Nghệ thuật Ai Cập cổ đại trong thiết kế nội thất khách sạn mang phong cách tân cổ điển
lượt xem 2
download
Bài viết "Nghệ thuật Ai Cập cổ đại trong thiết kế nội thất khách sạn mang phong cách tân cổ điển" giới thiệu về nghệ thuật Ai Cập cổ đại là một nguồn cảm hứng quan trọng trong thiết kế nội thất mang phong cách tân cổ điển. Những bức tường đá khổng lồ được khắc họa bằng những hình ảnh trang trí tinh tế và phong phú, các bức tượng cổ đại được chạm khắc tinh xảo với hình dáng đẹp và đầy cảm hứng là những yếu tố được khai thác trong thiết kế nội thất khách sạn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghệ thuật Ai Cập cổ đại trong thiết kế nội thất khách sạn mang phong cách tân cổ điển
- NGHỆ THUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT KHÁCH SẠN MANG PHONG CÁCH TÂN CỔ ĐIỂN Nguyễn Thị Hồng Nhật* Khoa Kiến trúc – Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nhật TÓM TẮT Từ thuở bình minh của loài người nhu cầu được nghỉ ngơi vui chơi giải trí giao lưu với cộng đồng xung quanh cũng được hình thành từ rất sớm. Nhu cầu ấy ngày càng phát triển một cách có chọn lọc và ngày càng trở nên tập trung hơn. Đặc biệt là nhu cầu cần được nghỉ ngơi và cần được hưởng thụ. Riêng nước ta từ thời xa xưa khi mà sự giao lưu, thông thương buôn bán kinh doanh là những yếu tố không thể thiếu được thì nhu cầu nghỉ ngơi ở những miền đất xa quê cũng trở nên phổ biến. Tại những vùng đất đẹp đẽ, được thiên nhiên ưu đãi sản vật phong phú phồn vinh, ở đó những thương xá những lữ quán những khách sạn cũng đã lần lượt xuất hiện nhằm phục vụ nhu cầu được nghỉ ngơi cho những thương nhân hoặc những người có địa vị cao sang trong xã hội lúc bấy giờ. Đó là những nét khởi đầu cho khách sạn, cho nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ và những khu du lịch ngày nay. Từ khoá: Ai cập cổ đại, khách sạn, tân cổ điển, thiết kế nội thất, nghệ thuật. 1. NGHỆ THUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI Nghệ thuật Ai Cập cổ đại đề cập tới nền nghệ thuật được sản sinh trong thời kỳ Ai Cập Cổ Đại từ thế kỷ thứ 6 TCN cho tới thế kỷ thứ 4 SCN, trải dài từ Ai Cập thời tiền sử cho đến Kito giáo hóa của Ai Cập thuộc La Mã. Nó bao gồm các bức tranh, tượng điêu khắc, bức vẽ trên giấy cói, đồ sứ, trang sức, ngà voi, kiến trúc, và các phương tiện nghệ thuật khác. Nó cũng rất bảo thủ: phong cách nghệ thuật thời kỳ này thay đổi rất ít qua thời gian. Phần nhiều những tác phẩm nghệ thuật còn sót lại tới từ các phần mộ và di tích, cung cấp thêm những hiểu biết về niềm tin vào kiếp sau của người Ai Cập Cổ Đại.Kim tự tháp bằng đá và các Nhân sư khổng lồ, các pharaoh và các vị thần vàng với đầu thú - đó là điều nảy sinh trong quan điểm của chúng ta khi chúng ta nghe từ "Ai Cập". Nghệ thuật Ai Cập cổ đại đề cập tới nền nghệ thuật được sản sinh trong thời kỳ Ai Cập Cổ Đại từ thế kỷ thứ 6 TCN cho tới thế kỷ thứ 4 SCN, trải dài từ Ai Cập thời tiền sử cho đến Kito giáo hóa của Ai Cập thuộc La Mã. Nó bao gồm các bức tranh, tượng điêu khắc, bức vẽ trên giấy cói, đồ sứ, trang sức, ngà voi, kiến trúc, và các phương tiện nghệ thuật khác. Nó cũng rất bảo thủ: phong cách nghệ thuật thời kỳ này thay đổi rất ít qua thời gian. Phần nhiều những tác phẩm nghệ thuật còn sót lại tới từ các phần mộ và di tích, cung cấp thêm những hiểu biết về niềm tin vào kiếp sau của người Ai Cập Cổ Đại. Trong tiếng Ai Cập Cổ Đại không có từ nào mang nghĩa "nghệ thuật". Các tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho một mục đích về mặt chức năng thiết yếu bị ràng buộc với tôn giáo và ý thức hệ. Tạo nên một tác phẩm trong nghệ thuật tức là cho nó sự vĩnh cửu. Do đó, nghệ thuật Ai Cập cổ đại mô tả một cái nhìn phi thực, được lý tưởng hóa về thế giới. Không có một truyền thống biểu lộ nghệ thuật cá nhân đáng kể nào vì nghệ thuật phục vụ một mục đích duy trì trật tự rộng lớn và vĩ đại hơn. 850
- Phần lớn nghệ thuật còn sót lại đến từ các ngôi mộ và tượng đài, đã mang lại cái nhìn sâu sắc hơn về niềm tin của người Ai Cập về thế giới bên kia. Điều này đã gây ra sự tập trung lớn hơn vào việc bảo tồn kiến thức của quá khứ. Nghệ thuật treo tường không được sản xuất để mọi người nhìn vào nhưng nó có một mục đích ở thế giới bên kia và trong các nghi lễ. Cụ thể, chính quan điểm mạnh mẽ của người Ai Cập về thế giới bên kia có ảnh hưởng quyết định đến tính cách nghệ thuật. Họ tin vào sự bất tử của linh hồn, và một khi linh hồn rời khỏi thể xác, người ta tin rằng trừ khi xác chết, nó trở lại một lần nữa và người chết được hưởng cuộc sống vĩnh cửu. Từ quan điểm biểu hiện, nghệ thuật Ai Cập có một số đặc điểm khác biệt. Đầu tiên, có một định hướng mạnh mẽ đối với các hình thức trừu tượng và không có gì lạ khi giao phó những ý tưởng nhất định cho các hình thức hình học đơn giản. Ví dụ điển hình nhất là một kim tự tháp ở dạng tứ giác thông thường (hình tam giác khi nhìn từ bên cạnh). Một tính năng chính khác là biểu tượng hóa và biểu tượng hóa của các hình thức. Điều gì cho thấy giới hạn của xu hướng Chữ tượng hình ví dụ, vòng tròn là mặt trời. Như biểu tượng của Hạ Ai Cập và chim ưng diều hâu tượng trưng cho Thượng Ai Cập. Ngoài ra, khi mô tả sự vật, chúng ta không vẽ những cảnh có thể nhìn thấy bằng mắt, nhưng một khi mỗi hình ảnh riêng lẻ được chụp như một hình ảnh ý tưởng, nó được tích hợp và một hình ảnh tổng thể duy nhất được xây dựng. Ví dụ, khi vẽ cơ thể người, hình ảnh của các bộ phận khác nhau của cơ thể được cách điệu theo khái niệm và một cơ thể người được ghép lại với nhau bằng cách sắp xếp chúng. Chính đại diện khái niệm này mà nhiều nghệ thuật Ai Cập thoạt nhìn nhận ra là Ai Cập. Điều này, ở một khía cạnh, làm cho nghệ thuật Ai Cập trở nên cực kỳ điển hình và phản tự nhiên, nhưng đồng thời mang lại cho nó một biểu hiện chưa từng thấy, ngắn gọn và rõ ràng. 2. TÌM HIỂU VỀ PHONG CÁCH TÂN CỔ ĐIỂN? Phong cách tân cổ điển tên tiếng anh là Neoclassical style, một phong cách được hồi sinh từ kiến trúc Cổ điển, bắt đầu vào khoảng năm 1750 và nở rộ vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, không giống như chủ nghĩa Phục hưng có xu hướng sử dụng những thiết kế cổ điển, phong cách tân cổ điển đã cách tân hơn và được đặc trưng bởi sự hùng vĩ về quy mô, sự đơn giản của các khối hình học, những cột ấn tượng,… (Hình 1) Phong cách tân cổ điển hình thành lên như một sự phản đối với người tiền nhiệm của nó là phong cách Rococo và Baroque – những kiến trúc được coi là thái quá với những sự rườm rà trong trang trí, các chi tiết và đồ nội thất phức tạp. Neoclassical style nhấn mạnh vào kiến trúc, bức tường, duy trì bản sắc riêng biệt cho từng bộ phận tạo thành. 851
- Neoclassical style có cấu trúc và hình thức nhấn mạnh vào tính đối xứng. Có rất nhiều ví dụ nổi tiếng cho phong cách được tìm thấy trong các kiến trúc như: Điện Pantheon, nhà hát opera Palais Garnier, Bibliothrque Sainte-Genevieve tại Paris; Nhà trắng tại Mỹ. Chủ nghĩa tân cổ điển tập trung vào sự “thuần khiết” trong nghệ thuật, làm nổi bật lên sự đẹp đẽ nhưng đơn giản. Nó còn đi đôi với phong trào khai sáng – phong trào tập trung và lý trí, tiến bọ333, đạo đức và là một phần thúc đẩy các phong trào cách mạng trên thế giới. Thể hiện qua nghệ thuật, kiến trúc, thiết kế nội thất và cả thời trang. 2.1 Sự hình thành của phong cách Tân cổ điển Kể từ khi bắt đầu ở Châu Âu đặc biệt là ở Mỹ, Anh và Châu Mỹ Latinh. Ở Nga, với tham vọng xây dựng St.Petersburg theo phong cách tân cổ điển, Catherine Đại đế đã khiến nơi đây thành một thủ đô vĩ đại của Châu Âu. Giải thích cho sự hồi sinh này phải kể đến công cuộc khảo cổ học và khám phá lại kiến trúc cổ được quan tâm nhiều hơn từ đầu thế kỷ 18, một phần được thúc đẩy bởi cuộc khai quật tại Pompeii, Ý và Herculaneum, Hy Lạp. Đến năm 1800, Anh Quốc đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi kiến trúc tân cổ điển. Tuy không phải là cái nôi của phong cách này, nhưng Mỹ là nơi phong cách tân cổ điển trở thành thương hiệu. Người Mỹ dần biết Neoclassical style trở thành một phần văn hóa của họ. Khi mới là một quốc gia non trẻ và được xây thành lập lên, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã mô phỏng cách xây dựng của Hy Lạp cổ đại – nơi khai sinh ra nền dân chủ. Điều này có thể đặc biệt nhận thấy trong những tòa nhà quan trọng của Mỹ như tòa nhà chính phủ, Nhà Trằng, Tòa nhà Quốc hội Mỹ. Lấy cảm hứng từ trang trí Hy Lạp và La Mã cổ đại. Thời kỳ hoàng kim của phong cách diễn ra trong suốt thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, đây là giai đoạn đỉnh cao phát triển khi toàn bộ kiến trúc Châu Âu đều thiết kế theo phong cách này. Phong cách tân cổ điển này được phát triển như một phản ứng với phong cách Baroque và Rococo – vốn phổ biến vào thời điểm đó. Cho tới những năm đầu thế kỷ 20, Tân cổ điển được chuyển sang thêm một giai đoạn mới được gọi là “Hồi sinh cổ điển” – Classical Revival, sử dụng ít các yếu tố cổ điển hơn, bề ngoài ít nghiêm trọng và bỏ bớt những phần nặng trang trí hơn. Tân cổ điển chú trọng nhiều đến sự đơn giản, cân đối trong các đường nét thiết kế. Tuy nhiên, chúng vẫn mang lại một vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng, đầy quý phái từ năm này sang năm khác. Là điều kiện lý tưởng để sắp xếp nội thất theo đúng kiểu phong cách thiết kế này. Khác với phong cách cổ điển, phong cách tân cổ điển có nhiều nét mới hơn dù vẫn mang sự sang trọng quý phái của kiến trúc xưa nhưng đã được thổi làn gió mới của hiện đại làm cho phong cách này trở nên gần gũi, dễ tiếp cận và phù hợp với nhiều không gian hơn. 2.2 Xu hướng thiết kế tân cổ điển ngày nay tại Việt Nam Hành trình du nhập vào Việt Nam và lý do được yêu thích. Neoclassical bắt đầu du nhập vào Việt Nam trong bối cảnh nước ta bị thực dân Pháp xâm lược gần 100 năm. 852
- Tuy nhiên để phù hợp với thời tiết khí hậu, văn hóa cũng như lối sống sinh hoạt ở Việt Nam, các công trình không còn được giữ nguyên bản giống như tân cổ điển Châu Âu mà được chỉnh sửa cho phù hợp từ đó dần hình thành một phong cách mới đó là phong cách Đông Dương ( Indochine Architecture) hay thuộc địa Pháp ( French Colonial) được thể hiện rất rõ trong những công trình công quyền thời Pháp thuộc còn sót lại như Phủ Chủ tịch ( trước đây là Phủ Toàn quyền Đông Dương – 1902), nhà Khách chính phủ ( 1919),..xây dựng dựa trên tư tưởng cổ điển thịnh hành lúc bấy giờ. Thời kỳ này, mọi thứ đều được kiểm soát và được thiết kế bởi các kiến trúc sư nên kết quả những công trình được người Pháp xây dựng đều mang giá trị tinh thần và chất “cổ điển” không bị lạm dụng. (Hình 2) Sau giai đoạn giải phóng và thống nhất đất nước, một lượng lớn “du học sinh” và “nghiên cứu sinh” có cơ hội sang Nga, các nước Đông Âu hay Hoa Kỳ rồi trở về xây dựng theo ý kiến chủ quan cũng từ đó mà tân cổ điển được thịnh hành trở lại. Mặc dù vẫn có nhiều công trình theo phong cách hiện đại nhưng việc Nhà nước khuyến khích xây dựng nhà ở tư nhân mà không có một chỉ dẫn cụ thể hay ban hành quy chuẩn, những mẫu biệt thự được tinh giản hóa dần vẫn mang hơi hướng cổ điển nhưng tiêu chuẩn về tỷ lệ, không gian, vật liệu dường như không còn được như nguyên bản. Nếu như phong cách tân cổ điển xưa gắn liền với nét đẹp hoa văn nặng về thiên hướng cổ điển nhiều hơn tuy nhiên hiện nay với sự phát triển mạnh của phong cách hiện đại, phong cách tân cổ điển được “biến hóa” pha trộn hơn để phù hợp với xu hướng cũng như mỹ quan của chủ đầu tư. Theo khách hàng Việt yêu thích phong cách Tân cổ điển, thì điều đầu tiên chiếm được cảm tình của họ là “vẻ đẹp vượt thời gian”, “sự kết hợp tuyệt vời giữa vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp, sự trang nhã, tinh tế, tỷ lệ cân đối, hài hòa cho không gian sống”. “Những chi tiết trang trí mang tới sự mềm mại cho không gian”. Vẻ đẹp của Tân cổ điển là về tỷ lệ và sự cảm thụ đến từ những chi tiết tinh xảo nhưng hợp lý, vừa đủ. Vượt thời gian bởi vì nó đã là quá khứ nên không thể lỗi mốt hơn được nữa. Thêm một lý do làm nó càng được ưa chuộng là vì lối quảng bá phô trương từ nhà thầu, kiến trúc sư theo trường phái này, rằng “Tân cổ điển là thể hiện cho sự xa hoa, hoành tráng, lộng lẫy và giàu có”. Còn gia chủ, đôi khi không phải vì hiểu biết mà lựa chọn phong cách này, chỉ chọn vì thấy người nọ làm, người kia 853
- cũng làm nên bắt chước nhau hay nghe thuyết phục Tân cổ điển mới là đẹp. Điều này cho thấy sự nhận thức về thẩm mỹ, xu hướng kiến trúc vẫn còn hạn chế ở đại bộ phận công chúng. Để bày tỏ lòng kính trọng đối với quá khứ hấp dẫn lấy cảm hứng từ vẻ đẹp nghệ thuật của nền văn minh cổ đại Ai Cập vào thiết kế khách sạn, kể về thời kỳ huy hoàng của vương quốc và bản sắc văn hóa dân tộc. Kết hợp với lối kiến trúc cổ của Pháp tạo nên không gian đa dạng văn hóa, du khách như bước vào một thế giới khác của sự hùng vĩ và hoa lệ. (Hình 3) (Hình 4) Với đồ nội thất nổi bật và môi trường xung quanh sôi động và các họa tiết dân tộc để mang lại cảm giác rực rỡ nhưng tinh tế trong toàn bộ khách sạn. Màu sắc: Sử dụng gam màu vàng ấm làm chủ đạo, màu sắc này gợi đến Ai Cập được sử dụng nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật nó có liên quan đến tông màu chính của khách sạn và để nhấn mạnh sự tinh tế điểm nhấn sẽ là các màu nguyên thủy các màu thường xuyên được sử dụng trong nghệ thuật của Ai Cập là màu xanh da trời, đen, đỏ, xanh lá cây và vàng. Mỗi màu là một biểu tượng đại diện cho sự vật, hiện tượng trong đời sống như: màu xanh nước biển đại diện cho bầu trời, nước, thiên đường, màu xanh “Xanh Ai Cập” còn được gọi là phẩm màu đầu tiên của nhân loại; màu đỏ đại diện cho lửa, sự giận dữ, chiến thắng, lòng thù địch… Hình 5,6,7 Vật liệu: Sử dụng vật liệu hiện đại sàn đá tự nhiên phù hợp với phong cách. 854
- Vàng đồng là thuộc tính chính trong trang trí; tấm và tranh tường khảm vách ngăn bằng gỗ chạm khắc cửa sổ ở dạng vòm hoặc lancet tường và trần nhà sẽ được trang trí với phào chỉ. chủ nghĩa tối giản trong việc sử dụng đồ nội thất, nhưng đồ nội thất trong trường hợp này phải đồng thời cả thấp và lớn Ánh sáng: lấy ánh sáng vàng ấm phù hợp với không gian sống ấm cúng, cần sự thư giãn, tạo cảm giác tự nhiên vào buổi tối là lựa chọn lý tưởng cho hai không gian đã đề xuất. 3. KẾT LUẬN Những dấu ấn lịch sử được ghi vào sử sách tạo trải nghiệm thành công cho con người ngày nay. Những dẫn chứng khoa học về nguồn gốc, ý nghĩa nghệ thuật Ai Cập Cổ Đại về sự hùng vĩ đậm bản sắc dân tộc, chứng minh khả năng phi thường mà con người tạo ra từ xưa đến nay. Đến việc tìm hiểu phong cách rõ ràng vận dụng vào các không gian thiết kế tạo môi trường sống ý nghĩa, ấn tượng cho công trình khách sạn. Về lịch sử hình thành khách sạn độc đáo và các loại hình khách sạn phục vụ cho nhu cầu ngày càng phát triển đã ra đời. Nghệ thuật Ai Cập cổ đại là một nguồn cảm hứng quan trọng trong thiết kế nội thất mang phong cách tân cổ điển. Những bức tường đá khổng lồ được khắc họa bằng những hình ảnh trang trí tinh tế và phong phú, các bức tượng cổ đại được chạm khắc tinh xảo với hình dáng đẹp và đầy cảm hứng là những yếu tố được khai thác trong thiết kế nội thất khách sạn. Trong thiết kế nội thất khách sạn mang phong cách tân cổ điển, các chất liệu cổ điển như đá, gỗ, kim loại được sử dụng rộng rãi để tạo nên không gian sang trọng và ấm cúng. Các chi tiết trang trí được thực hiện bằng các họa tiết đầy tính chất cổ điển, nhưng vẫn mang tính hiện đại và thời thượng. Một số họa tiết thường được sử dụng là hoa văn, bức tranh, hình chữ nhật và các hình khối đơn giản. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://noithaticon.vn/noi-that-tan-co-dien/ 2. https://www.google.com.vn/search?q=phong+c%C3%A1ch+t%C3%A2n+c%E1%BB%95+% C4%91i%E1%BB%83n&source=lmns&bih=686&biw=1492&hl=vi&sa=X&ved=2ahUKEwjvsbWkl ZP-AhVP32EKHaN2BnYQ_AUoAHoECAEQAA\ 3. https://anlocgroup.com/noi-that-tan-co-dien/ 4. https://wedo.vn/phong-cach-tan-co-dien-la-gi-ung-dung-trong-thiet-ke-noi-that-phong-khach/\ 855
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Linh Kiện Điện Tử - ĐH Cần Thơ
164 p | 808 | 432
-
Lịch sử kiến trúc phương Tây
58 p | 1217 | 237
-
Bí ẩn kiến trúc mang phong cách Ai cập Ngôi nhà được thiết kế nội thất theo
4 p | 308 | 77
-
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC TẬP 1
60 p | 220 | 76
-
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC TẬP 2
40 p | 219 | 67
-
Tự động hóa quá trình sản xuất.
157 p | 189 | 63
-
Bí ẩn kiến trúc mang phong cách
4 p | 140 | 26
-
Bí ẩn kiến trúc phong cách Ai cập
4 p | 99 | 9
-
Giáo trình Điện tử cơ bản (Nghề: Điện – Điện tử - Trình độ: Cao đẳng, Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
51 p | 44 | 9
-
Kiến trúc Ai Cập trong nội thất
4 p | 75 | 5
-
Lược sử kiến trúc buổi sơ khai và kiến trúc Ai Cập cổ đại
6 p | 81 | 3
-
Kiến trúc và kiến trúc sư từ thời kỳ cổ đại đến thời kỳ văn nghệ Phục hưng: Phần 1
61 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn