intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật sống"Nơi các tài sản trú ẩn"

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

101
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong cuộc đời con người hiện đại, mà chúng ta còn gọi là một “chủ thể kinh tế” theo nghĩa trang trọng nhất của nghĩa vụ và quyền lợi, ba thứ thường xuyên cần ra quyết định là tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư. Hiển nhiên, để có ba thứ quyết định này, mỗi con người cần có thu nhập từ đâu đó. Những chuyện này xảy ra hết sức tự nhiên, tới mức mỗi khi xã hội ổn định, nghĩa là không có những biến động lớn như từ cuối 2007 tới đầu 2009 này, thì không ai...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật sống"Nơi các tài sản trú ẩn"

  1. Nơi các tài sản trú ẩn Trong cuộc đời con người hiện đại, mà chúng ta còn gọi là một “chủ thể kinh tế” theo nghĩa trang trọng nhất của nghĩa vụ và quyền lợi, ba thứ thường xuyên cần ra quyết định là tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư. Hiển nhiên, để có ba thứ quyết định này, mỗi con người cần có thu nhập từ đâu đó. Những chuyện này xảy ra hết sức tự nhiên, tới mức mỗi khi xã hội ổn định, nghĩa là không có những biến động lớn như từ cuối 2007 tới đầu 2009 này, thì không ai cần phải đặt nhiều câu hỏi về bản chất, mối quan hệ và những tác động của các quyết định này tới phần còn lại xã hội. Thế nhưng, các chu kỳ bùng phát-sụt giảm gấp gáp trong nhịp sống hối hả của thời kỳ Toàn Cầu Hóa phiên bản 2.0, theo cách nói của Thomas Friedman, lại liên tục đẩy bài toán ra quyết định tối ưu cho những cân nhắc vừa nói ở trên lên tầm mức quan trọng chưa từng có trong lịch sử loài người; lịch sử của những mối lo âu tài chính. Loài người và mối lo âu tài chính Đây cũng là đúc kết thú vị, cho dù hơi cường điệu nhưng rất “con người”, của một văn hào Pháp khi cho rằng cuối cùng thì điều phân biệt loài người có trí khôn với muông thú trong thế giới hoang dã chính là sự lo âu tài chính. Điều này không khó hiểu với con người hiện đại. Glyn Davies, tác giả của A History of Money: from ancient times to present, đã chứng minh rằng tiền bạc ngày càng ảnh hưởng tới mức độ hạnh phúc của loài người hơn, đặc biệt sau một thời kỳ dài phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa và kéo theo nó là quá trình tiền tệ hóa nền kinh tế nhân loại. Murray Rothbard, trong tác phẩm The Mystery of Banking và Milton Friedman – kinh tế gia có ảnh hưởng lớn tới Reaganomics, trong trước tác Tự do lựa chọn (1981) ủng hộ quan điểm này. Sự ám ảnh của tiền bạc, hạnh phúc cũng như những tội lỗi liên quan thậm chí chẳng cần đợi tới những bằng chứng thực nghiệm hay mô hình danh giá của các kinh tế gia tân thời, mà đã xuất hiện từ Tội ác và Trừng phạt của Dostoyevski, với nhân vật Raskonikov bị dằn vặt vì tội lỗi tày trời do túng thiếu. Nhân vật này ảnh hưởng tới tôi đã 20 năm nay như một bài học về đạo đức, bài học thêm bội phần khắc nghiệt khi nó trực tiếp động chạm tới sự túng thiếu và khánh kiệt tài chính. Các công ty và cả chính phủ còn có thể cho thấy rõ hơn độ sâu và tầm ảnh hưởng rộng của những vấn đề tài chính. Cũng như cá nhân, công ty và chính phủ thường xuyên phải trả lời các câu hỏi tự mình đặt ra như có thể quản lý bao nhiêu tài sản, gây dựng nguồn tài chính từ đâu, thu nhập và chi phí, thặng dư hay thâm hụt, tình trạng cân bằng (thu-chi) là tạm thời hay ổn định… Chúng ta đều biết, chỉ trả lời một câu hỏi đơn lẻ thôi đã không dễ, mà sự thật lại là các câu hỏi này luôn cùng tồn tại, dai dẳng và càng ngày càng khó giải quyết hơn. Xung quanh các câu chuyện về mối lo tài chính phải giải quyết, rốt cục thì con người, dù ở tư cách cá nhân, nằm trong công ty hay là viên chức chính phủ, ngày nay đều phải cố gắng để quản lý nhất các phần “tài sản” hữu ích cho cuộc sống, kinh doanh hay hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các tài sản ấy được chia thành hai phần. Phần một, phổ biến và quen thuộc, chính là các tài sản thực như đất đai, công xưởng, và vật chất có thể tiêu dùng. Phần hai, mới mẻ và ít phổ biến hơn ở Việt Nam, là tài sản tài chính, là những hợp đồng, ghi nhận quyền được hưởng các lợi ích tài chính trong tương lai. Quen thuộc nhất có lẽ là cái sổ tiết kiệm của người Việt mà bản thân hình thức, sự tin cậy và tính chất của nó cũng biến động cùng với thời gian và những biến cố thay đổi hình thái kinh tế xã hội. Vượt ra ngoài vấn đề tiêu dùng-đầu tư
  2. Bản thân tài chính cá nhân, công ty hay chính phủ chứa đựng những mối lo toan kinh tế khác nhau, nhưng có bản chất giống nhau. Đó là sự đáp ứng nhu cầu chi tiêu, đảm bảo an toàn tài chính, có năng lực đầu tư để gặt hái lợi ích trong tương lai, đủ sức đáp ứng những trách nhiệm tài chính đã cam kết… Điều quan trọng là, cho dù phương tiện, hình thức và ngay cả mục tiêu ra sao, thì kết cục của sự thịnh vượng cũng là vì con người. Không thể phủ nhận tầm quan trọng và ảnh hưởng của các biến số kinh tế như lạm phát, lãi suất, rủi ro, v.v.. đang ngày càng thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Nhưng sinh ra nó là con người, thì thay đổi nó cũng sẽ là con người. Yếu tố con người quyết định sự phát triển và tồn vong của các nền kinh tế. Và như vậy, vấn đề kinh tế của Việt Nam trong mối lo lắng của khả năng không nhỏ suy giảm kinh tế 2009 không thể chỉ gói trọn trong phạm vi điều chỉnh năng lực và hành vi của tiêu dung-đầu tư, như vẫn thường nghe thấy những ngày cuối năm 2008. Một phần lớn của vấn đề nằm ở thái độ, nhận thức và kỹ năng của xã hội về (i) quản lý tài sản (cá nhân, công ty hay quốc gia); (ii) nhân sinh quan kinh doanh, chứa đựng sự tôn trọng và theo đuổi các nguyên lý sống có giá trị thực trong một bối cảnh quốc gia giao thương, va đập với các lực lượng thị trường càng lúc càng mang tính chất quốc tế hóa cao độ từ hình thức tài sản cho tới bản chất của rủi ro. Ở khía cạnh thứ nhất, việc quản lý tài sản không đơn giản chỉ giới hạn trong việc tiêu dùng phù hợp với thu nhập, hay đầu tư sao cho đạt mục tiêu, mặc dù đó là nội dung quen thuộc. Đó là hệ thống niềm tin, giá trị, nhận thức và hành vi của con người trước những vấn đề liên quan tới mục tiêu bảo quản, phát triển tài sản. Nói cách khác, sớm muộn sẽ hình thành một văn hóa quản lý tài sản, mà trong đó các cân nhắc tiêu dung hay đầu tư của cá nhân, công ty và cả nhà nước sẽ chỉ là một khâu. Việc các công ty tạo ra thặng dư vốn hàng chục triệu đôla từ sự nhẹ dạ của cổ đông thiếu thông tin, và lại đánh mất nó trong những vụ đầu tư vô tiền khoáng hậu, xét cho cùng là hiểm họa không riêng của xã hội nào. Rất tiếc, đó lại là một phần của văn hóa kinh doanh vào thời đại các cấu trúc tài sản vốn trở nên ngày càng tinh vi phức tạp như hiện nay. Ớ khía cạnh thứ hai, chúng ta bắt gặp những ý tưởng đã từng làm rung động một nước Nhật hà khắc và chậm phát triển dưới thời Mạc Phủ, làm thay đổi gốc rễ sự mông muội để chuyển mình dưới thời đại cách tân Minh Trị. Đó là tư tưởng của Fukuzawa Yukichi, một bộ óc lớn thúc đẩy mạnh mẽ nền tảng văn hóa và thương học của quốc dân Nhật, đúc kết trong cuốn Khuyến học là một tập hợp các bài luận được viết rải rác từ năm 1871 tới 1876, tác động tới hàng trăm triệu độc giả Nhật suốt gần một thế kỷ rưỡi. Tinh thần sang láng giúp khơi dậy tinh thần làm giàu, yêu buôn bán và ưa chuộng văn minh kinh doanh của Fukuzawa Yukichi được phản ánh qua những lập luận giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc, mà chúng ta không khỏi kinh ngạc trước sức quyến rũ xuyên thời gian. Ở đây, chúng ta có thể nhìn thấy một, trong số hang ngàn, quan sát và đúc kết tinh tường của ông, hoàn toàn còn phù hợp để xem xét trong bối cảnh kinh tế và văn hóa của ngày hôm nay, cả trăm năm sau khi trước tác trở thành hiện tượng của một quốc gia hung mạnh bậc nhất thế giới hôm nay. Ông nói tới việc chế ngự dục vọng trong tinh thần ham hố của cải cá nhân. Mượn ví dụ “Chén thứ nhất, người uống rượu. Chén thứ ba, rượu uống người” để nói hình ảnh hệ thống tinh thần của con người liên tục bị chi phối bởi ước muốn không bao giờ đủ, muôn hình vạn trạng, và rất nhiều khi trở thành dục vọng cá nhân. Sự đua đòi, tính bầy đàn được chỉ trích là vấn nạn của xã hội Nhật khi xưa, chả lẽ lại không phải là cái người Việt đáng quan tâm ngày hôm nay? Điều này chắc độc giả đã có câu trả lời riêng. Với Fukuzawa, bài học là sự độc lập tinh thần chính là sự hình thành kỳ vọng cá nhân hợp lý, theo nhu cầu và điều kiện thực tế, tránh việc học đòi xài sang, a dua lãng phí, để các giấc ảo mộng đòi hỏi cá nhân dẫn dắt đến chỗ làm nô lệ tinh thần cho ám ảnh vật chất. Kết luận đáng suy nghĩ của ông cũng chẳng xa lạ gì, nhưng có vẻ là một bài học cứ còn phải học mãi: “Để giữ gìn độc lập về tinh thần, phải biết cách tiêu đồng tiền.” E rằng, qua khốn khó tài chính 2008, bài đã được thuộc, nhưng phương cách chữa trị vết thương thì không nhiều cá nhân, doanh nghiệp có thể pha chế thành công. Đến lúc này, nhiều người Việt đã có thể nhận thấy, nền tảng thương học của Việt Nam mới mỏng manh và có bề dày lịch sử thật khiêm tốn. Giá trị của kinh doanh và tài sản cũng biến động mạnh qua những khúc quanh lịch sử, tới mức đáng ngạc nhiên. Vượt lên trên bài toán cá nhân và xã hội về tiết kiệm, tiêu dung, đầu tư, chắc hẳn phải là thứ vàng có thể thử lửa bền vững với thử thách khắc
  3. nghiệt của cạnh tranh toàn cầu, thứ mà người Do Thái, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã xây dựng được nên các lâu đài nơi các tài sản tráng lệ đang trú ẩn: Nền tảng thương học vững vàng. Chúng ta không thể tham vọng vô lối một lúc mà xây dựng được lâu đài tráng lệ thương học ấy, nhưng Việt nam đã từng bắt đầu với Thương học Phương châm của cụ Cử Lương Văn Can, thì cũng có thể viêt tiếp những chương bổ ích bằng nỗ lực và đóng góp của mỗi người, trong một diễn đàn rộng lớn, ở thời kỳ Toàn Câu Hóa phiên bản 2.0. Mùa Xuân Kỷ Sửu giữa bộn bề khó khăn phải chăng lại hé lộ những trang vàng thương học mới!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2