intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghề môi giới chứng khoán trước sóng gió thị trường

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

64
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lương giảm, thị trường giao dịch èo uột, nhiều broker ngồi chơi là tình trạng phổ biến ở nhiều công ty chứng khoán. Một số môi giới (broker) chán nản muốn nghỉ việc, nhưng không phải muốn là được. Nghe có vẻ “phũ phàng”, nhưng đó là tâm sự của khá nhiều broker trong thời điểm hiện tại. Một broker hành nghề được 6 năm than thở, “suốt một năm nay (ngoại trừ sóng đầu năm 2012), số lượng khách hàng giao dịch ít, giá trị giao dịch nhỏ, triển vọng thị trường chưa rõ ràng, thu nhập thì giảm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghề môi giới chứng khoán trước sóng gió thị trường

  1. Nghề môi giới chứng khoán trước sóng gió thị trường Lương giảm, thị trường giao dịch èo uột, nhiều broker ngồi chơi là tình trạng phổ biến ở nhiều công ty chứng khoán. Một số môi giới (broker) chán nản muốn nghỉ việc, nhưng không phải muốn là được. Nghe có vẻ “phũ phàng”, nhưng đó là tâm s ự của khá nhiều broker trong thời điểm hiện tại. Một broker hành nghề được 6 năm than thở, “suốt một năm nay (ngoại trừ sóng đầu năm 2012), số lượng khách hàng giao dịch ít, giá trị giao dịch nhỏ, triển vọng thị trường chưa rõ ràng, thu nhập thì giảm sút nghiêm trọng, lương không đủ chi tiêu”. Thực tế, tình trạng phòng giao dịch trống vắng là phổ biến, nhân viên chứng khoán nhiều hơn khách hàng. Một số diễn đàn “xôm tụ” về chứng khoán như F319 hiện cũng không còn sôi động, ít người bình luận. Lý giải về việc tại sao chán nản với nghề chứng khoán, muốn bỏ nghề mà không bỏ được, broker này cho biết, không chỉ môi giới, mà các vị trí lãnh đạo trong công ty cũng không dễ dàng nghỉ việc, vì liên đới đến trách nhiệm đối với công ty chứng khoán. Thời gian trước, nhiều công ty chứng khoán cho sử dùng đòn bẩy tài chính cao và hậu quả để lại cho đến thời điểm này là nhiều broker đang ký nhận nợ đối với công ty chứng khoán, ít thì vài chục triệu đồng, nhiều thì hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng. Đây chủ yếu là các khoản đầu tư của cá nhân broker, chưa kể những khách hàng có
  2. liên quan. Chính vì vậy, các broker vẫn phải cố làm việc tại công ty chứng khoán để lấy thu nhập trả nợ. “Rất ít broker đơn thuần làm nghề mà không đầu tư chứng khoán. Thực tế, từ trước tới nay, broker nào cũng nghĩ phải đầu tư mới tư vấn được cho khách hàng và chết là ở chỗ đó, khi thị trường chứng khoán suy giảm kéo dài như hiện nay. Không biết đến bao giờ mới trả được khoản nợ đang treo ở công ty chứng khoán”, một broker than thở. Thời gian gần đây, không ít broker tự kiếm nghề tay trái cho mình để tạo thêm thu nhập như mở shop thời trang, quán ăn, cà phê, nhưng vẫn không bỏ việc tại công ty chứng khoán. Hiện tại, thu nhập từ nghề chính chỉ 3 - 4 triệu đồng/tháng, nhưng broker vẫn phải cố giữ lấy “chỗ”, để khi thị trường sôi động trở lại còn có “cửa” làm ăn. Dù không phổ biến, nhưng tại một số công ty chứng khoán hiện nay đã xảy ra tình trạng môi giới dẫn khách cho công ty chứng khoán khác, do công ty chứng khoán khác có cơ chế chính sách về sản phẩm “thoáng” hơn dành cho khách hàng. Đặc biệt, broker được công ty đó thỏa thuận trả hoa hồng xứng đáng khi giới thiệu khách hàng. Nhiều broker cho rằng, đây là cách làm thêm hợp pháp. Nếu là các broker cứng trong nghề, sẽ rất hiếm gặp trường hợp môi giới này làm duy nhất cho một công ty chứng khoán, nên tình trạng chuyển dịch nhân sự tại công ty chứng khoán diễn ra khá phổ biến. Một broker chia sẻ, ba tháng trước, anh làm trưởng nhóm môi giới cho công ty chứng khoán A, nhưng nay đã là trưởng phòng môi giới của công ty
  3. chứng khoán B. Anh có 6 năm tuổi nghề, nhưng đã làm việc tại 4 công ty chứng khoán, trong đó có công ty chứng khoán đã đi rồi lại quay trở lại. Xét về số lượng, đối với các công ty chứng khoán lớn thì nhân sự môi giới tương đổi ổn định, nhưng bản thân các công ty chứng khoán này cũng phải có những “ưu đãi” đủ hấp dẫn để níu chân các broker giỏi. Ngoài nhân viên chính thức, thời gian gần đây, nhiều công ty chứng khoán đăng tuyển cộng tác viên có tiềm năng lôi kéo khách hàng về cho công ty. Đối với các cộng tác viên, sau một thời gian làm việc khoảng 3 - 6 tháng, nếu có chứng chỉ hành nghề sẽ được công ty chứng khoán tuyển dụng. Một số công ty chứng khoán nhỏ vẫn thu hút được nhân viên môi giới từ các công ty chứng khoán lớn bằng cách ngoài trả lương cơ bản ra thì họ trả lương doanh thu với tỷ lệ phần trăm cao hơn. Mặc dù vậy, thu nhập của bộ phận môi giới hiện tại khá “phập phù”, lương cơ bản dao động 3 - 5 triệu đồng/tháng, lương kinh doanh được tính theo lũy tiến phí giao dịch thu được từ khách hàng. Broker cũng nhận thức được việc làm thế nào thì hưởng thế đấy. Thế nhưng, họ vẫn thích “nhảy nhót”. Lý giải về điều này, một số broker cho rằng, việc chuyển sang công ty chứng khoán khác là do công ty chứng khoán hiện tại có cơ chế chính sách quá chán, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, hoặc từ những gợi ý của khách hàng như “nếu chú chuyển sang công ty chứng khoán này thì anh sẽ theo chú và chuyển tài khoản về bên đó”. Có broker thì nghĩ rằng, họ chưa hợp mệnh với lãnh đạo công ty, nên phải “giải đen” bằng cách chuyển qua nơi mới có phong thủy tốt hơn. Tuy nhiên, nếu để ý sự dịch chuyển môi giới giữa các công ty chứng khoán có thể thấy, chuyển dịch lớn xảy ra ở các công ty chứng khoán trước đây cho
  4. sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều và có các chế độ chính sách tốt, giờ thắt chặt lại làm cho khách hàng không hài lòng và môi giới cũng vì thế mà chuyển sang công ty chứng khoán khác có chính sách tốt hơn. Một số công ty chứng khoán như VND, MBS, VPBS… vẫn đang có nhu cầu tuyển broker về làm việc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1