intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngành Giun tròn (Sinh sản và phát triển)

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

495
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngành Giun tròn (Sinh sản và phát triển) 2. Sinh sản và phát triển Phần lớn giun tròn đẻ trứng, một số ít đẻ con. Trứng giun tròn phân cắt xác định, đối xứng hai bên, hoàn toàn và gần như không đều. Mầm sinh dục phân hoá rất sớm, ngay từ giai đoạn 2 phôi bào: Phôi bào lớn là mầm của lá phôi ngoài còn phôi bào bé là mầm của hệ sinh dục và các nội quan khác (lá phôi trong). Thường gặp hiện tượng giảm nhiễm trong quá trình phân cắt trứng ở các giun tròn ký sinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngành Giun tròn (Sinh sản và phát triển)

  1. Ngành Giun tròn (Sinh sản và phát triển) 2. Sinh sản và phát triển Phần lớn giun tròn đẻ trứng, một số ít đẻ con. Trứng giun tròn phân cắt xác định, đối xứng hai bên, hoàn toàn và gần như không đều. Mầm sinh dục phân hoá rất sớm, ngay từ giai đoạn 2 phôi bào: Phôi bào lớn là mầm của lá phôi ngoài còn phôi bào bé là mầm của hệ sinh dục và các
  2. nội quan khác (lá phôi trong). Thường gặp hiện tượng giảm nhiễm trong quá trình phân cắt trứng ở các giun tròn k ý sinh (Bennett, W ard, 1986) (hình 5.13). Ở giai đoạn 2 phôi bào, một phôi bào là mầm của tế bào sinh sau này nguyên phân bình thường, còn phôi bào kia thì nhiễm sắc thể của nó bị tiêu biến một phần trước khi phân chia tiếp theo. Đến giai đoạn 64 phôi bào thì chỉ có 2 phôi bào có đủ bộ gen, là tiền thân của phần sinh, còn 62 tế bào còn lại chỉ chứa khoảng 20% bộ gen sẽ cho ra các tế bào phần thể. Một đặc điểm đáng chú ý nữa là sau giai đoạn tạo cơ quan, các tế bào thể không tiếp tục phân chia nữa. Vì vậy số lượng tế bào sẽ được giữ nguyên cho đến trưởng thành, tế bào chỉ lớn về kích thước mà không tăng số lượng. Phôi vị được hình thành theo cách lõm vào và có biến đổi ít nhiều. Phát triển hậu phôi của giun tròn nhìn chung qua 4 lần lột xác, phân
  3. biệt thành ấu trùng các tuổi từ 1 – 4. Hình dạng của ấu trùng giống trưởng thành (ở lần lột xác thứ 4). Ấu trùng có thể lột xác ngay trong trứng và ở tuổi 3 có khả năng gây nhiễm. Phát triển của giun tròn không qua xen kẽ thế hệ, có thể phát triển trực tiếp hay gián tiếp. Phát triển trực tiếp: Ở giun tròn ký sinh thực vật đẻ trứng vào đất hay vào cây chủ, phát triển trực tiếp ở đó. Giun tròn ký sinh động vật thì trứng theo phân của vật chủ ra ngoài và vào cơ thể vật chủ bằng con đường tiêu hoá. Khi thải ra
  4. ngoài thì trứng thường ở vào giai đoạn hình thành ấu trùng hay đang phân cắt vì vậy cần có thời gian phát triển ở môi trường ngoài thì ấu trùng mới có điều kiện nhiễm bệnh. Có một số trường hợp ấu trùng sống trong đất một thời gian rồi mới chui vào vật chủ qua da. Khi vào ống tiêu hoá của cơ thể vật chủ, ấu có thể hình thành ngay con trưởng trùng thành tại đó (Trichocephala, Oxyurata) hay qua vòng di chuyển phức tạp qua gan, phổi, tim… rồi trở về nơi k ý sinh là ống tiêu hoá (Ascaridata). Phát triển gián tiếp: Phát triển qua vật chủ trung gian là động vật không xương sống như côn trùng, giun đất, ốc, giáp xác… Thông thường trứng của giun tròn rời vật chủ chính ra môi trường ngoài một thời gian. Lúc này trứng của giun tròn ở vào các giai đoạn phát triển khác nhau tuỳ loài sau đó bị vật chủ trung gian ăn
  5. vào. Trong cơ thể vật chủ trung gian, ấu trùng phát triển một thời gian trước khi vào vật chủ chính. Một số giun tròn phát triển gián tiếp không qua môi trường ngoài mà vào thẳng vật chủ trung gian (ví dụ muỗi hút máu truyền bệnh giun chỉ) hay có khi vật chủ trung gian và vật chủ chính là một (giun xoắn). Như vậy ở giun tròn ta có thể hình dung con đường hình thành phát triển gián tiếp từ phát triển trực tiếp bằng cách có sự tham gia của vật chủ mới vào vòng đời, mở đầu như là một vật chủ chứa sau đó chuyển thành vật chủ trung gian (hình 5.14).
  6. Hương Thảo (Theo giáo trình ĐVKXS)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2