Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THAM SỐ QUANG HỌC<br />
ĐẾN CHẤT LƯỢNG LÀM VIỆC CỦA NGÒI NỔ LADE<br />
Nguyễn Đức Thi1*, Nguyễn Trường Sơn1, Trần Hoài Linh2, Trần Xuân Tình1<br />
Tóm tắt: Thiết kế ngòi nổ Lade là một yêu cầu cấp thiết trong việc phát<br />
triển vũ khí phòng không. Bài báo trình bày một số kết quả phân tích quan trọng<br />
về sự ảnh hưởng của các tham số quang học đến chất lượng làm việc của ngòi nổ<br />
Lade. Các kết quả được khảo sát và đánh giá một cách kỹ lưỡng trên cơ sở sử<br />
dụng các tham số thực tế, có thể sử dụng làm dữ liệu tham khảo cho các nghiên<br />
cứu tiếp theo về ngòi nổ.<br />
Từ khóa: Ngòi nổ lade, Hệ thấu kính, Góc mở chùm tia Lade, Khoảng làm việc, Vùng quan sát.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việc nghiên cứu phát triển ngòi nổ cho vũ khí phòng không là một yêu cầu quan<br />
trọng trong lĩnh vực đảm bảo an ninh quốc phòng. Gần đây, kỹ thuật ngòi nổ Lade<br />
đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý như khả năng chống nhiễu, độ chính xác<br />
cao... Ngòi nổ lade ngày càng được ứng dụng nhiều trong các hệ thống vũ khí tiên<br />
tiến, hiện đại, do đó, việc nghiên cứu phát triển ngòi nổ Lade là hết sức cần thiết.<br />
Trong ngòi nổ lade, hệ thống quang học thu phát lade đóng vai trò quyết định đến<br />
khả năng làm việc của hệ thống. Về mặt kết cấu, ví dụ như trên tên lửa phòng<br />
không (TLPK) tầm gần, bộ phận phát (BPP) và bộ phận thu (BPT) của ngòi nổ<br />
Lade thường được bố trí như mô tả trong hình 1.<br />
<br />
Vị trí lắp bộ phận<br />
phát và bộ phận<br />
thu của ngòi nổ<br />
lade<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Vị trí ngòi nổ lade trên TLPK tầm gần V3C Darter.<br />
Bài báo này đi sâu vào việc nghiên cứu, phân tích sự ảnh hưởng lẫn nhau của<br />
các tham số quang học đến chất lượng làm việc của ngòi nổ cận đích sử dụng cảm<br />
biến Lade. Đây là những kết quả nghiên cứu mang tính cơ sở, hữu ích cho các<br />
nghiên cứu trong công tác cải tiến, thiết kế ngòi nổ Lade. Bài báo được tổ chức<br />
thành 4 mục với Mục 1 là phần Đặt vấn đề. Mục 2 trình bày cấu trúc quang học<br />
căn bản của ngòi nổ Lade và các phương pháp tính toán tham số kết cấu trong hai<br />
mặt phẳng quan sát kinh tuyến và xích đạo. Các kết quả khảo sát, phân tích và<br />
đánh giá được trình bày và thảo luận trong Mục 3. Mục 4 là phần kết luận và đề<br />
xuất các vấn đề cần giải quyết trong tương lai.<br />
2. CẤU TRÚC CỦA BỘ PHẬN QUANG HỌC TRONG NGÒI NỔ LADE<br />
<br />
<br />
<br />
116 N. Đ. Thi,… , T. X. Tình, “Nghiên cứu ảnh hưởng … làm việc của ngòi nổ lade.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Trong ngòi nổ Lade của TLPK tầm thấp, bộ phận quang học thường có cấu trúc<br />
căn bản như mô tả trong hình 2. Các trục quang của hai bộ phát - thu Lade đối diện<br />
trong ngòi nổ được bố trí cùng nằm trong một mặt phẳng kinh tuyến. Để thuận tiện<br />
cho việc thể hiện nguyên lý làm việc của một cặp phát – thu Lade trong mặt phẳng<br />
kinh tuyến trên cùng một hình vẽ, các thông số về chiều rộng trong mặt phẳng kinh<br />
tuyến tương ứng của các thành phần diện tích bề mặt mục tiêu được biểu diễn theo<br />
tỷ lệ giảm nhỏ tương ứng.<br />
*<br />
lktpt<br />
<br />
lkt ph1 lkt th1<br />
S ph Fph1 Sth Fth1<br />
<br />
f ph1 f th1<br />
<br />
<br />
<br />
f ph 2 f th 2<br />
Ymc ph Y Fph 2 Fth 2 Ymc th<br />
mc ph<br />
Ymc th<br />
<br />
lkt ph 2 lkt th 2<br />
A rmin<br />
xmc ph , lkt mc ph xmc th , lkt mc th<br />
kt ph kt th r*<br />
r<br />
kt ph1 kt th1<br />
rmax<br />
kt ph kt th<br />
B C D E G H<br />
kt ph 2 kt th 2<br />
y ph yth<br />
<br />
K lkt' pt<br />
<br />
<br />
<br />
lx' dth Sth' S pt' '<br />
S ph lx' d ph<br />
<br />
<br />
lkt' th<br />
lkt' ph<br />
<br />
<br />
Hình 2. Cấu trúc và tham số của ngòi nổ Lade trong mặt phẳng kinh tuyến.<br />
Trong hình 2 ta có:<br />
- Các chỉ số “xđ” và “kt” tương ứng cho mặt phẳng xích đạo và mặt phẳng kinh<br />
tuyến; “ph” và “th” biểu diễn chỉ số tương ứng với BPP và BPT Lade. Sau đây, chỉ<br />
nêu các tham số của mặt phẳng kinh tuyến và BPP. Các tham số trong mặt phẳng<br />
xích đạo và BPT được biểu diễn và tính toán tương tự.<br />
- lkt mc ph, lkt mc th[m]: Độ rộng khe hở (trong mặt phẳng kinh tuyến) của màn chắn<br />
phát và của màn chắn thu;<br />
- xmc ph[m]: Khoảng cách từ tâm của màn chắn phát (từ trục quang) đến mép<br />
dưới của khe hở (tọa độ x khe hở trên màn chắn phát);<br />
- ymc ph[m]: Khoảng cách từ tiêu điểm sau của hệ thấu kính phát và tâm của màn<br />
chắn phát (tính theo trục Oy);<br />
- xđ ph,kt ph[độ]: Góc mở trong mặt phẳng xích đạo và trong mặt phẳng kinh<br />
tuyến của BPP lade;<br />
- kt ph1, kt ph2, kt ph[độ]: Các góc nghiêng trong mặt phẳng kinh tuyến của biên<br />
gần, biên xa và trung bình của chùm lade ló ra từ BPP lade;<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 54, 4 - 2018 117<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
- S’ph, S’th, S’pt[m2]: Diện tích phần bề mặt mục tiêu được chiếu lade, có thể<br />
được thu lade và phần giao nhau giữa chúng.<br />
- l’xđ ph, l’ xđ th, l’ xđ pt[m]: Chiều rộng trong mặt phẳng xích đạo tương ứng của<br />
các phần diện tích bề mặt mục tiêu S’ph, S’th, S’pt;<br />
- x’ph, x’th[m]: Khoảng cách từ giao điểm trục quang BPP lade và BPT lade với<br />
bề mặt mục tiêu đến mép dưới tương ứng của các phần diện tích bề mặt mục tiêu<br />
S’ph , S’th, S’pt (tọa độ của các phần diện tích đó);<br />
- dP[m]: Đường kính ngoài của tên lửa phòng không.<br />
Các tham số của hệ thống được tính theo các nguyên tắc như sau:<br />
Trước hết, ta có các công thức tính kích thước lkt ph 2 của ảnh nguồn phát lade và<br />
lkt th 2 của ảnh điện trở quang tại mặt phẳng tiêu cự sau của hệ thấu kính tương ứng,<br />
tính theo mặt phẳng kinh tuyến như sau:<br />
f f<br />
lkt ph 2 lkt ph 1 . ph 2 ; lkt th 2 lkt th 1 . th 2 (1)<br />
f ph1 f th1<br />
Trong đó:<br />
- lkt ph1, lkt th1[m]: Kích thước của nguồn phát lade và của điện trở quang tính<br />
theo mặt phẳng kinh tuyến (tại mặt phẳng tiêu cự trước của hệ thấu kính);<br />
- fph1, fph2[m]: Tiêu cự trước và tiêu cự sau của hệ thấu kính BPP lade;<br />
- fth1, fth2[m]: Tiêu cự trước và tiêu cự sau của hệ thấu kính BPT lade.<br />
- Các góc nghiêng kt ph và kt th của vùng quan sát được tính toán theo các công<br />
thức dưới đây:<br />
xmc ph lkt ph 2 / 2 xmc ph lkt ph 2 / 2 lkt mc ph<br />
kt ph 1 arctg ; kt ph 2 arctg (2)<br />
ymc ph ymc ph<br />
kt ph 1 kt ph 2 xmc ph lkt mc ph / 2<br />
kt ph arctg (3)<br />
2 ymc ph<br />
xmc th lkt th 2 / 2 x lkt th 2 / 2 lkt mc th<br />
kt th 1 arctg ; kt th 2 arctg mc th (4)<br />
ymc th ymc th<br />
x l /2<br />
kt th kt th 1 kt th 2 arctg mc th kt mc th (5)<br />
2 ymc th<br />
Các góc mở kt ph và kt th của vùng quan sát trong mặt phẳng kinh tuyến được<br />
xác định theo các công thức gần đúng như sau:<br />
kt ph = kt ph2 - kt ph1 ; kt th = kt th2 - kt th1 (6)<br />
Trường hợp bề mặt mục tiêu song song với trục dọc của tên lửa phòng không,<br />
chiều rộng l’kt ph của BPP Lade được tính như sau:<br />
l’kt ph = CH – CD ; CH (r + ymc ph).tg βkt ph 2; CD (r + ymc ph).tg βkt ph1<br />
→ l’kt ph (r + ymc ph).(tg βkt ph2 - tg βkt ph1) (7)<br />
Tương tự với BPT Lade:<br />
l’kt th (r + ymc th).(tg βkt th2 - tg βkt th1) (8)<br />
Khoảng cách r* được xác định gần đúng bằng cách giải tam giác AJM hoặc tam<br />
giác Fph2Fth2M như sau:<br />
<br />
<br />
118 N. Đ. Thi,… , T. X. Tình, “Nghiên cứu ảnh hưởng … làm việc của ngòi nổ lade.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
cos kt th (9)<br />
Fph2 M Fph2 Fth2 .<br />
sin( kt ph kt th )<br />
cos kt ph . cos kt th (10)<br />
r * Fph2 M . cos kt ph ymc ph ymc ph Fph2 Fth2 .<br />
sin( kt ph kt th )<br />
cos kt ph . cos kt th lkt* pt lkt* pt<br />
r * lkt* pt . (11)<br />
sin( kt ph kt th ) 2.tg kt ph 2.tg kt th<br />
Khoảng cách rmin xác định vùng mù của ngòi nổ lade được tính gần đúng bằng<br />
cách giải tam giác Fph2Fth2A như sau:<br />
cos kt th 2<br />
Fph2 A Fph2 Fth2 . (12)<br />
sin( kt ph 2 kt th 2 )<br />
rmin (Fph2 A lkt lade ph2 / 2 lkt ®tq ph2 / 2) . cos kt ph 2 ymc ph ymc ph (13)<br />
cos kt ph 2 . cos kt th 2 (14)<br />
rmin Fph2 Fth2 .<br />
sin( kt ph 2 kt th 2 )<br />
lkt* pt lkt* pt<br />
→ r l * . cos kt ph 2 . cos kt th 2 hoặc rmin <br />
min kt pt<br />
sin( kt ph 2 kt th 2 ) 2.tg kt ph 2 2.tg kt th 2<br />
Khoảng cách rmax xác định giới hạn xa của vùng quan sát của ngòi nổ Lade<br />
được tính gần đúng bằng cách giải tam giác Fph2Fth2K như sau:<br />
cos kt th1<br />
Fph2 K Fph2 Fth2 . (15)<br />
sin( kt ph1 kt th1 )<br />
rmax (Fph1A lkt lade ph1 / 2 lkt ®tq ph1 / 2) . cos kt ph1 ymc ph ymc ph (16)<br />
cos kt ph1 . cos kt th1<br />
rmax Fph2 Fth2 . (17)<br />
sin( kt ph1 kt th1 )<br />
<br />
→ rmax lkt* pt .<br />
cos kt ph1 . cos kt th1<br />
hoặc lkt* pt lkt* pt<br />
rmax <br />
sin( kt ph1 kt th1 ) 2.tg kt ph1 2.tg kt th1<br />
Khoảng làm việc r của ngòi nổ Lade được tính như sau: r = rmax - rmin<br />
Các đại lượng rmin, rmax và r không phụ thuộc vào vị trí tương đối của bề mặt<br />
mục tiêu so với TLPK mà chỉ phụ thuộc vào các thông số của ngòi nổ lade.<br />
3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THAM SỐ<br />
Khi xem xét các BPP và BPT Lade trong mặt phẳng xích đạo, có thể nhận thấy:<br />
Mặt phẳng đối xứng (trục đối xứng) của nguồn phát lade và trục quang của thấu<br />
kính gần như cùng nằm trong mặt phẳng xích đạo (gọi là mặt phẳng xích đạo chứa<br />
BPP Lade). Mặt phẳng đối xứng (trục đối xứng) của điện trở quang và trục quang<br />
của thấu kính cũng gần như cùng nằm trong mặt phẳng xích đạo (gọi là mặt phẳng<br />
xích đạo chứa BPT Lade).<br />
Do đó, kích thước lxđ ph2 của ảnh nguồn phát lade và lxđ th2 của ảnh điện trở<br />
quang tại mặt phẳng tiêu cự sau của hệ thấu kính tương ứng, tính theo mặt phẳng<br />
xích đạo có thể tính toán theo các công thức sau đây:<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 54, 4 - 2018 119<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
f ph 2 f th 2<br />
lx® ph 2 lx® ph 1 . ; lx® th 2 lx® th 1 . (18)<br />
f ph1 f th1<br />
Trong đó:<br />
- lxđ ph 1, lxđ th 1 [m]: Kích thước của nguồn phát lade và của điện trở quang tính<br />
theo mặt phẳng xích đạo (tại mặt phẳng tiêu cự trước của hệ thấu kính);<br />
- fph 1, fph 2 [m]: Tiêu cự trước và tiêu cự sau của hệ thấu kính BPP lade;<br />
- fth 1, fth 2 [m]: Tiêu cự trước và tiêu cự sau của hệ thấu kính BPT lade.<br />
Góc mở trong mặt phẳng xích đạo xđ ph của BPP Lade và xđ th của BPT Lade<br />
được tính như sau:<br />
lx® ph 2 lx® mc ph ; 2. arctg lx® th 2 lx® mc th<br />
x® ph 2.arctg x® th<br />
2 lkt mc ph 2 2 lkt mc th 2<br />
2. xmc ph ( ymc ph ) 2. xmc th ( ymc th )<br />
2 2<br />
Vì giữa các BPP lade có khoảng cách tính theo đường tròn xích đạo nên trên<br />
mặt phẳng xích đạo chứa BPP lade có 4 vùng mù. Tương tự, trên mặt phẳng xích<br />
đạo chứa BPT lade cũng có 4 vùng mù.<br />
Bán kính vùng mù trong mặt phẳng xích đạo của BPP Lade được tính theo công<br />
thức đưới đây:<br />
x® ph <br />
d 2 . sin (19)<br />
rmin x® ph P . 2 1<br />
2 x® ph <br />
sin cos x® ph . cos kt ph<br />
2 2 <br />
Vì kt ph rất nhỏ nên coskt ph 1 và sinkt ph 0. Do vậy:<br />
x® ph <br />
d 2 . sin <br />
rmin x® ph P . 2 1 (20)<br />
2 x® ph x® ph <br />
sin cos<br />
2 2 <br />
Bán kính vùng mù trong mặt phẳng xích đạo của BPT Lade cũng được tính toán<br />
tương tự như trên.<br />
Do đường kính TLPK tầm thấp (đường kính đường tròn xích đạo) khá nhỏ so<br />
với kích thước bề mặt mục tiêu nên khi mục tiêu đã nằm trong bán kính làm việc<br />
của ngòi nổ quang học chủ động thì trên bề mặt mục tiêu luôn có phần diện tích<br />
được chiếu xạ và thu xạ. Phần diện tích này thường lớn hơn khá nhiều so với phần<br />
diện tích bề mặt mục tiêu nằm trong vùng mù. Điều này chứng tỏ vùng mù trong<br />
mặt phẳng xích đạo hầu như không ảnh hưởng tới sự kích nổ của ngòi nổ.<br />
Bảng 1. Một số thông số kết cấu hình học của ngòi nổ Lade thực tế.<br />
dP LP lkt pt lkt th l*kt pt dkt ph dkt th<br />
[mm] [mm] [mm] [mm] [mm] [mm] [mm]<br />
“Игла-Д” (Nga) 72 1635 ~23 ~46 ~35 ~12 ~12<br />
AIM 9L Sidewinder (Mỹ) 127 2830 ~25 ~65 ~45 ~20 ~20<br />
<br />
Để phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của các tham số đến chất lượng làm việc<br />
của ngòi nổ, bài báo tiến hành khảo sát các tham số thực tế của ngòi nổ Lade trên<br />
hai loại tên lửa Игла-Д (của Nga) và AIM 9L Sidewinder (của Mỹ). Từ những<br />
<br />
<br />
120 N. Đ. Thi,… , T. X. Tình, “Nghiên cứu ảnh hưởng … làm việc của ngòi nổ lade.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
thông số kết cấu hình học ngòi nổ lade hai loại tên lửa này được công bố trên<br />
Internet [8, 9, 10], tiến hành khảo sát, tính toán để suy ra những tham số khác, ta có<br />
Bảng 1.<br />
Bảng 2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các kích thước ymc ph, ymc th đến<br />
một số tham số quang học của ngòi nổ Lade.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trên cơ sở phân tích kết cấu của bộ phận quang học trong ngòi nổ Lade chúng<br />
ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau:<br />
- Do BPP Lade và BPT Lade có cấu tạo gần tương tự nhau và gần như đối xứng<br />
với nhau qua một mặt phẳng xích đạo, đường đi của ánh sáng có tính chất thuận<br />
nghịch, nên đa số các kết quả khảo sát cho BPP Lade có thể áp dụng được cho<br />
BPT Lade và ngược lại.<br />
- Hai cặp thông số lkt ph1, lxđ ph1, f ph1, f ph2 (cặp thông số 1) và lkt th1, lxđ th1, f th1 , f<br />
th2 (cặp thông số 2) sẽ xác định tương ứng hai cặp thông số lkt ph 2 , lxđ ph 2 (cặp<br />
thông số 3) và lkt ph2 , lxđ ph2 (cặp thông số 4). Thông qua các cặp thông số này các<br />
thông số khác của ngòi nổ Lade cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, thay vì phải cho hai<br />
cặp thông số 1, 2 thay đổi (với 8 thông số thay đổi) ta chỉ cần cho hai cặp thông số<br />
3 và 4 thay đổi (với 4 thông số thay đổi). Giá trị bất kỳ của hai cặp thông số 3 và 4<br />
hoàn toàn có thể nhận được bằng cách thay đổi hợp lý giá trị của hai cặp thông số<br />
tương ứng 1 và 2 (xem bảng 2).<br />
- Có thể nhận thấy mật độ năng lượng Lade phân bố không đều, ở tâm có năng<br />
lượng cao nhất, năng lượng giảm dần về phía biên theo quy luật phân bố Gauss.<br />
Khi chùm tia Lade đi qua hệ quang (nhất là qua các khe hở có kích thước lớn) thì<br />
tính chất phân bố năng lượng không đồng đều còn được thể hiện rõ hơn. Điều này<br />
phần nào sẽ ảnh hưởng tới độ nhậy và độ chính xác của mặt làm việc (thời điểm<br />
kích nổ) của ngòi nổ Lade.<br />
- Hai cặp thông số kết cấu đầu vào (cặp thông số 1: lkt ph1, lxđ ph1, f ph1, f ph2, l*kt pt<br />
và cặp thông số 2: lkt th1, lxđ th1, f th1, f th2, l*kt pt) và hai cặp thông số đầu ra (cặp<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 54, 4 - 2018 121<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
thông số 5: xđ ph, bkt ph, rmin, rmax và cặp thông số 6: xđ th, bkt th, rmin, rmax) được<br />
quan tâm nhiều nhất trong ngòi nổ Lade do tính chất quan trọng của chúng.<br />
5,0<br />
0,75<br />
0,70 4,5<br />
0,65<br />
4,0<br />
[®é]<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0,60<br />
0,55 3,5<br />
kt th 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
r max [m]<br />
0,50<br />
0,45 3,0<br />
,b<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0,40 2,5<br />
kt ph 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0,35<br />
0,30 2,0<br />
b<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0,25 1,5<br />
0,20<br />
0,15 1,0<br />
2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 4,5 5,0 5,5 6,0 6,5 7,0 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 4,5 5,0 5,5 6,0 6,5 7,0<br />
y mc ph , y mc th [mm] y mc ph , y mc th [mm]<br />
<br />
Hình 3. Đồ thị sự phụ thuộc của Hình 4. Đồ thị sự phụ thuộc<br />
kt ph 1 , kt th 1 vào ymc ph , ymc th. của rmax vào ymc ph , ymc th.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Đồ thị sự phụ thuộc kt ph 2 , kt th 2 , kt ph , kt th ,kt ph ,kt th vào ymc ph , ymc th.<br />
Trong các hệ thống Lade, khoảng cách từ tiêu điểm sau của hệ thấu kính đến<br />
tâm của màn chắn (ymc) có ảnh hưởng lớn đến các tham số quang học như: góc<br />
nghiêng và góc mở của chùm tia, giới hạn gần và giới hạn xa vùng quan sát,… Kết<br />
quả khảo sát sự ảnh của ymc ph (phần phát) và ymc th (phần thu) tới các tham số<br />
quang học của ngòi nổ Lade thực tế trên hai loại TLPK Игла-Д và AIM 9L<br />
Sidewinder được biểu diễn trên các hình 3 ~ 7.<br />
0,13 140<br />
135<br />
0,12<br />
130<br />
0,11 125<br />
Y x® ph , Y x® th [®é]<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0,10 120<br />
0,09 115<br />
r min [m]<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
110<br />
0,08<br />
105<br />
0,07 100<br />
0,06 95<br />
0,05 90<br />
85<br />
0,04 80<br />
0,03 75<br />
2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 4,5 5,0 5,5 6,0 6,5 7,0 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 4,5 5,0 5,5 6,0 6,5 7,0<br />
y mc ph , y mc th [mm] y mc ph , y mc th [mm]<br />
<br />
Hình 6. Đồ thị sự phụ thuộc của rmin Hình 7. Đồ thị sự phụ thuộc của xđ ph,<br />
vào ymc ph , ymc th. xđ th vào ymc ph , ymc th.<br />
<br />
122 N. Đ. Thi,… , T. X. Tình, “Nghiên cứu ảnh hưởng … làm việc của ngòi nổ lade.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Các kết quả chỉ ra rằng:<br />
- Khoảng cách từ tiêu điểm sau hệ thấu kính phát và tâm màn chắn phát (tính<br />
theo trục Oy) ymc ph, khoảng cách từ tiêu điểm sau hệ thấu kính thu và tâm màn<br />
chắn thu (tính theo trục Oy) ymc th (tức là vị trí đặt các màn chắn phát, thu) có ảnh<br />
hưởng nhiều đến các thông số ngòi nổ Lade cả trong mặt phẳng xích đạo và mặt<br />
phẳng kinh tuyến;<br />
- Các khoảng cách ymc ph, ymc th ảnh hưởng nhiều đến các góc nghiêng trong mặt<br />
phẳng kinh tuyến của biên gần chùm tia Lade phát ra từ BPP Lade bkt ph 1 và của<br />
biên gần chùm tia Lade đi vào BPT Lade bkt th 1, giới hạn xa vùng quan sát của ngòi<br />
nổ rmax (qua đó ảnh hưởng nhiều đến khoảng làm việc của ngòi nổ r). Khi tăng<br />
ymc ph, ymc th thì bkt ph1, bkt th1 giảm và rmin , r tăng.<br />
- Các khoảng cách ymc ph, ymc th ảnh hưởng nhiều đến các góc nghiêng trong mặt<br />
phẳng kinh tuyến của biên xa chùm tia Lade phát ra từ BPP Lade bkt ph 2 và của<br />
biên xa chùm tia Lade đi vào BPT Lade bkt th 2 , qua đó ảnh hưởng nhiều đến góc<br />
mở theo mặt phẳng kinh tuyến của các chùm tia Lade. Nhưng về mặt giá trị tuyệt<br />
đối chúng ảnh hưởng không nhiều đến giới hạn gần vùng quan sát của ngòi nổ rmin,<br />
do đó, ảnh hưởng không nhiều đến khoảng làm việc của ngòi nổ r. Khi tăng ymc<br />
ph, ymcth thì bkt ph2, bkt th2, kt ph,kt th giảm đáng kể, trong khi đó rmin, r tăng không<br />
đáng kể.<br />
- Các khoảng cách ymc ph, ymc th ảnh hưởng nhiều đến góc mở theo mặt phẳng<br />
xích đạo của các chùm tia Lade xđ ph, xđ th. Khi tăng ymc ph, ymc th thì xđ ph, xđ th<br />
giảm đáng kể, có thể xuống dưới 900, dẫn đến vùng quan sát của ngòi nổ không<br />
bao hết đường tròn xích đạo.<br />
- Đối với TLPK có kích thước và bán kính sát thương đủ lớn có thể lắp nhiều<br />
hơn bốn cặp phát - thu Lade trên một mặt phẳng xích đạo (một số TLPK lắp tới<br />
tám cặp phát - thu Lade), khi đó, vừa đảm bảo tăng được giới hạn xa vùng quan sát<br />
của ngòi nổ rmax vừa đảm bảo ngòi nổ quan sát kín đường tròn xích đạo.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bài báo trình bày một số kết quả phân tích quan trọng về sự ảnh hưởng của các<br />
tham số quang học đến chất lượng làm việc của ngòi nổ Lade. Các kết quả khảo sát<br />
được phân tích và đánh giá trên cơ sở nghiên cứu sự ảnh hưởng của khoảng cách từ<br />
tiêu điểm sau của hệ thấu kính đến tâm của màn chắn đến góc nghiêng, góc mở của<br />
chùm tia Lade, khoảng làm việc và vùng quan sát của ngòi nổ.<br />
Tuy nhiên, sự ảnh hưởng lẫn nhau của các tham số trong hệ thống cũng cần<br />
được khảo sát, phân tích và đánh giá, từ đó đề xuất các phương án cải tiến, thiết kế<br />
mới ngòi nổ Lade hiệu quả cao. Đây là những vấn đề cần được giải quyết trong các<br />
nghiên cứu tiếp theo.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Ngọc Dương / Bộ môn Kỹ thuật đạn dược / Khoa Vũ khí / Học viện<br />
Kỹ thuật quân sự - "Cấu tạo và hoạt động của ngòi nổ không tiếp xúc pháo<br />
binh" - Học viện Kỹ thuật quân sự - 1989;<br />
[2]. Lê Đức Mậu “Xu hướng phát triển của TLPK mang vác” - Tạp chí “Thông<br />
tin chuyên đề: Tình hình xu hướng phát triển kỹ thuật quân sự nước ngoài” -<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 54, 4 - 2018 123<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Phòng TTKH - Công nghệ - Môi trường / Tổng cục Kỹ thuật - Số 20 tháng<br />
8/2001;<br />
[3]. Viện Kỹ thuật quân sự “Tóm tắt các vấn đề nghiên cứu cải tiến ngòi nổ vô<br />
tuyến VT-226, VT-227 cho đạn cao pháo” (Đề tài nghiên cứu) - Viện Kỹ thuật<br />
quân sự - 1975-1976;<br />
[4]. Cao Bá Ninh “Giới thiệu sơ bộ về tổ hợp TLPK tầm thấp mang vác Igla” -<br />
Hà Nội - Viện Tên lửa - 2002;<br />
[5]. Голубева И. С - “Проектирование зенитных управляемых ракет” -<br />
Москва - Издательство “МАИ” - 1999;<br />
[6]. Широкорад А. Б., Тараса А. Е. - “Энциклопедия отечественного<br />
ракетного оружия 1817-2002” - “АСТ” Москва, “Харвест” Минск -<br />
2003;<br />
[7]. Лебедев В. Н “Авиационные боeприпаcы” - Москва – Издательство<br />
“ВВИА” - 1979;<br />
[8]. [8]- “SA-18 GROUSE Igla 9K38, SA-N-10 GROUSE Igla-M”<br />
[9]. http://www.globalsecurity.org/military/world/russia/9k338.htm<br />
[10].[9]- “9K338 9M342 Igla-S / SA-24 Grinch”<br />
[11].http://www.globalsecurity.org/military/world/russia/sa-18.htm<br />
[12].[10]- “AIM 9L Sidewinder ”<br />
[13].http://en.wikipedia.org/wiki/AIM 9L Sidewinder<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESEARCHING INFLUENCE OF OPTICS PARAMETERS<br />
ON PERFORMANCE OF LASER PROXIMITY FUZES<br />
<br />
In the article, a study on influence of optical parameters on performance of laser<br />
proximity fuzes is presented. The analysis shows that the distance from the focal<br />
point of the lens system and the center of the screen influences significantly on other<br />
parameters, becoming a key factor of the laser proximity fuzes. The results are<br />
investigated carefully based on actual parameters that may serve as important data<br />
for future studies on laser proximity fuzes.<br />
Keywords: Laser proximity fuzes, Lens system, Beam divergence angle, Working distance, Observation area.<br />
<br />
Nhận bài ngày 02 tháng 01 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 18 tháng 01 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 4 năm 2018<br />
<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Khoa Kỹ thuật Điều khiển, Học viện Kỹ thuật quân sự;<br />
2<br />
Viện Điện, Đại học Bách Khoa Hà Nội.<br />
*<br />
Email: thi2306pro@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
124 N. Đ. Thi,… , T. X. Tình, “Nghiên cứu ảnh hưởng … làm việc của ngòi nổ lade.”<br />