Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
<br />
Số 3/2015<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG SỐ HÀN<br />
ĐẾN ĐỘ BỀN KÉO MỐI HÀN MA SÁT KHUẤY<br />
TẤM HỢP KIM NHÔM AA7075<br />
STUDY ON THE EFFECT OF WELDING PARAMETERS ON TENSILE PROPERTIES<br />
OF FRICTION STIR WELDING AA7075 ALUMINIUM ALLOYS PLATE<br />
Dương Đình Hảo1, Trần Hưng Trà2, Vũ Công Hòa3<br />
Ngày nhận bài: 24/12/2014; Ngày phản biện thông qua: 26/5/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Ảnh hưởng của thông số hàn đến độ bền kéo mối hàn ma sát khuấy tấm hợp kim nhôm AA7075 được khảo sát qua<br />
nhiều chế độ hàn khác nhau với sự kết hợp của tốc độ quay chốt hàn w và tốc độ hàn v. Kết quả khảo sát thực nghiệm cho<br />
thấy, khi tỉ số w/v nằm trong khoảng từ 4.0÷10.0 vòng/mm thì mối hàn đạt chất lượng với độ bền kéo và độ biến dạng cao<br />
nhất lần lượt là 76% và 68% so với vật liệu nền. Trong tất cả các chế độ, vị trí phá hủy của mẫu thử khi kéo đều nằm ngoài<br />
vùng hàn nơi có độ cứng thấp nhất. Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng, khi tỉ số w/v tăng thì độ bền kéo cũng tăng theo<br />
tuy nhiên độ biến dạng giảm xuống. Cấu trúc tại vùng hàn, phân bố độ cứng, vị trí phá hủy và độ bền kéo được phân tích<br />
và thảo luận cụ thể.<br />
Từ khóa: Hàn ma sát khuấy, chế độ hàn, cấu trúc, độ cứng, độ bền kéo<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Effect of welding parameters on the tensile strength of friction stir welding of aluminum alloy AA7075 plate was<br />
investigated through many different welding regimes with combination between rotation speed w and weld speed v. The<br />
experimental results shown, when the ratio w/v in the range of 4.0÷10.0 rev/mm, the weld joint was quality with the highest<br />
tensile and strain 76% and 68%, respectively, compared with base metal. In all regimes, the tensile fracture located<br />
outside the stirred zone, in the retreating side or advancing side, where the hardness was the lowest. The survey results also<br />
shown that, when the ratio w/v increased, the tensile strength was also increase but strain was reduction. Microstructure in<br />
welding zone, hardness distribution, tensile fracture location and tensile strength were analysed and discussed.<br />
Keywords: Friction stir welding, welding modes, microstructure, hardness, tensile strength<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhôm và hợp kim nhôm là một trong những kim<br />
loại phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong tất cả<br />
các ngành công nghiệp chế tạo như ô tô, tàu thủy,<br />
đường sắt, hàng không vũ trụ… Việc sử dụng hợp<br />
kim nhôm sẽ giúp làm giảm đáng kể trọng lượng mà<br />
vẫn đảm bảo độ bền cao. Chính điều này sẽ giúp<br />
tiết kiệm nhiên liệu khá nhiều khi vận hành [3]. Một<br />
trong những nhược điểm khi sử dụng hợp kim nhôm<br />
đó là rất khó khăn khi sử dụng phương pháp hàn<br />
nóng chảy truyền thống đặc biệt là hợp kim nhôm<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
nhóm AA7xxx và AA2xxx [2]. Đây là hai hợp kim<br />
nhôm được sử dụng khá phổ biến trong ngành hàng<br />
không vũ trụ. Do đó, cần phát triển một công nghệ<br />
hàn tiên tiến để khắc phục những nhược điểm này<br />
và nâng cao độ bền tại mối hàn là điều rất cần thiết.<br />
Do đó, vào năm 1991, Viện hàn TWI (UK) phát<br />
minh ra một công nghệ hàn mới được gọi là hàn<br />
ma sát khuấy (Friction Stir Welding - FSW). Đây là<br />
quá trình hàn ở trạng thái rắn nhờ nhiệt ma sát và<br />
ứng dụng chủ yếu cho vật liệu kim loại màu đặc biệt<br />
là nhôm và hợp kim nhôm [1] (hình 1a). Kể từ khi<br />
<br />
ThS. Dương Đình Hảo, 2 TS. Trần Hưng Trà: Khoa Xây dựng – Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Vũ Công Hòa: Khoa Khoa học ứng dụng – Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 21<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
<br />
Số 3/2015<br />
<br />
mới ra đời cho đến nay, việc nghiên cứu quá trình<br />
hàn này không ngừng tăng lên nhằm mục đích cải<br />
thiện cũng như ứng dụng hiệu quả vào trong thực<br />
tiễn [5] (hình 1b). Một số ưu điểm lớn nhất của công<br />
<br />
<br />
<br />
nghệ hàn này đó là độ biến dạng nhỏ, cơ tính tốt,<br />
hàn được tất cả các hợp kim nhôm, không có khí<br />
thải độc hại, giảm trọng lượng, tiết kiệm nhiên liệu<br />
sử dụng…<br />
<br />
Hình 1. Quá trình hàn ma sát khuấy (a) và sự phát triển trong việc nghiên cứu (b)<br />
<br />
Hàn ma sát khuấy ở Việt Nam là một công nghệ<br />
trước đây trong việc chế tạo máy bay, tàu cao tốc<br />
còn khá mới. Mặc dù ưu điểm của nó là thấy rõ<br />
khi sử dụng các hợp kim nhôm.<br />
nhưng việc ứng dụng vào trong thực tế là hầu như<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
không có vì những nguyên nhân khác nhau. Nghiên<br />
NGHIÊN CỨU<br />
cứu này sẽ đi chế tạo mối hàn ma sát khuấy và phân<br />
tích sự ảnh hưởng của các thông số hàn đến độ<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
bền kéo đối với hợp kim nhôm AA7075, để từ đó<br />
Đối tượng được nghiên cứu chủ yếu ở đây là<br />
lựa chọn thông số hàn hợp lý nhằm nâng cao độ<br />
ảnh<br />
hưởng của tốc độ quay ω và tốc độ tịnh tiến v<br />
bền của mối hàn. Đây là một trong những hợp kim<br />
của chốt hàn đến độ bền kéo mối hàn. Dựa vào kinh<br />
rất khó hàn bằng phương pháp nóng chảy truyền<br />
nghiệm thực tế, các chế độ hàn được thiết lập nhờ<br />
thống. Với những kết quả đạt được trong bài báo<br />
sự kết hợp giữa ω và v với năm chế độ khác nhau<br />
này, hy vọng rằng mối hàn này có thể thay thế cho<br />
các mối ghép đinh tán, vốn rất thường hay sử dụng<br />
được cho ở bảng 1.<br />
Bảng 1. Các chế độ hàn được thử nghiệm<br />
TT<br />
<br />
Tốc độ quay w<br />
(vòng/phút)<br />
<br />
Tốc độ tịnh tiến v<br />
(mm/phút)<br />
<br />
Tỉ số w/v<br />
(vòng/mm)<br />
<br />
600<br />
<br />
200<br />
150<br />
80<br />
<br />
800<br />
1200<br />
<br />
80<br />
<br />
3<br />
4<br />
7.5<br />
10<br />
15<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
2. Vật liệu nghiên cứu<br />
Vật liệu được nghiên cứu là tấm hợp kim nhôm AA7075 với kích thước 150×300×5 mm được sử dụng (hình<br />
2). Đây là chiều dày thường được sử dụng trong thực tế để chế tạo các sản phẩm. Thành phần hóa học và đặc<br />
tính cơ học của AA7075 được cho ở bảng 2 và 3 [4].<br />
Bảng 2. Thành phần hóa học của hợp kim nhôm AA7075 [4]<br />
Nguyên tố<br />
<br />
Al<br />
<br />
Zn<br />
<br />
Thành phần (%)<br />
<br />
87.1÷91.4<br />
<br />
Mg<br />
<br />
Cu<br />
<br />
Si<br />
<br />
Fe<br />
<br />
Mn<br />
<br />
Ti<br />
<br />
Cr<br />
<br />
5.1÷6.1 2.11÷2.9 1.2÷2 Max 0.4 Max 0.5 Max 0.3 Max 0.2 0.18÷0.28<br />
<br />
Bảng 3. Đặc tính cơ học của hợp kim nhôm AA7075 [4]<br />
Đặc tính<br />
cơ học<br />
<br />
Giới hạn chảy<br />
(MPa)<br />
<br />
Độ bền kéo<br />
(MPa)<br />
<br />
Độ giãn dài<br />
(%)<br />
<br />
Độ cứng<br />
(HRB)<br />
<br />
Độ bền mỏi<br />
(MPa)<br />
<br />
Modul đàn hồi<br />
(GPa)<br />
<br />
Hệ số poisson<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
503<br />
<br />
572<br />
<br />
3÷11<br />
<br />
87<br />
<br />
159<br />
<br />
71.7<br />
<br />
0.33<br />
<br />
22 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
<br />
Hình 2. Vật liệu nền hợp kim nhôm AA7075<br />
<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Mối hàn giáp mối của hai tấm hợp kim nhôm<br />
AA7075 dày 5.0 mm được chế tạo từ máy hàn ma<br />
sát khuấy được nghiên cứu chế tạo tại Trường Đại<br />
học Nha Trang. Trong đó sử dụng chốt hàn có dạng<br />
hình côn có ren với đường kính 5.0 mm ở giữa chốt,<br />
<br />
<br />
<br />
Số 3/2015<br />
chiều cao 4.8 mm và bước ren là 1.0 mm (hình 3).<br />
Hai tấm nhôm AA7075 được kẹp chặt trên bàn gá<br />
nhờ các dụng cụ hỗ trợ nhằm hạn chế lực dọc và<br />
lực ngang do quá trình hàn tạo ra (hình 5a). Quá<br />
trình hàn được biểu diễn ở hình 5b.<br />
Sau khi thực hiện xong đường hàn, tiến hành<br />
quan sát cấu trúc tế vi của mối hàn sau khi tẩm thực<br />
bằng dung dịch 150 ml H2O, 3 ml HNO3, 6 ml HCL<br />
và 6 ml HF [7]. Cơ tính chịu kéo của mối hàn được<br />
thực hiện trên máy Instron 3366 với lực kéo tối đa là<br />
10 kN. Mẫu thử được chế tạo theo tiêu chuẩn ASTM<br />
E08 [6]. Thí nghiệm kéo được thực hiện với tốc độ<br />
5.0 mm/phút. Độ cứng mối hàn được đo trên máy<br />
Rockwell với thang đo HRB sử dụng mũi bi cầu với<br />
tải 100 kg (hình 6).<br />
<br />
Hình 3. Kích thước và hình dạng của dụng cụ hàn<br />
<br />
Hình 4. Sơ đồ lắp đặt bàn gá và dụng cụ hàn<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Gá đặt phôi hàn (a) và thực hiện đường hàn (b)<br />
<br />
Hình 6. Kích thước mẫu kéo (a), máy kéo nén Instron 3366 (b) và máy đo độ cứng Rockwell (c)<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 23<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
<br />
Số 3/2015<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
khá to và không đều khoảng 10÷35 µm. Vùng (I)<br />
là vùng bị ảnh hưởng nhiệt (Heat Affected Zone HAZ), nơi mà vật liệu đã trải qua một chu kỳ nhiệt<br />
mà không bị biến dạng dẻo. Kích thước hạt khá<br />
lớn, gần tương đương với vật liệu nền khoảng từ<br />
10÷40 µm. Vùng bị ảnh hưởng cơ nhiệt (II) (Thermo<br />
Mechanically Affected Zone - TMAZ), nơi mà vật<br />
liệu đã bị biến dạng dẻo bởi sự ma sát do vai chốt<br />
hàn tạo nên. Vì thế kích thước hạt nhỏ hơn vùng<br />
ảnh hưởng nhiệt trung bình khoảng 15÷20 µm. Cuối<br />
cùng là vùng khuấy (III) (Stir Zone - SZ), vùng mà<br />
vật liệu bị biến dạng nặng nề nhất trong quá trình<br />
hàn. Đây cũng là vùng chịu nhiệt lớn nhất, do đó<br />
kích thước hạt cũng nhỏ mịn nhất so với các vùng<br />
khác khoảng từ 5÷8 µm (hình 8).<br />
<br />
1. Cấu trúc tế vi mối hàn<br />
Sau khi đánh bóng mẫu, các khuyết tật của mối<br />
hàn được quan sát bằng mắt thường hay sử dụng<br />
kính hiển vi để quan sát. Với chế độ hàn ω/v = 3.0 và<br />
15.0 vòng/mm thì mối hàn có khuyết tật rất rõ (hình<br />
7a,b) với kích thước khá lớn khoảng 500 µm. Các<br />
chế độ còn lại đều không có khuyết tật (hình 7c).<br />
Quan sát mặt cắt ngang của mối hàn ở chế độ<br />
ω/v = 800/80 vòng/mm sau khi tẩm thực các vùng<br />
hàn hiện lên rất rõ. Vùng (IV) phía ngoài cùng là<br />
vùng vật liệu nền (Base Metal - BM), đó là khu vực<br />
mà vật liệu đủ xa tính từ tâm mối hàn nên không bị<br />
ảnh hưởng bởi quá trình này. Kích thước hạt vì thế<br />
<br />
Hình 7. Hình dạng mặt cắt ngang của mối hàn<br />
<br />
Hình 8. Cấu trúc hạt tại các vùng hàn ở chế độ ω/v = 800/80 vòng/mm<br />
<br />
2. Sự phân bố độ cứng của mối hàn<br />
Sự phân bố độ cứng đo ở giữa mặt cắt ngang<br />
được thể hiện trong hình 9 ứng với các chế độ hàn<br />
khác nhau. Nhìn chung, các chế độ hàn có độ cứng<br />
thấp nhất đều nằm tại vùng ảnh hưởng nhiệt (HAZ)<br />
ở cả hai bên retreating và advancing. Khi tỉ số ω/v<br />
tăng thì vùng HAZ mở rộng hơn, đặc biệt với chế độ<br />
ω/v = 15.0 vòng/mm. Khi ω/v tăng, độ cứng của mối<br />
hàn cũng tăng theo, điều này có liên quan đến nhiệt<br />
độ, sự sinh trưởng và phát triển hạt của vật liệu. Ở<br />
vùng khuấy (SZ), độ cứng khá cao so với vùng HAZ.<br />
<br />
24 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Hình 9. Sự phân bố độ cứng của mối hàn ở các chế độ khác nhau<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
3. Độ bền kéo của mối hàn<br />
Kết quả cho thấy rằng, các mẫu thử ở chế<br />
độ ω/v = 3.0 vòng/mm và ω/v = 15.0 vòng/mm<br />
đều có vị trí phá hủy là tại tâm mối hàn (vùng<br />
khuấy - SZ). Các mẫu ở các chế độ còn lại<br />
đều đứt ở ngoài vùng hàn (vùng ảnh hưởng<br />
nhiệt - HAZ). Ở đây cần lưu ý rằng các mẫu<br />
bị phá hủy tại vùng HAZ có xác suất nằm<br />
bên phía advancing (AV) lớn hơn bên phía<br />
retreating (RE) (hình 10). Đây cũng là vị trí có độ<br />
cứng thấp nhất. Theo hình 8 thì tại tâm của mối hàn,<br />
kích thước hạt nhỏ nhất ngược lại tại vùng ảnh<br />
hưởng nhiệt kích thước hạt khá lớn. Do đó, theo<br />
Hall Petch thì độ bền tại tâm mối hàn luôn lớn<br />
hơn tại vùng ảnh hưởng nhiệt [8], dẫn đến xác<br />
suất phá hủy tại vùng HAZ luôn cao hơn vùng<br />
SZ. Với chế độ hàn ω/v = 3.0 và 15.0 vòng/mm<br />
thì do bị khuyết tật tại vùng mối hàn (đã được<br />
trình bày ở hình 7a,b) nên độ bền rất kém và bị<br />
phá hủy ngay tại vị trí này. Với những chế độ này<br />
có thể thấy rằng chất lượng mối hàn không đạt<br />
yêu cầu.<br />
<br />
Số 3/2015<br />
<br />
Hình 10. Vị trí phá hủy của một số mẫu<br />
<br />
Hình 11 so sánh đường phá hủy và độ co thắt tại<br />
vị trí đứt gãy. Những mẫu phá hủy ở trong và ngoài<br />
vùng hàn có đường phá hủy hoàn toàn khác nhau.<br />
Tại vùng hàn, mặt phá hủy đều vuông góc với lực kéo<br />
còn ngoài khu vực hàn thì không vuông góc và có độ<br />
co thắt ngay tại vị trí phá hủy. Độ co thắt giảm dần từ<br />
chế độ ω/v = 4.0 đến 10.0 vòng/mm. Điều đó có nghĩa<br />
rằng, độ biến dạng dài của chúng giảm khi ω/v tăng.<br />
Với mặt phá hủy vuông góc với lực kéo là do ứng suất<br />
pháp gây ra làm cho mẫu tách tại biên giới hạt. Với<br />
mặt phá hủy không vuông góc với lực kéo, lúc đó sẽ<br />
có ứng suất tiếp làm cho hạt bị cắt khi phá hủy [8].<br />
<br />
Hình 11. Sự khác nhau về độ co thắt và mặt phá hủy ở các chế độ hàn<br />
<br />
Hình 12a trình bày quan hệ giữa ứng suất và<br />
biến dạng. Nhìn chung, độ bền kéo và độ biến dạng<br />
của tất cả các chế độ đều nhỏ hơn so với vật liệu<br />
nền. Với chế độ ω/v = 3.0 vòng/mm có đồ thị ít dốc<br />
nhất, chứng tỏ xu hướng có độ biến dạng lớn (gần<br />
tiệm cận với vật liệu nền). Tuy nhiên, bị phá hủy đột<br />
ngột do mối hàn bị khuyết tật nên dẫn đến có độ<br />
biến dạng khá thấp. Tương tự như vậy nhưng với<br />
chế độ ω/v = 15.0 vòng/mm thì đồ thị có xu hướng<br />
dốc nhất, điều này chứng tỏ độ biến dạng không cao<br />
nhưng có độ bền có thể cao. Khi tỉ số ω/v tăng thì đồ<br />
thị có xu hướng càng dốc, nó cho thấy độ bền tăng<br />
nhưng độ biến dạng lại giảm. Quan hệ giữa tỉ số<br />
tốc độ quay/tịnh tiến ω/v đến ứng suất và biến dạng<br />
của mối hàn được thể hiện ở hình 12b. Hai chế độ<br />
hàn ω/v = 3.0 và 15.0 vòng/mm có ứng suất và biến<br />
dạng rất nhỏ. Điều này cho thấy rằng, chất lượng<br />
mối hàn tốt nhất khi tỉ số ω/v nằm trong khoảng từ<br />
4.0÷10.0 vòng/mm. Với các chế độ hàn nằm trong<br />
khoảng này, một điều rất dễ nhận ra đó là độ bền<br />
kéo tăng khi tỉ số ω/v tăng, ngược lại độ biến dạng<br />
<br />
sẽ giảm. Điều này có thể liên quan đến mật độ lệch,<br />
kích thước hạt hoặc xô lệch mạng được hình thành<br />
do quá trình cơ nhiệt ở các chế độ hàn khác nhau.<br />
Ứng suất và biến dạng cao nhất lần lượt đạt 76% và<br />
68% so với vật liệu nền tương ứng với các chế độ<br />
ω/v = 10.0 vòng/mm và 4.0 vòng/mm.<br />
Tốc độ tịnh tiến v và tốc độ quay ω của chốt<br />
hàn ảnh hưởng đến ứng suất và độ biến dạng của<br />
mối hàn được khảo sát và thể hiện ở đồ thị hình 13.<br />
Cố định tốc độ quay ω = 600 vòng/phút và thay<br />
đổi tốc độ tịnh tiến v tăng dần từ 80÷200 mm/phút,<br />
kết quả cho thấy rằng: khi tốc độ tịnh tiến v tăng<br />
thì ứng suất kéo giảm nhưng độ biến dạng tăng<br />
(hình 13a). Ngược lại, khi cố định tốc độ tịnh tiến<br />
v = 80 mm/phút và cho tốc độ quay ω tăng dần từ<br />
600÷1200 vòng/phút, kết quả lại cho thấy rằng:<br />
khi tốc độ quay ω tăng thì ứng suất kéo sẽ tăng<br />
nhưng độ biến dạng giảm (hình 13b). Ở đây, khi<br />
v tăng hay ω giảm thì nhiệt độ hàn sẽ giảm, điều<br />
này sẽ ảnh hưởng đến sự kết tinh lại của vật liệu<br />
sau khi hàn.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 25<br />
<br />