intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu áp dụng phương pháp thực nghiệm các lựa chọn để ước tính mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu áp dụng phương pháp thực nghiệm các lựa chọn để ước tính mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương" xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng trong hoạt động du lịch chính là nhằm góp phần phát triển định hướng du lịch xanh của Vườn Quốc gia Cúc Phương. Với mục đích hỗ trợ hoạt động triển khai chính sách, nghiên cứu đã tiến hành ước tính mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch cho hoạt động bảo tồn cảnh quan và đa dạng sinh học phục vụ cho hoạt động du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu áp dụng phương pháp thực nghiệm các lựa chọn để ước tính mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương

  1. NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM CÁC LỰA CHỌN ĐỂ ƯỚC TÍNH MỨC CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG Hoàng Thị Huê, Dương Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hồng Hạnh Nguyễn Thị Hoài Thương, Bùi Thị Thu Trang Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Nghiên cứu xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng trong hoạt động du lịch chính là nhằm góp phần phát triển định hướng du lịch xanh của Vườn Quốc gia Cúc Phương. Với mục đích hỗ trợ hoạt động triển khai chính sách, nghiên cứu đã tiến hành ước tính mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch cho hoạt động bảo tồn cảnh quan và đa dạng sinh học phục vụ cho hoạt động du lịch. Điểm mới của nghiên cứu là sử dụng phương pháp thực nghiệm các lựa chọn để chọn ra 3 thuộc tính quan trọng nhất (Thực hiện bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm; Xây dựng đội ngũ bảo vệ rừng chuyên trách từ cộng đồng; Tăng số lần tuần tra, bảo vệ rừng), từ đó các phương án thực thi được xây dựng dựa trên phần mềm Nlogit; Cuối cùng một hàm lợi ích (Ui) được xây dựng để ước tính mức sẵn lòng chi trả WTP và kết quả ước tính WTP của khách du lịch cho việc tăng giá vé tham quan thêm 17.000 đồng/người (tương ứng tăng 28,3 % so với giá vé hiện tại) và thêm 16.000 đồng/người cho việc tăng giá phòng lưu trú (tương ứng tăng 5,3 % so với giá phòng hiện tại). Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. Từ khóa: Chi trả dịch vụ môi trường rừng; Phương pháp thực nghiệm các lựa chọn; Vườn Quốc gia Cúc Phương. Abstract Research on applying choice experiment method to estimate payment for forest environmental services for tourism activity in Cuc Phuong National Park The growth of the national park’s green tourism orientation will be aided by research and implementation of a payment mechanism for forest environmental services (PFES) in tourism activities. The study examined tourists’ readiness to pay for landscape and biodiversity conservation efforts for tourism activities in order to promote policy implementation. The study used experimental methods of options, and the study conducted an investigation to select the three most important attributes (performing the conservation of genetic resources of rare species of animals and plants; Building a dedicated forest protection team from the community; Increasing the number of patrols, forest protection), from which implementation options are built on Nlogit software. Finally, a benefit function (Ui) is constructed to estimate WTP willingness, and the WTP estimate of tourists for an increase in the price of sightseeing tickets is VND 17,000 per person (a 28.3 percent increase over the existing fare) and VND 16,000 per person for an increase in accommodation rates (up 5.3 percent respectively compared to the current room rate). This is an important basis for making payment for forest environmental services in the tourism business at the Cuc Phuong National Park. Keywords: Payment for forest environmental services; Experimental methods of options; Cuc Phuong National Park. Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 347
  2. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, diện tích rừng của Việt Nam bị suy giảm nghiêm trọng do hoạt động mở rộng diện tích đất nông nghiệp và sự phát triển kinh tế thiếu bền vững [1]. Việc cải thiện chất lượng và số lượng rừng có thể thực hiện nếu chủ rừng và cộng đồng địa phương quản lý rừng nhận được khoản chi trả cho các dịch vụ hệ sinh thái mà họ cung cấp và chi phí cơ hội cho cộng đồng nông thôn bảo vệ sinh cảnh thay vì chuyển chúng sang mục đích nông nghiệp hoặc các hoạt động tạo ra thu nhập ngay trước mắt [2]. Cơ chế này có thể thực hiện dựa trên giao dịch tự nguyện giữa người mua và người bán với những nguyên tắc về quản lý tài nguyên thiên nhiên để tạo ra những cải thiện cho các dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), bao gồm cả cảnh quan thiên nhiên và tầm quan trọng đối với ngành du lịch [3]. Nhận thức được tầm quan trọng của chi trả DVMTR, bắt đầu từ năm 2004, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi đã đặt nền móng nhằm xây dựng nền tảng cho chương trình chi trả DVMTR quốc gia thông qua việc công nhận vai trò quan trọng của rừng trong việc cung cấp các dịch vụ môi trường như là hạn chế xói mòn đất, điều tiết nguồn nước, hấp thụ các bon, điều hòa khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học và vẻ đẹp cảnh quan cho các mục đích giải trí và du lịch [4]. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á khởi động chương trình quốc gia về chi trả DVMTR theo Quyết định số 380/QĐ-Tg năm 2008 [5], Nghị định số 99/2010/NĐ-CP [6] và được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 147/2016/NĐ-CP. Đến nay, chính sách chi trả DVMTR đã được quy định trong Luật Lâm nghiệp (2017) [7] và được quy định chi tiết tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP [8]. Chính sách chi trả DVMTR cũng được coi là một trong 10 thành tựu lớn nhất của ngành nông, lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2010-2020, tiếp cận và tiên phong trong thực hiện các sáng kiến quốc tế mới [9]. Theo báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam năm 2020 chi trả DVMTR đã đóng góp 28,1 % vào năm 2019 và 26,4 % vào tháng 11 năm 2020 trong tổng lượng đầu tư cho ngành lâm nghiệp [10]. Hiện tại, Việt Nam đang quy định 6 đối tượng cần phải chi trả DVMTR. Một trong 6 dịch vụ đó là “dịch vụ liên quan phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng” [8]. Trong những năm gần đây, sự gia tăng nhanh chóng lượng du khách tới vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương là một minh chứng về sự hấp dẫn của giá trị cảnh quan, đa dạng sinh học và văn hóa của VQG đối với du khách [11]. Tuy nhiên, theo định hướng du lịch xanh, phát triển bền vững tiềm năng của những nguồn lực đa dạng sinh học phục vụ du lịch cần được dựa trên nguyên tắc bảo tồn tính nguyên vẹn của di sản tự nhiên và đa dạng sinh học [12]. Việc nghiên cứu xây dựng cơ chế chi trả DVMTR trong hoạt động du lịch chính là nhằm góp phần phát triển định hướng du lịch xanh của VQG Cúc Phương. 2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu về cơ chế chi trả DVMTR trong du lịch, liên quan đến các bên tham gia hoạt động du lịch, bao gồm: Bên chi trả - bên sử dụng DVMTR và bên nhận chi trả - bên cung ứng DVMTR. Nghiên cứu với 2 đối tượng bao gồm khách tham quan và khách lưu trú về mức giá sẵn lòng chi trả đối với việc tăng giá vé vào cổng và giá phòng lưu trú khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại VQG theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP [8]. 2.2. Phạm vi nghiên cứu VQG Cúc Phương nằm ở phía Tây tỉnh Ninh Bình, cách Quốc lộ 1A 40 km và cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Nam, với tổng diện tích là 20.408,8 ha [13]. 348 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  3. Hiện tại, VQG Cúc Phương nằm trong quy hoạch phát triển các khu thắng cảnh tự nhiên và được định hướng phát triển trở thành một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Đồng thời, VQG Cúc Phương cũng hội tụ các điều kiện cần thiết để có thể thực thi chính sách chi trả DVMTR: (1) Vai trò cung ứng dịch vụ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học của rừng đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch là rõ nét; (2) Về khả năng chi trả của bên sử dụng dịch vụ rừng, hoạt động kinh doanh du lịch tại VQG Cúc Phương đã và đang thu hút được một lượng khách du lịch đủ lớn để có nguồn thu phục vụ việc thực thi chi trả DVMTR; (3) Bên cung ứng DVMTR (VQG Cúc Phương) có đủ điều kiện để duy trì và cải thiện chất lượng dịch vụ rừng (cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học) nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu Nghiên cứu này sử dụng cả số liệu thứ cấp và sơ cấp. Nghiên cứu đã thu thập và nghiên cứu tài liệu đã có về các nội dung: (i) Thực trạng và quy hoạch/chiến lược phát triển du lịch tại VQG Cúc Phương; (ii) Tổng quan về VQG Cúc Phương và tình hình du lịch tại VQG Cúc Phương; (iii) Các kinh nghiệm trong nước và quốc tế về cơ chế chi trả DVMTR đối với du lịch, trong đó tập trung xác định đối tượng nộp tiền chi trả, mức thu và phương thức thu. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên 2 bảng câu hỏi được soạn sẵn, bao gồm: Phiếu hỏi thí điểm (dùng để xác định các thuộc tính) và phiếu hỏi dùng để ước lượng mức sẵn lòng chi trả của du khách cho những cải thiện về dịch vụ bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên rừng phục vụ hoạt động du lịch. Phiếu điều tra với kết cấu 3 phần như sau: Phần A. Thông tin chung về hoạt động của du khách. Phần B. Lựa chọn của khách du lịch với các kịch bản tăng giá vé và giá phòng lưu trú. Phần C. Thông tin chung về độ tuổi, giới tính, thu nhập của du khách. Ngoài ra, cỡ mẫu của nghiên cứu này được xác định theo công thức của Godden (2004) [10]: trong đó: Z là tham số thể hiện mức độ tin cậy, với Z2 = 2,706 (tương đương 90 % độ tin cậy); p là xác suất đưa ra 1 lựa chọn, giả định là 0,5; c là sai số biên, chọn là 0,09; Pop là số lượng tổng thể đã xác định. Trung bình trong giai đoạn 3 năm (2018-2020), VQG Cúc Phương đón 94.167 lượt khách tham quan [14], trung bình một năm có khoảng 31.389 lượt khách. Như vậy, thay vào công thức trên, nghiên cứu tính toán được cỡ mẫu và sẽ tiến hành phỏng vấn 100 du khách, bao gồm: 50 khách tham quan và 50 khách lưu trú. 2.3.2. Phương pháp thực nghiệm các lựa chọn (Choice Experiment - CE) Bước 1: Xác định các thuộc tính Trong phương pháp CE, các hàng hóa hay chính sách được đưa ra phỏng vấn sẽ được mô tả trên cơ sở các thuộc tính quan trọng của hàng hóa hay chính sách này. Nhằm xác định những thuộc Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 349
  4. tính để mô tả về chính sách chi trả DVMTR, nghiên cứu đã thực hiện điều tra phỏng vấn để chọn ra 3 thuộc tính quan trọng nhất của chính sách này. Bước 2: Xác định định mức của các thuộc tính Định mức của các thuộc tính của chính sách chi trả DVMTR được xác định dựa trên kết quả khảo sát ý kiến khách du lịch, hiện trạng hoạt động của công ty du lịch tại VQG Cúc Phương trong đợt thực địa tháng 11/2020, đồng thời dựa trên việc phân tích các báo cáo hiện trạng, định hướng phát triển của VQG Cúc Phương và ý kiến chuyên gia tại VQG Cúc Phương. Tiến hành xác định mức tăng giá dịch vụ du lịch tối đa cho việc thực thi chính sách chi trả DVMTR (giúp tăng cường hoạt động bảo vệ duy trì cảnh quan thiên nhiên rừng và đa đạng sinh học phục vụ du lịch) thông qua phiếu hỏi thí điểm. Với kết quả mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch, tiến hành xác định định mức của mức tăng giá vé tham quan và định mức của mức tăng giá phòng lưu trú. Trong phương pháp CE, yêu cầu kỹ thuật đối với mức giá cao nhất là phải đủ lớn để mức tiêu thụ tương ứng tại mức giá đó gần bằng 0. Ước tính tổng mức thu tiềm năng: Do hiệu suất phòng lưu trú ở VQG Cúc Phương tương đối thấp, nên tổng thu tiềm năng được ghép theo 3 nhóm: tăng giá thấp nhất, tăng giá trung bình, tăng cao nhất của vé tham quan và vé phòng lưu trú. Công thức tính như sau: Tổng thu tiềm năng theo phương án i = Số lượng khách du lịch × mức tăng giá vé theo phương án i + Số phòng lưu trú × hiệu suất sử dụng phòng × 365 × mức tăng giá phòng theo phương án i. Dựa trên tổng mức thu tiềm năng và các tài liệu thứ cấp cũng như phỏng vấn chuyên gia, đề tài tiến hành xác định định mức của các thuộc tính của chính sách chi trả DVMTR. Bước 3: Xây dựng phương án lựa chọn Các mức thay đổi của các thuộc tính được kết hợp với nhau để tạo nên các lựa chọn khác nhau về phương án thực thi. Để thiết kế các phương án thực thi, phần mềm Nlogit đã được sử dụng [15]. Bước 4: Xây dựng hàm lợi ích (Ui) và ước tính WTP Kết quả của phiếu khảo sát chính thức được sử dụng để xây dựng hàm lợi ích (𝑈𝑖) mà khách du lịch được hưởng từ việc tham gia thực hiện chi trả DVMTR tại VQG Cúc Phương. Hàm lợi ích này được ước lượng dưới dạng một hàm số của các thuộc tính phản ánh mức tăng giá dịch vụ và Ui = βk ∗ xki + εi mức độ thực hiện hoạt động quản lý bảo vệ rừng như sau: trong đó: Ui là lợi ích mà khách du lịch được hưởng từ việc tham gia thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại VQG Cúc Phương (theo đánh giá của chính họ); βk là hệ số được ước lượng trong mô hình, giúp đánh giá ảnh hưởng của các thuộc tính; xk là các biến độc lập, chính là 4 thuộc tính, trong đó có 1 thuộc tính là mức tăng giá và 3 thuộc tính về các hoạt động quản lý bảo vệ rừng; εi là thành phần ngẫu nhiên (yếu tố gây nhiễu mô hình). Nếu giá là một trong những thuộc tính được xem xét, tổng thặng dư tiêu dùng hay mức độ sẵn lòng chi trả (WTP) có thể được tính theo công thức sau [16]: trong đó: WTP là mức sẵn lòng chi trả của du khách (đồng); βattribute là hệ số của các biến thuộc tính; βincome(cost) là hệ số của biến chi phí, trong trường hợp này là biến tăng giá dịch vụ (giá vé tham quan và giá phòng lưu trú). Nghiên cứu tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 25.0, phân tích và tổng hợp những thông tin và số liệu. Từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và đề xuất giải pháp khi thực thi chính sách chi trả DVMTR từ hoạt động du lịch tại VQG Cúc Phương. 350 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  5. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Hoạt động khảo sát ý kiến khách du lịch và các công ty du lịch đã được thực hiện vào tháng 12/2020. Tổng số khách du lịch đã được khảo sát ý kiến là 85 người. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Việt Nam đóng các đường bay quốc tế trong khoảng thời gian này để phòng chống dịch, nên 100 % số khách du lịch được khảo sát là khách du lịch nội địa. Trong tổng số 85 khách du lịch, số lượng khách lưu trú tại VQG Cúc Phương đã được phỏng vấn là 30 người. Kết quả điều tra khách du lịch tại VQG Cúc Phương được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Thông tin về khách du lịch đã tham gia phỏng vấn Số lượng Tỷ lệ Tiêu chí (người) (%) Nam 55 55 Giới tính Nữ 45 45 Dưới 18 tuổi 15 15 Từ 18-29 tuổi 31 31 Từ 30-39 tuổi 22 22 Tuổi Từ 40-49 tuổi 12 12 Từ 50-59 tuổi 13 13 Trên 60 tuổi 7 7 Học sinh, sinh viên 23 23 Công chức 10 10 Nghề nghiệp Kinh doanh 12 12 Khác 55 55 Thưởng ngoạn thiên nhiên, 78 78 văn hóa Lý do đến Học tập, nghiên cứu 19 19 VQG Cúc Phương Công việc 2 2 Khác 1 1 1 lần 71 71 Số lần đến 2 lần 23 23 VQG Cúc Phương 3 lần 4 4 Từ 4 lần trở lên 3 3 Dưới 3 triệu 11 11 Từ 3-6 triệu 25 25 Thu nhập Từ 6-9 triệu 45 45 Trên 9 triệu 19 19 Bảng 1 cho thấy, đa phần những người được điều tra nằm trong độ tuổi từ 18-39, đây cũng là độ tuổi có nhận thức tốt nhất về tầm quan trọng của cảnh quan thiên nhiên và độ tuổi có quyết định thu nhập gia đình. Mức thu nhập của người tham quan trong khoảng từ 6-9 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất (45 %) và thấp nhất là mức thu nhập dưới 3 triệu đồng (11 %). Như vậy, đa số người tham quan có mức thu nhập trung bình. Mức thu nhập của người tham quan là yếu tố có ảnh hưởng đến nhận thức và mức sẵn lòng chi trả khu thực hiện chính sách DVMTR theo các kịch bản khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lý do quan trọng khiến du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng ở VQG Cúc Phương là hệ sinh thái rừng ở đây đa dạng, phong phú, chưa bị tác động nhiều do con người và được bảo vệ tương đối tốt. Bằng chứng là lượng khách du lịch tăng mạnh trong những Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 351
  6. năm gần đây. Theo đó, có 78 % người được hỏi đến VQG Cúc Phương để thưởng ngoạn thiên nhiên, văn hóa, 19 % là đến đây để học tập nghiên cứu. Kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng, mặc dù chính sách về chi trả DVMTR được quy định chi tiết tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP [10] nhưng phần lớn khách du lịch (73 % tổng số du khách được khảo sát) không biết về chính sách này. Tuy nhiên, dưới góc độ cá nhân, lần lượt 35,2 % và 56,5 % người trả lời cho rằng những chính sách này là rất cần thiết và cần thiết trong bối cảnh hiện tại và sẵn sàng đóng góp để tăng cường hoạt động bảo vệ rừng tại VQG Cúc Phương thông qua việc chấp nhận tăng giá vé du lịch và giá phòng lưu trú (85,9 %). Do đó, để chính sách chi trả DVMTR sớm đi vào thực tế với sự đồng thuận cao từ các bên liên quan, công tác tuyên truyền về chính sách cần phải được đẩy mạnh và thực hiện trước. - Các thuộc tính của kịch bản chi trả dịch vụ môi trường rừng Kết quả phỏng vấn bằng phiếu điều tra thí điểm đối với 30 khách du lịch tại VQG Cúc Phương được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Kết quả phỏng vấn điều tra về các thuộc tính quan trọng của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng Số người lựa Tỷ lệ Thuộc tính chọn (người) (%) 1. Thực hiện các chương trình điều tra, nghiên cứu, bảo tồn, phát triển các 19 63,3 loài động, thực vật quý hiếm 2. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo vệ rừng (thiết lập các đồng cỏ, 11 36,7 các đường băng xanh và băng cản lửa, chòi canh lửa rừng, đường tuần tra,...) 3. Tăng cường tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức bảo vệ rừng đối 8 26,7 với vùng đệm của VQG Cúc Phương 4. Tăng số lượng hộ tham gia khoán bảo vệ rừng 13 43,3 5. Hỗ trợ đầu tư cho vùng đệm VQG Cúc Phương một số cơ sở hạ tầng phục 7 23,3 vụ công tác quản lý bảo vệ rừng kết hợp dân sinh 6. Xây dựng đội ngũ bảo vệ rừng chuyên trách từ cộng đồng 17 56,7 7. Tăng số cán bộ Kiểm lâm để thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ rừng 10 33,3 8. Làm giàu rừng 7 23,3 9. Tăng số lần tuần tra, bảo vệ rừng. Góp phần phát hiện nhưng vi phạm pháp 15 50,0 luật về bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng 10. Có thêm cơ chế báo cáo tài chính minh bạch của quỹ tiếp nhận chi trả DVMTR 14 46,7 Bảng 2 cho thấy, 3 thuộc tính quan trọng nhất được nhiều người lựa chọn là: Thực hiện các chương trình điều tra, nghiên cứu, bảo tồn, phát triển các loài động, thực vật quý hiếm (63,3 %); Xây dựng đội ngũ bảo vệ rừng chuyên trách từ cộng đồng (56,7 %); Tăng số lần tuần tra, bảo vệ rừng. Góp phần phát hiện nhưng vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng (50,0 %). - Định mức các thuộc tính của kịch bản chi trả dịch vụ môi trường rừng Về mức tăng giá dịch vụ du lịch, kết quả điều tra thí điểm trong đợt tháng 11/2020 cho thấy, khách du lịch sẵn lòng chi trả tối đa cho việc thực thi chính sách chi trả DVMTR (giúp tăng cường hoạt động bảo vệ duy trì cảnh quan thiên nhiên rừng và đa đạng sinh học phục vụ du lịch) là khoảng 5.000-20.000 đồng thông qua vé tham quan và khoảng 10.000-50.000 đồng thông qua giá phòng lưu trú. Với kết quả mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch, tổng mức thu tiềm năng được tính như sau: Tổng thu tiềm năng theo 3 phương án thực thi: Tăng giá vé là 5.000 đồng, 15.000 đồng, 30.000 đồng; Tăng giá phòng là 10.000 đồng, 30.000 đồng, 60.000 đồng. Theo số liệu thống kê của VQG Cúc Phương, tỷ lệ khách lưu trú chiếm khoảng 22-28 % trong tổng số khách đến 352 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  7. VQG. Trung bình trong giai đoạn 3 năm (2018-2020), VQG Cúc Phương đón 94.167 lượt khách tham quan [3]. Hiện tại, Trung tâm du lịch và giáo dục môi trường VQG Cúc Phương có tổ chức 3 cơ sở lưu trú ở 3 khu vực với tổng diện tích hơn 600 m2: Cổng vườn, khu Hồ Mạc và khu trung tâm vườn, với 372 giường nghỉ. Hiệu suất sử dụng phòng tùy thời điểm, trung bình khoảng 25 %. Tổng thu tiềm năng theo 3 phương án được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Tổng thu tiềm năng theo các phương án tăng giá Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Tăng giá vé 5.000 đồng 15.000 đồng 30.000 đồng Tăng giá phòng 10.000 đồng 30.000 đồng 60.000 đồng Tổng thu tiềm năng 478.275.000 đồng 1.423.665.000 đồng 2.847.330.000 đồng Về thuộc tính thực hiện các chương trình điều tra, nghiên cứu, bảo tồn, phát triển các loài động, thực vật quý hiếm VQG Cúc Phương đã thực hiện dự án “Bảo tồn và phát triển 10 loài thực vật quý” từ năm 2001. Đến nay, chương trình đang bảo tồn 143 cá thể của 15 loài và phân loài linh trưởng, trong đó có 9 loài đã sinh sản thành công trong điều kiện nuôi nhốt, 6 loài được chăm sóc duy nhất ở đây mà không nơi khác trên thế giới nuôi giữ. Kết quả điều tra cho thấy, kinh phí để thực hiện dự án bảo tồn nguồn gen cho một loài động/thực vật khoảng 1,5 tỷ đồng. Như vậy, định mức thuộc tính này sẽ là: Định kỳ 3 năm, thực hiện bảo tồn nguồn gen 1 loài; Định kỳ 1 năm, thực hiện bảo tồn nguồn gen 1 loài; Định kỳ 1 năm, thực hiện bảo tồn nguồn gen 2 loài. Về thuộc tính xây dựng đội ngũ bảo vệ rừng chuyên trách từ cộng đồng Hiện nay, theo báo cáo kết quả công tác năm 2020 của VQG Cúc Phương, đến nay VQG đã giao được 13.562 ha cho 2.567 hộ gia đình/nhóm hộ gia đình nhận khoán quản lý bảo vệ rừng. Trung bình mỗi hộ nhận khoán 1 ha đến 2,5 ha. Với đơn giá khoán là 400.000 đồng/ha/năm. Như vậy, thu nhập từ khoán bảo vệ rừng của mỗi hộ chỉ khoảng 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng/ năm và chỉ là thu nhập phụ của gia đình. Kết quả điều tra cho thấy, thu nhập của chủ hộ trung bình khoảng 60 triệu/năm. Do đó, nghiên cứu sẽ lấy mức giá 60 triệu/năm làm giá tính toán và định mức của thuộc tính này sẽ là: Xây dựng đội ngũ bảo vệ rừng chuyên trách từ cộng đồng gồm: 8 người, 24 người, 47 người. Về định mức tăng số lần tuần tra, bảo vệ rừng, từ đó góp phần phát hiện nhưng vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng Kết quả nghiên cứu cho thấy, lực lượng Kiểm lâm thuộc 13 trạm Kiểm lâm của VQG Cúc Phương thực hiện quy định tối thiểu là 2 đợt/tháng, nhưng hoạt động tuần tra thường được tăng cường khi nguy cơ cháy rừng cao hay do các yêu cầu cụ thể khác. Để bảo vệ rừng nhằm thực thi chi trả DVMTR, các hộ gia đình nhận khoán tự tổ chức theo tổ/nhóm để luân phiên thực hiện tuần tra tối thiểu 2 lần/tháng dưới sự giám sát của Kiểm lâm địa bàn, vì vậy, trong thiết kế CE cho nghiên cứu này, định mức của thuộc tính số đợt tuần tra tại rừng nhằm phục vụ du lịch trong 1 tháng là 3 đợt, 4 đợt, 5 đợt. Như vậy, các thuộc tính của chính sách chi trả DVMTR và định mức của các thuộc tính trong nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 4. Bảng 4. Các thuộc tính của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng   Hiện trạng Phương án thực thi Mức tăng giá vé 0 5.000 đồng; 15.000 đồng; 30.000 đồng Mức tăng giá phòng 0 10.000 đồng; 30.000 đồng; 60.000 đồng Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 353
  8.   Hiện trạng Phương án thực thi - Định kỳ 3 năm thực thực hiện bảo tồn gen 1 loài; Thực hiện bảo tồn nguồn gen các Không thực - Định kỳ 1 năm thực thực hiện bảo tồn gen 1 loài; loài động, thực vật quý hiếm hiện - Định kỳ 1 năm thực thực hiện bảo tồn gen 2 loài. Xây dựng đội ngũ bảo vệ rừng chuyên trách từ cộng đồng (Bảo 0 8 người; 24 người; 48 người vệ rừng như là một nghề chính, không cần làm thêm nghề khác) Tăng số lần tuần tra, bảo vệ rừng 2 đợt/tháng 3 đợt/tháng; 4 đợt/tháng; 5 đợt/tháng - Các kịch bản lựa chọn của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng Các mức thay đổi của các thuộc tính được kết hợp với nhau để tạo nên các lựa chọn khác nhau về phương án. Sử dụng phần mềm Nlogit để thiết kế các phương án thực thi, kết quả là 18 phương án thực thi dành cho khách tham quan và 18 phương án thực thi dành cho khách lưu trú đã được xây dựng. Do việc trả lời tất cả 18 phương án sẽ cần nhiều thời gian đối với mỗi du khách đang tham quan VQG Cúc Phương, bởi vậy 18 phương án được chia thành 3 nhóm gồm 6 phương án. Như vậy, mỗi du khách được khảo sát ý kiến cho 6 phương án thực thi Chính sách chi trả DVMTR tại VQG Cúc Phương. - Ước lượng mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch khi chi phí du lịch tăng thêm theo các kịch bản chi trả dịch vụ môi trường rừng Trong nghiên cứu này, lợi ích (Ui) mà khách du lịch được hưởng từ việc thực thi chi trả DVMTR được ước lượng dưới dạng một hàm số của các thuộc tính phản ánh mức tăng giá dịch vụ và mức độ thực hiện hoạt động quản lý bảo vệ rừng gồm 4 biến số (thuộc tính) là: Mức tăng giá dịch vụ (vé tham quan hoặc phòng lưu trú); Thực hiện bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm; Xây dựng đội ngũ bảo vệ rừng chuyên trách từ cộng đồng; Tăng số lần tuần tra, bảo vệ rừng. Kết quả mô hình CE được trình bày trong Bảng 5 và 6. Bảng 5. Kết quả mô hình lựa chọn của du khách khi giá vé tham quan thay đổi Hệ số (β) Độ lệch chuẩn Giá trị P Mức tăng giá vé tham quan -0,000035 0,14 0,01*** Thực hiện bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm 0,28 0,12 0,02** Xây dựng đội ngũ bảo vệ rừng chuyên trách từ cộng đồng 0,04 0,00 0,00*** Tăng số lần tuần tra, bảo vệ rừng 0,73 0,15 0,63 Ghi chú: *** Có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 0,01; ** Có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 0,05. Bảng 6. Kết quả mô hình lựa chọn của du khách khi giá phòng lưu trú thay đổi   Hệ số (β) Độ lệch chuẩn Giá trị P Mức tăng giá phòng lưu trú -0,000025 0,00001 0,01*** Thực hiện bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm 0,16 0,16 0,03** Xây dựng đội ngũ bảo vệ rừng chuyên trách từ cộng đồng 0,03 0,012 0,01*** Tăng số lần tuần tra, bảo vệ rừng 0,12 0,19 0,51 Ghi chú: *** Có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 0,01; ** Có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 0,05. Bảng 5 và 6 cho thấy, dấu của các biến số đều phù hợp với kỳ vọng ban đầu là khi giá tăng những lựa chọn ủng hộ việc tăng giá nhằm thực thi chi trả DVMTR giảm; Khi hoạt động bảo vệ rừng được tăng cường nhiều hơn, thể hiện qua: (i) Sự gia tăng số loài động, thực vật được bảo tồn; (ii) Số thành viên của tổ bảo vệ rừng chuyên trách từ cộng đồng; (iii) Tăng số đợt tuần tra bảo vệ rừng thì sự ủng hộ của du khách tăng lên. 354 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  9. Câu hỏi nghiên cứu quan trọng nhất khi khảo sát ý kiến khách du lịch là mức tăng giá dịch vụ mà du khách có thể chấp nhận được. Theo cách tiếp cận này, đặc biệt với các phương án theo mô hình lựa chọn dựa trên sự tuyên bố hay mức ưa thích trong tình huống giả định, mức sẵn lòng chi trả của du khách ước lượng theo phương pháp CE sẽ được ước tính dựa trên việc tăng cường hoạt động bảo vệ rừng được thực hiện ở mức thấp (3 năm thực hiện bảo tồn gen 1 loài động, thực vật quý hiếm; thành lập tổ bảo vệ rừng chuyên trách gồm 8 người). Áp dụng vào công thức (*) tính được mức sẵn lòng chi trả của du khách để bảo vệ giá trị cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học rừng thông qua việc tăng giá vé tham quan thêm 17.000 đồng/ người, thông qua việc tăng giá phòng lưu trú tại VQG Cúc Phương thêm 16.000 đồng/người. Với mức giá vé tham quan và giá phòng lưu trú hiện tại tại VQG Cúc Phương, mức tăng giá vé tham quan mà du khách có thể chấp nhận là tương đương khoảng 28,3 % so với mức giá vé hiện tại. Trong khi đó, mức tăng giá tiền phòng lưu trú mà du khách có thể chấp nhận tương đương 5,3 % so với giá tiền phòng mà họ phải trả. Nghiên cứu đã ước tính tổng số tiền DVMTR có thể thu được trong năm 2022 và năm 2026: Số liệu về số lượng và doanh thu bán vé, lưu trú trong tương lai được ước tính dựa trên dữ liệu hiện có và dự báo tốc độ tăng trưởng du lịch; Kết quả về WTP của khách du lịch, mức chi trả khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại VQG Cúc Phương có thể áp dụng tối đa là 2 % doanh thu từ hoạt động bán vé và kinh doanh lưu trú; Ước tính tốc độ tăng trưởng du lịch của VQG Cúc Phương bằng 50 % tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn năm 2016-2018 (tương đương 7,5 %/năm). Như vậy, với mức chi trả DVMTR bằng 2 % doanh thu từ tiền vé và dịch vụ lưu trú như trên, tổng số tiền DVMTR sẽ tăng thêm khoảng 101,94 triệu đồng vào năm 2022 và 136,14 triệu đồng vào năm 2026. Đây là nguồn tài chính quan trọng để thúc đẩy các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. 4. Kết luận Mặc dù chi trả DVMTR trong lĩnh vực kinh doanh du lịch đang được triển khai theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, việc mở rộng ra trên phạm vi toàn quốc vẫn chưa được thực hiện do tồn tại nhiều rào cản. Việc nghiên cứu xây dựng cơ chế chi trả DVMTR trong hoạt động du lịch tại VQG Cúc Phương chính là tăng cường đầu tư bảo vệ và bảo tồn tài nguyên rừng, góp phần phát triển định hướng du lịch của VQG Cúc Phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức sẵn lòng chi trả của du khách để bảo vệ giá trị cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học rừng thông qua việc tăng giá vé tham quan thêm 17.000 đồng/ người, thông qua việc tăng giá phòng lưu trú tại VQG Cúc Phương thêm 16.000 đồng/người. Kết quả ước tính cho thấy mức tăng giá vé vào cổng có thể chấp nhận được của khách du lịch khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR nằm trong khoảng 28,3 % so với mức bán vé hiện tại và khoảng 5,3 % so với mức giá phòng hiện tại. Đây cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định chính sách đưa ra mức chi trả tối ưu, đảm bảo cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của chi trả DVMTR. Đồng thời, là căn cứ cho thấy lợi ích của các bên liên quan khi tham gia vào chính sách. Với mức chi trả khuyến nghị trong nghiên cứu là 2 % tổng doanh thu từ hoạt động bán vé và kinh doanh lưu trú, tổng số tiền DVMTR sẽ tăng thêm khoảng 101,94 triệu đồng vào năm 2022 và 136,14 triệu đồng vào năm 2026. Đây là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện các kế hoạch bảo tồn và phát triển rừng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Asian Development Bank (2014). Scaling up payments for forest environmental services in Vietnam: Lessons and Insights from Quang Nam. Mandaluyong, Philippines. Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 355
  10. [2]. Nguyen T., Nguyen C., Nguyen P., Pham T., Bonnardeaux D., & Riedel D. (2011). Payment for forest environmental services: a case study on pilot implementation in Lam Dong province, Viet Nam 2006-2010. Winrock International. [3]. Wunder S. (2015). Revisiting the concept of payments for environmental services. Ecological Economics, 117, 234-243. [4]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004). Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/ QH11, khóa XI ban hành ngày 03/12/2004. [5]. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008). Quyết định số 380/2008/QĐ- TTg về việc thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng và những dự án thí điểm đầu tiên đã được triển khai tại Lâm Đồng và Sơn La. [6]. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010). Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chi trả dịch vụ môi trường rừng. [7]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017). Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14, khóa XIV kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 15/11/2017. [8]. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018). Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14. [9]. Phạm Thu Thủy, Đào Thị Linh Chi, Hoàng Tuấn Long, Phạm Hồng Lượng (2020). Tác động kinh tế và xã hội của chi trả dịch vụ môi trường rừng tại VQG Cát Tiên. Báo cáo chuyên đề 215. Bogor, Indonesia: CIFOR. [10]. Godden, Bill (2004). Sample size formulas. [11]. Rugendyke B., & Son N. T. (2005). Conservation costs: Nature‐based tourism as development at Cuc Phuong National Park, Vietnam. Asia Pacific Viewpoint, 46(2), 185-200. [12]. De Groot K. (2011). Payments for environmental services (PES) from tourism. A realistic incentive to improve local livelihoods and sustain forest landscapes in Viet Nam’s northern highlands [MSc thesis]. Bogor, Indonesia. [13]. Ban Quản lý VQG Cúc Phương (2020). Các báo cáo tổng kết nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng hàng năm (từ năm 2017 đến năm 2020). [14]. Ban Quản lý VQG Cúc Phương (2020). Số liệu thống kê số lượng khách du lịch đến VQG Cúc Phương. [15]. Solgaard A., Rucevska I., Neumann C., Cavaliere C., Lutz S., Fernagut M., Julseth M. (2012). Vital Graphics on Payment for Ecosystem Services: Realising Nature’s Value. GRID-Arendal, Norway. http://choice-metrics.com/index.html. [16]. Chotikapanich D., Griffiths W. E. (1998). Carnarvon Gorge: a comment on the sensitivity of consumer surplus estimation. Australian Journal of Agricultural and Resource Economics, 42(3), 249-261. BBT nhận bài: 01/8/2023; Chấp nhận đăng: 15/9/2023 356 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2