intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghịch lý xung đột

Chia sẻ: Banh Long | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

185
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghịch lý xung đột Nghịch lý xung đột. Xung đột nảy sinh không chỉ nảy sinh trong nhóm mà còn nảy sinh giữa chính các xung đột. Kenwyn Smith và David Berg trong cuốn sách "Paradoxes of Life" đã đưa ra một cách tiếp cận mới để tìm hiểu về các xung đột nảy sinh trong lòng mỗi nhóm. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng xung đột cần được kiểm soát và giải quyết, nhưng Smith và Berg cho rằng xung đột là cần thiết cho bất cứ dạng thức nhóm nào. Phân tích vào bản thân các nghịch lý,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghịch lý xung đột

  1. Nghịch lý xung đột Nghịch lý xung đột. Xung đột nảy sinh không chỉ nảy sinh trong nhóm mà còn nảy sinh giữa chính các xung đột. Kenwyn Smith và David Berg trong cuốn sách "Paradoxes of Life" đã đưa ra một cách tiếp cận mới để tìm hiểu về các xung đột nảy sinh trong lòng mỗi nhóm. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng xung đột cần được kiểm soát và giải quyết, nhưng Smith và Berg cho rằng xung đột là cần thiết cho bất cứ dạng thức nhóm nào. Phân tích vào bản thân các nghịch lý, hai tác giả đã chỉ ra năm khía cạnh nghịch lý của nhóm: tính đồng nhất, tính bộc lộ, niềm tin, tính cá thể, quyền lực, tính thoái lui và tính sáng tạo. Nghịch lý về tính đồng nhất: nghĩa là nhóm cần phải hợp nhất các thành viên với các kĩ năng và cách nhìn nhận khác nhau bởi vì họ khác nhau, trong khi những thành viên lại thường cảm thấy hoạt động trong nhóm lại xoá đi đặc tính cá thể của họ. Nghịch lý về tính bộc lộ: nghĩa là mặc dù các thành viên trong nhóm cần bộc lộ những suy nghĩ của mình để nhóm có thể đi đến thành công, nhưng sự sợ hãi khả năng bị bác bỏ làm các thành viên chỉ bộc lộ những điều họ nghĩ là những người khác sẽ chấp nhận. Nghịch lý về niềm tin: nghĩa là một mặt "để niềm tin được tạo dựng trong nhóm thì mỗi thành viên phải tin vào nhóm", nhưng đồng thời "nhóm phải tin từng thành viên của nó bởi chỉ qua tin tưởng thì niềm tin mới được tạo dựng".
  2. Nghịch lý về tính cá thể: nghĩa là sức mạnh của nhóm là bắt nguồn từ sức mạnh của từng cá nhân, trong khi mỗi cá nhân khi tham gia toàn diện vào công việc của nhóm lại có thể cảm thấy đặc tính cá thể của họ bị đe doạ và lấn át. Nghịch lý quyền lực: nghĩa là nhóm có được sức mạnh/quyền lực từ sức mạnh/quyền lực của mỗi cá nhân trong nhóm, nhưng để tham gia được vào nhóm thì mỗi cá nhân lại phải loại bỏ ra quyền lực của cá nhân mình. Nghịch lý về sự thoái lui: bắt nguồn từ thực tế là mỗi cá nhân tham gia vào nhóm với hi vọng sẽ "vượt lên" so với họ trước khi tham gia nhóm, nhưng nhóm lại yêu cầu mỗi cá nhân trong nhóm phải "lùi xuống để cả nhóm tiến lên". Trong trường hợp này, nhóm gần như chống lại mong muốn cá nhân về vươn lên bằng sức ép để họ lùi xuống. Nghịch lý về tính sáng tạo: nghĩa là mặc dù mỗi nhóm cần có thay đổi để tồn tại, sự thay đổi ở đây có nghĩa là phá bỏ cái cũ và đồng thời tạo ra cái mới. Như thế, bất kỳ sự chống đối tư tưởng phá bỏ cái cũ nào đều hạn chế tiềm năng sáng tạo của cả nhóm. Smith và Berg kết luận rằng nếu một nhóm nào không thể tận dụng được những xung đột thì nhóm đó không thể phát triển: "Nếu các thành viên của nhóm hiểu xung đột là cần thiết cho khái niệm nhóm, là một kết quả tự nhiên của quá trình chuyển động theo cùng một hướng của các điểm khác biệt", họ sẽ hiểu tiếp rằng xung đột "chỉ đơn thuần nằm trong bản chất tự nhiên của vấn đề, giống như tính ẩm của nước hay tính ấm áp của ánh mặt trời." Xung đột là khái niệm chung dùng để thể hiện sự đối nghịch giữa hai hay nhiều phía. Xung đột là yếu tố tự nhiên hình thành nên một nhóm. Nếu có thể xử lý tốt, xung đột góp phần củng cố mỗi nhóm, mỗi tổ chức, tăng cường khả năng trao đổi, bàn bạc một cách cởi mở và sáng tạo. Tác dụng xấu của xung đột • Chuyển hướng vấn đề khỏi mục tiêu cần quan tâm. • Làm suy yếu tinh thần và khả năng nhận định bản thân. • Phân cực trong nhóm, suy yếu tính hợp tác. • Gia tăng và làm sâu sắc hơn sự khác biệt. • Dẫn đến những hành động thiếu tôn trọng và có hại. Tác dụng tốt của xung đột • Mang lại cái nhìn rõ ràng hơn về những vấn đề quan trọng. • Mang lại giải pháp cho vấn đề. • Lôi cuốn được nhiều người cùng tham gia vào giải quyết vấn đề có tác động đến bản thân họ. • Qua xung đột, thông tin trao đổi được xác thực hơn.
  3. • Giúp giảm nhẹ sức ép, sự lo lắng. • Xây dựng tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhóm do thông qua xung đột họ có thể hiểu về nhau tốt hơn. • Cùng tham gia để giả quyết chính xung đột do họ tạo ra. • Giúp các cá nhân tăng cường kiến thức và kĩ năng. Tổng hợp - Admin Saga
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2