intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghề làm cúc bướm (mák pém) của người Thái Đen xã Chiềng Ngần thành phố Sơn La

Chia sẻ: ViBoruto2711 ViBoruto2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề cập tới nghề làm cúc bướm - một nghề thủ công truyền thống đang được duy trì và phát triển tại địa bàn xã Chiềng Ngần - thành phố Sơn La, từ đó chỉ ra các giá trị của nghề như: Giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mĩ đặc biệt là quy trình chế tác, các loại khuôn và dụng cụ được người thợ sáng tạo trong quá trình hình thành và phát triển của nghề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghề làm cúc bướm (mák pém) của người Thái Đen xã Chiềng Ngần thành phố Sơn La

TẠP CHÍ KHOA HỌC<br /> Khoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 67 - 74<br /> <br /> NGHỀ LÀM CÖC BƢỚM (MÁK PÉM) CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN<br /> XÃ CHIỀNG NGẦN - THÀNH PHỐ SƠN LA<br /> Lê Văn Minh9<br /> Trường Đại học Tây Bắc<br /> Tóm tắt: Bài viết đề cập tới nghề làm cúc bướm - một nghề thủ công truyền thống đang được duy trì và<br /> phát triển tại địa bàn xã Chiềng Ngần - thành phố Sơn La, từ đó chỉ ra các giá trị của nghề như: Giá trị vật<br /> chất, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mĩ đặc biệt là quy trình chế tác, các loại khuôn và dụng cụ được người thợ<br /> sáng tạo trong quá trình hình thành và phát triển của nghề. Bài viết khẳng định nhu cầu sáng tạo - hưởng thụ<br /> những thành quả trong lao động, sáng tạo văn hóa đã tồn tại, phát triển bao đời nay, đóng góp vào di sản văn<br /> hóa Thái ngày càng phong phú, đa dạng làm cho văn hóa giàu bản sắc, mang đậm tính tộc người. Đồng thời đề<br /> xuất với chính quyền địa phương một số giải pháp cơ bản góp phần phát triển nghề truyền thống giúp đồng bào<br /> bảo tồn giá trị văn hoá đồng thời tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.<br /> Từ khóa: Nghề làm cúc bướm, nghề thủ công, cúc bướm, mắk pém.<br /> <br /> 1. Những vấn đề chung<br /> Chiềng Ngần là một trong 12 xã, phƣờng của thành phố Sơn La, cách trung tâm thành<br /> phố 15km về phía Tây Bắc. Phía Đông và Đông Nam giáp 2 xã: Mƣờng Bú (huyện Mƣờng<br /> La), Mƣờng Bằng (huyện Mai Sơn); phía Tây giáp các phƣờng: Quyết Tâm, Quyết Thắng và<br /> Chiềng Sinh (thành phố Sơn La); phía Nam giáp xã Chiềng Mung (huyện Mai Sơn); phía Bắc<br /> giáp xã Chiềng Xôm, phƣờng Quyết Thắng, phƣờng Chiềng An (thành phố Sơn La). “Năm<br /> 2014, Chiềng Ngần có 1.583 hộ gia đình với 6.714 nhân khẩu sở tại và 3.468 dân tạm trú. Xã<br /> có 7 dân tộc cùng sinh sống, bao gồm: Thái, Kinh, Mường, Mông, Tày, Hoa, Lào. Người Thái<br /> đen định cư ở địa bàn từ lâu đời có số dân đông nhất, chiếm 95,3% dân số toàn xã” [1]. Căn<br /> cứ vào các đặc trƣng về trang phục, ngôn ngữ văn hóa mà các nhà khoa học chia ngƣời Thái<br /> thành 2 ngành Thái Đen và Thái Trắng.<br /> Vùng Chiềng Ngần có nhiều nét đặc trƣng của văn hóa Thái đặc biệt là cộng đồng<br /> ngƣời Thái Đen đƣợc thể hiện từ trang phục đến cách xây dựng nhà ở, tổ chức các lễ hội, ẩm<br /> thực,... trong đó trang phục truyền thống của ngƣời Thái Đen đƣợc làm từ sợi bông tự nhiên<br /> do bà con trồng, dệt thành vải, nhuộm và tự cắt may quần áo. Phụ nữ Thái Đen có áo lửng<br /> (xửa cỏm) màu tối, cổ tròn, đứng, thân áo ngắn bó sát khi mặc cho vào trong cạp váy. Váy dài<br /> màu đen không trang trí họa tiết, hoa văn, gấu váy đắp cạp đỏ, dây thắt làm bằng vải tơ tằm<br /> nhuộm màu xanh/tím, dây xà tích cuốn trễ quanh eo, ngoài ra còn có khăn piêu đội đầu đƣợc<br /> thêu chỉ màu rực rỡ, rất cầu kỳ thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ của ngƣời phụ nữ. Đi cùng với<br /> chiếc áo cóm, trên đƣờng nẹp xẻ dọc giữa khuôn ngực có đính hai hàng cúc có hình bƣớm,<br /> ong, ve sầu (thƣờng gọi chung là cúc bƣớm), đƣợc các nghệ nhân chế tác từ bạc, nhôm, đƣợc<br /> ngƣời Thái Đen lựa chọn, ƣa chuộng và gìn giữ nhiều đời nay.<br /> 9<br /> <br /> Ngày nhận bài: 8/5/2017. Ngày nhận đăng: 10/8/2017<br /> Liên lạc: Lê Văn Minh, e - mail: leminhctct@gmail.com<br /> <br /> 67<br /> <br /> Cúc bƣớm (tiếng Thái gọi là mắk pém - nghĩa là quả dính/dính sát vào) vừa là vật dụng<br /> để nối 2 tà áo cóm với nhau, vừa là đồ trang sức trang trí cho chiếc áo cóm thêm phần nổi bật<br /> - trở thành nét đặc trƣng rất riêng có thể nói là đặc sắc của trang phục ngƣời Thái bởi cúc<br /> bƣớm gắn với bộ trang phục của ngƣời phụ nữ/ trang phục là nhu cầu mặc không thể thiếu của<br /> cộng đồng. Nhìn vào trang phục là dấu hiệu nhận diện và phân biệt giữa ngƣời Thái và các tộc<br /> ngƣời khác. Cúc đƣợc ngƣời thợ làm thủ công với nhiều công bằng đôi bàn tay, khối óc, tính<br /> cần cù, sáng tạo và những giá trị văn hóa trong chiếc xửa cỏm của dân tộc mình. Hiện nay,<br /> nghề làm cúc bƣớm vẫn đang đƣợc đồng bào gìn giữ, bảo tồn và phát triển.<br /> Trên địa bàn thành phố Sơn La, nghề làm cúc bƣớm đang đƣợc đồng bào Thái Đen<br /> duy trì phát triển tại xã Chiềng Ngần trở thành nghề truyền thống mang lại những giá trị vật<br /> chất và giá trị tinh thần nổi bật, giúp đồng bào bảo đảm cuộc sống của mình, đồng thời bảo<br /> tồn đƣợc nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Thái.<br /> 2. Giá trị của nghề làm cúc bƣớm<br /> 2.1. Giá trị vật chất<br /> Nghề làm cúc bƣớm hiện nay có ý nghĩa quan trọng về mặt vật chất, nghề giúp bà con<br /> có thu nhập khá ổn định, thƣờng xuyên duy trì và phát triển. Cúc đƣợc làm từ nhôm nguyên<br /> chất bởi giá thành rẻ, có độ bền cao mà vẫn giữ đƣợc nét đẹp vốn có của nó. Qua nghiên cứu,<br /> ghi chép của tác giả tại gia đình ông Quàng Văn Tƣơng ở Tiểu khu I xã Chiềng Ngần, thì<br /> nghề đã thu hút hàng chục lao động, mỗi ngƣời phụ trách một khâu, phụ nữ có thể làm tất cả<br /> các khâu, chỉ có tạo khuân và đúc phôi ban đầu thì cần cánh tay của đàn ông. Cúc bƣớm đƣợc<br /> làm quanh năm theo nhu cầu đặt hàng của các tiểu thƣơng trên địa bàn và các vùng lân cận.<br /> Theo ông Tƣơng cúc đƣợc phân phối tại thành phố Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên thậm chí sang<br /> tận nƣớc bạn Lào. Mỗi bộ cúc hoàn thiện đƣợc bán tại nơi sản xuất từ 10.000 - 12.000 VNĐ.<br /> Với mỗi mẻ 30 kg nhôm nguyên chất bán đƣợc 10.000.000 VNĐ với thời gian 10 ngày liên<br /> tục. Mỗi mẻ cúc hoàn thiện trừ chi phí nhƣ than đá, chảo, nhân công thì cơ sở thu đƣợc 60%<br /> tiền bán cúc. Hiện nay, trên địa bàn TP. Sơn La có 3 hộ gia đình tham gia sản xuất cúc bƣớm,<br /> tạo thu nhập cho hàng chục nhân khẩu và giải quyết việc làm cho các hộ dân vùng ven<br /> thành phố.<br /> Theo các tiểu thƣơng, cúc có hai nguồn cung cấp chính: Một là chuyển từ dƣới xuôi lên,<br /> hai là của các cá thể tại địa phƣơng sản xuất, nhƣng ngƣời dân thích và ƣa chuộng loại cúc<br /> đƣợc làm thủ công hơn bởi có độ bền cao, ít bị gãy, ôxi hóa... còn cúc nhập dƣới xuôi mỏng<br /> hơn, dễ gẫy, độ bền thấp.<br /> 2.2. Giá trị tinh thần<br /> “Cúc bướm được bắt nguồn từ một truyền thuyết về mối tình dang dở của một đôi trai<br /> gái người dân tộc Thái, yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Khi mất đi, 2 người biến<br /> thành đôi bướm trắng dập dìu, luôn luôn quấn quít bên nhau. Từ truyền thuyết đó, người dân<br /> tộc Thái đã chế tác ra những con bướm trắng đính khâu vào 2 vạt áo “cóm” cài lại ở nơi trái<br /> tim mình để nhớ mãi mối tình sắt son chung thủy này” [2].<br /> 68<br /> <br /> Ông Quàng Văn Tƣơng, ngƣời làm cúc bƣớm xã Chiềng Ngần cho biết hàng cúc là<br /> điểm nhấn không thể thiếu trong trang phục phụ nữ với hai hàng song song, một bên là hàng<br /> cúc đực có đầu tù, tròn dùng để đơm/đan vào hàng cúc cái có phần đầu tròn rỗng, hai hàng<br /> cúc đan xen thắt lại với nhau nhƣ một biểu tƣợng cho tình yêu đôi lứa, không thể có đực mà<br /> không có cái hoặc tạo đóng (xọn) và mở (khay). Đó cũng là ý nghĩa phồn thực với mong<br /> muốn sinh sôi nảy nở, phát triển mà bao đời nay ngƣời Thái Đen vẫn sử dụng, giữ gìn và<br /> phát huy.<br /> 2.3. Giá trị thẩm mĩ<br /> Nói đến nghề thủ công và nghề làm cúc bƣớm thì không thể không nói đến tính thẩm mĩ<br /> bởi áo cóm là trang phục truyền thống của ngƣời Thái. Là biểu tƣợng cho cả tộc ngƣời, thông<br /> qua cách tạo hình của con bƣớm, ong, ve sầu, ngƣời thợ tự tay chế tạo khuôn bằng những<br /> đƣờng nét, hình khắc đơn giản nhƣng không thiếu phần tinh tế. Có những nét dài, thanh xen<br /> lẫn bằng nhát chấm quanh cánh của con bƣớm tạo bố cục chắc chắn cho hình con bƣớm.<br /> Đồng thời hàng cúc trắng là điểm nhấn quan trọng trong tổng thể chiếc áo của ngƣời phụ nữ.<br /> Qua đó thể hiện “... nghệ thuật cắt may của phụ nữ Thái đạt đến trình độ trang phục<br /> hiện đại. Kín vì váy áo che kín toàn bộ thân thể, nhưng lại hở vì cách cắt may sát vào từng<br /> đường cong trên cơ thể phụ nữ thể hiện khiếu thẩm mĩ truyền thống tộc người ăn sâu vào tiềm<br /> thức họ, khiến họ tự giác thực hiện và sáng tạo ra sản phẩm không lẫn với các tộc người<br /> khác. Vì vậy phong cách ăn mặc truyền thống đã được bảo tồn trong niềm tự hào của cộng<br /> đồng” [3] hoặc “... chính những hình dạng khác nhau của từng loại bướm trên hàng cúc đã<br /> làm cho chiếc áo Thái được trang trí hoa văn. Đồ án hoa văn này thật trang nhã và đầy sức<br /> hấp dẫn” [4].<br /> 3. Các loại khuôn và dụng cụ làm cúc<br /> Làm cúc bƣớm bằng nguyên liệu nhôm nguyên chất ở Chiềng Ngần đòi hỏi ngƣời thợ<br /> phải tập trung cao độ, tỉ mỉ, chăm chút, khéo léo, tinh tế trong quan sát, sáng tạo trong từng<br /> khâu để tạo ra chiếc cúc đặc trƣng, đƣợc đông đảo ngƣời dân đón nhận. Để quy trình chế tác<br /> có hiệu quả phải trải qua các khâu từ chuẩn bị các loại khuôn, lò nung nguyên liệu... cho đến<br /> kỹ thuật đúc, dập, cắt thì ngƣời thợ phải có bộ đồ nghề chuyên dụng, đa dạng tƣơng ứng với<br /> từng khâu trong chuỗi quy trình làm cúc.<br /> 3.1. Lò nung<br /> Lò đƣợc xây bằng gạch đỏ đắp bùn pha trấu, lò dùng để nung cho nguyên liệu nhôm<br /> nóng chảy, lò trƣớc kia to so với hiện nay do để đốt bằng củi. Ngày nay đã chuyển sang dùng<br /> than đá, với diện tích lò cao 80 cm, rộng 70 cm, cửa lò rộng 30 cm, có tác dụng khi nung chảy<br /> ngƣời thợ dùng muôi sắt múc nguyên liệu, lò đƣợc ngăn thành 2 lớp, lớp dƣới cao 20 cm rộng<br /> 70 cm, để thoáng có tác dụng đƣa không khí vào hoặc để quạt (dùng bễ quạt) và chứa phần sỉ<br /> than. Phần trên đƣợc ngăn cách một tấm phên đan, ghép bằng sắt ngăn không cho than rơi<br /> xuống phía dƣới, trên tấm phên là một lớp than bùn rồi đến than đá trên than đá đặt chiếc chảo<br /> gang, dày đủ để nung 30 kg nhôm nguyên chất, trên cùng là nắp lò đƣợc gia công từ tấm bìa<br /> sắt cứng.<br /> 69<br /> <br /> 3.2. Khuôn đúc<br /> Khuôn đƣợc làm bằng đất nung, theo quan niệm và kinh nghiệm 30 năm làm nghề thì<br /> khuôn đƣợc tạo bởi đất sét đƣợc nung đỏ qua lửa sẽ chịu đƣợc nhiệt độ cao, có độ bền, dễ sửa<br /> chữa. Khuôn dùng để đúc phôi, phần cúc thô ban đầu là khâu đầu tiên trong tạo hình cúc<br /> bƣớm, diện tích khuôn rộng 10 cm, dài 25 cm, cao 5 cm, một đầu hở để đổ nguyên liệu.<br /> Khuôn gồm hai mặt ốp/ghép vào nhau, một chiếc trơn, một chiếc đƣợc ngƣời thợ gia công 24<br /> con tƣơng ứng mỗi con một cúc, độ dày của cúc dao động từ 1 - 1,5 mm, khi đúc 2 chiếc<br /> khuôn ốp vào nhau để chắc và không chảy nguyên liệu ra ngoài ngƣời ta dùng 2 chiếc kẹp tre<br /> vam dài 0,7 cm, dài 40 cm cố định một đầu và đầu còn lại đƣợc khóa bằng dây thép để đúc<br /> xong tháo dây thép ra và lấy phôi. Để tránh nóng ngƣời ta thƣờng tạo đế bằng gỗ và mặt trên<br /> đƣợc lót bằng bằng vải ƣớt sao cho khi đúc, tháo kẹp tre/vam không bị cháy thanh tre và tránh<br /> nóng cho ngƣời đúc. Khuôn đƣợc làm thủ công bằng các vật liệu tự nhiên tuy khá đơn sơ<br /> nhƣng lại có độ bền, chắc chắn, nhẹ và dễ di chuyển.<br /> 3.3. Khuôn dập<br /> Khuôn dập đƣợc làm thủ công trên đoạn sắt đặc có đƣờng kính 6 cm hình trụ một đầu<br /> đƣợc gắn vào thanh gỗ để làm đế hoặc gắn phần đế gỗ xuống đất sao cho khoảng cách giữa<br /> mặt đế lên mặt dập là 10 cm. Mặt khuôn đƣợc khắc chìm/âm bản hình con bướm đực và bướm<br /> cái, đƣợc ngƣời thợ dùng các thanh, đoạn sắt nhọn khắc trực tiếp bằng tay, tạo hình con bƣớm<br /> rồi khắc các đƣờng hoa văn, họa tiết trên thân con bƣớm, sao cho độ dày mỏng, nông, sâu<br /> phải đảm bảo đến tạo hình, chất lƣợng của cúc. Mỗi một chiếc khuôn khoảng 1,5 - 2 năm là<br /> phải khắc lại cho họa tiết chìm sâu xuống bởi đúc phôi xong chuyển qua dập ngƣời thợ dùng<br /> búa và phôi đặt lên khuôn đập mạnh tạo hình cúc bƣớm. Khi dập phôi và khuôn với nhau qua<br /> tác động bằng búa nhiều lần và liên tục khuôn mòn đi dẫn đến phần cổ họa tiết bướm cái<br /> mỏng khi sử dụng áo cóm dễ bị gãy.<br /> 3.4. Khuôn cắt<br /> Khuôn cắt đƣợc gia công bằng thanh sắt đặc, khuôn nhỏ ở phần cán và phình to phần<br /> đầu, khuôn dài 10 - 12 cm, một đầu cán và một đầu đƣợc tạo hình khá cung phu khoét sâu vào<br /> thân khuôn tạo hình gờ, đƣờng bao hình cúc để cắt đập lên phần khuôn dập đã tạo ra. Khuôn<br /> không có đủ các chi tiết nhƣ thân, đầu, họa tiết,.. mà chỉ có hình diềm hay còn gọi là hình bên<br /> ngoài/đường bo, hình bao quanh. Đặc biệt hình cắt khi cắt phải khớp với hình khuôn dập. Thợ<br /> dùng khuôn cắt đặt lên trên sao cho khớp với hình khuôn dập đã tạo rồi dùng búa đập nhằm<br /> loại bỏ phần nguyên liệu thừa xung quanh hình cúc.<br /> 3.5. Các dụng cụ khác<br /> Búa cầm tay với nhiều kích cỡ dùng để đập khi cắt, dập, chỉnh sửa hoàn thiện. Đục bằng<br /> sắt nhọn đầu dùng để đục lỗ trên thân cúc, mỗi chiếc cúc đục 4 lỗ để đơm cúc vào áo, một<br /> thanh gỗ dài 80 cm dày 15 cm dùng để tì cúc khi đục, một trụ gỗ tròn đƣờng 35 cm cao 50 cm<br /> dùng cho khuôn cắt hình cúc bƣớm, mỡ động vật dùng để nhúng khuôn cắt và bôi khuôn dập<br /> cho trơn dễ làm và chống dính, muôi/thìa múc nguyên liệu...<br /> 70<br /> <br /> 4. Quy trình chế tác<br /> 4.1. Nguồn nguyên liệu<br /> Cúc đƣợc làm bằng nhôm, loại nguyên liệu tốt nhất là các loại nhôm dẻo, nguyên chất,<br /> mềm không pha gang hoặc các loại chất khác. Nhôm là nguyên liệu khá thông dụng trong sinh<br /> hoạt hiện nay vì vậy nguồn nguyên liệu khá dồi dào, đa số từ các dụng cụ đã hỏng hoặc không<br /> sử dụng đến, đƣợc thu mua từ các hộ gia đình hoặc các cơ sở thu mua phế liệu, nếu nhôm bị pha<br /> tạp khi dập, cắt sẽ giòn dễ gãy, độ bền của cúc không cao. Mỗi lần có đơn đặt hàng ngƣời thợ<br /> mua hàng 100 kg nhôm về ngâm, rửa thật sạch rồi mới chuẩn bị đƣa vào chế tác.<br /> 4.2. Quy trình chế tác<br /> Nhôm đƣợc làm sạch bằng nƣớc để khô cắt vụn hoặc dùng búa đập vụn/nhỏ cho vào nồi<br /> gang đã đặt trên lò nung rồi đậy nắp lò lại tránh bụi bẩn bám vào nguyên liệu. Đốt lò, dùng bễ<br /> quạt cho ngọn lửa bắt vào than đá, nung liên tục trong 2 giờ đến khi nhôm tan chảy thành chất<br /> lỏng rồi mới múc nguyên liệu để đúc phôi cúc. Theo chủ cơ sở sản xuất thì lúc nhiệt độ than<br /> đá làm nóng và tan chảy nhôm thì nhiệt độ lên đến 600C.<br /> Để đúc trƣớc tiên là chuẩn bị khuôn, kẹp chặt khuôn và lót bằng đế tránh nóng khi đổ<br /> rồi để miệng khuôn hƣớng lên trên dùng dụng cụ múc nhôm đã tan chảy. Dụng cụ là chiếc<br /> muôi đƣợc gia công bằng thép, dùng muôi múc một lƣợng nhôm vừa đủ đổ vào khuân trong<br /> vòng 15 giây thì dỡ khuôn bằng cách gỡ phần dây thép kẹp giữa hai thanh tre lấy phôi ra khỏi<br /> khuôn rồi lại ghép khuôn đổ tiếp cứ liên tục nhƣ vậy trong nhiều giờ đồng hồ đến khi nào hết<br /> nguyên liệu trong chảo gang thì tắt lò nung. Đây là công đoạn khá vất vả cần độ chính xác cao<br /> bởi nhiệt độ cao ảnh hƣởng đến năng suất lao động, nếu không cẩn thận dẫn đến đổ nguyên<br /> liệu ra ngoài bám bụi bẩn lại phải qua xử lý và cho vào nung lại.<br /> Mỗi lần làm cần 2 thợ chính và một thợ điều chỉnh bễ quạt, làm trong 8 - 10 giờ với<br /> 30 kg nhôm thì đúc đƣợc 800 bộ phôi cúc, phôi cúc hình thành, định hình diện tích ban đầu,<br /> độ dày mỏng của cúc, mỗi bộ 24 con tƣơng ứng với hai hàng, mỗi hàng 12 cúc. Làm xong<br /> phôi thì chuyển qua khâu dùng khuôn dập để in hình con bƣớm lên phôi, đặt phôi lên khuôn<br /> dập, dùng búa đập. Mỗi lần dập cần dứt khoát tay búa để hình đƣợc chuẩn xác. Dập khuôn tạo<br /> hình mỗi ngày một ngƣời làm đƣợc 40 - 50 bộ cúc, khi tạo hình bằng khuôn dập xong chuyển<br /> qua khâu tạo lỗ ở cúc.<br /> Ngƣời thợ dùng đục sắt nhọn kê cúc lên thanh gỗ dài 80 cm dày 15 cm dùng để tì cúc<br /> khi đục. Chiếc cúc bƣớm đục 4 lỗ thủng trên thân cúc vừa với lỗ của chiếc cúc áo thông<br /> thƣờng để khâu, đính bằng chỉ vào áo. Khâu này khá đơn giản và đỡ tốn sức hơn so với khâu<br /> đúc, dập bởi cúc đã thành hình và nguyên liệu nhôm mềm dễ tạo lỗ.<br /> Tiếp theo là khâu cắt hình, ngƣời thợ kê cúc đã dập khuân và đục lỗ trên một cục gỗ<br /> trắc, tròn đƣờng kính 35 cm, cao 50 cm không mút khuôn bởi vì khuân cắt rất sắc lại đục nhát<br /> một cần độ chính xác loại bỏ phần thừa của cúc, dùng khuôn cắt và búa cắt bỏ phần thừa bên<br /> ngoài hình con vật đã dập, đặc biệt ở khâu này khuôn cắt phải khớp với khuôn dập nếu không<br /> sẽ bị mất hình hoặc thừa những phần không cần thiết với tạo hình con vật ở khuôn dập. Ngƣời<br /> thợ đục dứt khoát làm đứt phần ngoài hình con vật nếu không dứt khoát hoặc để khuôn khô<br /> không tra mỡ động vật sẽ không đứt hẳn hoặc đứt nhƣng để lại các gai nhọn sắc ảnh hƣởng<br /> 71<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1