intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật hòa hợp với người khác

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

100
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự thất bại liên miên trong các quan hệ cá nhân trở thành thường trực ở những người thiếu vắng sự hòa hợp trong các mối quan hệ xã hội, thậm chí họ có thể bị coi là kiêu ngạo, là vô cảm. Trong các mối quan hệ xã hội diễn ra hàng ngày, chúng ta vẫn thường bắt gặp một số cá nhân được công nhận là có lối ứng xử khéo léo, trong khi một số cá nhân khác bị cho là vụng về trong lời ăn tiếng nói....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật hòa hợp với người khác

  1. Nghệ thuật hòa hợp với người khác (Tamly) - Sự thất bại liên miên trong các quan hệ cá nhân trở thành thường trực ở những người thiếu vắng sự hòa hợp trong các mối quan hệ xã hội, thậm chí họ có thể bị coi là kiêu ngạo, là vô cảm. Trong các mối quan hệ xã hội diễn ra hàng ngày, chúng ta vẫn thường bắt gặp một số cá nhân được công nhận là có lối ứng xử khéo léo, trong khi một số cá nhân khác bị cho là vụng về trong lời ăn tiếng nói. Có những người rất dễ dàng thiết lập các mối
  2. quan hệ xã hội mới và có nhiều bạn bè, nhưng không ít người gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp với người khác. Dần dần họ trở thành những người sống khép kín, kém cởi mở và thất bại trong các mối quan hệ. Các nhà tâm lý học đã khẳng định rằng: “tài năng quan hệ của cá nhân” – cái quyết định tới năng lực thiết lập các mối quan hệ xã hội sau này - có liên quan nhiều tới năng lực xã hội căn bản là sự thể hiện cảm xúc. Năng lực xã hội này cho phép đưa tới hiệu quả nhất định trong mối quan hệ với người khác; ở lĩnh vực này, những thiếu sót thường thể hiện ở tính trơ lỳ xã hội hay thất bại liên miên về các quan hệ cá nhân. Sự thực là, chính sự thiếu những năng lực này có thể đưa người xuất sắc nhất tới chỗ thất bại trong các mối quan hệ xã hội, bị coi là kiêu ngạo, khó chịu, thậm chí là một kẻ vô cảm. Những năng lực xã hội này đảm bảo
  3. thành công trong các cuộc tiếp xúc và trong quan hệ tình cảm, chúng cổ vũ, thuyết phục, gây ảnh hưởng đối với người khác và làm cho họ dễ chịu. Trong mối quan hệ xã hội, bạn cố gắng loại bỏ cảm giác mình là kẻ “trơ như đá”, hãy cố gắng đạt tới sự đồng thuận xã hội về xúc cảm. Chẳng hạn, bạn không nên đến dự đám tang với một bộ quần áo lòe loẹt, khuôn mặt tươi tắn. Bạn cần học được cách thể hiện sự đồng cảm trong nhóm xã hội bạn đang giao tiếp. Theo các nhà tâm lý học, sự đồng cảm – mầm mống của lòng trắc ẩn – của con người có thể được bộc lộ ngay trong 2 năm đầu đời. Cùng với sự đồng cảm, sự tự chủ sẽ giúp bạn rất nhiều khi muốn điều khiển các xúc cảm của người khác. Sự đồng thuận xã hội có một sự khác biệt khá lớn giữa các nền
  4. văn hóa khác nhau. Điều này đặt ra một ý nghĩa mới của việc giáo dục cảm xúc. Trong giáo dục xúc cảm, các xúc cảm vừa là phương tiện vừa là thông điệp. Bạn cần giúp trẻ tạo lập được các quy tắc thể hiện xúc cảm trong giao tiếp. Bởi lẽ những quy tắc biểu hiện này không chỉ là một phần hợp thành của “bộ luật giao tiếp xã hội” mà còn quyết định hiệu quả xúc cảm của chúng ta đối với người khác. Biết tôn trọng những quy tắc này sẽ tạo ra hiệu quả tối ưu, ngược lại nếu vi phạm chúng sẽ gây ra tác hại về xúc cảm. Tuy nhiên, cùng một quy tắc ứng xử mà chúng ta học được lại khác nhau về ý nghĩa tùy theo khuôn mẫu sẵn có, nên sự thành thạo trong lĩnh vực này cũng có những khác biệt rất lớn ở mỗi người. Thế nên mới có những người bẩm sinh đã là một diễn viên tài năng. Lâm Bình Theo “Trí tuệ xúc cảm” của Daniel Goleman
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2