Nghén-Sản giật – Tăng huyết áp
lượt xem 3
download
Tăng huyết áp mạn tính: a.Triệu chứng + Huyết áp tâm trương 90mmHg hoặc cao hơn, trước 20 tuần tuổi thai. b.Xử trí + Bệnh xá - Chuyển tuyến trên + Bệnh viện - Ðộng viên sản phụ nghỉ ngơi, theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày. - Nếu huyết áp tâm trương 100mmHg hoặc hơn, huyết áp tâm thu 160mmHg hoặc hơn cho thuốc hạ huyết áp rồi chuyển tuyến trên. - Nếu không có biến chứng theo dõi chờ đẻ. - Có dấu hiệu suy thai (tim thai dưới 120 hoặc trên 160 lần/phút) xử trí như...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghén-Sản giật – Tăng huyết áp
- Nghén-Sản giật – Tăng huyết áp 1. Tăng huyết áp mạn tính: a.Triệu chứng + Huyết áp tâm trương 90mmHg hoặc cao hơn, trước 20 tuần tuổi thai. b.Xử trí + Bệnh xá - Chuyển tuyến trên + Bệnh viện - Ðộng viên sản phụ nghỉ ngơi, theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày. - Nếu huyết áp tâ m trương 100mmHg hoặc hơn, huyết áp tâm thu 160mmHg hoặc hơn cho thuốc hạ huyết áp rồi chuyển tuyến trên. - Nếu không có biến chứng theo dõi chờ đẻ. - Có dấu hiệu suy thai (tim thai dưới 120 hoặc trên 160 lần/phút) xử trí như suy thai. 2.Thai nghén gây tăng huyết áp
- a.Triệu chứng + Huyết áp tâm trương 90 - 110mmHg đo 2 lần cách nhau 4 giờ, sau 20 tuần tuổi thai. + Không có Protein niệu. b.Xử trí + Bệnh xá: - Theo dõi huyết áp, Protein niệu, tình trạng thai hàng tuần. - Nếu không giảm, chuyển tuyến trên và giải thích cho người nhà biết nguy cơ tiền sản giật, sản giật có thể xảy ra. + Bệnh viện: - Nếu huyết áp trở nên xấu hơn, điều trị như tiền sản giật. - Nếu huyết áp ổn định theo dõi tiếp cho đến khi chuyển dạ. 3. Tiền sản giật a.Triệu chứng + Biểu hiện sản phụ choáng váng, có hiện tượng mắt mờ, có khi buồn nôn, + nước tiểu có protein tăng đến 0,5g/l, + phù không giảm mà nặng hơn và nước tiểu ít hơn nhưng chưa có cơn giật,
- + nếu huyết áp trên 160/100mmHg mà điều trị không giảm phải xử trí lấy thai ra ngay nếu không có thể dẫn đến cơn sản giật. b.Xử trí +Thai dưới 37 tuần. - Nếu các dấu hiệu không tiến triển hoặc trở lại bình thường, - theo dõi mỗi tuần 2 lần (huyết áp, số lượng nước tiểu, Protein niệu, tình trạng thai) đến khi đủ tháng. - Tư vấn cho sản phụ và gia đình về sự nguy hiểm của tiền sản giật nặng và sản giật, về chế độ ăn. + Thai trên 37 tuần: - Nếu cổ tử cung mở, bấm ối cho đẻ. - Nếu cổ tử cung chưa mở, có thể gây chuyển dạ hoặc mổ lấy thai. 4. Tiền sản giật nặng a.Triệu chứng + Huyết áp tâm trương 110mmHg trở lên + sau 20 tuần tuổi thai và + Protein niệu +++ hoặc hơn.
- + Ngoài ra có thể có các dấu hiệu sau: - Tăng phản xạ. - Đau đầu tăng, chóng mặt. - Nhìn mờ, hoa mắt. - Thiểu niệu (dưới 400ml/24 giờ). - Ðau vùng thượng vị. - Phù phổi. b.Xử trí + Chuyển tuyến trên-trước khi chuyển tiêm Diazepam, hoặc Seduxen 10mg x 1 ống, thông tiểu. * Tại bệnh viện: +Ðể bệnh nhân nằm nghiêng trái, ủ ấm. +Cho Diazepam 10mg tiêm tĩnh mạch. +Cho thuốc chống co giật ( Magiê Sulfat 15% liều khởi đầu 2 - 4g tiêm tĩnh mạch thật chậm với tốc độ 1 gam/phút hoặc pha loãng trong dung dịch Glucoza truyền tĩnh mạch). - Sau đó cứ 4 giờ tiêm bắp sâu 2 gam mỗi lần.
- - Phải theo dõi phản xạ gân xương hàng ngày, đề phòng dùng quá liều Magiê Sulfat (phản xạ gân xương giảm). +Nếu huyết áp tâm trương trên 110mmHg, cho thuốc hạ huyết áp để hạ xuống còn 100mmHg: - Hydralazin 5mg tiêm tĩnh mạch chậm cho đến khi huyết áp giảm, có thể tiêm bắp nhắc lại nếu cần thiết. - Nếu không có Hydralazin thì dùng Nifedipin 10mg ngậm dưới lưỡi. +Trong trường hợp tiền sản giật nặng cần đình chỉ thai nghén để bảo đảm tính mạng người mẹ: chuyển tuyến trên. 5. Sản giật a.Triệu chứng + Sản giật: - Thường xảy ra ở thời kỳ cuối của thai nghén, trong khi chuyển dạ và sau đẻ. - Sản phụ lên cơn giật và hôn mê, có kèm theo phù, tăng huyết áp, protein niệu. - Thường xảy ra ở thai phụ mang thai con so nhiều hơn con rạ, và thường xảy ra từ tuần thứ 30 trở đi. + Biểu hiện của sản giật:
- - bắt đầu là co giật mạnh, mắt đảo rồi giật toàn cơ thể co cứng, đầu ưỡn ra sau, mắt đảo lên trên, - rồi ngừng thở và chuyển rất nhanh sang giật run, co giật ở mặt, giật mạnh ở tay chân, - có thể cắn phải lưỡi và sùi bọt mép, mặt xanh tái rồi chuyển thành xám xịt - Sau đó co giật giảm dần, tiếp đó sản phụ bị hôn mê rồi thở rống lên. - Mạch nhanh, cơn co tăng lên khi giật, những cơn giật khác tiếp theo. - Nếu không được xử trí thì dẫn đến suy tim, phù phổi và chảy máu não dẫn đến tử vong. + Đối với sản giật trước đẻ: - Những cơn giật có thể dẫn đến đẻ non, thai nhi thường chết. - Nếu được điều trị tốt sản phụ có thể chuyển dạ đẻ thường và thai nhi sống. + Đối với sản giật trong khi chuyển dạ: - Cơn giật làm cơn co tử cung mạnh ~ vỡ tử cung, - vì vậy đối với sản phụ có cổ tử cung mở chậm phải xử trí mổ lấy thai ngay. + Sản giật sau đẻ: - Thường nhẹ hơn, cơn giật thường xảy ra vài giờ sau đẻ.
- - Vì vậy đối với sản phụ sinh tại trạm y tế có cơn giật cần phải theo dõi từng cơn giật, đo huyết áp và thử nước tiểu thường xuyên và cần phải cấp cứu nhanh chóng, - đồng thời chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa sản để điều trị. b.Xử trí +Đề phòng sản giật: -Cần theo dõi, quản lý thai nghén tốt. -Trong khi có thai cần chú ý ăn đủ chất dinh dưỡng một cách hợp lý (đường, đạm, vitamin, các chất vi lượng, uống bổ sung viên sắt, axid folic...). -Chú ý đi khám thai định kỳ, nếu thấy phù cần đi khám thai ngay dù chưa đến hẹn để kiểm tra huyết áp cũng như xét nghiệm nước tiểu. -Nếu tại trạm y tế phát hiện sản phụ có phù, tăng huyết áp, protein niệu phải kịp thời chuyển bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa sản để điều trị và sinh đẻ cho an toàn. + Chuyển tuyến trên - Trước khi chuyển tiêm Diazepam 10mg x 1 ống, - Magiê Sulfat 15% tiêm bắp (nếu có). - Phòng cắn lưỡi, hít phải đờm dãi, phòng ngã. - Ủ ấm, hút đờm dãi, thở ôxy (nếu có).
- +Bệnh viện -Ðặt sản phụ nằm nghiêng, phòng cắn lưỡi, hít phải đờm dãi, thở ôxy. -Cho thuốc chống co giật duy trì 24 giờ hoặc sau cơn giật cuối cùng. -Tiếp tục cho thuốc hạ huyết áp cho đến khi huyết áp tâm trương giảm. -Theo dõi lượng nước tiểu. -Nếu chuyển dạ: đẻ fooc-xép hoặc mổ. -Nếu chưa chuyển dạ: điều trị ổn định, đình chỉ thai nghén. +Nếu sản phụ lên cơn giật cần xử trí như sau: -Dùng một cái nẹp dài hoặc một que to bản như cái đè lưỡi cuốn băng ở bên ngoài để ngáng miệng đề phòng sản phụ trong cơn sản giật cắn vào lưỡi. -Nếu mùa đông, cần giữ ấm cho sản phụ. -Tiêm ngay một trong các thuốc an thần như morphin 0,01mg x 1 ống, nếu không có morphin có thể thay thế bằng các thuốc như bacbituric, seduxen và nhanh chóng chuyển sản phụ lên bệnh viện có chuyên khoa sản. +Chú ý: Những sản phụ có lên cơn giật thì phải đề phòng chảy máu nhiều sau đẻ. 6.Xử trí OAP khi chuyển dạ + Trường hợp khó thở khi chuyển dạ do phù phổi cấp.
- + Cần phân biệt phù phổi cấp huyết động (nguyên nhân bệnh tim mạch, bệnh thận, hay truyền dịch quá nhiều và nhanh) với phù phổi cấp tổn thương (nguyên nhân nhiễm khuẩn, nhiễm virut, nhiễm độc, do truyền máu). a. Xử trí chung + Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhịp thở, nghe tim phổi. + Cho nằm đầu cao. + Nếu có đờm rãi phải hút đờm rãi, làm thông đường hô hấp. + Thở oxy. + Tư vấn cho gia đình. b. Xử trí đặc hiệu * Phù phổi cấp huyết động + Cho thai phụ ngồi thẳng, chân thõng. + Thở Oxy 8 - 12 lít/ phút lúc đầu. + Garo ba chi luân chuyển. + Ðặt nội khí quản hút đờm rãi, thở Oxy 60%. + Tiêm tĩnh mạch: - Lasix 20mg x 4 ống. - Cedilanit 0,4mg x 1 - 2 ống.
- + Xử trí sản khoa: - Mổ lấy thai khi hết cơn phù phổi cấp. - Foóc- xép nếu đủ điều kiện. * Phù phổi cấp tổn thương + Ðặt nội khí quản, thở máy hoặc hô hấp hỗ trợ, Oxy. + Dopamine truyền tĩnh mạch. + Truyền huyết tương. + Kháng sinh liều cao. + Methyl Prednisolon: 30mg/ tĩnh mạch/ 4 giờ một lần. + Có thể mổ lấy thai khi có chỉ định. 7.Hội chứng HELLP (Hemolysis, Elevated Liver enzymes, and Low Platelets): a.Tổng quan: + Là hội chứng nổi bật với sự kết hợp của các từ -"H-hemolysis" là tan huyết (vỡ hồng cầu), -"EL-elevated liver enzymes" là men gan tăng -"LP-low platelet count" tiểu cầu thấp.
- +Thường xảy vào cuối thai kỳ ở các sản phụ có biến chứng tiền sản giật nặng hoặc sản giật. Mặc dù cơ chế bệnh sinh ngày nay được biết khá rõ, nhưng điều trị vẫn còn là một vấn đề khá phức tạp, tiến triễn và tiên lượng khó dự đoán do thương tổn có thể liên quan nhiều cơ quan (gan, thận, thần kinh trung ương, rối loạn chức năng tim mạch, nhất là thương tổn mạch máu ở các cơ quan này) và phù phổi. b.Triệu chứng -cảm giác không khỏe, -buồn nôn hoặc nôn, và đau bụng trên, phù. -protein niệu ở đa số phụ nữ có hội chứng HELLP. -huyết áp có thể tăng. -có thể hôn mê do đường huyết quá thấp. -đặc biệt tiểu cầu giảm nhanh, men gan tăng cao, tăng HA, co giật, động kinh... c.Điều trị +Cấp cứu hội chứng HELLP là xử trí máu đông đóng cục. -Nếu thai quá non, chấm dứt thai kỳ khẩn cấp có thể được yêu cầu. -Nếu sau 34 tuần thai (phổi thai nhi đã trưởng thành) hay sức khỏe của mẹ đang trong hiểm họa, cho sinh khẩn cấp là sự điều trị.
- -Sau sinh, tình trạng của mẹ phải được theo dõi sát, vì có thể cũng phát triển trong thời gian thời đầu sau sinh. -Hội chứng HELLP có thể dẫn đến suy sụp chức năng gan, thiếu máu, chảy máu, và tử vong. +Thuốc hay dùng: -Truyền khối tiểu cầu -Dexamethasone liều cao -Losec, lasix, hypnovel -Magnesulfate 1g/h SE -Micardis (telmisartan) 40mg/24h
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai
5 p | 283 | 49
-
Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 8)
5 p | 156 | 21
-
Nguy cơ do tiền sản giật
4 p | 149 | 16
-
Vitamin C và E không thể giúp phụ nữ mang thai chống nguy cơ cao huyết áp
2 p | 106 | 11
-
Các thuốc dự phòng tiền sản giật
2 p | 130 | 9
-
Mang thai ngoài 30 tuổi
2 p | 88 | 7
-
Tìm hiểu về sản giật
5 p | 120 | 7
-
TIỀN SẢN GIẬT KHI MANG THAI: NGUYÊN NHÂN GÂY TỬ VONG CAO Em rất sợ nguy cơ bị
3 p | 126 | 6
-
Triệu chứng tiền sản giật ở bà bầu
2 p | 146 | 4
-
Tập luyện khi bầu bí làm tăng nguy cơ tiền sản giật?
3 p | 109 | 4
-
Tiền sản giật, thai phụ đã biết chưa?
2 p | 83 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn