intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật vận động trí thức của Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

55
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình đào tạo trí thức, ngoài yêu cầu không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và khoa học, Người còn coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức, tác phong cách mạng cho đội ngũ trí thức. Trên thực tế, Hồ Chí Minh đã đào tạo, phát hiện cảm hóa nhiều nhân tài, đưa họ vào hàng ngũ cách mạng, đóng góp vào sự nghiệp giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật vận động trí thức của Hồ Chí Minh

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011<br /> NGHỆ THUẬT VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC CỦA HỒ CHÍ MINH<br /> Hoàng Ngọc Vĩnh, Trần Văn Thành<br /> Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Khác với một số lãnh tụ cùng thời ở trong nước và quốc tế đã xem thường, hạ thấp vai<br /> trò của đội ngũ trí thức, Hồ Chí Minh từ rất sớm trong hành trình cách mạng của mình đã nhận<br /> thức được vai trò, vị trí của sức mạnh trí thức đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân<br /> tộc. Vận động và thu phục trí thức là một nghệ thuật cách mạng tiêu biểu của Người.<br /> Trong quá trình đào tạo trí thức, ngoài yêu cầu không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình<br /> độ chuyên môn và khoa học, Người còn coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức, tác<br /> phong cách mạng cho đội ngũ trí thức. Trên thực tế, Hồ Chí Minh đã đào tạo, phát hiện cảm<br /> hóa nhiều nhân tài, đưa họ vào hàng ngũ cách mạng, đóng góp vào sự nghiệp giành độc lập<br /> dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.<br /> Tinh thần tin tưởng, trọng dụng và sử dụng trí thức đúng người đúng việc của Hồ Chí<br /> Minh trong công tác vận động trí thức đã trở thành bài học quý giá, luôn mang tính thời sự sâu<br /> sắc. “Ngày nay, nhân loại đã bước sang giai đoạn toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển của<br /> cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực quan<br /> trọng, tạo nên sức mạnh của mọi quốc gia trong chiến lược phát triển”. Vì vậy, những quan<br /> điểm của Hồ Chí Minh về công tác vận động trí thức lại càng có ý nghĩa to lớn đối với công tác<br /> quản lí và phát triển đội ngũ trí thức ở nước ta hiện nay vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã<br /> hội dân chủ, công bằng, văn minh”.<br /> <br /> Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người kế thừa những giá trị truyền thống của<br /> dân tộc và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin về trí thức trong sự<br /> nghiệp cách mạng của Việt Nam. Từ thiên tài thực tiễn của Người đã toát lên những tư<br /> tưởng lớn, những tình cảm sâu sắc, tỏ rõ tầm trí tuệ và phẩm cách của một vĩ nhân lãnh tụ thiên tài về lý luận. Một trong những phẩm chất thiên tài ấy ở Người là biết vận<br /> động, thu phục, đào tạo và trọng dụng trí thức tài năng. Với trí tuệ và đạo đức của mình,<br /> Người đã thành công trong công tác vận động trí thức, từng bước dẫn dắt trí thức đi vào<br /> con đường cách mạng thông qua sự cảm hóa và những biện pháp vận động hết sức mềm<br /> dẻo, linh hoạt. Người đã làm hết sức mình để tạo dựng được một đội ngũ trí thức có đủ<br /> trình độ và khả năng gánh vác, làm tròn sứ mệnh nặng nề và vẻ vang mà Đảng và nhân<br /> dân giao phó.<br /> Trước hết, trong quá trình vận động trí thức Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức rõ<br /> 175<br /> <br /> vai trò, vị trí của sức mạnh trí thức trong sự nghiệp cách mạng của nước nhà.<br /> Khác với một số lãnh tụ cùng thời ở trong nước và quốc tế đã xem thường, hạ<br /> thấp vai trò của đội ngũ trí thức, Hồ Chí Minh từ rất sớm trong hành trình cách mạng<br /> của mình đã nhận thức được vai trò, vị trí của sức mạnh trí thức đối với sự nghiệp cách<br /> mạng của Đảng, của dân tộc. Vì thế, ngay từ đầu trong sự nghiệp cách mạng của mình,<br /> Người đã quan tâm vận động và thu phục thanh niên trí thức có tinh thần yêu nước, đào<br /> tạo và bồi dưỡng họ thành lực lượng cách mạng tiên phong của dân tộc. Vận động và<br /> thu phục trí thức là một nghệ thuật cách mạng tiêu biểu của Người.<br /> Động cơ quan tâm vận động và thu phục trí thức của Người là trong sáng, cao cả,<br /> không vụ lợi, tất cả vì nghĩa lớn, vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân<br /> dân. Người chỉ ra trí thức có nhiều khuyết điểm lớn, truyền kiếp “do nền giáo dục nhồi<br /> sọ, chia rẽ, nô lệ của đế quốc phong kiến làm cho cá nhân chủ nghĩa tạo ra tính không<br /> kiên quyết, thái độ chờ đợi bàng quan, tính bảo thủ, óc làm thuê, tính địa vị”1. Người<br /> đồng thời khẳng định “cách mạng rất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mới biết<br /> trọng trí thức”2. Bởi vì, dù trí thức Việt Nam đa số thuộc thành phần phú nông, địa chủ,<br /> phong kiến, tư sản nhưng đều bị đế quốc áp bức, nên “trí thức Việt Nam có đầu óc dân<br /> tộc và đầu óc cách mạng”3. Nhờ ý thức dân tộc và tinh thần cách mạng ấy, với trình độ<br /> học vấn của mình mà trí thức có khả năng giúp Đảng và Cách mạng hoạch định đúng<br /> đường lối, chủ trương, chính sách. Người viết: “Vì cũng có đầu óc dân tộc và vì có học<br /> thức nên xem được sách, biết được dân chủ, biết được lịch sử cách mạng... Cũng vì vậy<br /> lúc đã hiểu biết, trí thức ta dễ theo cách mạng... Trong mấy năm kháng chiến, một bộ<br /> phận lớn trí thức Việt Nam đã chịu khó, chịu khổ đi với kháng chiến, phục vụ cho kháng<br /> chiến... Trí thức Việt Nam có ưu điểm đấy”4. Người cũng chỉ rõ, Đảng, Chính phủ, Cách<br /> mạng phải trọng trí thức vì: “muốn phát triển văn hóa thì phải cần thầy giáo, muốn phát<br /> triển sức khỏe của nhân dân thì phải cần thầy thuốc, muốn phát triển kỹ nghệ phải cần<br /> các kỹ sư, v.v... Đảng, Chính phủ muốn xây dựng nước dân chủ nhân dân, như phát triển<br /> văn hóa, giữ gìn sức khỏe cho nhân dân, xây dựng kỹ nghệ”5 và vì “trí thức Việt Nam<br /> có đầu óc dân tộc và đầu óc cách mạng” mà có khả năng giúp Đảng, Chính phủ và Cách<br /> mạng hoạch định đúng đường lối, chủ trương, chính sách.<br /> Vì tất cả những điều đó, Người đã khẳng định, trí thức Việt Nam là tầng lớp có<br /> học thức, kiến thức, hiểu biết và có tinh thần yêu nước nồng nàn và ý thức dân tộc cao.<br /> Trí thức Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong lực lượng cách mạng cũng như<br /> trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trí thức không những là một<br /> <br /> 1<br /> <br /> Xem Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 34-35.<br /> Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 33.<br /> 3<br /> Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 34.<br /> 4<br /> Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 34.<br /> 5<br /> Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 32-33.<br /> 2<br /> <br /> 176<br /> <br /> bộ phận trong lực lượng cách mạng mà trí thức còn là vốn liếng quý báu của dân tộc.<br /> Tuy nhiên, theo quan niệm của Người, không phải tất cả trí thức đều được coi trọng, mà<br /> “Trí thức đáng trọng là trí thức hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”6. Chính<br /> vì thế mà Người khẳng định: “Đảng và Chính phủ biết kháng chiến và kiến quốc thì<br /> phải cần trong mọi ngành: kinh tế tài chính, quân sự, văn hóa có những người trí thức để<br /> giúp vào mới thành”7, do vậy “Đảng và Chính phủ rất chú ý đến việc giúp đỡ anh em trí<br /> thức cũ tiến bộ, cải tạo tư tưởng, đồng thời đào tạo ra trí thức mới từ lớp công nhân,<br /> nông dân”8. Người đồng thời vạch ra phương hướng, biện pháp nhằm đào tạo ra ngày<br /> càng nhiều “trí thức hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân” là Đảng lãnh đạo<br /> quá trình “Công nông trí thức hóa” và “Trí thức công nông hóa”9.<br /> Thứ hai, trong quá trình vận động trí thức Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc<br /> phát hiện, tập hợp và bồi dưỡng trí thức.<br /> Ngay sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam,<br /> việc đầu tiên Người làm là chuẩn bị lực lượng cách mạng. Để chuẩn bị được lực lượng<br /> cách mạng, Người đã quan tâm phát hiện những thanh niên trí thức Việt Nam có tinh<br /> thần yêu nước đang sống và làm việc trong nước và đưa đi đào tạo, bồi dưỡng họ thành<br /> lực lượng cách mạng tiên phong. Những năm 1925-1930, tại Quảng Châu (Trung Quốc),<br /> Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến Tâm Tâm Xã – một tổ chức yêu nước tiến bộ của những<br /> người thanh niên trí thức tiểu tư sản Việt Nam để truyền bá chủ nghĩa Mác–Lênin và<br /> chuẩn bị lực lượng nòng cốt để tiến tới thành lập Đảng.<br /> Trong “Chính cương vắn tắt” và “Sách lược vắn tắt” do Nguyễn Ái Quốc soạn<br /> thảo, công bố tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1930, nêu rõ nhiệm<br /> vụ của Đảng là phải ra sức liên hệ và thu phục giới trí thức. Người cho rằng, cách mạng<br /> muốn thành công phải xây xựng được lực lượng cách mạng đông đảo. Do vậy, “phải lôi<br /> cuốn tiểu tư sản, trí thức và trung nông về phía giai cấp vô sản”10. Trong hoàn cảnh<br /> nước sôi lửa bỏng Hồ Chí Minh đã đề ra và thực thi nhiều biện pháp khôn khéo, linh<br /> hoạt nhờ vậy mà đã phát hiện, thu phục và sử dụng tài năng của trí thức vì lợi ích tối cao<br /> của dân tộc. Người đã kêu gọi: “các bậc phụ huynh”, “các bậc hiền chí sĩ”, “các bậc phú<br /> hào yêu nước”, “các bạn công nông binh”, “người có tiền góp tiền”, “người có sức góp<br /> sức”, “người có tài năng góp tài năng” để cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa bỏng11. Từ<br /> khi chuẩn bị thành lập Đảng (những năm 1925-1927), Bác chú trọng những vấn đề cơ<br /> <br /> 6<br /> <br /> Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 33.<br /> Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 36.<br /> 8<br /> Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 36.<br /> 9<br /> Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 37-41.<br /> 10<br /> Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 3, trang 4.<br /> 11<br /> Nguyễn Văn Khánh, Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất<br /> nước, Nxb. Thông Tấn, 2001, trang 21.<br /> 7<br /> <br /> 177<br /> <br /> bản cốt lõi, trong đó đặc biệt là phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ<br /> trí thức. Bác trực tiếp tổ chức, đào tạo giảng dạy, bồi dưỡng cán bộ. Nhiều đồng chí sau<br /> này là cán bộ chủ chốt của Đảng, trong đó có các cố Tổng Bí thư Trần Phú, Lê Hồng<br /> Phong, Hà Huy Tập,...<br /> Nhờ chính sách dân vận tài tình của Đảng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh,<br /> cách mạng Việt Nam đã tập hợp được sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân nói<br /> chung và trí thức nói riêng để đưa Cách mạng Tháng Tám đến thành công triệt để. Ngay<br /> sau khi Cách mạng Tháng Tám vừa thành công, chính quyền non trẻ đang ở thế “ngàn<br /> cân treo sợi tóc”, khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa ra đời được 2 ngày, tại phiên<br /> họp đầu tiên Hồ Chí Minh đã khẳng định: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”12.<br /> Người cho rằng, “giặc dốt” cũng nguy hại như “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Bởi thế,<br /> diệt “giặc dốt” trước hết Người kêu gọi mở phong trào bình dân học vụ và những ai<br /> tham gia vào việc xóa mù chữ đều là chiến sĩ tham gia vào nhiệm vụ thiêng liêng của Tổ<br /> quốc. Trong Thư gửi anh chị em giáo viên bình dân học vụ Người đã viết đại ý: “anh chị<br /> em làm việc mà không có lương bổng, thành công mà không có tiếng tăm, anh chị em là<br /> những người “vô danh anh hùng”, tuy vô danh nhưng rất hữu ích, một phần tương lai<br /> của dân tộc nước nhà nằm trong sự cố gắng của anh chị em”13.<br /> Với những lời động viên kịp thời đó đã trở thành động lực để các giáo viên<br /> thành công trong xóa nạn mù chữ cho người dân. Từ trong phong trào bình dân học vụ,<br /> với phương châm: người biết dạy cho người chưa biết, người biết nhiều dạy cho người<br /> biết ít đã tập hợp bồi dưỡng và vận động được tầng lớp trí thức phục vụ sự nghiệp cách<br /> mạng.<br /> Tháng 11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục ra chỉ thị: “Tìm người tài đức”.<br /> Người viết: “nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài, trong 20 triệu<br /> đồng bào chắc không thiếu người có tài, có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy<br /> không khắp đến nỗi bậc tài trí không thể xuất thân”14. Người yêu cầu “các địa phương<br /> phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được việc ích nước lợi dân thì<br /> phải báo cáo cho Chính phủ biết”15. Nhằm tập hợp, kêu gọi những người tài năng trí<br /> thức ra giúp nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “nhân tài nước ta dù chưa nhiều lắm,<br /> nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày<br /> càng phát triển thêm nhiều”16. Cách mạng tháng Tám thành công, Bác mời gọi nhiều<br /> nhân sĩ, trí thức tiêu biểu trong và ngoài nước đến với cách mạng như cụ Huỳnh Thúc<br /> <br /> 12<br /> <br /> Hồ Chí Minh, toàn tập, tâp 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, trang 8.<br /> Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 4, 2000, trang 220.<br /> 14<br /> Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 4, 2000, trang 451.<br /> 15<br /> Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tập 4, 1983, trang 192.<br /> 16<br /> Ban dân vận Trung ương, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới,<br /> Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2005, trang 242.<br /> 13<br /> <br /> 178<br /> <br /> Kháng (năm 1946 là quyền Chủ tịch nước), kỹ sư Trần Đại Nghĩa, giáo sư Hoàng Xuân<br /> Hãn, nhà nông học Viện sĩ Lương Đình Của, giáo sư-bác sĩ Tôn Thất Tùng, bác sĩ Đặng<br /> Văn Ngữ,.. Thông qua Quốc hội Việt Nam khóa I năm 1946, Bác đã cử thêm hơn 70<br /> ghế cho các đảng phái, tổ chức chính trị-xã hội. Trong đó, Bác đã mời ông Vĩnh Thụy<br /> (vua Bảo Đại đã thoái vị) làm cố vấn Chính phủ; Khâm sai đại thần Phan Kế Toại làm<br /> Phó Thủ tướng Chính phủ, v.v.<br /> Theo Hồ Chí Minh, mọi giai đoạn trong quá trình cách mạng Việt Nam đều cần<br /> đến trí thức. Người nói: Trí thức không bao giờ thừa, chỉ có thiếu thôi. “Trí thức phục<br /> vụ nhân dân bây giờ cần. Kháng chiến kiến quốc cũng cần, tiến lên chủ nghĩa xã hội<br /> càng cần, tiến lên chủ nghĩa cộng sản lại càng cần”17. Đảng và Chính phủ thành tâm<br /> giúp trí thức tiến bộ mãi lên trên bước đường vẻ vang đó, đồng thời đào tạo trí thức ở<br /> trong công nông ra. “Không phải là dùng cách đưa “áo nâu lên, áo trắng xuống”, hay<br /> “vắt cam vứt xác”...”18. Trong giai đoạn vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Hồ Chí Minh<br /> đã chỉ rõ vai trò của trí thức: “nhiệm vụ của giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam<br /> hiện nay là kháng chiến và kiến quốc. Để hoàn thành nhiệm vụ ấy, ngoài việc quân sự ắt<br /> phải phát triển kinh tế. Cho nên cần phải có những người chuyên môn thông thạo về<br /> công nghiệp và nông nghiệp. Cần phát triển giao thông vận tải, cho nên cần những kĩ sư<br /> thông thạo về việc đắp đường bắc cầu. Cần giữ gìn sức khỏe của dân, cho nên cần có<br /> thầy thuốc. Cần đào tạo cán bộ cho mọi ngành hoạt động, cho nên cần có thầy giáo, v.v.<br /> Do đó, lao động trí óc có nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc,<br /> trong công cuộc hoàn thành dân chủ mới để tiến lên chủ nghĩa xã hội”19.<br /> Trong bài “Một việc mà các cơ quan lãnh đạo cần thực hiện ngay” đăng trên số<br /> báo Sự thật số 103, ngày 30/11/1948 Người viết: “Chính sách là nguồn gốc của thắng<br /> lợi, nhưng sau đó thành công hay thất bại là do cách tổ chức công việc, việc lựa chọn<br /> cán bộ và công tác kiểm tra”20. Người khuyên: “Ta cần phải hợp tác với các người ngoài<br /> Đảng, ta không được khinh rẽ họ”. Bởi lẽ theo Người; “bất kì ai..... chịu học, chịu khó<br /> nghĩ... thì nhất định có sáng kiến”21. Đặc biệt, với giai cấp cơ bản của cách mạng “cần<br /> phải có kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ và công nhân có trình độ văn hóa và kỹ thuật<br /> khá”, thậm chí “phải có trình độ kém gì kỹ sư”22.<br /> Trong quá trình đào tạo trí thức, ngoài yêu cầu không ngừng bồi dưỡng, nâng<br /> cao trình độ chuyên môn và khoa học, Người còn rất coi trọng giáo dục chính trị tư<br /> <br /> 17<br /> <br /> Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 39.<br /> Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 39.<br /> 19<br /> Ban Dân vận Trung ương, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới,<br /> Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 240.<br /> 20<br /> Ban Dân vận Trung ương, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới,<br /> Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 243.<br /> 21<br /> Sđd, trang 243.<br /> 22<br /> Sđd, trang 243.<br /> 18<br /> <br /> 179<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2