intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngâm rửa chân - Cách trị liệu hiệu quả, đơn giản

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

92
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Liệu pháp ngâm rửa chân là một cách điều trị bệnh qua việc dùng nước ấm hay nước thuốc để ngâm, rửa chân. Nó có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, chữa trị chứng di tinh… Gần đây, các nhà y học theo nguyên lý học thuyết kinh lạc Đông y đã phát hiện ngũ tạng lục phủ có vùng tương ứng ở đôi chân. Khi rửa chân đồng thời thực hiện xoa bóp các ngón chân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh. Chẳng hạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngâm rửa chân - Cách trị liệu hiệu quả, đơn giản

  1. Ngâm rửa chân - Cách trị liệu hiệu quả, đơn giản Liệu pháp ngâm rửa chân là một cách điều trị bệnh qua việc dùng nước ấm hay nước thuốc để ngâm, rửa chân. Nó có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, chữa trị chứng di tinh… Gần đây, các nhà y học theo nguyên lý học thuyết kinh lạc Đông y đã phát hiện ngũ tạng lục phủ có vùng tương ứng ở đôi chân. Khi rửa chân đồng thời thực hiện xoa bóp các ngón chân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh. Chẳng hạn ngón chân cái là đường đi ngang qua của hai kinh can - tỳ, giúp sơ can - kiện tỳ, tăng sự thèm ăn, điều trị gan - tỳ sưng to. Ngón chân thứ tư
  2. thuộc kinh đởm, giúp phòng trị táo bón và đau hông sườn. Ngón chân út thuộc kinh bàng quang, chữa chứng đái dầm ở trẻ, điều chỉnh đúng vị trí tử cung của phụ nữ. Lòng bàn chân có huyệt dũng tuyền thuộc kinh thận, giúp điều trị thận hư, suy nhược… Hiện nay, các nhà chuyên môn còn cho rằng: đôi chân con người có vô số rễ thần kinh liên quan mật thiết với thần kinh trung khu đại não, đồng thời liên hệ mật thiết đến từng cơ quan, từng vị trí trên khắp cơ thể. Dùng nước ấm ngâm, rửa chân là tạo một kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não. Phương pháp thực hiện Ngâm, rửa chân bằng nước ấm: Dùng các loại nước sạch như nước giếng, sông, hồ, biển, suối hay nước máy, nấu nóng đến 50 - 600C rồi cho vào thau bằng gỗ hay sứ (hiện nay ở những cửa hàng dụng cụ y khoa đã có bán các bồn bằng điện và tạo sóng kích thích). Người bệnh ngồi thẳng, cởi bỏ giầy, vớ, ngâm rửa chân trong nước ấm, mỗi lần ngâm rửa từ 10 - 15 phút. Mỗi tối trước khi đi ngủ thực hiện một lần. Nếu nhiệt độ nước hơi cao, có thể thêm một ít nước lạnh hoặc chờ nước nguội bớt rồi mới ngâm rửa. Nói chung, nhiệt độ nước cần phù hợp mức độ chịu đựng của người bệnh. Ngâm, rửa chân bằng nước thuốc: - Chọn phương thuốc thích hợp với tính chất của bệnh.
  3. - Dùng nước nấu thuốc hoặc dùng nước nóng hòa tan thành dung dịch thuốc (đối với thuốc đã tán bột). Sau đó đổ dung dịch thuốc vào bồn gỗ hay sứ, đưa hai chân (hay bên chân bị bệnh) vào ngâm, rửa. Mỗi ngày làm 1 - 3 lần, mỗi lần 10 - 20 phút. Thành phần thuốc ngâm: Đương quy 12 g, sinh địa 15 g, hoàng kỳ 15 g, tô mộc 10 g, xuyên tiêu 10 g, trạch lan 10 g, hoàng cầm 12 g, quế chi 6 g, tế tân 6 g, khổ sâm 12 g. Bài thuốc nam ngâm chân: Muối hột (một muỗng canh), gừng (củ bằng ngón tay cái), xác trà (1 nhúm). Những điều cần lưu ý - Khi ngâm, rửa chân cần theo dõi nhiệt độ của nước, không được quá nóng để tránh gây tổn thương chân. - Người cao tuổi, trẻ em hay người bệnh không tự chủ được hành vi khi ngâm, rửa chân cần có người khác giúp đỡ để tránh xảy ra tai nạn. - Khi dùng nước thuốc, cần chọn các vị thuốc thích hợp, tính năng của thuốc phải phù hợp với từng chứng bệnh. Không dùng thuốc có tính kích thích mạnh và ăn mòn.
  4. - Có thể phối hợp ngâm, rửa chân với các liệu pháp khác (tiến hành cùng lúc). - Không dùng liệu pháp ngâm, rửa chân cho người bệnh sợ nước và bị chó cắn. Sau đây là 10 bài thuốc ngâm chân phổ biến trong dân gian Bài 1: Điều hòa âm dương thông kinh hoạt lạc, bao gồm: sinh địa 12 g, đương quy 12 g, hoàng kỳ 12 g, hương phụ 6 g, phòng phong 6 g, tô mộc 8 g, thân cân thảo 10 g. Bài 2: Cảm hàn, dùng : ma hoàng 6 g, quế chi 8 g, kinh giới 10 g, gừng tươi 4 g. Bài 3: Cảm nhiệt: bạc hà15 g, kim ngân hoa 12 g, ngưu bàng tử 10 g, bạch đậu khấu 10 g. Bài 4: Đau đầu : xuyên khung 15 g, bạch chỉ 12 g, thông bạch 8 g, bạch phụ tử 8 g. Bài 5: Kinh nguyệt không đều: ngải cứu 12 g, ích mẫu 12 g, hương phụ 12 g, hạ khô thảo 12 g. Bài 6: Đau lưng: xuyên ô 12 g, đỗ trọng 12 g, ngưu tất 12 g, cốt toái bổ 12 g.
  5. Bài 7: Nấm chân: kinh giới 12 g, đinh lăng 12 g, xà sàng tử 10 g, xuyên tiêu 10 g. Bài 8: Hạ huyết áp: long cốt 10 g, ngưu tất 12 g, ngô thù du 10 g, mẫu lệ 10 g. Bài 9 : Bệnh mất ngủ - tim hồi hộp: dạ giao đằng 12 g, hợp hoan bì 12 g, phục thần 10 g, đơn sâm10 g. Bài 10 : Bệnh ra mồ hôi chân tay: ma hoàn căn 12 g, phòng phong 12 g, phù tiểu mạch 15 g, hoàng kỳ 15 g. Sử dụng một chén nước sôi hòa với 2 đến 3 chén nước lạnh ngâm từ 10 đến 15 phút, bắt đầu ngâm từ gót trước dần đến bàn chân, ngón chân, ngâm xong lau khô.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2