intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phân tích nghĩa vụ đóng phí của bên mua bảo hiểm và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

  1. NGHĨA VỤ ĐÓNG PHÍ BẢO HIỂM CỦA BÊN MUA BẢO HIỂM TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ Lê Thanh Long, Trần Ngọc Diễm Kiều, Nguyễn Nhật Đức và Đinh Minh Uy* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Xuân Bang TÓM TẮT Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, xã hội ở Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ trước những rủi ro về sức khỏe, thân thể và tính mạng của người tham gia bảo hiểm. Cho đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và đi vào hoạt động với nhiều sản phẩm bảo hiểm đa dạng, trong đó có bảo hiểm nhân thọ. Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Bài viết phân tích nghĩa vụ đóng phí của bên mua bảo hiểm và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: bảo hiểm nhân thọ, bên mua bảo hiểm, đóng phí, hợp đồng, nghĩa vụ. 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHĨA VỤ ĐÓNG PHÍ BẢO HIỂM CỦA BÊN MUA BẢO HIỂM TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết (khoản 12 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019). Mỗi sản phẩm bảo hiểm bao gồm một hoặc nhiều nghiệp vụ bảo hiểm được thiết kế dựa trên những nhu cầu thực tế của người tham gia bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm cần cân nhắc nhu cầu, mục đích của bản thân chọn sản phẩm thực sự phù hợp với nhu cầu của mình.Trong đó, nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ bao gồm các loại nghiệp vụ sau đây: Bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trả tiền định kỳ, bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm hưu trí. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Quy định thể hiện quyền lợi và trách nhiệm giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm (khoản 11 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2419
  2. 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019). Như vậy, phí bảo hiểm là một khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải chi trả cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn, phương thức cụ thể trong hợp đồng thỏa thuận giữa các bên. Đối với bên mua bảo hiểm, việc thanh toán phí bảo hiểm đảm bảo hiệu lực pháp lý của hợp đồng, quyền sở hữu gói bảo hiểm và được bảo vệ dựa trên các điều khoản thuộc hợp đồng bảo hiểm. Khoản 10 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019) quy định: "Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm." Đối với bảo hiểm nhân thọ thì sự kiện bảo hiểm được hiểu là gắn liền với sự sống hoặc cái chết của người được bảo hiểm gồm các trường hợp như người được bảo hiểm gặp rủi ro về thương tật, tai nạn, bệnh hiểm nghèo,... Để trở thành sự kiện bảo hiểm thì phải đáp ứng đó là yếu tố khách quan, xảy ra không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người, của người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng và phải là những sự kiện được các bên thống nhất trước trong hợp đồng bảo hiểm hoặc do pháp luật qui định. Vậy nếu bên mua bảo hiểm chết thì có phát sinh sự kiện bảo hiểm hay không? Câu trả lời là có, vì đây là yếu tố khách quan của bên mua bảo hiểm, sự kiện này xảy ra không theo mong muốn, ý thức của họ và phải được thỏa thuận trong hợp đồng. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả thì bảo hiểm nhân thọ được chia là 02 nhóm đó là bảo hiểm nhân thọ cá nhân và bảo hiểm nhân thọ nhóm, gia đình. Trong đó, bảo hiểm nhân thọ cá nhân là loại bảo hiểm thựchiện dưới hình thức người tham gia bảo hiểm là cá nhân, theo đó cá nhân tự nguyện tham gia 01 hay nhiều hợp đồng bảo hiểm. Với bảo hiểm này, người được bảo hiểm chính có thể mua thêm các sản phẩm bổ sung cho người thân trong gia đình trên cùng 01 hợp đồng. Bảo hiểm nhân thọ nhóm, gia đình là loại bảo hiểm theo hình thức tập thể có kèm theo danh sách cá nhân là người được bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Đồng thời kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra, bên mua bảo hiểm còn phải thông báocho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Được áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật mà bên mua bảo hiểm cần phải thực hiện. 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ ĐÓNG PHÍ BẢO HIỂM CỦA BÊN MUA BẢO HIỂM TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ Mục đích của việc tham gia bảo hiểm nhân thọ nhằm ngăn ngừa, tài trợ cho những rủi ro phát sinh trong đời sống của các tổ chức và cá nhân.Thông qua việc giao kết hợp đồng bảo hiểm, người mua có nghĩa vụ phải đóng 2420
  3. phí bảo hiểm theo quy định tại Điều 35 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, (sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019) thì nghĩa vụ đóng phí của bên mua bảo hiểm như sau: “1. Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. 2. Trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. 3. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm từ hai năm trở lên mà doanh nghiệp bảohiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều này thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. 4. Các bên có thể thoả thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương đình chỉ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn hai năm, kể từ ngày bị đình chỉ và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu”[1]. *Từ quy định trên cho thấy một số vấn đề sau: Thứ nhất, thời hạn và phương thức đóng phí sẽ do các bên thỏa thuận, tùy thuộc vào năng lực tài chính của bên mua bảo hiểm. Thứ hai, đối với trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí. Ở đây, vẫn chưa làm rõ được ngày gia hạn đóng phí là ngày nào và thời gian gia hạn tối đa là bao nhiêu ngày. Vậy doanh nghiệp cần phải quy định rõ vấn đề này trong văn bản nội bộ và đồng thời thông báo cho bên mua bảo hiểm biết để dễ thực hiện. Thứ ba, hiện nay pháp luật về kinh doanh bảo hiểm vẫn chưa quy định rõ giá trị hoàn lại là gì? Điều này có thể phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực và gây khó khăn trong việc áp dụng vào thực tiễn. Từ việc áp dụng vào thực tiễn, có thể hiển khái niệm của giá trị hoàn lại như sau: “Giá trị hoàn lại là số tiền bên mua bảo hiểm nhận được khi hợp đồng chấm dứt trước thời hạn. Giá trị hoàn lại xuất phát từ nguồn phí dự phòng được trích lập từ phí bảo hiểm thu được và sự tích lũy từ việc đầu tư phí bảo hiểm. Giá trị hoàn lại bằng giá trị tiền mặt cộng với quyền lợi tiền mặt đặc biệt tích lũy (nếu có), bảo tức tích lũy (nếu có) và lãi tích lũy (nếu có), trừ đi nợ (nếu có). Giá trị hoàn lại sẽ được ghi rõ trong bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm nhân thọ để khách hàng tiện theo dõi [2]”. Bên mua bảo hiểm chỉ được nhận giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nếu có thời gian đóng phí từ 2 năm trở lên. Các hợp đồng có thời gian đóng phí dưới 2 năm thì không có giá trị hoàn lại. 2421
  4. *Trên thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm luôn quan tâm đến việc đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm. Nếu bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm sẽ giải quyết theo cách sau: Thứ nhất, giải quyết bằng cách gia hạn. Ghi nhận tại khoản 2 Điều 35 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019) thì bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cách thực đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đóng nhiều lần hoặc một lần tùy thuộc vào năng lực tài chính của họ. Trường hợp gia hạn đóng phí bảo hiểm chỉ được áp dụng khi bên mua bảo hiểm lựa chọn cách thức đóng phí bảo hiểm nhiều lần. Nếu bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo vì nguyên nhân nào đó thì họ được quyền gia hạn đóng phí kể từ ngày đến hạn đóng phí bảo hiểm. Thời hạn của việc gia hạn đóng phí bảo hiểm vẫn chưa được pháp luật làm rõ, do đó sẽ tùy từng doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm họ sẽ quyết định vấn đề này. Thứ hai, giải quyết bằng cách cho tạm ứng từ giá trị hoàn lại. Khi đến hạn đóng phí mà người tham gia bảo hiểm gặp khó khăn về tài chính, để duy trì được hợp đồng và bảo vệ quyền lợi bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có thể đề nghị bằng văn bản với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm yêu cầu được tạm ứng từ giá trị hoàn lại với số tiền tạm ứng không quá 85% giá trị hoàn lại tại thời điểm tạm ứng tùy từng doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm (khi Hợp đồng bảo hiểm đã có giá trị hoàn lại). Bên mua bảo hiểm có thể hoàn trả số tiền tạm ứng này vào bất cứ lúc nào, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm sẽ trừ số tiền tạm ứng từ bất kỳ khoản tiền nào mà doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải trả theo hợp đồng bảo hiểm này. Và tiền lãi tạm ứng từ giá trị hoàn lại sẽ được tích lũy theo tỷ lệ và cách thức do doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm quy định phù hợp với các quy định có liên quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khi đến hạn thanh toán các khoản tạm ứng từ giá trị hoàn lại, bên mua bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khoản tạm ứng gốc cùng với lãi tích lũy của khoản tạm ứng đó. Lãi đến hạn nếu không được thanh toán sẽ được cộng vào khoản tạm ứng gốc và tích lũy lãi theo cùng tỷ lệ và cách thức. Đặc biệt chú ý, khi tổng các khoản tạm ứng từ giá trị hoàn lại và tạm ứng đóng phí bảo hiểm tự động cùng với lãi tích lũy bằng hoặc vượt quá giá trị hoàn lại tại thời điểm đó thì hợp đồng bị mất hiệu lực. Thứ ba, giải quyết bằng cách từ bỏ thu phí. Trường hợp bên mua bảo hiểm nhân thọ có tham gia bảo hiểm từ bỏ thu phí không may gặp rủi ro tử vong hay bị mất khả năng lao động hoàn toàn và vĩnh viễn thì hợp đồng chính của người được bảo hiểm và các sản phẩm bổ sung vẫn tiếp tục có hiệu lực mà không cần phải đóng phí cho đến khi kết thúc thời hạn hợp đồng. Thứ tư, giải quyết bằng cách in giảm mệnh giá bảo hiểm. Sau khi Hợp đồng có hiệu lực 01 năm và trong thời gian hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực, bên mua bảo hiểm có thể yêu cầu giảm Mệnh giá Sản phẩm. Theo đó, số phí bảo hiểm giảm và các điều kiện khác có liên quan của hợp đồng bảo hiểm sẽ được điều chỉnh tương đương với mệnh gia bảo hiểm mới. Ngoài ra, tùy từng sản phẩm của từng công ty, cùng với việc giảm phí bảo hiểm thì số phí bảo hiểm đã đóng của những kỳ trước đã dư ra một lượng nhất định để 2422
  5. đóng phí cho những kỳ tiếp theo đang khó khăn và hợp đồng vẫn được duy trì, quyền lợi bảo hiểm vẫn được đảm bảo. Thứ năm, giải quyết bằng cách thay đổi định kì nộp phí. Đóng phí theo định kì năm thường được bên mua bảo hiểm lựa chọn vì có tổng phí nhỏ nhất so với các định kì nộp phí khác, đồng thời cũng là cách giúp bên mua bảo hiểm hạn chế việc phải ghi nhớ nhiều hay quên nộp phí. Nếu không thể xoay sở một số tiền lớn để thanh toán phí bảo hiểm, người mua có thể gửi yêu cầu tới doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đề nghị chuyển định kì đóng phí từ năm thành mỗi nửa năm, hàng quý hoặc hàng tháng. Số tiền cần nộp sẽ được giảm xuống tương ứng và không còn là áp lực với bên mua bảo hiểm. 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ ĐÓNG PHÍ BẢO HIỂM CỦA BÊN MUA BẢO HIỂM TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ Trước thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, để hoàn thiện pháp luật cần quán triệt các quan điểm sau đây: Thứ nhất, Luật Kinh doanh bảo hiểm cần quy định giải thích một số thuật ngữ mà từ trước đến nay vẫn chưa được làm rõ, điển hình là thuật ngữ “giá trị hoàn lại”. Thứ hai, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ bằng cáchsử dụng các ưu đãi về thuế như thực hiện việc khấu trừ một phần phí bảo hiểm mà người được bảo hiểm phảiđóng ra khỏi thu nhập chịu thuế. Chính sách ưu đãi về thuế cũng có thể áp dụng cho số tiền bảo hiểm mà người được bảo hiểm được nhận bằng cách miễn một phần hay toàn bộ thuế phải đóng. Việc này sẽ một phần nào đógiảm bớt áp lực tài chính cho bên mua bảo hiểm, góp phần tạo thêm nguồn động lực cho họ thực hiện tốt nghĩavụ đóng phí bảo hiểm của mình. Thứ ba, các công ty bảo hiểm trong nước cần tự tạo cho mình một vị thế vững chắc, duy trì và mở rộng thị phần, tạo niềm tin ở khách hàng. Các công ty bảo hiểm không những phải đa dạng hoá sản phẩm, nângcao chất lượng dịch vụ, mà cũng phải chú trọng đến việc chăm sóc khách hàng, giải quyết nhanh chóng, hợp lý công tác bồi thường tổn thất trong các trường hợp xảy ra rủi ro được bảo hiểm. Việc này sẽ tạo thiện cảm, có được sự tin tưởng, sự hài lòng với khách hàng và họ sẽ tự giác nhận thấy rằng bản thân họ cũng phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Thứ tư, tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm của bên mua bảohiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Giúp họ nhận thấy được tầm quan trọng khi tham gia bảo hiểm nhânthọ, tiếp thêm nguồn động lực để họ thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm của mình. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền giáo dục cần phải đuợc thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức khác nhau (các phương tiện truyềnthông, các diễn đàn nghề nghiệp,...) và cần có sự hiệp lực của nhiều phía có liên quan./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Quốc hội (2019), Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi, bổ sung 2010, 2019), Nhà xuất bản Chính 2423
  6. trịquốc gia, Hà Nội. [2] The Bank (2022), Giá trị hoàn lại là gì? Khi nào hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có giá trị hoàn lại?, Nguồn:https://thebank.vn/blog/9175-gia-tri-hoan-lai-la-gi-khi-nao-hop-dong-bao-hiem-nhan-tho-co- gia-tri-hoan-lai.html=, down ngày 24/4/2022. 2424
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2