intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật từ chối tình cảm của sếp

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

216
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi được sếp để ý, các nhân viên nữ đều cảm thấy vô cùng hãnh diện. Nhưng xen lẫn với sự hãnh diện đó lại là cả vấn đề nan giải, nhất là khi bạn đã có "ý trung nhân" hay có gia đình rồi. Làm thế nào để từ chối tình cảm của sếp đây? Làm thế nào để từ chối tình cảm của sếp đây? (Ảnh minh hoạ) 1. Đừng cố tình hiểu nhầm Việc bạn thành công và nhận được sự ngưỡng mộ của mọi người đều là điều dễ hiểu. Nếu sếp là một trong số đó...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật từ chối tình cảm của sếp

  1. Nghệ thuật từ chối tình cảm của sếp Khi được sếp để ý, các nhân viên nữ đều cảm thấy vô cùng hãnh diện. Nhưng xen lẫn với sự hãnh diện đó lại là cả vấn đề nan giải, nhất là khi bạn đã có "ý trung nhân" hay có gia đình rồi. Làm thế nào để từ chối tình cảm của sếp đây? Làm thế nào để từ chối tình cảm của sếp đây? (Ảnh minh hoạ) 1. Đừng cố tình hiểu nhầm Việc bạn thành công và nhận được sự ngưỡng mộ của mọi người đều là điều dễ hiểu. Nếu sếp là một trong số đó thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Có thể chính năng lực, cách cư xử hay phong cách làm việc của bạn đã "thu hút” sếp. Tuy nhiên, đừng ngộ nhận đó là tình cảm khác thường bởi đó có thể chỉ là sự khâm phục hay ngưỡng mộ mà thôi. Đừng cố biến “gió thành mưa”, làm cho mọi việc trở nên phức tạp hơn. Bạn nên nhớ, được sếp quý tốt hơn bị sếp ghét nhiều. Hãy trân trọng tình cảm sếp dành cho bạn. Song, nếu tình cảm đó vượt quá giới hạn
  2. cho phép của bạn thì phải xem xét lại. Điều quan trọng là bạn phải luôn cố giữ được tình cảm đồng nghiệp, đừng chỉ vì được sếp quan tâm mà coi thường hay lảng tránh sếp. 2. Bình tĩnh giải quyết vấn đề, không nên làm rùm beng Việc phát sinh tình cảm trong quá trình làm việc dù rất bình thường nhưng bạn không nên coi thường nó. Nếu sếp thích bạn trong khi bạn hoặc sếp đã có gia đình thì tốt nhất là nên bình tĩnh giải quyết, không nên làm ầm ĩ. Đương nhiên, bạn không thể để mọi việc "đến đâu thì đến” mà phải bày tỏ thái độ của mình trước sếp, không để sếp “nuôi” ảo vọng với bạn. Nếu sếp có những hành vi khiếm nhã thì bạn cần có hành động và thái độ kiên quyết để chứng tỏ bạn không phải là người dễ dãi. 3. Làm chủ mọi hành vi của bản thân Một khi phát hiện ra “sếp” có tình ý với mình, bạn cần điều chỉnh lại hành vi cũng như thái độ khi đối diện hay làm việc với sếp, tránh gây thêm những hiểu nhầm không đáng có. Trước mặt sếp, bạn nên tỏ thái độ lễ phép, không nên cười đùa, cợt nhả hay có những hành vi khêu gợi. Luôn luôn tạo khoảng cách giữa bạn và sếp để sếp thấy rằng bạn không muốn thân thiết với sếp. Khi nói chuyện với sếp, bạn nên tránh các đề tài ngoài chuyện công việc, không nên nói đến sở thích, ưu điểm hay nhược điểm của nhau bởi vì những chủ đề đó dễ làm sếp hiểu nhầm rằng bạn đang cố gắng tìm hiểu nhiều hơn về sếp. Nên tránh rơi vào hoàn cảnh chỉ có bạn và sếp ở trong phòng, nếu bất đắc dĩ rơi vào hoàn cảnh đó thì bạn cần tỏ ra “quang minh chính đại” khi làm bất cứ việc gì, không úp mở gây hiểu nhầm cho sếp.
  3. Bạn nên dùng thái độ mềm mỏng nhưng dứt khoát để “đối đầu” với sếp... (Ảnh minh hoạ) 4. Cư xử với thái độ hoà nhã, mượn cơ hội để bày tỏ thái độ của mình Nhiều người khi "bị sếp thích" lại cảm thấy khó xử và tính đến chuyện bỏ việc nếu tình trạng đó kéo dài. Chỉ vì một việc không do mình gây ra mà từ bỏ công việc yêu thích thì quả là đáng tiếc. Bạn nên bày tỏ quan điểm của mình trước sếp, đương nhiên là cần dùng những lời lẽ hoà nhã và lịch sự. Ví dụ khi tan ca sếp có nhã ý đưa bạn về, bạn nên nói: “Cám ơn anh/ông, chồng tôi đã hẹn đến đón tôi rồi. Tôi không muốn để chồng tôi đi về một mình”. Nếu sếp quan tâm hỏi về gia đình bạn thì bạn hoàn toàn có thể nói với sếp về chồng con mình và nhấn mạnh họ quan trọng đối với bạn biết chừng nào. Hoặc nếu sếp mời bạn đi ăn cơm, bạn có thể nói rằng: “Tôi nghĩ nếu sếp mời thêm vài nhân viên nữa đi ăn cùng thì thoải mái hơn, dẫu sao cũng chỉ là thêm bát thêm đũa nhưng lại vui vẻ hơn rất nhiều”. Tóm lại,
  4. khi sếp có tình ý với bạn hay có những đề nghị gì khác ngoài công việc, bạn nên dùng thái độ mềm mỏng nhưng dứt khoát để “đối đầu” với sếp. 5. Tạo thế chủ động Tất cả những phương án trên đều dành cho tình huống bạn ở thế bị động. Nếu bạn tin vào khả năng giao tiếp của mình, hãy biến thế bị động thành chủ động. Có câu chuyện như sau: Ông sếp nọ có tình ý với cô thư ký của mình. Nhân ngày 8-3, ông ta tặng cô thư ký một món quà rất có giá trị kèm theo một bức thư bày tỏ tình cảm. Rồi đến ngày 1- 6, cô thư ký đó cùng chồng đến nhà sếp. Khi mở cửa đón khách, ông sếp không hiểu cô này có âm mưu gì. Nhưng cô thư ký cư xử rất hoà nhã, trình bày nguyên nhân đến nhà sếp chơi là để tặng quà cho con gái sếp nhân dịp tết thiếu nhi. Cô còn nói thêm, ở cơ quan sếp hay quan tâm đến mọi người và thường ca ngợi vợ cùng con gái trước mặt nhân viên, nay được gặp mặt thì quả là vinh dự cho cô. Đồng thời, cô tặng lại vợ sếp món quà mà trước đây sếp tặng (đương nhiên chỉ cô và sếp biết mà thôi) và không quên nói là nếu được làm bạn của vợ chồng sếp thì thật vinh dự. Từ đó, vợ sếp quý cô như chị em trong gia đình, vị sếp kia cũng không có thái độ đặc biệt nào khác với cô nữa. Ông tôn trọng và ngưỡng mộ cô hơn. Cũng từ đấy, tình cảm hai người dành cho nhau đơn thuần chỉ là tình đồng nghiệp và bạn bè. Bạn thấy đấy, từ thế bị động cô thư ký đã tạo ra thế chủ động nhờ trí thông minh và cách cư xử khéo léo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2