intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngân hàng tìm kiếm những vùng đất mới

Chia sẻ: Viettuan Viettuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

221
lượt xem
123
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời gian gần đây, các ngân hàng trên thế giới luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong vấn đề huy động vốn, mà chủ yếu là các ngoại tệ mạnh. Hơn nữa, giá cả trên thị trường cũng không ổn định, các mặt hàng như nông sản, dầu thô... đều có những biến động thất thường và tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thế giới. Do đó, những kinh nghiệm trong việc tìm phương thức hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng lớn được giới thiệu......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngân hàng tìm kiếm những vùng đất mới

  1. Ngân hàng tìm kiếm những vùng đất mới Thời gian gần đây, các ngân hàng trên thế giới luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong vấn đề huy động vốn, mà chủ yếu là các ngoại tệ mạnh. Hơn nữa, giá cả trên thị trường cũng không ổn định, các mặt hàng như nông sản, dầu thô... đều có những biến động thất thường và tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thế giới. Do đó, những kinh nghiệm trong việc tìm phương thức hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng lớn được giới thiệu dưới đây sẽ là bài học quý giá cho nhiều ngân hàng khác. Từ năm 2004, để thực hiện kế hoạch chuyển một phần hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, Bank of America (BOA), tập đoàn ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, đã thuê công ty Continum Solutions ở Hyderabad, miền Nam Ấn Độ đảm trách các công việc giấy tờ, hồ sơ. BOA cho biết hệ thống này hoàn toàn do người Ấn Độ làm chủ, sử dụng khoảng 1000 nhân viên và sẽ đi vào hoạt động từ giữa năm 2006 tới đây. BOA từng bị chỉ trích vì đã sử dụng nhiều nhân viên ngoại quốc để thực hiện các công việc hỗ trợ, nhưng BOA vẫn kiên định với hướng đi của mình. Theo ban lãnh đạo BOA thì phần việc được tiến hành ở nước ngoài sẽ giúp giảm đáng kể chi phí của ngân hàng, bởi tại những quốc gia này giá thuê nhân công thấp, trong khi trình độ tay nghề của họ lại không thua kém là bao so với nhân công tại Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đối với BOA vẫn là bảo mật, hàng triệu tài khoản khách hàng của BOA sẽ có thể bị “rò rỉ” nếu không cẩn thận. Nhưng BOA tin rằng họ đã chọn được những đối tác tin cậy nhất đối với vấn đề trên và rủi ro sẽ không xảy ra. Theo bước BOA, ANZ Bank, ngân hàng lớn nhất cũng có kế hoạch chuyển hoạt động kinh doanh ra nước ngoài. Nhiều năm qua, ANZ luôn nỗ lực ổn định, duy trì và mở rộng thị phần huy động vốn, đặc biệt là ngoại tệ, thế mạnh của ngân hàng trên thị trường và thế giới. Là một ngân hàng thương mại chiếm trên 30% thị phần của cả Australia, ANZ Bank không tránh khỏi những tác động xấu từ tình hình chung. Kế hoạch của ANZ là chuyển phần lớn trong 15.000 chỗ làm về các hoạt động cho vay vốn và huy động vốn từ các chi nhánh ANZ ở Australia, Mỹ và Tây Âu sang Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Âu, những nơi có các mức chi phí, lương bổng thấp hơn hẳn so với Austrlia, Mỹ và Tây Âu. Các công việc được chuyển giao là công việc văn phòng, giấy tờ và phân tích. Hoạt động kinh doanh của ANZ tại Australia sẽ chỉ là tiếp xúc và giao dịch với khách hàng, còn những phân tích nghiên cứu về hiệu quả và tính khả thi của các khoản vay vốn, huy động vốn sẽ do nhân viên ở nước ngoài thực hiện. Anil R.Laud, giám đốc công ty Habul của Ấn Độ hợp tác với ANZ cho biết: “ANZ nhìn nhận và quyết định chuyển một phần quan trọng các hoạt động hành chính từ các khu vực có chi phí cao và tốn kém sang các khu vực có mức chi phí thấp hơn”. Không đứng ngoài xu hướng chung, BNP Parisbas, tập đoàn ngân hàng của Pháp, là một minh chứng khác cho quyết tâm thực hiện kế hoạch chuyển hoạt động kinh doanh ra nước ngoài. BNP Parisbas có bước đi hơi khác so với ANZ hay BOA, khi tuyên bố chuyển hoạt động kinh doanh thông qua việc mua lại một số ngân hàng nước ngoài. Trước mắt, một số ngân hàng tư nhân của Ấn Độ và Trung Quốc đang nằm trong tầm ngắm của BNP Parisbas. Đây là một bước khởi đầu trong mục tiêu mua lại hàng loạt các ngân hàng nhỏ khác ở những thị trường có chi phí nhân công thấp. Dự kiến kế hoạch trị giá nhiều tỷ USD này sẽ đẩy mạnh hoạt động của BNP trên thị trường tài chính ngân hàng thế giới. Sau khi mua lại, BNP sẽ tận dụng cơ sở hạ tầng của các ngân hàng nhỏ này để chuyển dần những hoạt động nghiên cứu và phân tích tài chính sang đó. “Tất cả những hoạt động không cần giao dịch nhiều với khách hàng sẽ được đưa đến những quốc gia đang phát triển”- Thierry Marcaeu, giám đốc kinh doanh của BNP, nói. Hiện BNP Parisbas là ngân hàng lớn nhất châu Âu về giá trị trên thị trường chứng khoán. Ngân
  2. hàng luôn theo đuổi mục tiêu chuyển dần các hoạt động kinh doanh ra nước ngoài để tiết kiệm chi phí và nâng cao tính cạnh tranh. Theo BNP Parisbas thì sẽ phải mất 2- 3 tỷ euro để hoàn tất kế hoạch này. Số tiền trên không nhỏ, nhưng bù lại, trung bình mỗi năm BNP sẽ tiết kiệm được 300- 400 triệu euro chi phí hoạt động. Như vậy, xét về dài hạn thì hiệu quả là rất lớn. Cũng không phải ngẫu nhiên mà BNP, ANZ, BOA chọn Ấn Độ, Trung Quốc hay một số quốc gia đang phát triển khác làm đích đến cho tiến trình chuyển hướng hoạt động ra nước ngoài. Tại thời điểm hiện nay, các quốc gia này có tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới, trong khi chi phí nhân công rất thấp. Năm 2004, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là 9%, chi phí nhân công tối đa cũng chỉ ở mức 1000 USD/tháng, trình độ nhân viên lại cao và đồng đều. Nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng kế hoạch của BOA, ANZ, BNP sẽ tạo ra một “làn sóng” mới của các ngân hàng về việc tìm kiếm các miền đất kinh doanh mới ở nước ngoài có giá thành thấp hơn. Hiện nhiều ngân hàng khác của Mỹ, châu Âu cũng đã bắt đầu kế hoạch chuyển một số công việc ra ngoại quốc. Tuy nhiên, không phải không có những lo ngại và phản đối đối với chiến lược kinh doanh mới này của các ngân hàng. “Có lẽ kế hoạch này của các ngân hàng chỉ là nhất thời theo xu hướng chung mà chưa nghĩ đến tương lai lâu dài. Đối với các tập đoàn sản xuất kinh doanh thì việc chuyển công đoạn sản xuất ra nước ngoài là điều hợp lý, bởi như thế sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí đầu vào trong sản xuất, nhưng đối với các ngân hàng khi mà các hoạt động kinh doanh chỉ xoay quanh việc cấp và nhận tín dụng, thì sẽ không thực sự cần thiết để chuyển hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, bởi đôi khi nó có thể làm phân tán, giảm sự tập trung của các hoạt động kinh doanh ngân hàng và nhất là có thể dẫn đến việc nhiều thông tin tài chính quan trọng sẽ bị tiết lộ”- Kent Thompson, nhà phân tích chiến lược của tập đoàn ngân hàng JP Morgan Chase, nhận định. Theo đánh giá cả một số nhà nghiên cứu, việc này có thể ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng quốc gia, bởi sự kiểm soát các hoạt động tài chính sẽ khó khăn hơn nhiều. Không những thế, mức độ rủi ro tài chính của các ngân hàng sẽ tăng cao và quản lý nhà nước đối với các ngân hàng không thể thực hiện được, đơn giản bởi cơ quan chức năng của nước này không thể nào can thiệp vào công việc làm ăn của các công ty ở quốc gia khác. “Sẽ là rất mạo hiểm, nếu chỉ vì những lợi ích trước mắt như giá nhân công rẻ, chi phí thấp để chuyển bớt hoạt động kinh doanh của mình ra nước ngoài. Nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới đã thực hiện rất thành công chiến lược này, nhưng đối với các ngân hàng thì cần phải xem xét kỹ lưỡng, bởi xuất phát từ chính hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình, ngân hàng cần có những chiến lược cẩn trọng để hạn chế tối đa mọi rủi ro trong kinh doanh”- Charly Madam, giám đốc khu vực châu Á Thái Bình Dương của Citi Bank, cho biết. Trong khi đó, những người ủng hộ kế hoạch chuyển hoạt động kinh doanh ra nước ngoài lại cho rằng trong thời buổi khó khăn và có sự cạnh tranh lớn như hiện nay thì ngân hàng nào có chiến lược đúng đắn, biết tận dụng cơ hội và biết cách đối phó với thách thức sẽ thắng cuộc và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường tài chính ngân hàng thế giới. Và việc chuyển hoạt động kinh doanh ra nước ngoài là một trong những chiến lược như vậy. Mặc dù biết rằng “vạn sự khởi đầu nan” nhưng bằng những phân tích và tính toán cẩn thận, BOA hay ANZ Bank vẫn hy vọng sẽ vượt qua những khó khăn thách thức của chiến lược mới này. Người Nga có câu ngạn ngữ “Người không dám mạo hiểm chính là người mạo hiểm nhất”, nghĩa là khi dám mạo hiểm, bạn vẫn có cơ may thành công, còn ngược lại- có thể bạn sẽ mất tất cả. Ở đây, sự mạo hiểm đó sẽ được đền bù bằng những hiệu quả kinh doanh thực sự. Admin (Theo www.bwportal.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2