intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghị quyết số 09/NQ-­HĐND Thành Phố Cần Thơ

Chia sẻ: 123458 123458 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

86
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghị quyết số 09/NQ-­HĐND ban hành về công tác phòng, chống mại dâm giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghị quyết số 09/NQ-­HĐND Thành Phố Cần Thơ

  1. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ CẦN THƠ Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc  ­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­ Số: 09/NQ­HĐND Cần Thơ, ngày 07 tháng 7 năm 2017   NGHỊ QUYẾT VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM GIAI ĐOẠN 2017 ­ 2020 TRÊN ĐỊA BÀN  THÀNH PHỐ CẦN THƠ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ NĂM Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Quyết định số 361/QĐ­TTg ngày 07 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc   phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 ­ 2020; Xét Tờ trình số 71/TTr­UBND ngày 04 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc   ban hành Nghị quyết thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2017 ­ 2020 trên  địa bàn thành phố Cần Thơ; Báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa ­ xã hội; ý kiến thảo luận của  đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Ban hành Nghị quyết về công tác phòng, chống mại dâm giai đoạn 2017 ­ 2020 trên  địa bàn thành phố Cần Thơ, cụ thể như sau: 1. Mục tiêu chung Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và  toàn xã hội trong công tác phòng, chống mại dâm; giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm  đối với đời sống xã hội; bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã  hội của người bán dâm; giảm tội phạm liên quan đến mại dâm. 2. Mục tiêu cụ thể a) Về tuyên truyền: Từ năm 2017 đến năm 2020 đạt 100% số xã, phường, thị trấn tổ chức được  ít nhất một hình thức tuyên truyền về phòng ngừa mại dâm và được duy trì thường xuyên. b) Đến năm 2020, các quận, huyện đạt 100% việc xây dựng kế hoạch lồng ghép và tổ chức,  thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm với các chương trình kinh tế ­ xã hội tại địa phương  như: Chương trình giảm nghèo, Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình  việc làm, Chương trình phòng, chống HIV/AIDS, Chương trình phòng, chống tội phạm mua bán  người. c) Xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ xã hội cho người bán dâm. ­ Năm 2017: 50% quận, huyện triển khai thực hiện được các hoạt động can thiệp giảm tác hại  về HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm. ­ Năm 2018: 70% quận, huyện triển khai thực hiện được các hoạt động can thiệp giảm tác hại  về HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm.
  2. ­ Năm 2019: 100% quận, huyện triển khai thực hiện được các hoạt động can thiệp giảm tác hại  về HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm. ­ Đến năm 2020: 100% quận, huyện xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ xã hội cho người  bán dâm. d) Phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm liên quan đến mại  dâm. 3. Đối tượng và thời gian thực hiện a) Đối tượng áp dụng: Các sở, ngành, địa phương, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện công  tác phòng, chống mại dâm và các tổ chức, cá nhân có liên quan. b) Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2017 ­ 2020 (kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực đến hết ngày  31 tháng 12 năm 2020). 4. Các nhiệm vụ trọng tâm ­ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức về phòng, chống mại dâm. ­ Thực hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép các chương trình kinh tế ­  xã hội tại địa bàn cơ sở. ­ Xây dựng, triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm các bệnh xã hội  và HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm. Trong đó, xây dựng thử nghiệm 03 mô hình: (1) Mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng và hoạt động của Trung  tâm Công tác xã hội. (2) Mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ  dễ phát sinh tệ nạn mại dâm. (3) Mô hình hỗ trợ tăng cường năng lực của các câu lạc bộ/nhóm tự lực/nhóm đồng đẳng của  người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực giới. + Năm 2017: Duy trì, củng cố; chọn thí điểm xây dựng và vận hành mô hình. + Năm 2018: Tiếp tục duy trì, củng cố mô hình ở quận, huyện đã thực hiện mô hình; chọn thí  điểm xây dựng và vận hành mô hình; sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, điều  hành và nhân rộng các mô hình, phương pháp, giải pháp có hiệu quả cao trên địa bàn khác. + Năm 2019: Duy trì, củng cố mô hình các quận, huyện đã thực hiện và triển khai các quận,  huyện còn lại thực hiện mô hình. + Năm 2020: Duy trì, củng cố các mô hình đã thực hiện và tổng kết giai đoạn, nhằm đánh giá, rút  kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, điều hành và nhân rộng các mô hình, phương pháp, giải pháp có  hiệu quả cao. ­ Đấu tranh, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm liên quan đến mại dâm. 5. Kinh phí thực hiện a) Nguồn kinh phí Trung ương: Được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước của các Bộ,  ngành Trung ương lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ cho địa phương để  phát triển kinh tế ­ xã hội. b) Nguồn kinh phí địa phương: Được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước của thành phố  Cần Thơ theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
  3. Tổng dự toán kinh phí thực hiện chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2017 ­ 2020 (tạm  tính) là: 3.536 triệu đồng. Khi quyết toán, các khoản chi được thanh toán theo công việc thực  hiện và chế độ chi được cấp có thẩm quyền quy định. c) Ngoài ra, vận động kinh phí từ các nguồn tài trợ, huy động của các tổ chức, cá nhân trong và  ngoài nước theo quy định của pháp luật để chi thêm cho công tác này. 6. Các giải pháp chủ yếu ­ Các cơ quan hữu quan đưa công tác phòng, chống mại dâm vào văn kiện, nghị quyết và chiến  lược về phát triển kinh tế ­ xã hội, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, tuyên truyền nâng cao nhận  thức của toàn xã hội về công tác phòng, chống mại dâm. ­ Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các ngành, các cấp kiện toàn nhân lực, tổ chức về phòng,  chống tệ nạn mại dâm. Tăng cường chỉ đạo, triển khai thực hiện lồng ghép công tác phòng,  chống mại dâm với công tác phòng, chống HIV/AIDS và các chương trình an sinh xã hội; thường  xuyên kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện tại các kỳ họp thường  lệ của Hội đồng nhân dân thành phố. ­ Tập trung kinh phí của Nhà nước để thực hiện các hoạt động trọng điểm, ưu tiên; khuyến  khích sự tham gia, đóng góp, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo  quy định của pháp luật. ­ Huy động sự tham gia tuyên truyền của cơ quan báo chí. Phối hợp hoạt động tuyên truyền về  phòng, chống mại dâm; phòng, chống HIV/AIDS với các hoạt động khác. ­ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên tăng cường chỉ đạo,  tổ chức các hoạt động giám sát, phản biện xã hội về công tác phòng, chống mại dâm. Điều 2. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành 1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo chức năng, nhiệm vụ,  quyền hạn được pháp luật quy định; báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết tại các kỳ họp  thường lệ của Hội đồng nhân dân thành phố. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu  Hội đồng nhân dân thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. 2. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ khóa IX, kỳ họp thứ năm  thông qua ngày 07 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày ký ban hành./.     CHỦ TỊCH Phạm Văn Hiểu    
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2