intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngăn chặn hành vi bạo lực ở trẻ

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

108
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hạn chế tối đa trẻ nhìn thấy bạo lực ở nhà, ở cộng đồng và các phương tiện thông tin đại chúng. Những hành vi bạo lực mà trẻ Thái độ của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của trẻ mắc phải là một mối quan tâm lớn đối với tất cả chúng ta. Vấn đề phức tạp và rắc rối này cần phải được hiểu một cách thấu đáo từ những ông bố bà mẹ, thầy cô giáo và mọi đối tượng khác. Trẻ ở độ tuổi chưa đến trường có thể biểu hiện những hành...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngăn chặn hành vi bạo lực ở trẻ

  1. Ngăn chặn hành vi bạo lực ở trẻ Hạn chế tối đa trẻ nhìn thấy bạo lực ở nhà, ở cộng đồng và các phương tiện thông tin đại chúng. Những hành vi bạo lực mà trẻ Thái độ của cha mẹ ảnh hưởng mắc phải là một mối rất nhiều đến hành vi của trẻ - quan tâm lớn đối với tất cả chúng ta. Vấn đề phức tạp và rắc rối này cần phải được hiểu một cách thấu đáo từ những ông bố bà mẹ, thầy cô giáo và mọi đối tượng khác. Trẻ ở độ tuổi chưa đến trường có thể biểu hiện những hành vi bạo lực. Cha mẹ và những người lớn - những người chứng kiến những hành vi này có thể quan tâm, tuy nhiên họ thường hi vọng rằng con cái họ sẽ lớn và không còn hành xử như thế nữa. Điều
  2. này là sai lầm. Những hành vi bạo lực phải được chú ý đặc biệt và không thể cho qua như thể “đó chỉ là một thời kỳ tất yếu mà chúng phải đi qua”. Các hành vi bạo lực Trẻ có tính khí cực kỳ nóng nảy, hung dữ, đánh nhau, đe dọa làm đau người khác (thậm trí có cả ý nghĩ giết người), sử dụng hung khí, tàn bạo với động vật, thích đốt lửa, cố ý phá hoại tài sản,… Trẻ chưa đến trường có thể có những hành vi hung hãn và bạo lực với chủ ý làm đau người khác như đánh, đá, khạc nhổ, cắn, đẩy, ném đồ vật, đập phá đồ đạc. Nguyên nhân cơ bản của các hành vi bạo lực * Tính tự trọng thấp * Có kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề thấp * Sự thất vọng, áp lực tâm lý
  3. * Ảnh hưởng của các hành vi bạo lực ở môi trường xung quanh, trong cộng đồng, tiếp xúc với những trẻ hung hãn khác cùng độ tuổi, những hành vi bạo lực qua các phương tiện thông tin đại chúng. * Có vấn đề về cảm xúc * Bị quấy rối, lạm dụng * Yếu tố di truyền * Dùng chất kích thích (rượu, thuốc phiện) * Các yếu tố áp lực trong gia đình (nghèo, bị phân biệt đối xử, hôn nhân đổ vỡ, thất nghiệp,…) * Não bị ảnh hưởng do chấn thương trong quá khứ “Dấu hiệu cảnh báo” hành vi bạo lực Cha mẹ phải cảnh giác và không được bỏ qua các dấu hiệu sau: * Tỏ ra rất tức giận * Thường xuyên nổi nóng, mất bình tĩnh * Rất dễ bị kích động * Cực kỳ hấp tấp hoặc bốc đồng * Dễ bị thất vọng
  4. Hành động của chúng ta Trẻ thường có xu hướng lặp lại những hành vi được ủng hộ bởi người khác, vì vậy bố mẹ hãy hướng cho chúng luôn có sự chú ý vào những hành vi chấp nhận được. Ngăn chặn mọi sự kích thích châm ngòi cho các hành động bạo lực. Hãy làm mọi thứ để giảm thiểu áp lực từ môi trường ngay xung quanh trẻ Luôn cẩn thận chọn lọc các chương trình tivi, đặc biệt không để các cảnh bạo lực làm trò cười hoặc lấy đó là cách giải quyết vấn đề cho trẻ xem. Đánh thức cảm xúc của trẻ trong khi thiết lập giới hạn. Luôn để trẻ trong tầm mắt và giúp chúng diễn đạt sự nóng giận (tỏ ra thông cảm). Phải cho chúng hiểu rằng chúng nóng giận cũng không sao nhưng làm đau người khác là hành vi không chấp nhận
  5. được (lập ra giới hạn). Cố gắng tạo điều kiện cho trẻ tiêu bớt những năng lượng dư thừa bằng các hoạt động thể chất hàng ngày. Nếu trẻ thường xuyên tỏ ra hung hãn, hãy luôn bám sát khi chúng chơi với các bạn khác để ngăn chặn rắc rối kịp thời. Cách tốt nhất để dạy trẻ không bạo lực là bản thân cha mẹ và người lớn phải kiểm soát được hành vi. Nếu chúng ta thể hiện sự giận dữ một cách nghiêm túc nhưng nhẹ nhàng, có thể trẻ sẽ học theo. Nếu bạn thấy những hành vi hung hãn này là hậu quả của các vấn đề cảm xúc, hãy đưa con đến bác sỹ tâm lý. Các biện pháp tâm lý sẽ được áp dụng như dạy trẻ kiểm soát sự giận dữ, thể hiện thái độ thất vọng theo cách phù hợp, phải có trách nhiệm với hành động của mình, phải chịu hậu quả,… Bên cạnh đó, những mâu thuẫn gia đình, rắc rối ở trường, các vấn đề cộng
  6. đồng xung quanh cũng cần được làm rõ. Liệu có ngăn chặn được hành vi bạo lực ở trẻ? Rõ ràng, bạo lực sẽ dẫn tới bạo lực. Các hành vi bạo lực sẽ giảm và được ngăn chặn nếu các dấu hiệu dẫn tới bạo lực được ngăn chặn. Điều quan trọng nhất là hạn chế tối đa trẻ nhìn thấy bạo lực ở nhà, ở cộng đồng và các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, gia đình và xã hội phải chung tay ngăn chặn sự quấy rối, lạm dụng trẻ, tăng cường giáo dục giới tính, huấn luyện trẻ đối phó với các nguy cơ, có các chương trình can thiệp sớm bạo lực ở trẻ và các chương trình hỗ trợ cha mẹ trong việc giáo dục con cái.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2