intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngập lũ và bệnh kiết lỵ

Chia sẻ: Nuquai Nuquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

105
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau các đợt lũ lụt, môi trường sống bị ô nhiễm nặng và kiết lỵ là một loại bệnh thường gặp tại Khoa truyền nhiễm của các bệnh viện. Người bị mắc bệnh chưa phân biệt được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và tác hại của bệnh này để chủ động phòng tránh và có thái độ xử trí một cách đúng đắn khi bị mắc bệnh. Có mấy loại bệnh kiết lỵ? Thông thường kiết lỵ là bệnh được gọi bằng một tên chung nhưng thật ra kiết lỵ có hai loại bệnh riêng khác nhau. Bệnh lỵ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngập lũ và bệnh kiết lỵ

  1. Ngập lũ và bệnh kiết lỵ Sau các đợt lũ lụt, môi trường sống bị ô nhiễm nặng và kiết lỵ là một loại bệnh thường gặp tại Khoa truyền nhiễm của các bệnh viện. Người bị mắc bệnh chưa phân biệt được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và tác hại của bệnh này để chủ động phòng tránh và có thái độ xử trí một cách đúng đắn khi bị mắc bệnh. Có mấy loại bệnh kiết lỵ? Thông thường kiết lỵ là bệnh được gọi bằng một tên chung nhưng thật ra kiết lỵ có hai loại bệnh riêng khác nhau. Bệnh lỵ trực khuẩn (Bacillary dysentery) do trực khuẩn Shigella thuộc vi khuẩn gram (-) gây ra. Còn bệnh lỵ amíp (Amoebic dysentery) do ký sinh trùng loại đơn bào Entamoeba histolytica gây ra. Hai bệnh này có tên chung thường gọi là kiết lỵ nhưng nguyên nhân gây bệnh khác nhau, vì vậy cần phân biệt để gọi tên cho chính xác: bệnh lỵ trực khuẩn hoặc bệnh lỵ amíp. Triệu chứng lâm sàng bệnh lỵ trực khuẩn và lỵ amíp có khác nhau không? Bệnh lỵ trực khuẩn thường cấp diễn. Thời gian ủ bệnh ngắn từ nửa ngày đến 7 ngày. Bệnh khởi phát đột ngột, không có triệu chứng báo trước, được biểu
  2. hiện bằng hai hội chứng nhiễm khuẩn và hội chứng lỵ. Hội chứng nhiễm khuẩn có các triệu chứng lâm sàng như sốt, rét run, nhức đầu, mệt mỏi, đau lưng, đau khớp. Ở trẻ em có thể có cơn co giật, trẻ chán ăn, khát nước, buồn nôn, bạch cầu tăng cao. Hội chứng lỵ có các triệu chứng lâm sàng như đau bụng, lúc đầu đau âm ỉ quanh rốn rồi lan ra toàn bụng theo khung đại tràng. Cuối cùng thành cơn đau quặn bụng, khu trú ở hố chậu trái làm bệnh nhân muốn đi đại tiện, mót rặn và rát hậu môn khi đại tiện, mỗi ngày đi đại tiện hơn 10 lần. Lúc đầu phân sền sệt, sau loãng dần và rất thối, lẫn chất nhầy và máu. Chất nhầy nhiều, đục lờ mờ, ít khi trong, có khi vàng đục như mủ. Máu không tươi mà có màu hồng nhạt hoặc sẫm như máu cá. Chất nhầy và máu hòa lẫn với nhau không có độ bám dính. Hội chứng nhiễm khuẩn thường rút ngắn từ 2 - 4 ngày. Hội chứng lỵ có thể kéo dài từ 5-10 ngày hoặc hơn tùy thể bệnh và cơ địa của bệnh nhân. Ruột bị tổn thương thường phục hồi chậm sau 3 - 4 tuần. Bệnh lỵ trực khuẩn thường xảy ra đồng loạt với nhiều người bị mắc bệnh trên một địa bàn hẹp và trong một thời gian ngắn. Hội chứng lỵ đi đôi với hội chứng nhiễm khuẩn rõ ràng và cấy phân phát hiện được vi khuẩn Shigella gây bệnh. Bệnh lỵ amíp thường khởi phát từ từ và bệnh tăng dần. Hội chứng nhiễm khuẩn không rõ hoặc nhẹ. Tình trạng toàn thân tương đối tốt, ít bị ảnh hưởng. Hội chứng lỵ xảy ra tương đối điển hình. Bệnh nhân bị quặn bụng theo đại tràng xuống và đại tràng xích ma, mót rặn và rát hậu môn. Người bệnh muốn đi đại tiện luôn nhưng chỉ đi 5 -10 lần trong ngày. Phân được thải ra hết sau một số lần đại tiện,
  3. các lần sau đó chỉ còn ít chất nhầy như nhựa chuối với máu đỏ thành tia, khối lượng nhỏ như đồng tiền và có độ bám dính. Soi trực tràng thấy nền niêm mạc màu hồng gần như bình thường, chỉ thấy một số thương tổn thưa, rải rác như vết xước, to bằng đầu kim, hạt đậu, bờ nham nhở. Soi phân tươi nhầy máu phát hiện amíp hút hồng cầu gây bệnh. Tác hại của bệnh như thế nào? Lỵ trực khuẩn gây nên những tác hại như sa hậu môn ở trẻ em, viêm đa dây thần kinh thường ít gặp và tự khỏi, không để lại di chứng. Hội chứng viêm niệu đạo - khớp - kết mạc xuất hiện sau 2 tuần bị tiêu chảy, trong đó viêm niệu đạo và kết mạc giảm nhanh, còn viêm khớp giảm chậm hơn và có thể để lại di chứng như cứng khớp, teo cơ. Biến chứng thủng ruột và viêm màng bụng chỉ thấy ở trẻ em nhưng cũng hiếm gặp. Bệnh gây tác hại nhiều ở đối tượng trẻ em và người lớn tuổi. Bệnh lỵ amíp thường gây nên tác hại chức năng đại tràng, viêm đại tràng, trĩ, sa hậu môn, pôlíp đại tràng, rối loạn thần kinh thực vật, đôi khi có biến chứng xuất huyết tiêu hóa, hẹp trực tràng, tắc ruột, lồng ruột, ung thư hóa các tổn thương ở ruột. Một tác hại khác là nếu bị bệnh amíp ở ruột không được chữa trị một cách kịp thời, dứt điểm thì có thể gây nên biến chứng bệnh áp - xe gan do amíp, hay gặp ở bệnh nhân có tiền sử bị lỵ amíp, thường xuất hiện sau đó nhiều tháng khi cơ thể bị mệt mỏi, sức đề kháng cơ thể bị giảm sút. Bệnh áp - xe gan do amíp có thể
  4. di căn lên phía trên cơ hoành gây áp - xe phổi, màng phổi, viêm màng ngoài tim hoặc di căn xuống phía dưới cơ hoành gây viêm màng bụng, viêm thận. Đôi khi có biến chứng chảy máu ồ ạt, hoại thư gây tử vong. Điều trị bằng cách nào? Khi phát hiện được các triệu chứng nghi ngờ bị mắc bệnh kiết lỵ, bệnh nhân phải vào bệnh viện ngay để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, không để bệnh chuyển thành nặng và triệt ngay nguy cơ lây lan bệnh cho cộng đồng ở chung quanh. Để điều trị bệnh: Tùy loại lỵ trực khuẩn hay lỵ amíp mà dùng các loại thuốc đặc hiệu. Bệnh lỵ trực khuẩn sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm sulfamide, cotrimoxazole (bactrim, lidaprim, septril, eusaprin...) và các kháng sinh (ampicilline, chloramphenicol, tetracyline...).Bệnh lỵ amíp thường sử dụng loại thuốc như metronidazole (flagyl, klion...). Việc điều trị phải có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của nhóm cán bộ y tế. Biện pháp phòng bệnh Muốn phòng bệnh kiết lỵ một cách có hiệu quả cần phải phát hiện sớm bệnh nhân và người lành mang khuẩn để cách ly và điều trị tích cực nguồn bệnh, tẩy uế các chất thải, dụng cụ, áo quần bệnh nhân, buồng bệnh... không để mầm bệnh có cơ hội lây lan, bảo vệ tốt cho những người lành ở chung quanh. Thực phẩm tươi sống phải được bảo quản cẩn thận, không để ruồi, nhặng bu bám; không ăn rau sống chưa được xử lý kỹ, giữ gìn vệ sinh nguồn nước sinh hoạt. Xử lý
  5. nguồn phân và rác thải hợp vệ sinh, diệt ruồi, nhặng và côn trùng truyền bệnh. Vệ sinh cá nhân và môi trường sống, uống nước đun sôi và ăn các loại thức ăn đã được nấu chín.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1