intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGẤT XỈU (quyết chứng)

Chia sẻ: Nguyen Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biện chứng luận trị Ngất xỉu là một chứng rất nhiều nguyên nhân và nhiều loại bệnh dẫn đến, đột nhiên tối mặt té ngã, bất tỉnh nhân sự, sắc mặt trắng bợt, tay chân lạnh giá, sau một thời gian rất ngắn có thể từ từ tỉnh lại. Nó bao gồm những bệnh danh của Y học hiện đại là xây sẩm, giảm đường huyết, một số bệnh thần kinh chức năng, co thắt mạch máu não và bệnh tâm tạng. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGẤT XỈU (quyết chứng)

  1. CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG NGẤT XỈU (quyết chứng) A. Biện chứng luận trị Ngất xỉu là một chứng rất nhiều nguyên nhân và nhiều loại bệnh dẫn đến, đột nhiên tối mặt té ngã, bất tỉnh nhân sự, sắc mặt trắng bợt, tay chân lạnh giá, sau một thời gian rất ngắn có thể từ từ tỉnh lại. Nó bao gồm những bệnh danh của Y học hiện đại là xây sẩm, giảm đường huyết, một số bệnh thần kinh chức năng, co thắt mạch máu não và bệnh tâm tạng. Bệnh này phát sinh thường chia ra làm hai dạng. Một là, tố chất thường là can dương thiên vượng, ham rượu và các thức ăn cay, béo, ngọt, hoặc do buồn giận, sợ hãi kích thích tinh thần và đau đớn kịch liệt, làm cho khí cơ nghịch loạn, huyết do khí nghịch hoặc đàm theo khí lên lấp kín thanh khiếu mà đột nhiên tối mặt té ngã. Hai là, tố chất nguyên khí yếu, sau khi ốm nặng, sau mất máu quá nhiều, mệt mỏi quá mức, suy nghĩ buồn sợ, hoặc khi đột nhiên biến động tư thế máu không thể đưa lên não kịp mà tự nhiêu xây sẩm té ngã. B. Điểm chủ yếu để kiểm tra 1. Chú ý hỏi tình trạng cơ thể trước khi bị bệnh, bình thường có hay bị váng đầu hoặc bị sang chấn tinh thần hay không, tiền sử có cao huyết áp hay không, hoặc sau khi bị bệnh mà sức khoẻ chưa khôi phục, nguồn gốc dẫn đến bệnh, kiểm tra thể trạng toàn diện để phân biệt các bệnh tật khác nhau dẫn đến ngất xỉu. a. Xây sẩm (thiếu máu não, thiếu ô-xy não dấn đến cơn vắng ý thức ngắn). Thường do kích động mạnh vào tình cảm, mệt mỏi quá mức hoặc đau đớn dữ dội, hoặc đứng quá lâu, hoặc khi mới khỏi dậy đột nhiên dậy khỏi giường, hoặc do ngồi xổm mà đứng dậy đột ngột. Trước hết cảm thấy toàn thân không có sức, trước mắt tối đen, ra mồ hôi, nôn nao, đột nhiên té ngã, sắc mặt trắng nhợt, tứ chi lạnh, mạch chậm, nhỏ yếu, sau khi đặt đầu thấp xuống, nằm ngang bằng, có thể từ từ tỉnh lại. b. Hạ đường huyết. Có tiền sử phát hành cơn, thường vào buổi sớm lúc đói, trước hết thấy đói, tim hồi hộp, ra mồ hôi, váng đầu, chân tay run, sau đó tối tăm té ngã, mạch đập nhanh, huyết áp trước té ngã có thể tăng cao, sau té ngã xuống thấp, đường huyết giảm rõ rệt. c. Bệnh thần kinh chức năng. Có tiền sử bị sang chấn tinh thần, kiểm tra thể trạng không phát hiện thấy có gì khác thường. Khi lên cơn không mất ý thức hoàn toàn, chân tay cử động không có quy luật, nét mặt căng thẳng, trước khi té ngã hoặc sau khi tỉnh có thể có biểu hiện tinh thần khác thường. d. Co thắt mạch máu não (bệnh tăng áp lực mạnh máu não hoặc xuất huyết lưới hạ khâu não). Có tiền sử cao huyết áp, trước hết thấy đau đầu, quặn trên bụng trên, buồn nôn, sau đó té ngã, huyết áp thường rất cao, hoặc có co giật nhất thời, mất tiếng, liệt nửa người. đ. Chứng ngất xỉu có gốc từ bệnh tim. Thường có tiền sử bệnh tim, hoặc có thời kỳ đã dùng thuốc có chất có chất antimon (Sb), có thể kèm chứng co giật, tím tái, thở hít khó khăn, có thể có tim to, nghe tim có tạp âm và nhịp tim không đều. 2. Cần phân biệt giữa chứng ngất xỉu với chứng hôn mê và chứng choáng ngất. Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 14
  2. CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG C. Cách chữa 1. Xử lý cấp cứu a. Đặt người bệnh nằm ngay ngắn, yên tĩnh, đối với người bệnh xây sẩm phải để đầu thấp, chú ý giữ ấm, lập tức làm cho người bệnh tỉnh lại. Đối với người có đường huyết thấp, co thắt động mạch não, hoặc xây sẩm té ngã do bệnh tim, cần kết hợp Đông, Tây y để chuẩn đoán và điều trị. b. Chữa bằng châm cứu Thể châm: Bách hội, Nhân trung, Thập tuyên, Túc tam lý, châm kim xong, cứ cách 3 đến 5 phút vê kim một lần. Vê như thế hai ba lần mà kết quả không rõ ràng, lại gia Nội quan, Dũng tuyền. Nếu xuất hiện chứng dương hư muốn thoát, nên cứu bằng mồi ngải ở Khí hải, Thần khuyết để ôn trung hồi dương. 2. Biện chứng thí trị: Phân ra hư, thực tiến hành cấp cứu a. Chứng hư: Thở hít yếu, há miệng, ngắn hơi, da dẻ tay chân mát, ra mồ hôi lạnh, mạch trầm, nhỏ, thường thấy xây sẩm khi thiếu máu não, thiếu ôxy não, đường huyết thấp và xây sẩm té ngã do bệnh tim. Cách chữa: Nên bổ khí hồi dương. Bài thuốc: Tứ quân tử thang gia giảm. Đảng sâm 3 đồng cân (hay Thái tử sâm 4 đến 5 đồng cân), Bạch truật 3 đồng cân, Phục linh 3 đồng cân Chích cam thảo 1 đồng cân, Ngũ vị tử 1,5 đồng cân Hoàng kỳ 3 đồng cân, Chế phụ tử phiến 1,5 đến 2 đồng cân. Gia giảm: Nếu kiêm huyết hư, tim hồi hộp không yên, gia Thục địa 3 đồng cân, Đương quy 3 đồng cân, Viễn chí 1,5 đồng cân, Sao táo nhân 3 đồng cân. b. Chứng thực: Thở thô, nhanh, tứ chi cứng đơ, hai bàn tay nắm chắc, răng cắn chặt, mạch trầm mà có sức, thường thấy ở bệnh thần kinh chức năng và co thắt động mạch não. Cách chữa: Lý khí, phá đờm, giải uất. Bài thuốc: Bạch tật lê 4 đồng cân, Bạch thược 3 đồng cân, Thanh mộc hương 1,5 đồng cân Quảng Uất kim 3 đồng cân, Chích viễn chí 1,5 đồng cân, Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 15
  3. CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG Trần đảm tinh 1 đồng cân, Thạch Xương bồ 1,5 đồng cân. Gia giảm: - Đầu choáng đau, chân tay hoặc bàn tay co động, gia Câu đằng 5 đồng cân, Sinh thạch quyết minh 8 đồng cân đem đun trước - Đờm xông lên, hơi thở khô, ngực buồn bã, gia Trúc lịch bán hạ 3 đồng cân, Sao chỉ thực 2 đồng cân. Sau khi người bệnh tỉnh táo, ngoài việc biện chứng để chữa ra, phải tìm được nguyên nhân gây bệnh mà cứu chữa. Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 16
  4. CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CHỨNG VỀ HUYẾT (xuất huyết) A. Biện chứng luận trị Chứng về huyết là gọi chung về xuất huyết trên thân thể, bao gồm ho ra máu (lạc huyết), thổ huyết (nôn ra máu), nục huyết (ra máu mũi, răng), ỉa ra máu, đái ra máu, xuất huyết dưới da (tử điến), băng huyết, lậu huyết (của phụ khoa), và ngoại thương xuất huyết, đó là chứng trạng của một số bệnh. Thường do khí của hoả nghịch loạn, lạc mạch bị tổn thương, huyết không đi trong mạch, thấm tràn ra ngoài, trong đó chia ra hư, thực: Thực chính là hoả thịnh khí nghịch, huyết nhiệt vọng hành,hư chứng thì một mặt là âm thương, hư hoả vọng động, một mặt là khí hư không thể thống nhiếp. Gặp chứng đó nói chung, cần xem hư hay thực, phân biệt để xử lý, lại phải nhằm vào nguồn gốc phát bệnh đã gây ra huyết chứng mà chọn lấy cách chữa tương ứng. B. Điểm chủ yếu để kiểm tra 1. Phân biệt rõ nguyên nhân và vùng xuất huyết. Ho ra máu thường là bệnh ở hệ tuần hoàn và hô hấp, như lao phổi, và bệnh tim. Thổ huyết thường là bệnh của hệ tiêu hoá, như loét dạ dày, tá tràng, xơ gan gây ra tăng áp lực tĩnh mạch cửa, u ở thực quản và dạ dày. Mũi chảy máu thường do ngoại thương, bệnh ở xoang mũi, ung thư, cao huyết áp, xơ gan, u rê huyết cao, và bệnh về máu gây ra. Đái ra máu thường là bệnh đường tiết niệu, như chứng đái tháo đạm, đái đường, lao thận, viêm sỏi, ung thư bàng quang và niệu quản. Ỉa ra máu thường thấy ở bệnh đường ruột, như rách niêm mạc trực tràng, trĩ, lị, giun móc, loét dạ dày tá tràng, và ung thư ruột. Xuất huyết dưới da thường có quầng tím do giảm tiểu cầu nguyên phát hoặc dị ứng. Ngoài ra, bệnh máu trắng, bệnh thiếu máu do trở ngại trong tái tạo hồng cầu, cũng có thể dẫn tới xuất huyết ở nhiều nơi. 2. Máu đỏ tươi lẫn bọt và dịch đờm, do ngứa họng ho hắng ra là khái huyết (lạc huyết). Máu đỏ bầm hoặc màu rêu, lẫn mảnh vụn thức ăn, do quặn bụng nôn mửa là thổ huyết (ẩu huyết). 3. Ỉa ra máu: Nếu máu hồng tươi hoặc đỏ sẫm, là đoạn dưới đường tiêu hoá (vùng kết tràng hoặc trực tràng) xuất huyết. Máu như sơn đen, là đoạn trên đường tiêu hoá xuất huyết. 4. Đái ra máu: Nếu đái ra máu đầu bãi, thường là xuất huyết niệu đạo. Nếu đái ra máu cuối bãi là xuất huyết ở bàng quang. Nếu đái ra máu từ đầu đến cuối bãi là thận xuất huyết. 5. Xuất huyết số lượng nhiều, choáng váng, hoảng hốt, thở ngắn hơi, ra mồ hôi lạnh, tứ chi lạnh, sắc mặt trắng nhạt, vật vã không yên, là hiện tượng choáng ngất, cần chú ý quan sát những biến hoá của huyết áp và mạch đập. Ho ra máu số lượng nhiều, chú ý đến đột nhiên tắc thở. 6. Căn cứ vào nơi có xuất huyết, kiểm tra xoang mũi, chân răng, hậu môn, trực tràng, có dấu hiệu của bệnh hay không? 7. Căn cứ vào bệnh tình, có thể làm xét nghiệm huyết dịch, phân, nước tiểu đều đặn cả trong lúc xuất huyết và ngừng xuất huyết, đếm hồng cầu, tiểu cầu, máu trong phân cũng đem xét nghiệm. Khi lượng máu xuất ra quá nhiều, nếu có điều kiện thì cho chiếu điện kiểm tra tim, phổi, thực quản, dạ dày, ruột, thận, để phân biệt nguyên nhân và nơi xuất huyết. Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 17
  5. CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG C. Cách chữa 1. Châm cứu a.Máu cam (nục huyết): Bách hội (cứu), Nghinh hương, Hợp cốc, Nội đình. b. Lạc huyết (khái huyết): Phế du, Cách du, Trạch hạ (dưới Xích trạch 1 thốn), Liệt khuyết. c. Thổ huyết: Cách du, Đại lăng, Ngư tế, Túc tam lý. d. Đái ra máu: Tiểu trường du, Bàng quang du, Quan nguyên, Tam âm giao. đ. Ỉa ra máu: Cách du, Tỳ du, Đại trường du, Quan nguyên, Tam âm giao. 2. Biện chứng thí trị Biện chứng phải phân biệt hư, thực, tách riêng thực nhiệt, âm hư, và khí hư khác nhau, chú ý chúng có thể chuyển hoá cho nhau, hoặc cùng thấy. Nắm chắc quan hệ bệnh lý giữa nơi có bệnh và tạng phủ. Nguyên tắc chữa có 3 phép như sau: (1) trị huyết, huyết nhiệt vọng hành thì nên làm lương huyết, chỉ huyết. Nếu huyết ứ lưu trệ, phải khử ứ, chỉ huyết. (2) trị khí, thực chứng thì thanh khí, giáng khí, hư chứng phải bổ khí, nhiếp huyết. (3) trị hoả, thực chứng thì thanh nhiệt giáng hoả, hư chứng thì phải tư âm giáng hoả. Trên lâm sàng có khi cần nhìn nhận và chữa cả hai. Nhất thiết phải dùng thuốc thu liễm, chỉ huyết, gồm có: Huyết dư thán (than tóc rối), Trắc bá thán, Trần tông thán (than sợi móc để lâu năm), Thiến thảo thán, Ngẫu tiết (ngó sen), Tiên hạc thảo, Đại kế, Tiểu kế, Bách cập, mỗi thứ từ 2 đến 5 đồng cân, bột Tam thất từ 3 đến 5 phân. Tất nhiên phải đồng thời biện riêng về thuộc tính của bệnh lý, phân biệt để phối ngũ (phối hợp vị thuốc vào thang tễ). a. Thực nhiệt chứng: Bệnh phát nhanh chóng và mạnh, bệnh trình ngắn, lượng máu nhiều, màu đỏ tươi, đỏ tím hoặc đen, chất đậm đặc, sắc mặt đỏ, nóng bứt rứt, miệng khát, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác (căng như giây đàn, nhanh). Cách chữa: Thanh nhiệt lương huyết. Bài thuốc: Thập khôi tán gia giảm. Chế đại hoàng 3 đồng cân, 1 đồng cân, Đan bì 3 đồng cân, Hoàng liên Hắc Sơn chi 3 đồng cân, Bạch mao căn 1 lạng. Gia giảm: - Khái huyết, gia Đại cáp tán 5 đồng cân, bọc lại mà đun, sao Hoàng cầm 3 đồng cân. - Thổ huyết, gia Chích Ô tặc cốt 5 đồng cân; Sinh địa tươi 8 đồng cân. - Ỉa ra máu, gia Hoè hoa 4 đồng cân, Địa du thán 3 đồng cân, Kinh giới thán 1,5 đồng cân. - Đái ra máu, gia Hoàng bá 3 đồng cân, Hổ trượng 5 đồng cân, Cù mạch 3 đồng cân. Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 18
  6. CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG b. Âm hư chứng: Bệnh phát chậm, bệnh trình dài, cơn bệnh nối tiếp nhau, lượng máu không nhiều, màu máu đỏ tươi hoặc đỏ nhạt, sốt về chiều, bứt rứt khó chịu, gò má đỏ lên, miệng khô họng khan, lưỡi hồng ít rêu, mạch nhỏ, nhanh. Cách chữa: Tư âm giáng hoả, dưỡng huyết chỉ huyết. Bài thuốc: Thiến căn tán gia giảm. Sinh địa 5 đồng cân, Thiến căn thảo 1 lạng, 3 đồng cân, Huyền sâm 4 đồng cân, A giao Bạch thược 3 đồng cân, Đan bì 3 đồng cân, Hạn liên thảo 1 lạng. Gia giảm: - Khái huyết, gia Sa sâm 4 đồng cân, Bách hợp 3 đồng cân, Hải cáp phấn 4 đồng cân gói lại nấu, Đoạn Hoa nhuỵ thạch 4 đồng cân. Đái ra máu, gia Quy bản 5 đồng cân, Đoạn Luyện nhân trung bạch 1,5 đồng cân. - c. Khí hư chứng: Xuất huyết lâu không dứt, hoặc huyết ra mạnh với số lượng nhiều, máu loãng, nhạt màu, sắc mặt trắng bủng, hoảng hốt, ngắn hơi, tinh thần yếu đuối, tứ chi mát lạnh, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhỏ, mềm. Cách chữa: Bổ khí nhiếp huyết. Bài thuốc: Quy tỳ thang gia giảm. Đảng sâm 3 đồng cân, Hoàng kỳ 4 đồng cân, Bạch truật 3 đồng cân, Chích cam thảo 1,5 đồng cân, Đương quy, Thục địa, Bạch thược, mỗi thứ đều 3 đồng cân, Sơn dược 4 đồng cân, Hồng táo 4 quả. Gia giảm: - Xuất huyết nhiều muốn hư thoát, dùng riêng Nhân sâm 3 đồng cân, sắc nước đổ cho uống. Nếu thấy sắc mặt trắng bợt, ra mồ hôi lạnh, chân tay mát, mạch nhỏ là lúc chứng trạng dương hư muốn thoát, gia Phụ tử chế 1,5 đồng cân. - Ỉa ra máu, gia Xích thạch chi 4 đồng cân gói lại sắc, Ô mai thán 2 đồng cân. - Nôn ra máu, thấy thân lạnh mạch nhỏ, gia Bào khương thán 1,5 đồng cân. - Đái ra máu, gia Lộc giác sương 3 đồng cân, Đạm thu thạch 3 đồng cân. 3. Bài thuốc một vị Thổ đại hoàng, mỗi lần 3 đồng cân, mỗi ngày 2 lần sắc uống trị các loại bệnh xuất huyết - - Trứng gà một quả, dùi một lỗ nhỏ, cho vào trong đó 3 phân bột Đại hoàng, lấy giấy ướt dán lại ở miệng lỗ, hấp trên nồi cơm cho chín rồi đem ăn, mỗi ngày 1 lần, chữa đái ra máu. Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 19
  7. CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG Nước ngó sen tươi, uống lượng nhiều chữa thổ huyết, khái huyết. - - Rễ cây Mã đầu lan, giã lấy nước, mỗi lần uống nửa bát, đổ nước sôi vào uống, chữa chảy máu mũi. - Đậu tằm tươi lấy vỏ hoặc cành lá từ 3 đến 4 lạng (khô thì dùng 1 đến 2 lạng), sắc đặc lấy một bát, hoặc lấy cành, lá, hoa đậu tằm trắng giã nát, lấy một chén nước đổ cho uống ngày 2 lần, để chữa khái huyết, thổ huyết, ỉa ra máu. - Hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi) 8 đồng cân, Xa tiền thảo (cỏ mã đề) 1 lạng (tươi thì gấp đôi), sắc uống trị đái ra máu. Tử châu thảo 1 đến 2 lạng, sắc uống, trị ho ra máu, chảy máu mũi, và ỉa ra máu. - D. Phụ: Xuất huyết dưới da (tử điến) Điểm xuất huyết hoặc quầng xuất huyết dưới da và niêm mạc đều gọi là tử điến (quầng tím). Bệnh này chủ yếu bao gồm quầng tím do giảm tiểu cầu và quầng tím do dị ứng. Trước kia, trên lâm sàng chia làm hai loại: Nguyên phát và thứ phát. Thứ phát là do các bệnh truyền nhiễm, thiếu máu dẫn đến. Những đặc điểm giúp chuẩn đoán phân biệt giữa quầng tím do giảm tiểu cầu nguyên phát và quầng tím do dị ứng được trình bày ở bảng 26. (Đến khi chữa bệnh, có thể tham khảo biện chứng thí trị ở huyết chứng để tiến hành xử lý). Bảng 26 - Phân biệt chẩn đoán xuất huyết dưới da Tên bệnh Tiểu cầu nguyên phát giảm Dị ứng Chứng trạng và kiểm tra Vùng xuất huyết Thường thấy ở da, kết mạc, nội Thường thấy ở mặt duỗi của tứ tạng. chi. Hình thái của quầng tím Thường thấy xuất huyết dạng Điểm thũng huyết, ban ứ. điểm, kèm theo có nốt sần rõ rệt. Xét nghiệm kiểm tra Tiểu cầu giảm, thời gian máu chảy Số lượng tiểu cầu và thời gian máu đông kéo dài. máu đông đều bình thường. Chứng quầng tím do giảm tiểu cầu có thể dùng liệu pháp chôn chỉ để chữa, hiện nay quan sát trên lâm sàng thấy có kết quả nhất định. Lấy các huyệt: Tỳ du, Can du, Vị du, Túc tam lý. Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2