intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGÂN HÀNG TRẦY TRẬT ĐÒI NỢ NHAU

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

69
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không chỉ đau đầu vì khối nợ xấu hàng trăm nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp, các ngân hàng còn đứng ngồi không yên vì nợ đọng trên thị trường liên ngân hàng. Giám đốc một ngân hàng cổ phần phía Nam cho biết, nhà băng ông cấp hạn mức tín dụng tín chấp cho một ngân hàng bạn trên thị trường hai (nơi các ngân hàng vay mượn vốn ngắn hạn của nhau) khoảng 200 tỷ đồng, kỳ hạn tuần. Quá hạn đã lâu, nhưng ngân hàng bạn liên tục khất nợ và xin gia hạn trả. Theo ông, thường thì...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGÂN HÀNG TRẦY TRẬT ĐÒI NỢ NHAU

  1. NGÂN HÀNG TRẦY TRẬT ĐÒI NỢ NHAU Không chỉ đau đầu vì khối nợ xấu hàng trăm nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp, các ngân hàng còn đứng ngồi không yên vì nợ đọng trên thị trường liên ngân hàng. Giám đốc một ngân hàng cổ phần phía Nam cho biết, nhà băng ông cấp hạn mức tín dụng tín chấp cho một ngân hàng bạn trên thị trường hai (nơi các ngân hàng vay mượn vốn ngắn hạn của nhau) khoảng 200 tỷ đồng, kỳ hạn tuần. Quá hạn đã lâu, nhưng ngân hàng bạn liên tục khất nợ và xin gia hạn trả. Theo ông, thường thì dựa vào lý do Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo cho các đơn vị yếu thanh khoản ưu tiên giải quyết các khoản nợ cho thị trường một (thị trường giao dịch giữa các ngân hàng với dân cư), các con nợ đã khất liên tục. "Chúng tôi phải cử đại diện qua thỏa thuận và liên tục gửi văn bản báo cáo tình trạng này với Ngân hàng Nhà nước nhưng đến nay vẫn chưa thể thu hồi được nợ", ông than thở. Nhiều ngân hàng lớn cũng đang là chủ nợ bất đắc dĩ của các nhà băng nhỏ khác. Một lãnh đạo của Ngân hàng Đầu tư và phát triển
  2. Việt Nam (BIDV) tiết lộ, ngân hàng này đang có một số khoản nợ quá hạn đã lâu ở một số ngân hàng thương mại cổ phần nhưng vẫn chưa được thanh toán. Một chuyên gia ngân hàng tại TP HCM phân tích, bản chất giao dịch liên ngân hàng chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cấp thiết của tổ chức tín dụng trong thời gian rất ngắn: qua đêm, dăm ba ngày, một vài tuần và chủ yếu dựa vào chữ tín. Tuy nhiên, do thời gian qua, nhiều ngân hàng quá khó khăn về thanh khoản nên đã vay trên thị trường hai bằng mọi giá, trong khi không thể cạnh tranh huy động tại thị trường một dẫn đến mất khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng bạn và bội tín. Vấn đề nợ đọng giữa các ngân hàng với nhau cũng được chính các doanh nghiệp đem ra mổ xẻ tại hội nghị đối thoại giữa các ngân hàng và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cuối tuần qua. Chủ tịch hội đồng quản trị thép Bắc Việt, Trần Anh Vương cho rằng, doanh nghiệp vay ngân hàng thì phải có tài sản đảm bảo và khi có rủi ro khó trả nợ dễ bị xếp ngay vào nhóm nợ xấu. Nhưng các ngân hàng lại cho nhau vay quá dễ dãi. "Chúng tôi không trong ngân hàng, nhưng có thông tin cho thấy tình trạng ngân hàng nợ lẫn nhau quá hạn cũng phổ biến. Vậy đề nghị cần xử lý quyết liệt trong tái cơ cấu", ông nói.
  3. Thống đốc Nguyễn Văn Bình thừa nhận, ngân hàng nợ lẫn nhau và cho nhau vay vô tội vạ là có thực. Ngân hàng rất chặt chẽ với doanh nghiệp (trên thị trường một), nhưng giữa ngân hàng với nhau lại quá thoáng (thị trường 2), cần bao nhiêu cho vay bấy nhiêu, miễn trả lãi suất. Một phần nguyên nhân của tình trạng này, theo Thống đốc là các ngân hàng đang tự "hiểu lầm" về cái gọi là ngân hàng không thể phá sản, không thể đổ vỡ nên cho nhau vay dễ dãi. "Người ta cứ tự hiểu rằng Nhà nước ta không bao giờ cho ngân hàng đổ vỡ, nếu có rủi ro xảy ra thì Ngân hàng Nhà nước đứng ra mua lại nên khoản vay đó được đảm bảo rồi. Nhưng đó là sự hiểu lầm", ông Bình nhấn mạnh. Thậm chí có tình trạng thấy nhau khó vẫn cho vay, đồng thời ép nhau bằng lãi suất cao chất ngất. "Châm ngôn của hệ thống ngân hàng là không bao giờ cho người cần tiền bằng mọi giá vay. Nhưng vẫn có ngân hàng không nắm
  4. điều này. Gần đây chúng tôi đã quy định ngân hàng cho nhau vay cũng phải trích lập dự phòng rủi ro, và xét duyệt chặt chẽ", Thống đốc nhắc lại. Đánh giá về vấn đề này, một chuyên gia tại TP HCM cho rằng, Ngân hàng Nhà nước không nên phân biệt ưu tiên tái cấp vốn cho các khoản nợ thị trường 1 và coi nhẹ khoản nợ trên thị trường 2. Bởi xét cho cùng, khi yếu thanh khoản thì thị trường nào cũng đáng lo như nhau. Bản thân một lãnh đạo ngân hàng cổ phần bộc bạch, tình trạng nợ xấu liên ngân hàng trong năm qua cũng để lại bài học chua xót cho nhiều ngân hàng thương mại, nguy cơ xói mòn lợi nhuận của từng đơn vị. Rút kinh nghiệm bài học đau đớn này, các ngân hàng giờ thận trọng hơn khi cho nhau vay, và chỉ cho vay khi Ngân hàng Nhà nước có cơ chế bảo lãnh đặc biệt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2