu nổi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch Phù Hoạt. Điều tr ị: + Khứ phong lợi thấp, ích Thận, giả i độc. Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Thang gia giảm: Sinh địa, Phục linh, Sơn thù, Bạch thược (sao), Mạch môn đều 12g, Đơn bì (sao), Trạch tả đều 10g, Sơn dược 30g, Sài hồ, Thạch xương bồ đều 5g (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
  3. + Khứ p hong táo thấp. Dùng bài Tiêu Phong Tán gia giảm: Sinh đ ịa, Phòng phong, Thuyền thoái, Khổ sâm, Kinh giới, Thương truật, Ngưu bàng tử, Cam thảo, Mộc thông, Bạch tiên bì. (Phong phong, Kinh giới, Thuyền thoái, Ngưu bàng tử, Bạch tiên bì để kh ứ phong, giảm ngứa; Khổ sâm, Thương truật, Mộc thông để táo thấp; Đương quy, Sinh địa, Cam thảo dưỡng huyết, nhuận táo) (Trung Y Cương Mục). + Thấp Nhiệt: Mụn nước mọc thành đám, ngứa đau không chịu được, ngoài da ra nhiều mồ hôi, hơi nóng thì ra mồ hôi, khát mà không muốn uống. Điều tr ị: Thanh nhiệt lợi thấp. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm: Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Sài hồ, Sinh địa, Xa tiền tử, Trạch tả, Đương quy, Tri mẫu, Hoàng liên. (Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử, Long đởm thảo, Sài hồ thanh nhiệt giải độc; Xa tiền tử, Trạch tả thấ m lợi thấp tà; Đương quy, Tri mẫu, Sinh địa dưỡng huyết, nhuận táo) (Trung Y Cương Mục). Thuốc Bôi: (Nga Chưởng Phong Chỉ Dưỡng Phấn: Chương não, Bằng sa, Hùng hoàng đều 5g, Khô phàn, Băng phiến đều 1g. Tán nhuyễn, trộn đều bôi (Trung Y Cương Mục).
  4. + Tỳ Hư Huyết Táo: Bệnh kéo dài lâu ngày hoặc tr ị không kh ỏi, da tay bị khoét sâu, rách, ngứa, đau, cổ tay giống như chân vịt, khô, rát, da đỏ lên, lưỡi khô ít nước miế ng, mạch Hư, Tế hơi Sác. Điều tr ị: Dưỡng huyế t nhuận táo, phù Tỳ sát trùng. Dùng bài: + Đương Quy Ẩm Tử gia giảm: Đương quy, Xuyên khung, Quế chi, Cam thảo đều 6g, Hà thủ ô, Hoàng tinh, Sinh địa, Thục đ ịa, Bạch thược (sao) đều 15g, Sơn dược, Thiên môn, Mạch môn, Biển đậu (sao), Ngọc trúc đều 12g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học). + Tứ Vật Thang gia giả m: Kinh giới, Sinh địa đều 16g, Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Liên kiều, Hoàng bá, Thương truật đều 12g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu). + Dưỡng huyết, khứ phong. Dùng bài Khứ Phong Địa Hoàng Hoàn gia giảm: Sinh đ ịa, Thục địa, Bạch tật lê, Ngưu tất, Tri mẫu, Hoàng bá, Độc hoạt, Đương quy. (Sinh địa, Thục địa, Tri mẫ u, Đương quy để d ưỡng huyết, nhuận táo; Bạch tật lê, Độc hoạt khứ phong, giảm ngứa; Ngưu tất, Hoàng bá thanh nhiệt, nhuận táo) (Trung Y Cương Mục).
  5. Thuốc Bôi: Nhuận Cơ Cao (Y Tông Kim Giám): Đương quy, Hoàng lạp đều 15g, Tử thảo 3g, Ma du 120g. Hai loại thuốc nấu với dầu, khi thu ốc khô, chỉ lấy dầu, thêm Hoàng lạp vào, nấu thành cao dùng để bôi (Trung Y Cương Mục). Thuốc Bôi: + Lá cây Mỏ quạ, chiết lấy nước bôi ngày 2~3 lần (Y Học Dân T ộc Việt Nam). + Địa du phấn 30g, Khinh phấn 1,5g. Tán nhuyễn, trộn vớ i Dấ m bôi (Trung Y Cương Mục). + Bách bộ, Cát sơn long đều 60g. Sắc lấ y nước ngâm tay (Trung Y Cương Mục). + Ngũ bội tử, Khô phàn. Tán nhuyễn bôi (Trung Y Cương Mục). Thuốc Xông + Kinh giới, Xà sàng tử, Bèo cái, Hoàng bá (vỏ), Nhân trần hoặc Ngải diệp đều 10g. Đun sôi nước khoảng 10 phút, cho thuốc vào, đun sôi tiếp khoảng 5 phút nữa, bắc xuống, xông hơi vào chỗ tổn thương rịn nước. Khi nước nguội, còn hơi âm ấm, ngâm và rủa chổ tổn thương.
  6. Kết quả thường giảm ngứa và khô ngay sau lần xông đầu tiên. Tuy nhiên nên làm thêm 3~5 lần nữa cho khỏi hẳn (Bệnh Viện Da Liễu tp Hồ Chí Minh). Châm Cứu + Nội quan, Hợp cốc, châm tả (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học). + Cứu: A thị huyệt (vùng tổn thương). Dùng Phụ tử, cắt thành lát mỏng, đặt lên huyết, dùng ngải nhung cứu 5~10 tráng, rồi dùng nước cốt Hành trộn với thuốc bột (Bạch phụ tử, Xuyên ô, Cương tằm, Mật đà tăng, Đồng lục, Khinh phấn, Đởm phàn đều 3g, Xạ hương 0,3g), trộn đều thành dạng cao sền sệt, đắp vào vùng tổn thương (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học). Tham Khảo + Dùng bài Địa Hoàng Hoàn GiaVị (Trạch tả, Thục đ ịa đều 240g, Sơn thù nhục 120g, Sơn dược, Đơ bì, Phục linh, Bạch thược, Đương quy, Mạch môn đều 90g, Sài hồ, Nhục quế đều 30g, Thạch xương bồ 15g. Tán bột, trộn với Mật làm thành hoàn, mỗi hoàn nặ ng 10g. ngày uống 2 hoàn. Đã trị 100 ca, đạt tỉ lệ 97% (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1984 (6): 67).
  7. + Dùng thuốc ngâm: Hoa tiêu, Đạ i phong tử, Minh phàn đều 10g,Tạo giác 15g, Hùng hoàng 5g, Thổ cận bì 30g, Ngôn thạch 1,5g, Phượng tiên hoa 30g, ngâm với 1~2 cân dấm một đêm. Ép lấy nước để n gâm. Ngày thứ nhất ngâm 8 phút, ngày thứ hai đến ngày thứ 4, ngâm 2~4 giờ. Sau khi ngâm xong, dùng nước sạch rửa tay. Đã trị 100 ca, khỏi 85, có chuyển biến tốt 13, không khỏi 2. Đạt tỉ lệ 76% (Dương Tất Thành Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1984, 8 (8): 14). Bệnh Án Tổ Đỉa (Trích trong (Đơn Sang Quế Ngoại Khoa Kinh Nghiệm Tập). Hà X, Nữ, 34 tuổi. Bị chứng nga chưởng phong đã hơn 12 năm. Mỗi năm vào mùa hạ, lòng bàn tay nổi lên nh ững nốt to như hạt gạo bọc nước, lúc mọc lúc lặn, khô, ngứa không chịu được. Vào mùa đông thì da tay nứt ra, đầu ngón tay rách, có khi ra máu, đau nhức. Biện chứng: do cảm phả i thấp nhiệt phong độc, tíc tụ lạ i dưới da, khí huyết bị ngăn trở, da không được nhu dưỡng gây nên bệnh. Điều trị: Sơ phong, khứ thấp, sát trùng, chỉ d ưỡng. Dùng: Phù Bình Tán (Phù bình, Cương tằm, Bạch tiên bì đều 12g, Kinh giới, Phòng phong, Độc hoạt, Khương hoạt, Nha tạo, Xuyên ô, Thảo ô, Uy linh tiên đều 10g,
  8. Phượng tiên hoa (tươi) 1 nắ m (bỏ gốc). Thuốc trên ngâm chung với 1 lít Dấm tốt trong 24 giờ, sau đó sắc nhỏ lửa, bỏ bã, lấy nước đó ngâm tay ngày 2~3 lần, mỗ i lần 10~20 phút, lau khô. Ngâm ba lần như vậ y thì khỏi bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2