intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngày 10-5-1972: Một ngày dài Không chiến - Phần 2

Chia sẻ: Chạy Ngay Đi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Ngày 10-5-1972: Một ngày dài Không chiến" là hồi ức mà tác giả Nguyễn Công Huy muốn kể lại về cuộc chiến đấu trên không ác liệt với quân Mỹ ở miền Bắc Việt Nam vào ngày 10-5-1972. Trong phần 2 của ebook này, tác giả sẽ cung cấp một số thông tin về các phi công của cả hai bên trực tiếp tham gia các trận không chiến trong ngày 10-5-1972 để bạn đọc hiểu rõ thêm. Tác giả cũng kể thêm về những cuộc gặp với những người từng tham gia chiến đấu trong ngày hôm ấy. Mời các bạn cùng đón đọc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngày 10-5-1972: Một ngày dài Không chiến - Phần 2

  1. NHỮNGNGƯỜI ĐỌ CÁNH S ố p h ận của từng con người củng tựa như những "miếng ghép của cuộc sôhg". Nó rất đa dạng. Có những "miếng ghép" có th ể cảm nhận được ngay. Có những "miếng ghép" tận sau này mới cảm nhận được. Thậm chí, có những "miếng ghép" m ãi vẫn là hí ẩn... Và còn biết bao điều bất ngờ khác nữa... Phải mất nhiều năm sau chiến tranh tôi mới có cơ hội để được suy ngẫm một cách thấu đáo những gì mình từng trăn trở, và cũng là đến lúc đó mới có cơ hội nắm bắt được những gì mình cần biết qua sự bùng nổ của thông tin, nhất là qua mạng Internet. Bao năm rồi, tôi vẫn canh cánh bên lòng về những trận không chiến ngày 10 tháng 5 năm 1972. Tôi cho rằng, một khi mình đã từng là người tham gia chiến đấu trong ngày hôm ấy thì mình phải hiểu rõ hơn về nó. Dần dà, tôi đã tập hợp lại được các tư liệu, 81
  2. các sự kiện liên quan đến ngày hôm đó và muốn trình bày lại một cách tương đối tổng thể, đặc biệt là về những con người cả hai phía trong ngày hôm ấy. Đương nhiên, không thể nào lần tìm được cả hàng trăm con người, nhưng biết được đến đâu cũng là hay đến đó, rồi dần dần sẽ bổ sung sau vậy. Sau đây, tôi sẽ cung cấp một số thông tin về các phi công của cả hai bên trực tiếp tham gia các trận không chiến trong ngày 10-5-1972 để bạn đọc hiểu rõ thêm, dù là chưa đầy đủ. Với 414 lần chiếc xuất kích trong ngày của Không quân và Hải quân Mỹ gồm hàng trăm máy bay (22 loại, từ tiêm kích, cường kích, tác chiên điện tử, trực thăng, trinh sát, tiếp dầu trên không... ), tức là hàng trăm phi công tham gia thì quy mô của cuộc không chiến không hề nhỏ. Các máy bay của Không quân Mỹ chủ yếu cất cánh từ Thái Lan, trên các sân bay Ubon, Udon, Ta-khơ-li, Korat và Ưtapao hướng đánh vào Hà Nội, cầu Long Biên, ga Yên Viên. Các máy bay của Hải quân Mỹ thì cất cánh từ bôn tàu sân bay: Kitty Hawk, Constellation, Coral Sea và Okinawa, hướng đánh vào Hải Phòng, Hải Dương và các cây cầu ở các khu vực này. Trên tàu sân bay uss Kitty Hawk (CVA-63) có 22 chiếc F-4J, 21 chiếc A-7E, 12 chiếc A-6A và B, ba chiếc KA-6D, bôn chiếc RA-5C, bôn chiếc E-2B, 82
  3. hai chiếc EKA-3B, bốn chiếc SH-3G, năm chiếc HH-3A, Tàu sân bay uss Constellation (CVA-64) thì chở 24 chiếc F-4J, 22 chiếc A-7E, 12 chiếc A-6A, bôn KA-6D, bốn chiếc RA-5C, hai chiếc EKA-3B, bốn E-2B, ba chiếc SH-3G. Tàu sân bay ưss Coral Sea (CVA-43) chỏ 23 chiếc F-4B, 22 chiếc A-7E, 13 chiếc A-6A và B, ba chiếc KA-6D, ba chiếc EKA-3B, hai chiếc RF-8G, bốn chiếc SH-3G. Tàu sân bay uss Okinawa (LPH-3) chở ba chiếc HH-3A, 14 chiếc CH-46D, sáu chiếc CH-53D và ba chiếc UH-1E. Tổng chỉ huy lực lượng Không quân là Đại tướng Giôn Vốc (John Vogt) - Tư lệnh Tập đoàn Không quân s ố 7. Chỉ huy lực lượng của H ải quân là Chuẩn Đô đốc Uy-li-am M ách ( W illiam Mack). Tư lệnh Tập đoàn Không quân sô" 7, Đại tướng Giôn Vốc sinh ngày 18 tháng 3 năm 1920, gia nhập Không quân Mỹ từ năm 1941, là người trải qua con đường học vấn rất ấn tượng, tốt nghiệp các trường đại học nôi tiếng như Yale, Columbia và Harvard. Giôn VỐC đã lấy bằng thạc sĩ tại Đại học Columbia, sau đó theo học chuyên ngành Quan hệ Quốc tế tại Đại học Harvard. 83
  4. Từ tháng 4 đến tháng 12 năm 1942, Vốc phục vụ như là một phi công chiến đấu tại Phi đội không quân tiêm kích 63 (Fighter Squadron), thuộc Liên đoàn 56 (Fighter Group). Tháng 1 năm 1943, Vốc đã cùng phi đội của mình đến Anh và hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu vối tư cách chỉ huy đội bay. Tháng 5 năm 1944, Vốc trở thành Phi đội trưởng Phi đội 360 (Fighter Squadron), thuộc Liên đoàn 356 (Fighter Group) và thực hiện nhiệm vụ chiên đấu thứ hai; tham gia trong các chiến dịch Air Offensive, Europe, Rhineland và Normandy Invasion, vốc đã bắn rơi tám máy bay đối phương trong chiến đấu trên không. Từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 7-1946, Vôc giữ chức Chỉ huy trưởng căn cứ Không quân thứ nhất và căn cứ lục quân Ibura tại Recife, Bra-xin cho đến khi trở về Hoa Kỳ. Giôn VỐC phục vụ nhiều năm tại Phân ban tác chiến và kế hoạch, Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ. Chính Kít-xinh-giơ, người lần đầu tiên gặp tướng Vôc tại Đại học Harvard vào những năm 50 của thê kỷ trưóc đã tiến cử ông ta với Ních-Xơn. Ngay từ năm 1954, khi Pháp có nguy cơ thất thủ tại Điện Biên Phủ, vốc đã được Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ cử sang Pa-ri để bàn bạc với Bộ chỉ huy Không quân Pháp về các kế hoạch can dự của Không quân Mỹ vào Đông Dương. 84
  5. Năm 1965, khi bắt đầu "Chiến dịch Sấm Rền", tướng Vốc lúc đó làm việc trong văn phòng Bộ Quốc phòng, trực tiếp giúp Mắc Na-ma-ra và Pôn Nít-dơ (Paul Nitze) (khi đó là Bộ trưởng Hải quân và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ) khởi thảo danh mục các mục tiêu đánh phá cho Không quân Mỹ, sau đó một thời gian dài là Phó Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương. Năm 1972, Tổng thống Ních-Xơn đã bổ nhiệm tướng Giôn Vốc làm Tư lệnh Tập đoàn Không quân sô" 7, nơi Vốc trực tiếp chỉ huy "Chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ 1 và 2", những chiến dịch cuối cùng của Không quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Trước khi lên đường sang Sài Gòn nhận nhiệm vụ, tướng Vốc đã gặp Tổng thông Ních-Xơn và Cô" vấn an ninh Hen-ri Kít-xinh-giơ tại tòa nhà điều hành cạnh Nhà Trắng. Tại cuộc gặp này, Ních-Xơn nhắc lại quyết tâm rút bộ binh Mỹ khỏi Việt Nam như đã hứa với cử tri Mỹ, nhưng yêu cầu tướng Giôn Vô"c phải tiến hành mọi biện pháp để giữ được miền Nam Việt Nam. Tưống Vốc hứa sau khi tiếp thu công việc và nắm vững tình hình các đơn vị thì sẽ hành động quyết liệt. Sau chiến tranh Việt Nam, vào tháng 10 năm 1973, tướng Vô"c được bổ nhiệm làm Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương. Tháng 6 năm 1974, tướng Giôn Vốc được bổ nhiệm là Tư lệnh Không quân Mỹ ở châu Ẩu. 85
  6. Tướng Giôn Vốc về nghỉ hưu năm 1975 và mất ngày 16 tháng 4 năm 2010. Chuẩn Đô đốc Uy-li-am Pết-đơn Mách (William Paden Mack) sinh ngày 6 tháng 8 năm 1915, từng tốt nghiệp Học viện Hải quân vào năm 1937 và là Chỉ huy trưởng của Học viện Hải quân Hoa Kỳ ở Annapolis, Maryland từ 16 tháng 6 năm 1972 cho đến khi nghỉ hưu vào tháng 8 năm 1975. Sau này, Uy-li-am Mách đã trở thành một nhà văn và mất ngày 15 tháng 1 năm 2003. Đ ể đánh sập cây cầu Long Biên vào ngày này, Mỹ đ ã sử dụng 20 chiếc F-4, năm chiếc F-105 và Đại tá Không đoàn trưởng Các Min-lơ cùng Đại tá Không đoàn phó Ri-sác Hon trực tiếp bay dẫn đội, chỉ huy việc đánh cầu. . Đại tá Không đoàn trưởng Các Min-lơ sinh năm 1930 ở Bớc-minh-ham, Alabama, tốt nghiệp trung học vào năm 1948 và tôt nghiệp trường Đại học Alabama năm 1951 vối bằng cử nhân quản trị kinh doanh. Các Min-lơ tiếp tục lấy bằng tiến sĩ Luật năm 1961 từ Đại học Saint Mary ỏ San Antonio, Tếch-dát. Các Min-lơ cũng đã tôt nghiệp Đại học chỉ huy Không quân và Tham mưu cao cấp vào năm 1962 và trường Cao đẳng công nghiệp của cốc lực lượng trang bị năm 1970. Các Min-lơ gia nhập Không quân Hoa Kỳ tháng 6 năm 1951. Sau khi hoàn thành khóa đào 86
  7. tạo cơ bản, Min-lơ tham dự lớp huấn luyện phi công tại Bartow Air Base, Phờ-lo-ri-đa. Tháng 9 năm 1952 tốt nghiệp, nhận quân hàm Trung úy, sau đó tiếp tục hoàn thành lớp đào tạo phi hành đoàn chiến đấu F-84 tại căn cứ Không quân Luke, Arizona. Tháng 1 năm 1953, Các Min-lơ được điều về chỉ huy Không đoàn 474 (Tactical Fighter Wing) tại căn cứ Không quân Kunsan, Hàn Quốc và trỏ thành sĩ quan hoạt động của Không đoàn 430 (Tactical Fighter Wing) tháng 5 năm 1953. Các Min-lơ tham gia chiến tranh Triều Tiên với 57 phi vụ, trưốc khi tham gia chiến tranh ở Việt Nam. Tháng 12 năm 1953, Min-lơ được giao nhiệm vụ chỉ huy đào tạo Không quân và phục vụ tại Phi đoàn đào tạo chiến đấu 3645 tại căn cứ Không quân Laughlin, Tếch-dát. Tháng 2 năm 1957, được điều đến căn cứ Hondo, Tếch-dát, một trường đào tạo phi hợp đồng dân sự và là sĩ quan huấn luyện quân sự cho một phi đội Hàng không thiếu sinh quân. Tháng 3 năm 1958, Min-lơ được chuyển đến căn cứ Randolph, Tếch-dát làm Giám đốc của đoàn Tiêu chuẩn T-33. Tháng 8 năm 1961, Min-lơ theo học Đại học Khống quân và Tham mưu cao cấp tại căn cứ Maxwell, Alabama. Sau khi hoàn thành việc học của mình, Min-lơ tham gia Bộ Tham mưu Không quân đồng minh 87
  8. chiến thuật thứ tư, một tổ chức quân sự của NATO tại căn cứ Ramstein, Đức vào tháng 6 năm 1962, từng là sĩ quan điều hành các hoạt động cho Phó Tham mưu trưởng. Tháng 7 năm 1966, Min-lơ được điều đến Không đoàn chiến thuật 31 tại căn cứ Homestead, Phờ-lo-ri-đa. Không đoàn 31 được triển khai tới căn cứ Không quân Tuy Hòa của quân đội Sài Gòn vào tháng 10 năm 1966. Khi đó, Min-lơ là Giám đôc của các hoạt động và đào tạo. Tháng 1 năm 1968, Min-lơ được điểu trở lại Ramstein vối tư cách là trợ lí Giám đôc đánh giá chiên thuật và sau đó là trợ lí Giám đốc của không lưu tại Bộ chỉ huy Không quân 17. Tháng 7 năm 1969, Min-lơ tham gia trường Đại học công nghiệp của các lực lượng trang bị ở Oa-sinh-tơn. Tháng 7 năm 1970, được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của Không đoàn Vũ khí 57 và là chỉ huy của Trường Vũ khí chiến thuật tại căn cứ Nellis, Nê-va-đa. Năm 1971, Min-lơ trỏ lại Tây Nam Á vối cương vị là Phó chỉ huy của Không đoàn chiến thuật sô 8 tại căn cứ Không quân Hoàng gia Udon, Thái Lan và trở thành Chỉ huy trưởng vào tháng 2 năm 1972. Khi chỉ huy Không đoàn chiến thuật sô' 8, Min-lơ đã lái máy bay F-4 vói nhiệm vụ tấn công trong chiến dịch Lai-riơ-bếch-cơ vào miền Bắc Việt Nam. 88
  9. Min-lơ gia nhập Đồng minh không lực miền Nam châu Âu (AIRSOUTH), một trụ sở quân sự NATO ở Naples, Ý vào tháng 1 năm 1973. Tháng 11 năm 1973, Min-lơ được điều đến Hancock Field làm chỉ huy của vùng NORAD 21 với trách nhiệm bổ sung là chỉ huy Sư đoàn Không quân 21. Cũng trong năm 1973 này, Min-lơ được phong quân hàm Thiếu tướng. Tháng 1 năm 1974, tướng Min-lơ là Tư lệnh phó Không đoàn chiến thuật đồng minh của NATO ở Vicenza, Ý. Tổng cộng, Các Min-lơ đã tham gia 524 trận. Riêng ỏ chiến tranh Việt Nam là 189 trận bay trên F-4 và 278 trận bay trên F-100. Đại tá Không đoàn phó Ri-sác Hon sinh ngày 2 tháng 3 năm 1931, quê ỏ thành phô' Portland, tiểu bang Oregon. Sau khi tốt nghiệp Đại học Oregon, Ri-sác Hon gia nhập Không quân vào năm 1952. Vào ngày 27 tháng 4 năm 1972, trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Hon đã dẫn đầu cuộc oanh kích đánh sập cây cầu Hàm Rồng - cây cầu từng gây tổn thất cho 36 phi công Mỹ trong suô't bốn năm với những cuộc tấn công thất bại. Trong 30 năm cuộc đòi binh nghiệp của mình, Hon từng thực hiện 335 phi vụ với máy bay F-4, 89
  10. đã được tặng thưởng bôn huy chương cao quý, mười huy chương Dũng cảm, huân chương ưu tú, huy chương đồng, 23 huy chương Không quân và bảy huy chương đồng khác, trong đó có cả huy chương của quân đội Sài Gòn và Nam Hàn. Trong đợt nhiệm vụ thứ hai của mình tại Việt Nam, Đại tá Hon được bổ nhiệm làm Tư lệnh phó của Không đoàn Không kích Chiến thuật số’ 8 tại Udon, căn cứ Không quân Hoàng gia Thái Lan. Năm 1982, Đại tá Hon hoàn thành sự nghiệp của mình với tư cách là Phó Tư lệnh thứ ba của Không quân. Đại tá Ri-sác Hon về nghỉ hưu tại Reno, Nê-va-đa và qua đời ngày 3 tháng 1 năm 2015. Vào lúc 8 giờ 52 phú t ngày 10 tháng 5 năm 1972, khi biên đội hai chiếc MiG-21 của Đặng Ngọc Ngự và Nguyễn Văn Ngãi thuộc Trung đoàn Không quản tiêm kích 921 cất cánh từ sân bay Kép lên thì bị biên đội hai chiếc F - 4 J (Silver Kite) của Đại úy Ot-xtin H ao-kin (Austin H aw kins) và Đại úy Cơ-títx Đô (Curtis Dose) thuộc Phi đoàn VF-92, tàu sân bay uss Constellation đang làm nhiệm vụ bay tuần tiễu ngang săn bay Kép ở độ cao 5.000 mét p h á t hiện, lao xuôhg tấn công. Chiếc F-4 bay sô' 2 của Đ ại úy Cơ-títx Đô và Thiếu tá Giêm M ắc Đê-vít (Jam es Mc Devitt) điều khiển đã bám theo máy bay của Nguyễn Văn Ngãi, 90
  11. p h ón g h ai quả tên lửa AIM-9G. Quả tên lửa thứ h a i đ ã lao trúng máy bay của Nguyễn Văn Ngãi k h i an h mới lên đến độ cao 15-20 mét ị Nguyễn Văn Ngãi không kịp nhảy dù, máy bay rơi xuôhg p h ía đầu đường băng và đã hy sinh. Sau này,' tôi được biết, Đại úy ôt-xtin Hao-kin sinh ngày 8 tháng 8 năm 1942, ở Phờ-lo-ri-đa là một phi công phản lực kỳ cựu, phục vụ trong lực lượng Hải quân Hoa Kỳ 21 năm. Vào ngày 21 tháng 4 năm 1985, Ot-xtin Hao-kin là sĩ quan điều hành của đơn vị trù bị Không quân của Hải quân tại trạm Point Mugu đã bị thiệt mạng khi chiếc máy bay hạng nhẹ của Ôt-xtin Hao-kin bị rơi ở miền Bắc Xan Đi-ê-gô. Chiếc máy bay một động cơ này bị tai nạn trong lúc trời mưa. Cơ-títx Đô hiện đã về hưu với quân hàm Trung tá Hải quân, từng nhận Huân chương Danh dự và 13 Huy chương khác trong Không quân Hải quân Hoa Kỳ. Trung tá Cơ-títx Đô cùng với cha của mình là Đại úy Rô-bớc Đô (Robert G. Dose) là cặp cha con duy nhất ghi được chiến công bắn rơi máy bay đốì phương. Riêng về phi công Thiếu tá Giêm Mắc Đê-vít thì tôi hoàn toàn không có thông tin. Lúc 9 giờ 36 phút ngày 10 tháng 5 năm 1972, biên đội bốn chiếc tiêm kích MiG-19 của Phạm Ngọc Tâm, P hạm Hùng Sơn (C), Nguyễn Văn Phúc, 91
  12. Lê Đức Oánh thuộc Trung đoàn K hông quăn tiêm kích 925 trực ở đầu nam sân bay Yên B ái đã xuất kích chiến đấu và 20 phú t sau, biên đội bốn chiếc tiêm kích MiG-19 của H oàng Cao Bổng, Phạm Cao Hà, Nguyễn Văn Cương, L ê Văn Tưởng trực ở đầu bắc sân bay Yên B ái củng xuât kích. Cả hai biên đội cùng vòng trực trên đỉnh sân bay. Hai biên đội MiG-19 đ ã g ặp lực lượng 32 chiếc máy bay F-4 của Không đoàn tiêm kích chiến thuật s ố 432 của Mỹ do Thiếu tá Rô-bớc An-phơ-rết Lót (Robert Alfred Lodge) và Đ ại úy Râu-gơ Lót-trơ Roger c. Locher) dẫn đầu. Các trận tao ngộ chiến đã; xảy ra. Phi công tiêm kích Nguyễn Văn Phúc đã bám được chiếc F-4D của Thiếu tá Rô-bớc An-phơ-rết Lót, nô liên tiếp h a i loạt đạn. Chiếc F-4D trúng đạn, khựng lại rồi đ ổ vào xoáy ốc. Nó tiếp tục nhận được loạt đạn thứ ba, bị gãy đôi và bốc cháy. Thiếu tá Rô-bóc An-phơ-rết Lót thiệt mạng, còn Đại úy Râu-gơ Lót-trơ kịp nhảy dù. Tôi không có được thông tin về Thiếu tá Rô-bớc An-phơ-rết Lót, còn Đại úy Râu-gơ Lót-trơ thì sinh ngày 13 tháng 9 năm 1946 tại Sabetha, bang Kan-đát. Lót-trơ gia nhập lực lượng Không quân năm 1969, tốt nghiệp Trường đào tạo phi công - hoa tiêu, bay trên loại máy bay F-4 tại căn cứ Davis Monthan ỏ Arizona, sau đo được điều đến Phi đội 555, Không đoàn 432 TFW. Lót và Lót-trơ 92
  13. là những phi công giàu kinh nghiệm trong khu vực Đông Nam Á. Khi máy bay bị bắn, Lót-trơ đã báo cho phi công chính rằng động cơ bên phải của máy bay đã phát nổ. Lót và Lót-trơ đã thảo luận các lựa chọn của họ. Áp suất thủy lực tụt dần. Khi Lót để chế độ lái tự động, máy bay không đáp ứng. Phía sau của máy bay đang bốc cháy, máy bay thì gầm rú, quay cuồng và khói ùa vào đầy buồng lái. Lót-trơ nói với Lót rằng máy bay càng lúc càng nóng và tốt hơn hết là nhảy dù. Lót nhìn qua vai phải của Lót-trơ và nói: "Tại sao không bung dù đi?". Khoảng thời gian ba tuần trước đó, Rô-bớc Lót đã từng nói với các đồng nghiệp trong phi đoàn giống như nhiều lần đã nói trước đây rằpg sẽ không cho phép mình bị bắt vì biết quá nhiều về thông tin mật và nhạy cảm. Lót-trơ đã nhảy dù thành công nhưng không bao giờ nhìn thấy chiếc dù của Thiếu tá Rô-bốc Lót. Chiếc dù của Lót-trơ bị mắc kẹt vào cây nên Lót-trơ không thể giấu dù của mình được. Sau khi lấy ra vài vật dụng cần thiết từ gói trang bị sổng còn, cho vào áo cứu hộ (gồm súng ngắn, hai lít nưốc, hộp cứu thương, thuốc chông côn trùng, màn chống muỗi và một con dao) và ngụy trang đường mình đi rồi leo lên phía đông của đỉnh núi và rồi lại trốn trong bụi cây bên sưòn phía Tây. Trong ba ngày, Lót-trơ nghe chừng như có một đội tìm kiếm của người địa phương đang đập vào các bụi rậm ở phía đông sườn núi. Lót-trơ chui ấn vào 93
  14. bụi cây và rồi lại quay trở lại đỉnh núi... Lót-trơ quyết định cơ hội tốt nhất cho mình đê được cứu hộ là băng qua rừng, địa hình đồi núi và vùng trồng trọt ở thung lũng sông Hồng, bơi qua sông, tìm cách đến vùng núi thưa thốt dân cư ở phía Nam. Lót-trơ đã lang thang trong rừng 23 ngày. Lót-trơ không dám sử dụng thiết bị cứu hộ phát thanh URC-64 của mình, chỉ dám di chuyên trong khoảng 19 kilômét mỗi ngày vào thời điểm ban đêm và rạng sáng, tránh người địa phương và tránh xa đất liền. Có lần, Lót-trơ suýt chạm trán với một người dân Việt Nam vào buổi sáng tinh mơ, nhưng đã kịp lẩn tránh. Lót-trơ dã phải trôn ngoài cánh đồng,'lấy lá cây và rơm rạ phủ kín người, nằm im ở đó cả ngày. Suốt 23 ngày lang thang trong rừng, Lót-trơ phải tự tìm lá cây, củ rừng và những thứ có thê ăn được, uống được để nuôi sông mình. Cũng trong 23 ngày ấy, Lót-trơ đã sút 14 kilôgam. Ngày 1 tháng 6, Lót-trơ đã liên lạc được với một chiếc F-4 đang bay trên tròi, kịp báo vị trí của mình. Một nhiệm vụ cứu nạn được đặt ra cho một số máy bay A-1E HH-53, F-4 và F-105 để giải cứu Lót-trơ nhưng đã bị lực lượng Phòng không và MiG đánh bạt. Sang ngày 2 tháng 6, tướng Giôn Vốc sau khi tham khảo ý kiến với chỉ huy quân đội MACV là tướng Phò-rê-đê-rích Uây-an (Frederick c. Weyand), đã hủy bỏ cuộc tấn công Hà Nội, huy động tất cả các nguồn 94
  15. lực sẵn có, vối hơn 150 máy bay để giải cứu Đại úy Lót-trơ. Các lực lượng đặc nhiệm trực tiếp của 119 máy bay bao gồm hai chiếc HH-53 - máy bay trực thăng cứu hộ, máy bay ném bom và một sô" F-4 hộ tống, EB-66s, A-lEs, F-105G và máy bay tiếp dầu KC-135. Đến trưa ngày 2 tháng 6 thì Lót-trơ được cứu thoát ở vị trí cách Yên Bái năm dặm (tám kilômét) bằng máy bay trực thăng HH-53 và được chở về sân bay Udon. Trưốc đó, tổ bay của Lót-trơ tuyên bố" bắn trúng ba chiếc máy bay MiG của đối phương và Lót-trơ trở thành phi công Mỹ có quãng thời gian từ khi bị bắn rơi cho đến khi được cứu thoát là dài nhất, với một chiến dịch giải cứu dài nhất. Đại úy Lót-trơ đã thực hiện phi vụ thứ 407 trong chiến tranh. Sau khi trở về Mỹ, Lót-trơ đã tham dự khóa đào tạo phi công và được giao lái F-4 với vị trí phi công chính. Lót-trơ bay F-4 ở Niu Mê-hi-cô, Mê-hi-cô, A-lát-xca và Phò-lo-ri-đa trước khi chuyển sang bay huấn luyện trên loại máy bay F-16, giữ chức vụ hướng dẫn và chỉ huy bay. Sau đó, Lót-trơ đóng một vai trò quan trọng trong những ngày đầu của "Chương trình đen" siêu bí mật sản xuất ra các máy bay chiến đấu tàng hình Lockheed F-117 Nighthawk. Râu-gơ Lót-trơ nghỉ hưu năm 2010 ở Sabetha, Kan-dát. 95
  16. Biên đội bốn chiếc của H oàng Cao Bổng, Phạm Cao Hà, Nguyễn Văn Cương, L ê Văn Tưởng thì quần nhau với tốp F-4 của Không quăn Mỹ đang làm nhiệm vụ yểm hộ tốp cường kích ném bom la-de (mật danh là Cleveland). S ố 4 L ê Văn Tưởng đ ã cắt một đường bay siêu gọn, bám ngay sau chiếc F-4 do Đại úy Giép-phờ-rây Lin-đơn H a-rít (Jeffrey Lyndon Harris) và Đại úy Đen-nít Ét-uốt Uyn-kin-xơn (Dennis Edward Wilkinson) điều khiển, nện hai loạt đạn trúng cánh bên p h ả i của chiếc F-4E này, bắt nó cắm đầu xuống ph ía tây nam sân bay Yên Bái. Cả hai p h i công bay trên chiếc F-4 này không nhảy dù được và đã chết trận. Giép-phờ-rây Lin-đơn Ha-rít sinh ngày 28 tháng 5 năm 1943 và tử trận ngày 10 tháng 5 năm 1972. Đen-nít Ét-uốt Uyn-kin-xơn sinh ngày 23 tháng 7 năm 1944, tử trận ngày 10 tháng 5 năm 1972. Lúc 9 giờ 39 phút, biên đội hai chiếc MiG-21 của Nguyễn Công Huy và Cao Sơn K hảo thuộc Trung đoàn Không quân tiêm kích 921 trực ban chiến đâu trẽn sân bay Đa Phúc nhận lệnh xuất kích chiến đâu, bay về khu vực Tuyên Quang làm nhiệm vụ nghi binh và yểm trợ cho lực lượng MiG-19 đang làm nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu ở Yên Bái, Tuyên Quang, đã gặp địch và trận không chiến không cân sức đã xảy ra. Trong trận không chiêh này, chiếc F-4 do Trung úy Giôn-Mác-cơ (John D. Markle) và Đại úy 96
  17. xti-vơn ip-vơ (ỈSteven D. hiaves) thuộc .Phi đội bbb, Không đoàn 432 TFW điều khiển đã bắn trúng máy bay của Cao Sơn Khảo. Tôi hoàn toàn không có thông tin về hai phi công này. 12 giờ 55 phút, biên đội bốn chiếc tiêm kích MiG-17 của Nguyễn Văn Thọ, Tạ Đông Trung, Đỗ Hạng, Trà Văn Kiếm thuộc Trung đoàn Không quân tiêm kích 923 xuất kích từ sân bay Kép vòng về p h ía H ải Dương thì gặp lực lượng lớn máy bay của H ải quân Mỹ gồm A-7 và F-4. Trong trận không chiến, sau khi ph i công Đỗ Hạng bị bắn rơi, bị bắn rách dù và hy sinh thì phi công Trà Vần Kiếm củng quần nhau tơi bời VỚI F-4 do Đại úy Ran-đờ Cơn-ninh-ham (Randal H. Cunningham) và Trung úy Uy-li-am Đơ-rítx-côn (William p. Drisscoll) thuộc Phi đội VF-96, tàu sân bay uss Constellation điều khiển. Máy bay của Trà Văn Kiếm bị trúng tên lửa A1M-9G, bị thương nhẹ, nhưng do thất tốc, lao xuống đất và Thiếu úy Trà Văn K iếm đ ã hy sinh. Đại úy Cơn-ninh-ham thì cứ lầm tưởng Trà Văn Kiếm là p h i cồng huyền thoại Nguyễn Tom 1 vì các động tác trong không chiến của Trà Văn Kiếm 1. Nỗi ám ảnh về các phi công xuất sắc của Không quân Việt Nam khiến phi công Mỹ đồn tai nhau về một phi công “át” có tên là Đại tá Toon (có người gọi là Tom) và gán cho cái họ rất phổ biến ở Việt Nam là họ Nguyễn. Trên thực tế, Đại tá Nguyễn Tom chỉ là một nhân vật tưởng tượng. 97
  18. rất điêu luyện. Trên đường trở về tàu sân bay Cơn-ninh-ham đã bị tên lửa P hòng không SAM bắn rơi, cả hai p h i công trên chiếc F-4 đều nhảy dù và được cứu thoát. Đại úy Cơn-ninh-ham (có biệt danh là Randy "Duke" Cunningham) sinh ngày 8 tháng 12 năm 1941 tại Lốt Ảng-giơ-lét, bang Ca-li-phoóc-ni-a. Sau khi nhận bằng cử nhân vào năm 1964 và thạc sĩ trong ngành giáo dục năm 1965 của trường Đại học Missouri, bang Missouri, Cơn-ninh-ham băt đầu sự nghiệp của mình như là một nhà giáo dục và một huấn luyện viên tại Trung học Hinsdale. Là một huấn luyện viên bơi lội, Cơn-ninh-ham đã từng đào tạo được hai vận động viên đoạt Huy chương Vàng và Bạc Olympic. Cơn-ninh-ham đã tốt nghiệp khóa huấn luyện nâng cao TOP GUN trước khi được điều đến Phi đội VF-96, tàu sân bay uss Constellation, Hải quân Mỹ. "Duke" Cơn-ninh-ham đã trở thành một trong những phi công Hải quân Mỹ được vinh danh trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong chiến tranh, Cơn-ninh-ham xuất kícl 300 phi vụ, được ghi nhận bắn rơi năm chiếc MiG (bôn chiếc MiG-17 và một chiếc MiG-21), vì vậy Cơn-ninh-ham cùng với phi công Đò-rítx-côn tr< thành cặp phi công Aces (át chủ bài) đầu tiên Vỉ duy nhất của Hải quân Mỹ. 98
  19. Cơn-ninh-ham đã nhận được Huy chương cao quý của Hải quân Mỹ là Navy Cross, hai Huân chương Danh dự, 15 Huy chương Không quân và Huy chương Dũng cảm. Sau chiến tranh Việt Nam, "Duke" Cơn-ninh-ham quay lại làm giáo viên tại Trung tâm huấn luyện phi công TOP GUN, sau đó là với VF-154. Sau đợt nhiệm vụ tại Lầu Năm Góc, Cơn-ninh-ham lại trở về VF-154. Năm 1987, Cơn-ninh-ham được bổ nhiệm làm Tư lệnh một Không đoàn. Trong những năm 1990, Cơn-ninh-ham còn nổi tiếng là một bình luận viên truyền hình trên kênh lịch sử với chương trình "Các trận không chiến nổi tiếng nhất". Thậm chí, trong chiến tranh Vùng Vịnh, Cơn-ninh-ham còn tham gia bình luận trực tiếp trên máy bay của Hải quân Mỹ tham chiến. Sự nghiệp chính trị của Cơn-ninh-ham bắt đầu với việc giành được ghế nghị sĩ của Đảng Cộng hòa quận 44, một trong bôn quận của thành phô Xan Đi-ê-gô vào năm 1990, nhưng rồi vào những năm sau đó không được thuận lợi. Sau khi nghỉ hưu năm 1987 với quân hàm trung tá, Cơn-ninh-ham đã trở thành Hiệu trưởng Trường Quốc gia Hàng không và bắt đầu tiếp thị công ty Hàng không của riêng mình - Doanh nghiệp TOP GUN. 99
  20. Phi công ngồi buồng sau trên máy bay của Cơn- ninh-ham là Trung úy nhất Uy-li-am Đò-rítx-côn sinh ngày 5 tháng 3 năm 1947, đã tốt nghiệp ngành kinh tế của Trường Đại học Stonehill, North Easton, Ma-sa-chu-sét năm 1966 và lấy bằng thạc sĩ quản trị tại Đại học Nam Ca-li-phoóc-ni-a. Đờ-rítx-côn gia nhập lực lượng Hải quân Mỹ năm 1968 và trở thành phi công dẫn đường (RIO) trên máy bay F-4. Trong ngày 10-5-1972, sau trận không chiến với MiG-17 của Không quân Việt Nam, khi quay trở về căn cứ của mình, máy bay của Cơn-ninh-ham và Đờ-rítx-côn đã bị bắn rơi trên biển. Cơn-ninh-ham và Đò-rítx-côn nhảy dù và được cứu thoát. Cùng với Cơn-ninh-ham, Đò-rítx-côn đã được công nhận là hai phi công Aces (át chủ bài) duy nhất của Hải quân Mỹ. Uy-li-am Đờ-rítx-côn đã được tặng thưởng Huy chương của Hải quân Mỹ Navy Cross. Saù chiến tranh, Uy-li-am Đờ-rítx-côn trở thành giáo viên bay tại Trường Naval Fighter Weapons, đào tạo phi công chiến đấu của Hải quân (TOP GUN), rồi trở thành giáo viên bay trên F-14 Tomcat của Phi đoàn 124 (VF-124), Phi đoàn thay thế của Hạm đội F-14 cho Hạm đội Thái Bình Dương tại NAS Miramar (hay là MCAS Miramar), ở Xan Đi-ê-gô. 100
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2