Ngày mai trời không có gió
lượt xem 4
download
Cận cảnh phim thời sự trên tivi, mẹ gào lên trong sự khuyên giải của mọi người rồi đưa tay chỉ vào mặt John, khóc lu loa và chửi rủa. Suốt đêm Giang không ngủ được, bực mình mẹ gay gắt muộn phiền chuyện dzic dzăc chiến tranh, thương John-ông già bị hội chứng chiến tranh. Sáng hôm sau, đến cơ quan cáo ốm để xin nghỉ việc, từ Hà Nội Giang đáp tàu về quê, hy vọng còn gặp được John, có khi cũng chẳng nói gì bởi mọi thứ đã rõ ràng nhưng cô vẫn muốn thấy lại...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngày mai trời không có gió
- Ngày mai trời không có gió Truyện ngắn của Nguyễn Thu Trân Cận cảnh phim thời sự trên tivi, mẹ gào lên trong sự khuyên giải của mọi người rồi đưa tay chỉ vào mặt John, khóc lu loa và chửi rủa. Suốt đêm Giang không ngủ được, bực mình mẹ gay gắt muộn phiền chuyện dzic dzăc chiến tranh, thương John-ông già bị hội chứng chiến tranh. Sáng hôm sau, đến cơ quan cáo ốm để xin nghỉ việc, từ Hà Nội Giang đáp tàu về quê, hy vọng còn gặp được John, có khi cũng chẳng nói gì bởi mọi thứ đã rõ ràng nhưng cô vẫn muốn thấy lại đôi mắt xanh mờ đục với hai dòng nước mắt ám ảnh. - John đi rồi, ngay sau khi xong việc. Bác cả bảo như thế. Có khi bây giờ nó còn ở Hà Nội, nghe đâu phải loanh quanh vài ba ngày rồi mới đi, con lộn ra ngoài ấy biết đâu còn kịp, đây số di động của nó. Trước khi quay ra Hà Nội, Giang ghé thăm bác Đào, người vợ chỉ có sáu ngày nhưng đã cả đời chờ đợi bác Đương. Bác Đào ngồi nhặt hoa bưởi rụng trên thềm nhà, tóc bác bạc lấp lánh ánh kim dưới nắng chiều. Nếp hằn thời gian ghi dấu trên mặt nhưng mắt bác vẫn sáng bừng nét thanh xuân khi ghe Giang nhắc đến người chồng sáu ngày của mình. Thời bác Đương đi B, cuộc chiến đang đến hồi khốc liệt nên người vợ trẻ không có thư chồng để làm kỷ niệm, dưới ba lớp giấy gói cẩn thận trong bao gối là một lá thư duy nhất, thư đơn vị bác Đương. Người ta cảm ơn và ngợi khen người vợ trẻ dũng cảm đã để chồng mình trở về chiến trường đúng hạn. Thế thôi, bây giờ sau gần bốn mươi năm, đôi vợ chồng trẻ ngày xưa mới thật sự được trở về với nhau. Bác Đào bảo, cháu thấy đấy, vườn bưởi, đụn rơm, cầu ao… tất cả đều như sạch hơn, tinh tươm hơn sau khi John đưa xương cốt ông ấy về… ***
- Ra Hà Nội, John ở nhà bụi, ăn cơm bụi, nói chuyện theo kiểu người bị hội chứng chiến tranh. Ngồi nơi quán nước vỉa hè dọc theo Bờ Hồ, xoay xoay ly nước trong tay, có đến mấy lần Giang nhìn sâu vào mắt John: - Ông thấy Hà Nội của tôi đẹp không? -Đẹp, nhưng không bằng những ráng chiều ở Kontum, khi ấy chúng tôi còn nghe được cả tiếng chim trong mùi khói súng khét lẹt, cả mùi thịt người bị nướng chín… - Ông không quên được chiến tranh sao? - Đó là giấc mơ dài sau gần bốn mươi năm của tôi, tôi không quên được nó, kể cả những tháng ngày vất vưởng lang thang trên đường phố Newyork với tấm bảng Jobless to đùng trước ngực! - Ừ, tôi có biết ông nghèo, một người Mỹ nghèo! - Không, ai bảo với cô là tôi nghèo, mọi cớ sự xảy ra cho đến bây giờ chẳng qua là do tôi bị đánh cắp tuổi trẻ và sự lương thiện. Giang kéo John về thực tại: - Ông có mái tóc đẹp! - Vâng, đấy là nhờ tôi giống mẹ tôi đấy, bà ấy là một thiên thần. Giang gọi thêm cho John một tách trà nóng, ông ta chậm rãi đưa lên môi nhấp, chuyện quê nhà cách Giang nửa vòng trái đất hiện ra… …Phố nhỏ êm đềm của John nằm ở vùng ngoại ô xa lắc, đấy là một vùng chuyên canh nho, nơi cung cấp nguyên liệu cho những nhà máy chế biến trái cây ở các thành phố lân cận. Bố John là một thầy giáo làng, ông mất vì căn bệnh hen năm John tròn bốn tuổi. Mẹ John nuôi con bằng nghề hái nho thuê, cả trước và sau chiến tranh Việt Nam. Trước khi là người lính bại trận trở về cố quốc, John đã dâng tặng mẹ một món quà lạ lẫm gồm chiếc mũ tai bèo nhuốm máu, một cuốn sổ tay và vài ảnh chân dung những người xa lạ bên kia nửa vòng trái đất. Nơi người mẹ biết rằng chiến sự đang nổ ra ác liệt và bom đạn
- có thể mang con trai bà ra đi mãi mãi bất cứ lúc nào… Ngày đầu tiên trở về, John nhớp nháp gục đầu trong vòng tay mẹ: - Mẹ ơi, ôi lạy Chúa lòng lành tha thứ, bàn tay con… bàn tay đã giết người… Lúc nào cũng thế, mẹ John chìm đắm trong sự dịu dàng, thứ tha: - Không, con yêu, bình tâm lại, đôi bàn tay này chỉ để hái nho! Sau đó là những đêm dài thảng thốt, mồ hôi ra ướt đẫm người như tắm, lúc nào John cũng thấy trước mắt mình người chiến sĩ trẻ ấy, đôi mắt sáng ấy, làn môi tươi ấy… từ lùm cây xanh còn quyện nồng khói súng hăng hái bước ra, rồi khựng lại một chút khi bất ngờ nhìn thấy đối thủ cao to lừ lừ trước mặt, chỉ trong tích tắc anh ôm lê lao tới… Đoàng đoàng đoàng… Người chiến sĩ ngã bật ra sau phát súng run rẩy nhưng cũng dòn tan của John… Thế là kết thúc, máu hòa máu, tuổi trẻ hòa máu, ước mơ hòa máu, máu ở chiến trường tươi chưa từng thấy, trào lên và sủi bọt… Mẹ John ôm chặt đứa con vật vã trong lòng: - Không, con đừng tự hành hạ mình như thế, chiến tranh như con thú dữ hung tàn, con không bắn người lính trẻ ấy thì cậu ta cũng sẽ bắn con… - Đừng! Đừng nói như vậy mẹ ạ, con nhắm vào chân anh ta để tự vệ còn tốt hơn gấp trăm ngàn lần bắn vào ngực anh ta, ôi, máu, máu tươi lắm, thắm lắm, mẹ chưa từng thấy đâu! Được dăm ngày, sự đau thương không còn tươi mới, John khập khiểng cùng mẹ bước ra những cánh đồng nho, anh dang rộng vòng tay, hét căng lồng ngực tuổi trẻ: - A…a…aaa… Có khi cũng chẳng để làm gì cả, để đến lúc anh cúi xuống nắm cành nho trĩu quả đầu tiên lại bật ra thành lời: - Bố khỉ thằng lính trận tồi tàn, còn bày gót chân Achille ra trước mẹ đến bao giờ! Mọi thứ cứ tưởng là cây sẽ đơm nụ, nụ sẽ ra hoa khi mẹ chuẩn bị mang về nhà một cô gái hái nho nết na ngoan hiền cho John. Trong ngày lẽ ra đáng nhớ ấy, người ta đã chọc tiết một con dê. Máu ở cổ dê trào lên sủi bọt đỏ tươi… John bỗng nghe mùi khói súng khét
- lẹt, anh chạy băng băng ra cánh đồng nho, phá bung tất cả những gì trước mặt, kể cả việc đập đầu đến chết một chú dê con lạc mẹ. Kể từ đó, mọi người bảo rằng anh tâm thần, chỉ còn một người sống cùng ký ức với John là mẹ. Chẳng làm được gì, buổi sáng anh lang thang khắp làng tả cảnh, buổi chiều miên man ngồi trong góc tối ngôi nhà tả tình, buổi tối đập đầu côm cốp vào giường kêu đau. Ký ức anh luôn nhập nhằng cảnh làng quê và con người của hai đất nước xa nhau dịu vợi. Nhưng hàng dừa xanh, dòng sông uốn lượn, dáng thôn nữ kẽo cà kẽo kẹt quang gánh trong tiếng gà gáy trưa hòa lẫn tiếng đại bác vang rền luôn là nền ký ức của mọi ký ức. Thi thoảng mẹ vẫn phải ôm John vào lòng như ôm một đứa trẻ, ru anh nửa đêm bằng giọng kể lể đều đều về một làng quê Việt xa lắc xa lơ để anh thôi đập đầu kêu khóc. Chập tối, khi mặt trời chỉ còn một chóp đỏ lơ lửng cuối chân trời, John lại bắt đầu chơi trò chơi ám ảnh. Một mình anh trong bóng tối căn phòng nhưng luôn nghe tiếng hai người đối thoại. Nỗi ám ảnh lan truyền sang người mẹ, ngày tháng năm chồng chất trên mái tóc khô buồn xác xơ. Mẹ luôn tưởng mình có hai người con trai, bên cạnh John là đứa tóc đen mắt sáng đang tươi cười trong di ảnh để trên kệ gỗ, chiếc mũ tai bèo nhuốm sậm máu theo thời gian được treo khẽ khàng bên cạnh. - Chào bạn, bạn đi đâu thơ thẩn một mình trong mùi khói súng khét lẹt thế kia? - Tôi đi lên thiên đàng, bạn có thích đi cùng không? - Thiên đàng có tiếng chim hót không? - Có chứ! - Thiên đàng có mặt trời rực rỡ sau những hàng dừa xanh như ở quê bạn không? - Tại sao lại không nhỉ? Bạn hãy cùng tôi đi một lần cho biết nhé? - Tận cùng mồ sâu ấy có gì nhỉ, bạn hãy quên đi lòng thù hận, mẹ bảo tôi như thế, mà không, đó là sự tha thứ… John cứ miên man hàng đêm như thế rồi bỏ nhà, bỏ mẹ đi lang thang khắp nơi. Đến cái ngày gã chăn bò trong làng lên tận Newyork lôi John về thì mẹ sắp giả từ trần thế. Thấm
- thía với nỗi đau thấy được, sờ được, John bỗng tỉnh hẳn, một lần đứng vững trước gương soi lại mình sau gần bốn mươi năm cũng để thấy mình sắp hết kiếp người mà cứ canh cánh trong lòng tiếng gọi xa xăm bên kia nửa vòng trái đất. Phút lâm chung trên giường bệnh, mẹ áp bàn tay xương xẩu, bụi bờ của John vào đôi má nhăn nheo rướm lệ: “Mẹ đã chuẩn bị đủ cho con rồi, một nửa phần tiền đó con dùng chữa bệnh, một nửa còn lại làm lộ phí bay sang Việt Nam. Con phải tìm về quê nhà người lính ấy, mang trả mẹ cậu ta những di vật mà mẹ con ta hằng giữ bao nhiêu năm qua, nhớ nói với bà ấy rằng, mẹ xin lỗi, ngàn lần xin lỗi…”. Điều kỳ diệu và nhẹ lòng biết bao nhiêu khi John trở về Việt Nam, mọi người đều mở lòng và thông cảm cho anh, chỉ mỗi điều cô em gái út của người chiến sĩ Việt cộng hãy còn gắt gao lắm. Bà ta đã gào khóc, chửi rủa John suốt mấy ngày. John thật sự vui sướng như mơ khi sự trở về của anh đã gỡ cho dòng tộc, gia đình người chiến sĩ Việt cộng một nỗi oan. Do sự ấm ớ, hoang đường của mấy ông thầy cúng sau sự mất tích của Đương nên mọi người đồn ầm lên là anh theo địch và đang sống đời vương giả nơi đất khách quê người… *** John bảo với Giang ngày mai bay về Mỹ, say goodbye đâu đó đàng hoàng xong lại bảo chưa, ngày mốt cơ, rồi lại ngày kia ngày kỉa ngày kìa… Biết chuyện, mấy đứa bạn thân bảo chắc là John muốn gì. Muốn gì? Cả bọn dấm dúi nhau cười đỏ mặt. Giang nhăn mày nhăn mũi: “Cấm chúng mày nói chuyện yêu đương, ông ấy đáng là bác cả tao”. Một đứa dai dẳng: “Ai biết được, vùng yêu của John bị bỏ quên trong một xó rừng nào đấy bởi chiến tranh, rồi bỗng có một nàng tiên tìm đến sẻ chia, làm sao không bùng nổ!”. Các cô gái lại ôm nhau đấm thùm thụp. Rốt cuộc rồi Giang cũng nhận được tin nhắn của John: “Xin lỗi cô gái, tôi chưa thể về Mỹ được, xin cô hãy trở lại quê nhà, tìm đọc quyển nhật ký chiến trường của bác cô mà mẹ tôi đã trân trọng giữ nó gần bốn mươi năm qua, có điều tôi cần nói với cô”.
- Đúng một tuần sau, John lại thông báo và mang đến những sự trùng phùng mới, dù âm- dương cách biệt, nhưng có còn hơn không. John đưa mọi người quay lại núi Đầu Rìu, nơi ông đã bắn chết và chôn bác Đương của Giang. Ông bảo chắc chắn trong hang núi gần nơi bác Đương hy sinh còn có bảy bộ hài cốt của các chiến binh Việt cộng. Đích thân ông dò đường đưa mọi người vào tận cửa hang. Một lễ truy điệu trọng thể đã diễn ra sau đó. Báo chí đăng tin ào ào, sự kiện này được xếp là hot news trong tháng; John được các nhà báo gọi là sứ giả của hòa bình, là cánh nhạn lai hồng mang tin vui về cho các gia đình liệt sĩ. Ngoài hành lang chính sự, người ta đồn thổi John là một nhà ngoại cảm, ông đã ngẩn ngơ và trốn chạy bao nhiêu cuộc truy tìm sau đó. *** Nắng. Nắng buông vàng sân bay. Nắng đầu thu Hà Nội quyến rũ, hun hút buồn, hun hút thương. “Bay” ra bằng xe tắc-xi, Giang chạy táo tác tìm John. Ngồi buồn trong góc sảnh ở phòng booking của sân bay, râu tóc John được cắt tỉa gọn gàng hơn nên trông trẻ và tỉnh táo hơn. - Giang! Ông bỏ mặc hành lý, chạy ào đến nhấc bổng Giang lên, nhẹ nhàng, gọn gàng như bế một đứa trẻ. - Sao hôm nay ông đi mà để đến tận giờ bay mới báo cho tôi biết? Tôi có thể mua cho ông một ít quà và tiễn đưa đàng hoàng hơn nếu… John đặt Giang xuống rồi thân ái quàng vai cô: - Lúc này không nên nói điều gì thừa cô bé ạ, chúng ta chỉ còn ba mươi phút với nhau, vào quầy cà phê nhé? Ngồi đối diện nhau trong cửa hàng giải khát, John nắm chặt hai bàn tay Giang:
- - Cảm ơn cô đã cho tôi những nhìn nhận đúng đắn hơn về một miền quê, về những con người và cả những chiến binh Việt cộng. - Tôi đã làm được gì nhiều cho ông… - Không, chính những buổi trò chuyện, những lần được gặp cô ở Hà Nội đã cho tôi sức mạnh, lòng tin và sự cả quyết. Nụ cười của cô, ánh mắt của cô khiến tôi cảm thấy tin được tất cả những gì hiện diện quanh tôi ở Hà Nội, ở Việt Nam. - Cảm ơn John đã làm tôi tự tin như thế. John nhấp một ngụm cà phê rồi như chợt nhớ: - À, Giang đọc nhật ký của bác Đương có hay không? - Tôi thích tất cả những điều bác tôi viết, cả những địa chỉ và những dòng ghi nguệch ngoạc của bao nhiêu đồng đội ở mấy trang cuối, ông có đọc được chữ Việt không? - Tôi không đọc được nhưng lúc ấy may nhờ có một đồng đội biết tiếng Việt; chúng tôi đã dấm dúi, lén lút đọc và dịch cho nhau nghe trước ngày tôi gửi nó về Mỹ cho mẹ tôi. Giang đọc thấy có gì lạ không? - Không, tôi chỉ thấy bác tôi viết rất hay về tình hình chiến sự và đời sống người lính ở chiến trường. - Trước ngày hy sinh, dường như bác cô không viết? - Tôi cho đó là chuyện bình thường, ông đã kể tôi nghe là ngày đó các ông càn quét rất dữ dội ở khu vực núi Đầu Rìu… - À đúng, nhưng mà… John bỗng gục xuống khóc òa như một đứa trẻ: - Ông Đương có viết đấy, nhưng mà… tôi đã xé mấy trang ấy và đốt mất rồi… - Tại sao? - Nếu cô được đọc trang viết vào buổi sáng của bác cô trong ngày định mệnh đó thì cô sẽ thấy tôi tàn ác hơn gấp trăm ngàn lần… Một mình Đương đang chăm sóc bảy đồng đội bị
- thương rất nặng trong hang núi, hang núi hiểm hóc an toàn trước bom đạn, chính vì thế nên chỉ mình ông ấy biết đường ra vào, thậm chí bác cô còn vẽ sơ đồ vào trong ấy để phòng khi ông ấy hy sinh thì có những người tiếp cứu khác… Đọc xong mới biết, tôi đã xả súng vào Đương khi ông ấy đi tìm nước cho những người bị thương đã kêu gào suốt đêm… Quyển nhật ký nằm trong ba lô tôi đã mang theo sự sống của những chiến binh bị thương ấy… Giang lặng đi trong tiếng nấc của John, nếu có mẹ cô-cô em út của liệt sĩ Đương-ở đây, hẳn bà ta sẽ gào thét và chửi rủa nhiều hơn lần đứng trước máy quay truyền hình trước đó một tháng. Có tiếng loa mời hành khách vào phòng chờ bay đi Mỹ. John xiết chặt hai bàn tay lạnh ngắt của Giang: - Cô tha thứ cho tôi chứ, điều này tôi chỉ có thể nói với cô thôi, ở bên kia thế giới, hẳn mẹ tôi cũng vui lòng, vì cuối cùng, cái điều tôi không dám nói với bà ấy cũng được nói ra… Tự dưng Giang quên sạch vốn tiếng Anh của mình, cô buộc miệng nói bằng tiếng Việt: - Cảm ơn ông đã nói ra cái điều không nói thì cũng không ai biết ấy, tôi sẽ cố quên nó như ông đã tưởng mình quên nó suốt gần bốn mươi năm qua! Xin được gửi lời cầu nguyện linh hồn mẹ ông sớm siêu thoát! John đứng lên, bước qua ôm xiết Giang vào lòng: - Em đang tự sự cái gì vậy, hãy nói tha thứ cho tôi đi, tôi có thể sống tiếp được hay không là do những lời tôi van xin em đấy, trên cuộc đời này bây giờ, tôi chỉ có mình em. Giang nhắm mắt cho những giọt ấm nóng rơi khẽ khàng, cô nói nhẹ nhàng bằng tiếng Anh: - Vâng, tất cả đều chưa muộn… Không nói ra cái điều làm John phải mất tiếp phần đời còn lại, Giang nghĩ cũng là một cách đẩy cửa để mẹ John yên tâm bước lên thiên đàng. Cô nép đầu nghe trống ngực John đập thập thình và thoang thoảng mùi người đàn ông khốn khổ…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nếu chỉ còn một ngày để sống...
4 p | 284 | 24
-
Bỗng một ngày đẹp trời
8 p | 101 | 7
-
Trái tim trên cát
5 p | 64 | 6
-
Núi Hàm Rồng
2 p | 77 | 4
-
Tia nắng ấm áp bên hồ
5 p | 64 | 4
-
Một chuyện làm ăn
5 p | 60 | 4
-
Sẽ chẳng có ngày mai
21 p | 52 | 4
-
Dẫu có thế nào, em vẫn yêu anh
11 p | 73 | 4
-
Ngày Mai Tôi Sẽ Chết
7 p | 71 | 3
-
Bảy Ngày Trong Đời
9 p | 57 | 3
-
Anh đã rời xa cô mãi mãi
5 p | 61 | 2
-
Tản mạn 3 ngày tết
2 p | 57 | 2
-
Mắc kẹt trong những ngày lặng gió
3 p | 56 | 2
-
Máckidơ - Quần đảo sống mãi với thời gian
5 p | 56 | 2
-
Yêu em một ngày không có nắng - Kì 3
11 p | 54 | 2
-
Truyện ngắn Chuyện tình
10 p | 77 | 2
-
Yêu trong mùa gió
15 p | 71 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn