intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghề phân tích nghiệp vụ cần những kỹ năng nào?

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

148
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghề phân tích nghiệp vụ cần những kỹ năng nào? Chuyên Viên Phân Tích Nghiệp Vụ (BA) là người chịu trách nhiệm phân tích nhu cầu của khách hàng và các đối tác đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tìm hiểu và đề xuất phương pháp giải quyết vấn đề phát sinh. Họ giúp cải thiện cách thức vận hành kinh doanh, giảm thiểu chi phí hoạt động, sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực có giới hạn, và hỗ trợ cho khách hàng tốt hơn. Công việc: Một BA thường đóng vai trò “cầu nối” giữa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghề phân tích nghiệp vụ cần những kỹ năng nào?

  1. Nghề phân tích nghiệp vụ cần những kỹ năng nào? Chuyên Viên Phân Tích Nghiệp Vụ (BA) là người chịu trách nhiệm phân tích nhu cầu của khách hàng và các đối tác đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tìm hiểu và đề xuất phương pháp giải quyết vấn đề phát sinh. Họ giúp cải thiện cách thức vận hành kinh doanh, giảm thiểu chi phí hoạt động, sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực có giới hạn, và hỗ trợ cho khách hàng tốt hơn. Công việc: Một BA thường đóng vai trò “cầu nối” giữa hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp và bộ phận Công nghệ thông tin. Như tập hợp, nghiên cứu và phân tích các yêu cầu nghiệp vụ mới, tính năng, tiện ích mới liên quan đến mảng tài chính kế toán, quản lý mua hàng, bán hàng, tồn kho...; hoàn thiện tài liệu mô tả yêu cầu chi tiết chuyển bộ phận lập trình; hỗ trợ các phòng ban, chi nhánh trong việc chuyển giao các ứng dụng, đào tạo nghiệp vụ… Là thành viên của nhóm dự án, họ đóng góp nhiều ý kiến và thông tin giá trị. Họ làm việc với các nhà quản lý và các nhà tư vấn, chịu trách nhiệm phát triển mô hình nghiệp vụ, thực hiện các công việc nghiên cứu và phân tích phức tạp. Các BA làm việc trong nhiều lĩnh vực nghiệp vụ khác nhau, cọ xát với nhiều hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các BA thường có trình độ về kỹ thuật, họ có thể bắt đầu từ vị trí lập trình viên hay kỹ sư công nghệ thông tin. Một số người có thể chuyển sang làm BA từ một ngành nghề kinh doanh khác nhờ có khả năng
  2. phân tích nghiệp vụ tốt. Các BA thường phát triển lên vị trí giám đốc dự án, chuyên viên tư vấn hay cố vấn chuyên môn. Người muốn theo nghề này phải tự rèn luyện và học hỏi kinh nghiệm. Có thể nói, nhiều môn học ngành CNTT như công nghệ phần mềm, quản lý công nghiệp… tưởng chừng như khô khan, quá lý thuyết nhưng BA rất cần những kiến thức này. Để trở thành một BA: Phải có thời gian trải qua nhiều công việc như lập trình, giải quyết các vấn đề khó khăn của hệ thống và tiếp cận cũng như thiết kế các giải pháp phần mềm phù hợp. Chịu trách nhiệm phân tích nhu cầu của hệ thống và thiết kế CSDN - database (mảng cơ sở dữ liệu) cho phù hợp. Người làm BA phải tìm hiểu các quy trình trong doanh nghiệp hoạt động như thế nào, phục vụ nhu cầu gì của người dùng, xác định rõ yêu cầu người dùng. Từ đó, các BA phân tích để thiết kế CSDL cho hệ thống đó hợp lý hoặc đề xuất cải tiến quy trình. Cái khó nhất khi làm BA là khả năng thu thập yêu cầu. Việc lấy thiếu các yêu cầu rất nguy hiểm và cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhiều dự án. Chuyên viên BA còn gặp khó khăn với những vấn đề nghiệp vụ của ngành như kế toán hoặc thuế. Truyền đạt kiến thức quy trình cho những người lập trình vốn không chuyên cũng là cả một vấn đề. Không chỉ lĩnh vực Công nghệ thông tin, các BA còn làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, dịch vụ phần mềm… Để theo đuổi nghề này, đầu tiên phải có sự yêu thích và phải có tư duy logic, suy luận vấn đề và cần nhiều kỹ năng mềm như tổ chức, viết tài liệu, giao tiếp, phân tích… bên cạnh kiến thức chuyên môn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2