Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU BIẾN TÍNH ZnO BẰNG GRAPHEN ỨNG DỤNG<br />
XỬ LÝ PHẨM MÀU DB 71 TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC<br />
Nguyễn Mạnh Tường*<br />
Tóm tắt: Graphen được tạo thành bằng phương pháp lắng đọng hóa học pha hơi<br />
(CVD) trên ZnO dạng phiến mỏng ở 550oC trong các khoảng thời gian 5,10 và 30<br />
phút. ZnO được điều chế bằng phương pháp thuỷ nhiệt ở 125oC trong 10 giờ. Cấu<br />
trúc và tính chất của vật liệu được xác định bằng các phương pháp XRD, TEM,<br />
SEM và TGA. ZnO tổng hợp được có cấu trúc phiến mỏng, đồng đều. Graphen trên<br />
nền ZnO có trọng lượng 5-15% và được sử dụng trực tiếp làm vật liệu xúc tác<br />
quang xử lý các chất hữu cơ độc hại bền trong môi trường nước. Kết quả khảo sát<br />
trực tiếp trên phẩm xanh DB71 cho thấy khả năng xử lý màu của vật liệu là rất tốt.<br />
Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng thời gian tổng hợp vật liệu có ảnh hưởng tới tỉ lệ<br />
của Graphen/ZnO cũng như khả năng xử lý màu của phẩm xanh DB71. Vật liệu<br />
Graphen/ZnO được tổng hợp trong thời gian 5 phút mang lại hiệu quả xử lý tốt<br />
nhất, đạt đến hiệu quả xử lý hơn 97% sau khoảng thời gian 30 phút trong điều kiện<br />
chiếu tia UV.<br />
Từ khóa: Vật liệu xúc tác quang, Hiệu suất xử lý, G/ZnO, CVD.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Kẽm oxit (ZnO) là một chất bán dẫn quan trọng có năng lượng vùng cấm<br />
3.37eV ở nhiệt độ phòng, có lực liên kết lớn và nhiệt độ nóng chảy cao [1]. Độ linh<br />
động điện tử của ZnO khá cao và phụ thuộc vào nhiệt độ (2000 cm2/(V·s) ở 80 K)<br />
[2], do đó, sự tái kết hợp của electron quang sinh và lỗ trống diễn ra nhanh, hơn<br />
nữa khả năng tái sử dụng của ZnO thấp do bị ăn mòn quang học khi bị chiếu sáng.<br />
Những lí do này làm giảm khả năng quang xúc tác của nano ZnO.<br />
Graphen đang là vật liệu nhận được nhiều sự chú ý và quan tâm của nhiều nhà<br />
khoa học do những tính chất ưu việt và ứng dụng đặc biệt của nó. Graphen có cấu<br />
trúc phẳng, độ dày bằng một lớp nguyên tử, các nguyên tử cacbon lai hóa sp2 tạo<br />
thành dạng tinh thể hình tổ ong. Do tính dẫn điện tốt, diện tích bề mặt riêng lớn và<br />
bền hóa học nên graphen được dùng để chế tạo vật liệu tổ hợp với oxit kim loại<br />
ứng dụng xử lý các hợp chất hữu cơ trong môi trường nước.<br />
Gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công vật liệu composit G/ZnO<br />
và mang lại hiệu quả xúc tác quang cao. Fan và cộng sự đã tổng hợp G/ZnO bằng<br />
phương pháp thủy nhiệt từ bột GO và dung dịch có chứa huyền phù ZnO [5]. Dưới<br />
điều kiện chiếu UV, composit thể hiện khả năng xúc tác quang tốt hơn thông<br />
thường. Hossain và cộng sự [3] tổng hợp trong dung môi, đi từ kẽm axetat và<br />
graphit trong 1-metyl-2-pyrrolidinone được đun hồi lưu trong 2 giờ ở 150oC. Khả<br />
năng phân hủy phẩm và tái sử dụng của vật liệu tổ hợp là rất cao. Yang và cộng sự<br />
tổng hợp vật liệu G/ZnO bằng phương pháp bốc bay nhiệt [6,7]. Trong phương<br />
pháp này các hạt ZnO được gắn vào bề mặt và các cạnh của màng graphen, ngăn<br />
cản sự co cụm lại của các màng này. Sau đó G/ZnO có thể được hình thành trực<br />
tiếp từ sự khử của graphen oxit [4].<br />
Phẩm màu DB71 thuộc nhóm azo hay thuốc nhuộm trực tiếp được gọi là Direct<br />
Blue 71 (DB-71), có công thức C40H23N7Na4O13S4), cấu trúc nêu ở hình 1. Loại<br />
phẩm màu này được dùng phổ biến trong ngành dệt nhuộm.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 48, 04 - 2017 163<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Cấu trúc thuốc nhuộm DB 71.<br />
Trong bài báo này, chúng tôi đã biến tính ZnO bằng cách tạo ra graphen trực<br />
tiếp trên bề mặt của ZnO dạng phiến bằng phương pháp lắng đọng hơi hóa học<br />
(CVD) đi từ cyclohexan và sử dụng trực tiếp làm vật liệu xúc tác quang xử lý<br />
phẩm xanh DB 71. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và có thể áp dụng ở<br />
quy mô công nghiệp.<br />
2. THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Hóa chất và thiết bị<br />
Các hoá chất được sử dụng trong nghiên cứu là: kẽm sunfat, natri hidroxit,<br />
xyclo hexan, phẩm màu DB 71 và một số khí trơ.<br />
Kính hiển vi điện tử truyền qua JEOL TEM 5410 có điện thế 40-100kV, độ<br />
phân giải với điểm ảnh là 0,2 nm, đối với ảnh mạng tinh thể là 0,15, độ phóng đại<br />
từ 20-500.000 lần. Các mẫu SEM được chụp trên kính hiển vi điện tử quét SEM<br />
Jeol JSM – 7500F. Máy phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) ghi lại sự mất khối<br />
lượng theo nhiệt độ. Thiết bị ghi phổ nhiễu xạ XRD xác định cấu trúc tinh thể của<br />
mẫu. Máy UV-vis mẫu rắn ghi lại bước sóng hấp phụ quang của vật liệu, xác định<br />
năng lượng vùng cấm.<br />
2.2. Biến tính ZnO<br />
Biến tính ZnO được tiến hành thông qua hai bước: bước thứ nhất chế tạo ZnO<br />
dạng phiến mỏng; bước thứ hai nhiệt phân khí xyclohexan trên ZnO dạng phiến ở<br />
nhiệt độ 550oC, thời gian 5-30 phút.<br />
2.2.1. Tổng hợp ZnO dạng phiến<br />
Cân 28,7g ZnSO4.7H2O, phân tán vào 400 ml nước cất, gia nhiệt đến 70 oC và<br />
khuấy liên tục trên bếp từ. Sau đó, cho từ từ 52 ml dung dịch NaOH 0.4M và duy<br />
trì nhiệt độ phản ứng ở 70 oC trong 2 giờ. Hỗn hợp sản phẩm thu được được để<br />
lắng, gạn rửa và li tâm 3-4 lần cho tới khi đạt môi trường pH trung tính. Kết tủa<br />
trắng Zn(OH)2 được cho vào bình Teflon thủy nhiệt ở 125 oC trong 10 giờ (bình<br />
thủy nhiệt có thể tích 100 ml, chịu được áp suất 25 atmosphere). Sản phẩm được<br />
đem ly tâm, rửa với etanol và sấy ở 60 oC trong không khí. Cuối cùng, nung sản<br />
phẩm ở 550 oC để loại hoàn toàn nước, thu được xúc tác ZnO.<br />
2.2.2. Tổng hợp nanocomposit G/ZnO<br />
Graphen được hình thành trên ZnO dạng phiến sử dụng khí nhiệt phân khí<br />
hydrocacbon (C6H6) trên xúc tác ZnO có hình dạng hexagol được tổng hợp theo<br />
phương pháp thủy nhiệt trên. Phản ứng được diễn ra ở 5500C trong thời gian 5-30<br />
phút (thiết bị CVD kiểu lò ngang theo phương pháp giàn đoạn). Khí hydro cacbon<br />
không phản ứng hết được đốt cháy tránh hiện tượng ô nhiễm môi trường. Sản<br />
<br />
<br />
164 Nguyễn Mạnh Tường, “Nghiên cứu biến tính ZnO bằng Graphen… môi trường nước.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
phẩm tạo thành là hỗn hợp của G/ZnO và được sử dụng trực tiếp để khảo sát khả<br />
năng phân hủy phẩm màu DB71.<br />
2.3. Khảo sát khả năng quang xúc tác của vật liệu<br />
Khả năng xúc tác quang của vật liệu được tiến hành trong 50 ml dung dịch<br />
DB71, nồng độ 20 ppm trong 60 phút, hàm lượng xúc tác (ZnO, G/ZnO-5 phút,<br />
G/ZO-10 phút, G/ZnO-30 phút) là 200 mg, thực hiện ở nhiệt độ phòng, trong ánh<br />
sáng tử ngoại. Sau các khoảng thời gian 15, 30, 45 và 60 phút, lấy mẫu lọc, li tâm<br />
và đo quang, xác định khả năng xử lý.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Khảo sát cấu trúc vật liệu<br />
Giản đồ nhiễu xạ tia X của ZnO được chỉ ra ở hình 2 và bảng 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Giản đồ nhiễu xạ tia X của ZnO.<br />
Bảng 1. Các pic đặc trưng phổ nhiễu xạ tia X của ZnO.<br />
Góc nhiễu xạ 2Ө 31.7 34.4 36.2 47.5 56.6 62.9 66.3 67.9 69.2 77.0<br />
Mặt (1 0 0) (0 0 2) (1 0 1) (1 0 2) (1 1 0) (1 0 3) (2 0 0) (1 1 2) (2 0 1) (2 0 2)<br />
Các góc nhiêu xạ 2Ө tương đương với các mặt của cấu trúc lục lăng của tinh thể<br />
ZnO. Điều này chứng tỏ đã tổng hợp thành công tinh thể wurtzite của ZnO.<br />
3.2. Hình thái học vật liệu tổ hợp<br />
Hình 3 cho thấy hình thái học của vật liệu ZnO và G/ZnO 5 phút. ZnO thu<br />
được tồn tại ở dạng phiến mỏng, bề mặt nhẵn mịn, và có kích thước khá đồng<br />
đều, dao động từ 20 đến 100 nm. Hình 3(b) chỉ ra rằng graphen đã được hình<br />
thành trên bề mặt của các hạt ZnO. Để khảo sát một cách chính xác độ dày cũng<br />
như số lớp của graphen thì cần sử dụng một số phương pháp phân tích khác và<br />
đòi hỏi việc chuẩn bị mẫu cũng rất công phu. Tuy nhiên, trong phạm vi của<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 48, 04 - 2017 165<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
nghiên cứu này chỉ khảo sát đến khả năng hình thành graphen trên ZnO. Với kết<br />
quả phân tích nhiệt, và chụp ảnh bề mặt TEM khảng định ZnO đã được biến tính<br />
bằng graphen theo phương pháp CVD.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 3. Ảnh TEM của ZnO (a) và G/ZnO 5 phút (b).<br />
3.3. Tính chất nhiệt và tỉ lệ của graphen trong vật liệu composit<br />
Để xác định tỉ lệ của graphen trong vật liệu, chúng tôi tiến hành đo nhiệt trọng<br />
lượng (TGA) của vật liệu. Kết quả chỉ ra trong bảng 2. Tỉ lệ của graphen trong vật<br />
liệu chính là sự mất khối lượng ở xung quanh nhiệt độ 600 oC, tỷ lệ này tăng khi<br />
tăng thời gian của xúc tác trong hệ thiết bị CVD.<br />
Bảng 2. Tỉ lệ phần trăm của cacbon trong composit.<br />
Thời gian nhiệt phân (phút) 5 10 30<br />
% Graphen 4.8 9.07 15<br />
% ZnO 95,2 90,93 85<br />
Figure: Experiment:10' G-ZnO Crucible:PT 100 µl Atmosphere:Air<br />
<br />
Labsys TG 08/11/2015 Procedure: RT ----> 800C (10 C.min-1) (Zone 2) Mass (mg): 32.84<br />
<br />
TG/% HeatFlow/µV<br />
Peak :649.38 °C<br />
Exo<br />
8<br />
<br />
20<br />
6<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
10<br />
<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
0 0<br />
<br />
<br />
<br />
-2<br />
<br />
-10<br />
Mass variation: -9.07 %<br />
-4<br />
<br />
<br />
<br />
-6<br />
-20<br />
<br />
-8<br />
<br />
<br />
0 100 200 300 400 500 600 700 Furnace temperature /°C<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Giản đồ phân tích nhiệt của G/ZnO 10 phút.<br />
Ngoài ra, giản đồ nhiệt cũng chỉ ra độ bền nhiệt của vật liệu khá cao, ở nhiệt độ<br />
khoảng từ 550oC vật liệu mới bắt đầu bị phân hủy.<br />
3.4. Phổ UV-Vis của vật liệu<br />
<br />
<br />
166 Nguyễn Mạnh Tường, “Nghiên cứu biến tính ZnO bằng Graphen… môi trường nước.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Phổ UV-Vis của vật liệu.<br />
Phổ UV-Vis của mẫu vật liệu chỉ ra rằng bước sóng hấp phụ của vật liệu G/ZnO<br />
gần với bước sóng hấp phụ của ZnO (xấp xỉ 370nm), nhưng bước sóng hấp phụ<br />
của G/ZnO – 10 min dịch chuyển sang bên phải, nên vật liệu này có hoạt tính xúc<br />
tác tốt hơn trong vùng khả kiến.<br />
3.5. Kết quả khảo sát khả năng xúc tác quang<br />
Thí nghiệm khảo sát khả năng xúc tác quang của vật liệu đối với phẩm xanh<br />
DB71 trong điều kiện chiếu tia UV được chỉ ra trong bảng 3 và hình 6, 7.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Đường cong chuẩn của DB71.<br />
Bảng 3. Khả năng xử lý DB 71 của vật liệu.<br />
Khả năng xử lý (%)<br />
Vật liệu<br />
15 phút 30 phút 45 phút 60 phút<br />
ZnO 92.5 96.1 97.3 97.6<br />
<br />
G-ZnO 5 phút 99.0 99.1 99.5 99.6<br />
<br />
G-ZnO 10 phút 99.0 98.9 98.9 98.9<br />
<br />
G-ZnO 30 phút 76.9 80.5 84.0 87.1<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 48, 04 - 2017 167<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Đồ thị khảo sát khả năng xử lý DB 71 của vật liệu.<br />
Kết quả từ bảng 3 và hình 7 chỉ ra rằng sau 30 phút đầu tiên, khả năng xử lý<br />
màu của các vật liệu là rất tốt, hiệu quả đạt hơn 80%. G/ZnO – 5min mang lại hiệu<br />
quả xử lý tốt nhất và không chênh lệch nhiều so với G/ZnO – 10min. G/ZnO- 30<br />
min có khả năng xử lý thấp nhất, thậm chí thấp hơn cả ZnO. Điều này có thể giải<br />
thích do tỉ lệ cacbon nhiều sẽ cản trở sự tiếp xúc với ánh sáng của các hạt xúc tác<br />
ZnO, ngoài ra dư thừa cacbon có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái kết hợp<br />
của electron và lỗ trống, dẫn đến giảm khả năng xúc tác quang của vật liệu.<br />
Cơ chế xúc tác quang hóa của vật liệu có thể được giải thích như sau: Thứ nhất,<br />
dựa trên sự kích thích của các phân tử phẩm nhuộm, trong đó các phân tử này hoạt<br />
động như các chất nhạy với ánh sáng khả kiến và electron bị kích thích sẽ di<br />
chuyển từ các phân tử này đến các chất nhận electron trở thành các gốc cation, sau<br />
đó sẽ tự phân hủy hoặc bị phân hủy bởi các phản ứng oxi hóa. Electron hóa trị của<br />
ZnO có thể bị kích thích lên vùng dẫn sẽ để lại các lỗ trống ở vùng hóa trị. Thứ hai,<br />
dựa trên sự kích thích của vật liệu bán dẫn khi được chiếu sáng để tạo ra các<br />
electron quang sinh và lỗ trống. Phản ứng với các phân tử phẩm xảy ra do các<br />
electron quang sinh di chuyển đến bề mặt của hạt xúc tác, phản ứng với oxi hòa tan<br />
và sinh ra các gốc tự do H2O2, dễ bị phân hủy thành các gốc tự do OH.. Các lỗ<br />
trống mang điện dương có thể phản ứng với các ion OH- trong nước để hình thành<br />
các gốc tự do hydroxyl. Các gốc tự do này là các tác nhân oxi hóa mạnh sẽ trực<br />
tiếp tham gia vào phản ứng oxi hóa các phân tử phẩm.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Đã tổng hợp ZnO dạng phiến hình lục lăng bằng phương pháp thủy nhiệt, ZnO<br />
được biến tính bằng phương pháp nhiệt phân khí hydrocacbon ở nhiệt độ 550oC<br />
trong thời gian 5-30 phút.<br />
Vật liệu tổ hợp thu được đã được nghiên cứu các đặc trưng cấu trúc và khảo sát<br />
khả năng quang xúc tác trong xử lý phẩm màu hữu cơ BD 71. Kết quả chỉ ra rằng<br />
graphen đã hình thành trên bề mặt của ZnO với hàm lượng từ 5-15%. Hỗn hợp được<br />
sử dụng trực tiếp để khảo sát khả năng quang xúc tác cho kết quả tốt hơn so với ZnO.<br />
Với thời gian biến tính 5 phút, nồng độ phẩm màu DB71 là 20 ppm, sau 30 phút xử lý<br />
hiệu quả đạt trên 98%. Như vậy, vật liệu hoàn toàn có thể ứng dụng vào thực tế.<br />
<br />
<br />
168 Nguyễn Mạnh Tường, “Nghiên cứu biến tính ZnO bằng Graphen… môi trường nước.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Y. Jin, J. Wang, B. Sun , J.C. Blakesley JC, N.C. Greenham, “Solution<br />
processed ultraviolet photodetectors based on colloidal ZnO nanoparticles”,<br />
Nano Letters Vol 8 (2008), pp 1649-1653.<br />
[2]. P. Wagner; R. Helbig, “Halleffekt und anisotropie der beweglichkeit der<br />
elektronen in ZnO”, Journal of Physics and Chemistry of Solids Vol 35 (1974)<br />
327.<br />
[3]. M.M. Hossain, B.C. Ku, J.R. Hahn, “Synthesis of an efficient white-light<br />
photocatalyst composite ofgraphene and ZnO nanoparticles: Application to<br />
methylene blue dye decomposition”, Appl. Surf. Sci. Vol 354 (2015), pp 55-65.<br />
[4]. J.M. Lee, Y.B. Pyun, J. Yi, J.W. Choung, W.I. Park, “ZnO nanorod−<br />
graphene hybrid architectures for multifunctional conductors”, Journal of<br />
Physical Chemistry C113 (2009) pp 19134–19138.<br />
[5]. H. Fan, X. Zhao, J. Yang, X. Shan, L. Yang , Y. Zhang, X. Li, M. Gao, “ZnO–<br />
graphene composite for photocatalytic degradation of methylene blue dye”,<br />
Catalysis Communication Vol 59 (2012), pp 29-34.<br />
[6]. J. Yang, X. Zhao, X. Shan, H. Fan, L. Yang, Y. Zhang, X. Li, “Blue-shift of<br />
UV emission in ZnO/graphene composites”, Journal of Alloys and<br />
Compounds Vol 556 (2013), pp 1-5.<br />
[7]. X. Liu, L. Pan, T. Lv, T. Lu, G. Zhu, Z. Sun, C. Sun, “Microwave-assisted<br />
synthesis of ZnO–graphene composite for photocatalytic reduction of Cr (V)”,<br />
Catalysis Science and Technology Vol 1 (2011), pp 1189–1193.<br />
ABSTRACT<br />
MODIFICATION OF ZINC OXIDE BY GRAPHENE AND APPLICATION<br />
FOR REMOVING DB71 IN WATER<br />
Graphene was synthesized on the ZnO catalyst substrate thin plate form at<br />
o<br />
550 C in the time periods of 5 min; 10min and 30min. ZnO substrates were<br />
fabricated by hydrothermal method at 125oC in 10 hours. Material structures are<br />
characterized by XRD, TEM, SEM and TGA. The obtained ZnO substrate was a thin<br />
plate form and uniform. Graphene was grown on ZnO substrate with 5-15%, and<br />
used directly as photocatalyst for treatment of persistent organic pollutants (POPs)<br />
in water. The experimental results with Direct Blue 71 showed that the treatment<br />
capability for color degradation of the material was very well. The materials<br />
preparation time affected the ratio of Graphene/ZnO as well as the color<br />
degradation of DB71 solution. Graphene/ZnO nanocomposite that prepared in 5<br />
min gave the highest efficiency, with more than 97% of dye degraded under UV<br />
light irradiation in 30 minutes of treatment.<br />
Keywords: Photocatalytic materials, ZnO nanosheet, CVD, G/ZnO, Photocatalytic degradation.<br />
<br />
Nhận bài ngày 03 tháng 3 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 27 tháng 3 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 4 năm 2017<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Hóa học - Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.<br />
*<br />
E-mail:manhtuong74@gmail.com<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 48, 04 - 2017 169<br />