intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật viết chữ thư pháp trong phong cách thiết kế nội thất Trung Hoa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghệ thuật viết chữ thư pháp trong phong cách thiết kế nội thất Trung Hoa trình bày tổng quan chung về phong cách Trung Hoa và nghệ thuật thư pháp; Thư pháp trong thiết kế nội thất; Sức ảnh hưởng của thư pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật viết chữ thư pháp trong phong cách thiết kế nội thất Trung Hoa

  1. NGHỆ THUẬT VIẾT CHỮ THƯ PHÁP TRONG PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT TRUNG HOA. Nguyễn Ngọc Vân Anh Khoa Kiến Trúc – Mỹ Thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Đặng Nguyễn Thị Hồng Tuyết. TÓM TẮT Khi nhắc đến bộ môn “Nghệ thuật viết chữ thư pháp” chúng ta sẽ nghĩ ngay đến Trung Hoa, bởi chính nơi đây là cái nôi bắt nguồn của sự khởi đầu về bộ môn thư pháp. Viết chữ thư pháp được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Trung Hoa. Thư pháp của người Trung Hoa có những nét đặc trưng riêng và bộ môn này thay đổi qua từng giai đoạn lịch sử cho đến tận bây giờ. Bên cạnh đó, bộ môn viết chữ thư pháp còn được người dân Trung Hoa áp dụng vào trong các thiết kế trang trí nội thất. Thư pháp không đơn thuần là tranh treo hay vật trang trí, có thể thấy thư pháp còn có nhiều hàm ý cả về phong thủy. Bộ môn nghệ thuật này còn ảnh hướng đến một số nước lân cận như Việt Nam và Nhật Bản. Hiện nay, phong cách thiết kế mang nét Trung Hoa tại Việt Nam vào những năm gần đây trở nên khá phổ biến, được các nhà thiết kế sử dụng vào những công trình như nhà hàng, khách sạn…và được bạn trẻ Việt đón nhận khá rộng rãi. Từ khóa: Nội thất, nghệ thuật, trang trí, thư pháp, Trung Hoa, phong cách, Việt Nam. I. MỞ ĐẦU Bên cạnh nội thất mang phong cách cổ điển, tân cổ điển chịu ảnh hưởng nhiều của các nước phương Tây thì nội thất phong cách Trung Hoa cũng là một trong những lựa chọn điển hình trong thiết kế kiến trúc và nội thất nhà ở của nước ta. Trải qua hơn 1000 năm đô hộ nước ta, chẳng khó để hiểu vì sao kiến trúc nội thất mang phong cách Trung Hoa lại in hằn sâu và phổ biến ở khắp các vùng miền đến vậy, đặc biệt là ở miền Bắc. Có thể dễ dàng nhận thấy nội thất phong cách Trung Hoa ở những ngôi nhà sinh sống, những nhà hàng, khách sạn hay cả những công trình văn hóa tiêu biểu là đền chùa, miếu mạo… II. NỘI DUNG 1. Tổng quan chung về phong cách Trung Hoa và nghệ thuật Thư Pháp. 1.1. Những nét đặc trưng trong phong cách Trung Hoa. Nhắc tới phong cách Trung Hoa chúng ta không thể nào không liên tưởng tới các màu sắc chủ đạo vốn có trong phong cách này đó chính là: màu sắc, lấy màu sắc và các họa tiết trang trí làm yếu tố trọng tâm. Bên cạnh đó, nội thất Trung Hoa điển hình sử dụng hai màu chủ đạo là đỏ và đen. Theo quan niệm truyền thống của người Trung Quốc, đỏ là màu sắc của quyền lực. Ngoài ra, người Trung Hoa cũng sử dụng các màu 1083
  2. sắc tươi sáng khác như màu xanh da trời, vàng hay xanh lá. Một chút màu vàng kim là phần không thể thiếu trong việc phối màu và trang trí của người Trung Quốc. Đồ vật được chạm khắc tinh xảo, dù là đồ nội thất cho nhà hàng hay nội thất dành cho gia đình thì đặc điểm chung là đều chú trọng vào những chi tiết thiết kế tinh xảo. Một số nhà hàng, khách sạn hay văn phòng... sẽ sử dụng các đồ vật trang trí làm điểm nhấn cụ thể như: Quạt thư pháp, Lồng đèn, Tranh Thủy Mặc, Lụa, Gốm... mang hồn thái của Trung Hoa. Có thể nói rằng, sức hút của các vật trang trí tạo điểm nhấn đóng một vai trò rất quan trọng trong thiết kế mang đậm nét Trung Hoa. 1.2. Khái niệm về thư pháp Trung Hoa. Thư pháp là một nghệ thuật cổ xưa nhất tại Trung Quốc, được chính thức “mệnh danh” vào khoảng thế kỷ thứ II – IV. Từ đó, nó trở thành một môn nghệ thuật tao nhã của các tao nhân và người có học. Nghệ thuật thư pháp Trung Hoa là việc viết chữ bằng mực tàu trên giấy hoặc lụa. Chữ được viết thường là chữ Hán hoặc chữ Nôm theo các phong cách khác nhau. Mỗi phong cách lại có những đặc trưng riêng về cách thể hiện. Thư pháp Trung Hoa không chỉ đơn giản là chữ viết. Nó còn là cái hồn và tinh thần của cả một quốc gia. Từng nét chữ trong thư pháp, đòi hỏi người chơi môn nghệ thuật này phải có tính kiên nhẫn, lòng tịnh, và tâm hồn thoải mái. 1084
  3. Triện Thư: Là loại chữ thư pháp có lịch sử lâu đời và được lưu hành rộng rãi. Triện thư gồm 2 kiểu chữ là Đại Triện và Tiểu Triện. Đây là loại chữ thư pháp kiểu cổ, các nét thanh, bố cục đơn giản. Khải thư: Kiểu chữ được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất ngày nay. Dành cho những người mới bắt đầu học chữ Hán, có bố cục ngay ngắn theo dạng hình vuông, được viết chậm rãi và cẩn thận. Lệ thư: Phát triển cao hơn của Triện thư. Hầu hết nét bút của Lệ thư là những nét vuông mạnh mẽ, đơn giản về đường nét. Thảo thư: Đây là kiểu chữ mang tính nghệ thuật cao, thiên về cảm hứng của người viết. Các nét chữ biến tấu đầy thi vị, thanh thoát, tốc độ viết nhanh chóng, thể hiện sự liên kết, uyển chuyển tạo nên sự liên hoàn cho các bộ chữ. Hành thư: Là loại chữ gần giống với chữ viết tay thông thường, viết nối liên tục nhau. Hành thư có đường nét phóng khoáng, dễ đọc, bố cục chữ tròn trịa, ít góc cạnh. 2. Thư pháp trong thiết kế nội thất. 2.1. Xu hướng sử dụng thư pháp trong phong cách Trung Hoa. Nghệ thuật viết chữ thư pháp, đã thế trở nên thế nào trong thế giới ngày này? Chúng ta luôn thay đổi và làm mới mọi thứ theo cách nào đó thật tinh tế. Có thể thấy rằng thư pháp không chỉ dừng lại ở chữ viết mà nó còn được coi như một môn nghệ thuật vô cùng tinh tế. Ở thư pháp chúng ta tìm thấy được chính con người mình, khi cảm nhận và thả hồn vào những nét chữ. Ngày nay các kiến trúc sư, đã đưa nghệ thuật thư pháp này vào những công trình, thư viện, nhà hàng hay nhà ở. Không chỉ viết thư pháp lên giấy, mà ngày nay các nhà thiết kế còn lựa chọn khéo léo đưa thư pháp lên các chất liệu khác nhau vào từng không gian khác nhau. Những bức tường in khắc những câu thư pháp nổi tiếng của các thi nhân hay những bức tranh kết hợp thư pháp để kích phong thủy trong nhà. Có thể thấy nghệ thuật viết chữ thư pháp đã dần một thay đổi theo thời gian với chiều hướng tích cực. Hình 6: Trang trí theo kiểu Hình 7: Viết nổi trên mảng Hình 8: Thư pháp trên tranh chữ nổi (hình minh họa). tường (hình minh họa). Thủy Mặc (hình minh họa). 1085
  4. Như một kho tàng để lưu giữ nghệ thuật viết chữ thư pháp. Không gian trần được lấp đầy những nét chữ thư pháp. Một giải giấy khổng lồ được treo lên trần, nghệ thuật đầy kiệt tác được phô diễn qua không gian nội thất. Một không gian tĩnh giành riêng cho những người đam mê về thư pháp với những nét chữ cổ qua đó họ có thể cảm nhận được qua cách mà các kiến trúc sư muốn thể hiện trong không gian nội thất bên trong công trình. Hình 8: Thư pháp trang trí không Hình 9: Nét chữ thư pháp, sử dụng gian trần (hình minh họa). trong ánh sáng (hình minh họa). Bên cạnh đó, kết hợp những chữ thư pháp để tạo nên một góc không gian trang trí, sử dụng nhiều “nét chữ” để tạo nên một “chữ” mang ý nghĩa. Tạo cảm giác có hồn trong chữ, ta có thể thấy nhà thiết kế đã có một bộ óc rất sáng tạo khi tạo “hiệu ứng hắt đèn tạo bóng”, khiến cho người xem phải trầm trồ vì một tác phẩm nghệ thuật được trang trí đầy ý nghĩa. Bởi thế, có thể thấy nghệ thuật thư pháp ngày nay đã được ưa chuộng hơn trong phong cách thiết kế phương Đông qua những các bày trí sử dụng khác nhau. 2.2. Ý nghĩa phong thủy trong “Nghệ thuật viết chữ thư pháp”. rong phong thủy, thư pháp được xem là sự thể hiện những điều tốt đẹp, mang ý nghĩa may mắn và nội dung của bức thư pháp càng tốt sẽ mang đến cho gia chủ nhiều phúc lợi. Người Châu Á thường rất chuộng thư pháp, nghệ thuật viết chữ chỉ với một cây cọ nhưng thể hiện được cả tâm lực và khí lực trên trang giấy. Vì thế treo thư pháp thường được xem là kích hoạt điều kiện phong thủy tốt. Song, không chỉ treo thư pháp họ còn kết hợp với vẽ tranh “tranh thủy mặc”. Một loại tranh được vẽ bằng giấy xuyến, các bức thủy mặc thường nói về sông nước và phong thủy. Vì vậy, những người tin vào phong thủy và yêu tranh thì sẽ không thể bỏ qua loại tranh thủy mặc này. Loại tranh này có độ hút ẩm cao và thời gian lưu giữ rất lâu. Độ bền bỉ theo thời gian và ít bị mối mọt. Thư pháp trong phong thủy không thể tùy tiện đặt lung tung trong công trình, các vị trí đặt tranh thư pháp cũng nói lên được yếu tố phong thủy có thể kích hoạt được sự tài lộc hay không. Tranh thư pháp nên được treo ở những phương vị cát lợi trong nhà, thường thích hợp treo ở phương vị Văn Xương trong thư phòng. Theo ngũ hành, tranh thư pháp thuộc hành Thủy, do đó nên treo ở những hướng tương sinh, tương trợ như 1086
  5. hướng Nam, Đông và Đông Nam. Treo tranh thư pháp ở hướng Tây Bắc, chính Tây thì hiệu ứng bình thường. Không nên treo tranh này ở hướng Đông Bắc, Tây Nam, chính Bắc vì đây là những hướng tương khắc, sẽ làm hao tổn vượng khí. 3. Sức ảnh hưởng của thư pháp. 3.1. Thư pháp trong lòng người dân Trung Hoa. Hiện nay thì thư pháp được ưa chuộng bởi giới trẻ và tầng lớp thượng lưu Trung Hoa, thư pháp đối với họ không đơn thuần chỉ là nghệ thuật mà nó còn là một môn học đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Đối với người dân Trung Hoa, thư pháp còn mang cả yếu tố tinh thần cảm xúc. Thông thường vào những ngày lễ Tết nếu thiếu đi thư pháp thì sẽ mất đi màu sắc đặc trưng của ngày lễ Tết. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thư pháp dần trở thành cái hồn nghệ thuật đối với người dân Trung Hoa. Chỉ cần chúng ta Hình 11: Người viết chữ thư pháp (hình minh họa). nhắc đến thư pháp họ sẽ nói rằng, đất nước Trung Hoa chính là cái nôi tạo nên môn nghệ thuật này. Thư pháp không chỉ để trang trí trong những ngày lễ tết mà nó còn phổ biến trong những đám cưới tại Trung Hoa. Thời xưa, người Trung Hoa thường treo rất nhiều câu đối trong ngày cưới của họ, nhằm ngụ ý chúc phúc cho các cặp đôi trong ngày trọng đại. Bởi vì, họ tin rằng thư pháp không chỉ đơn giản là chữ viết mà nó còn mang ý nghĩa giá trị về tinh thần rất lớn. Hiện này, mặc dù các đám cười đã trở nên sang trọng và tinh tế hơn xưa, những họ vẫn dùng thư pháp để trang trí, cũng như giữ được nét truyền thống của phong tục cưới hỏi xưa, như “Bắt niên giai lão, kết thành giai liễu, răng long đầu bạc...” Hình 12: Đám cưới treo những câu đối (hình minh họa). 3.2. Sức ảnh hưởng của thư pháp tới Việt Nam. 1087
  6. Thư Pháp vốn xuất thân từ Trung Hoa và được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên thời nhà Hán. Tác phẩm Thư pháp đầu tiên của Việt Nam được tìm thấy là dòng chữ “Đại Tuỳ Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn” đắp theo lối chữ “triện” trên trán bia ở làng Trường Xuân (Thanh Hóa). Tác phẩm Thư pháp này hiện đang được trưng bày ở viện bảo tàng lịch sử. Hình 13: Trán bia ở làng Trường Xuân (hình minh họa). Thư pháp có nghĩa ban đầu là phương pháp viết chữ chuẩn xác, cho đẹp, nhưng cùng với thời gian, thư pháp đã vượt ra khỏi ý nghĩa ban đầu và trở thành nghệ thuật viết chữ cách điệu, tạo ra những hình tượng nghệ thuật thể hiện ý tứ sâu xa của tác giả. Lịch sử hình thành nghệ thuật Thư pháp chữ Hán tại Việt Nam tương tự bộ môn thư pháp tại Trung Hoa song việc biểu hiện mỹ cảm lại có những điểm tương đối khác biệt như: Nét bút mềm mại mà không yếu đuối, sâu lắng mà không trầm tích, phóng mà không cuồng. Hình 14: Thư pháp Hán-Việt nét mềm mại (hình minh họa). Thư pháp ngày nay, cùng với thời gian chữ Quốc ngữ ra đời với các mẫu tự Latinh, nhiều người Việt mong muốn viết chữ sao cho đẹp và thư pháp chữ Việt Latinh cũng bắt đầu phổ biến hơn. Khác với nghệ thuật Thư pháp chữ Hán, Thư pháp chữ Việt không nằm trong khuôn khổ mà tự do, phá cách nhiều hơn. Tính biểu cảm trong nghệ thuật Thư pháp chữ Việt thể hiện khá rõ nét, thẩm mỹ của người viết cũng như thị hiếu của người thưởng lãm thường hướng đến sự đơn giản hài hòa bình dị, mang chất thơ, chất lãng mạn. III. KẾT LUẬN. 1088
  7. Đúc kết lại, sau khi đọc và tìm hiểu về các công trình có liên quan tới phong cách Trung Hoa, đã cho chúng ta thấy rằng, phong cách thiết kế này đã và đang du nhập vào Việt Nam ta khá phổ biến. Tuy đây không phải là một phong cách mới, nhưng nó luôn giữ cho mình được nét riêng đậm chất Trung Hoa. Bên cạnh đó, các yếu tố về phong thủy trong nghệ thuật thư pháp cũng không kém phần quan trọng. Nó cho thấy được thư pháp không chỉ là nghệ thuất chữ viết, mà nó còn mang lại cái nhìn khác trong thiết kế nội thất. Họ vận dụng tranh treo tường, thiết kế in khắc chữ lên cột, những tấm vải thư pháp, hay họa một bức tranh thủy mặc. Hơn thế ta có thể thấy rằng thư pháp còn ảnh hưởng tới người dân Việt khá lớn từ thời ông cha ta. Vậy đúc kết lại, những gì được thể hiện ở bài báo này sẽ cho bạn đọc hiểu được hơn về phong cách Trung Hoa tại Việt Nam và các yếu tố phong thủy trong thư pháp. Sức ảnh hưởng của nó đối với người dân Việt Nam ta và thư pháp trong lòng người dân Trung Hoa. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Đôi nét về nghệ thuật thư pháp (26/04/2020) Trường Cao Đẳng Bách Khoa Hà Nội. https://bachkhoahanoi.edu.vn/tuyen-sinh-dao-tao/doi-net-ve-nghe-thuat-thu-phap-trung-hoa/. truy cập ngày 28/03/2022. 2. Qúa trình diễn biến và phát triển của thư pháp Trung Hoa (2019) Nhân Mỹ Học Đường. http://nhanmyhocduong.vn/qua-trinh-dien-bien-va-phat-trien-cua-thu-phap-trung-hoa/, truy cập ngày 28/03/2022. 3. Nghệ thuật thư pháp Trung Hoa (9/2/2021) Trannhuong.top http://trannhuong.top/tin-tuc-55298/nghe- thuat-thu-phap-trung-hoa.vhtm/, truy cập ngày 29/03/2022. 4. Văn hóa viết thư pháp của người Trung Quốc (2020) Chinesed.vn https://chineserd.vn/van-hoa-viet- thu-phap-cua-nguoi-trung-quoc/, truy cập ngày 29/03/2022. 5. Thư pháp Việt với người trẻ (18/03/2019) Nhân Dân https://nhandan.vn/chan-dung/thu-phap-viet-voi- nguoi-tre-352687/, truy cập ngày 01/04/2022. 6. Tại sao nên treo tranh thư pháp phong thủy trong nhà (29/05/2019) Artenna Decor https://artena.vn/tai-sao-nen-treo-tranh-thu-phap-trong-nha/ truy cập ngày 01/04/2022. 1089
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2