Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia các khoá học ngoại ngữ trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
lượt xem 2
download
Bài viết tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia các khoá học ngoại ngữ trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những quan điểm từ phía sinh viên và cung cấp các hàm ý chính sách cho những tổ chức đào tạo ngoại ngữ để cải thiện và đổi mới khóa học, giúp sinh viên tiếp cận được với những khóa học tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia các khoá học ngoại ngữ trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
- ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 615 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA CÁC KHOÁ HỌC NGOẠI NGỮ TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ Nguyễn Như Phương Anh - Đào Thị Mỹ Linh - Đào Thị Nguyên Bình - Phạm Thị Luyên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt Hiện nay, phương pháp dạy học trực tuyến đang được áp dụng ở hầu hết các trường Đại học trong bối cảnh đại dịch nhưng trong nước vẫn có rất ít những nghiên cứu hàn lâm về vấn đề này. Vì vậy, nghiên cứu này cung cấp một góc nhìn mới về ý định học tập trực tuyến của sinh viên bị tác động như thế nào thông qua khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia các khóa học ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Huế. Hơn nữa, học ngoại ngữ là một vấn đề đang được học sinh, sinh viên cực kì chú trọng. Tuy nhiên, việc học ngoại ngữ trực tuyến chưa thực sự được chú ý đến. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng theo phương pháp chọn mẫu phân tầng cho độ chính xác và tính đại diện cao, kết quả thu được 256 phản hồi bảng hỏi phù hợp. Từ các phản hồi hợp lệ, nhóm nghiên cứu tiếp tục phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố Điều kiện thuận lợi có tác động mạnh nhất đến Ý định tham gia. Điều này cũng dễ hiểu bởi việc sở hữu các thiết bị di động và mạng Internet là những yếu tố cơ bản để tiếp cận và trải nghiệm các khóa học ngoại ngữ trực tuyến một cách dễ dàng và đơn giản hơn. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những quan điểm từ phía sinh viên và cung cấp các hàm ý chính sách cho những tổ chức đào tạo ngoại ngữ để cải thiện và đổi mới khóa học, giúp sinh viên tiếp cận được với những khóa học tốt hơn. Từ khóa: học trực tuyến, ý định tham gia, khóa học ngoại ngữ trực tuyến. STUDY ON FACTORS AFFECTING PARTICIPATION INTENTION IN ONLINE FOREIGN LANGUAGE COURSES OF STUDENTS IN UNIVERSITY OF ECONOMICS, HUE UNIVERSITY Abstract Currently, the online teaching method is being applied in most universities in the context of the pandemic, but there are still very few academic studies in the country on this issue. Therefore, this study provides a new perspective on how students' intention to study online is affected by examining the factors affecting students' intention to take foreign language courses in Hue University of Economics. Moreover, learning foreign languages is
- 616 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác paid much attention by pupils and students. However, online foreign languages learning has not really been noticed. The study was carried out by quantitative method by stratified sampling method for high accuracy and representativeness, resulting in 256 appropriate questionnaire responses. From the valid responses, we continue to analyze the data using SPSS 20 software. The research results show that the Facilitation factor has the strongest impact on the participation intention. This is understandable because owning mobile devices and the Internet are the basic elements to access and experience online language courses more easily and simply. Research results have shown the views of students and provide some policy implications for foreign language training organizations to improve and innovate courses, helping students access better courses. Keywords: online learning, participation intention, online foreign language course. 1. Giới thiệu Trên thế giới, sự phổ biến của Internet và công nghệ thông tin đã ảnh hưởng không nhỏ đến mô hình giáo dục của các trường đại học. Theo đó, nhiều loại hình đào tạo từ xa (e- learning, m-learning) đã được tạo ra để đáp ứng nhu cầu tiếp cận nền giáo dục mở từ các trường đại học trên khắp thế giới. Trong đó, khóa học đại trà trực tuyến mở (Massive Open Online Course - MOOC), được triển khai vào những năm 2008, là một mô hình đào tạo trực tuyến từ xa kiểu mới, được áp dụng ở nhiều trường đại học toàn cầu. Với sự phát triển nhanh chóng, MOOC đã khiến cho việc học trở nên thuận lợi cho mọi người vì có thể học tập ở mọi nơi. Có rất nhiều mô hình đã được phát triển để kiểm định mức độ chấp nhận và ý định của một cá nhân đối với đào tạo trực tuyến, chủ yếu dựa trên hai mô hình là Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, 1989) và Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT (Venkatesh, 2013). Tuy nhiên, những nghiên cứu đi trước chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề xoay quanh sự ảnh hưởng của các yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoài đến mức độ chấp nhận và hiệu quả học tập của sinh viên đối với những bài giảng trực tuyến của trường học nhưng chưa đề cập đến ý định tham gia những khóa học khác nằm ngoài chương trình học của sinh viên, đặc biệt là các khóa học về kĩ năng mềm như ngoại ngữ. Tại Việt Nam, chỉ có một số ít nghiên cứu ứng dụng đề cập đến ý định và mức độ chấp nhận của học sinh - sinh viên với việc học tập trực tuyến nói chung và tham gia các khóa học trực tuyến khác ngoài chương trình học nói riêng. Tính đến hiện tại, các nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào phân tích sâu về mặt lí thuyết mô hình MOOCs đối với việc học tập trực tuyến. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia các khoá học trực tuyến của học sinh sinh viên là vô cùng cấp thiết trong kỉ nguyên Internet như hiện nay khi mà học online không còn là một khái niệm xa lạ. Theo một cuộc khảo sát nhỏ đối với sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, hơn 50% sinh viên tìm đến các khóa học trực tuyến chủ yếu là các khóa về ngoại ngữ. Điều này chứng tỏ họ ý thức được tầm quan trọng và sự cấp thiết của việc trao dồi khả năng ngoại ngữ của bản thân. Để phục vụ cho nhu cầu học ngoại ngữ của nhiều người, các trung tâm
- ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 617 ngoại ngữ xuất hiện nhiều vô kể với đa dạng những hình thức giảng dạy độc đáo để thu hút học viên. Tại các trường đại học, tỉ lệ sinh viên theo học tại các trung tâm như thế là một con số không nhỏ, đặc biệt là những trường không chuyên về giảng dạy ngoại ngữ. Tuy nhiên, hình thức học trực tiếp này lại quá khuôn khổ đối với một số sinh viên: các buổi học, khung giờ học, hay địa điểm học. Hơn nữa, một số các khóa học hấp dẫn và chất lượng lại chỉ được tổ chức giảng dạy trực tiếp tại các thành phố khác. Điều này đã gây cản trở không nhỏ đối với những sinh viên muốn tìm hiểu và học hỏi sâu hơn về những kiến thức mới. Khi Internet trở nên phổ biến, việc tiếp cận những nguồn tài liệu khổng lồ về ngoại ngữ nằm ngoài chương trình học tại trường không còn là vấn đề khó khăn nữa. Việc học ngoại ngữ hiện nay không chỉ diễn ra theo hình thức học tập trung mà còn theo hình thức phân tán, tức là sinh viên, ngoài việc lĩnh hội kiến thức ở trường lớp, còn có thể học tập qua các kênh giáo dục trên môi trường mạng Internet. Năm 2008, Dave Cormier và Bryan Alexander bắt đầu đưa ra thuật ngữ MOOC, đánh dấu sự ra đời của mô hình khóa học đại trà trực tuyến mở và mở ra một loại hình đào tạo mới của đào tạo từ xa. Cho đến nay, mô hình MOOC tiếp tục lan rộng ra khắp thế giới và rất phổ biến tại các nước châu Á. Nhận thức được sự cần thiết của việc học trực tuyến, các trang web cung cấp các khóa học tổng hợp đã ra đời, điển hình là Moon, Edumall, Topica… đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong việc đăng ký các khóa học ngắn hạn với thời gian học linh động, các bài giảng rõ ràng ngắn gọn, hay có sự tương tác với giữa học viên với nhau và với giảng viên. Việc học trực tuyến không chỉ giúp học viên chủ động về thời gian, mà còn giúp họ có thể ôn tập lại những bài học cũ tại các video bài giảng bất cứ lúc nào. Chính điều này là một lợi thế lớn để sinh viên có thể tiếp cận khóa học và tận dụng nó một cách hiệu quả. Đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay, mô hình học tập trực tuyến càng trở nên phổ biến và chứng tỏ được sự cần thiết của mình, đối với giáo viên và học sinh. Chỉ với thiết bị di động và mạng vô tuyến, các sinh viên đã có thể tiếp cận được các bài giảng của giáo viên một cách dễ dàng. Tuy nhiên, việc học tập trực tuyến này cũng đem lại những thách thức đối với những sinh viên chưa kịp thích nghi bởi những yếu tố nội tại trong chính bản thân họ và tác động khách quan của môi trường. Ngoài ra, phương pháp học, môi trường tương tác, sự tự giác, bài giảng của giảng viên… đều ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Trên thế giới dù đã xuất hiện nhiều nghiên cứu lý thuyết lẫn thực tiễn về các vấn đề xoay quanh sự ảnh hưởng của đào tạo trực tuyến đối với người học nhưng cho đến nay, những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia các khoá học trực tuyến về ngoại ngữ nằm ngoài chương trình học của sinh viên chưa được đề cập nhiều. Ngoài ra, sinh viên vẫn chưa tận dụng hết giá trị mà các khóa học này mang lại, hay bị những tác nhân cản trở khiến họ không thể tiếp cận với khóa học. Chính vì vậy, việc phát triển mô hình nghiên cứu dựa trên lý thuyết và những bài nghiên cứu đi trước để phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia các khoá học trực tuyến của sinh viên nhằm đưa ra các giải pháp giúp nâng cao nhận thức của sinh viên về các giá trị của các khóa học này và giải quyết những trở ngại khiến sinh viên khó tiếp cận với các khóa học là cần thiết.
- 618 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết liên quan 2.1.1. Khái niệm về học tập trực tuyến (e-learning) Học tập điện tử (electronic learning) được định nghĩa là việc sử dụng công nghệ và các phương tiện điện tử để cung cấp, hỗ trợ và tăng cường học tập và giảng dạy và liên quan đến sự giao tiếp giữa người học và giảng viên khi sử dụng nội dung trực tuyến (Howlett, 2009). Có thể nói e-learning là phương pháp học tập trong đó học viên và giảng viên tương tác với nhau thông qua các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng Internet, các video Đối với loại hình đào tạo truyền thống, học viên nhận được thông tin trực tiếp từ giảng viên và phản hồi tại chỗ. Còn khi học viên tự học qua sách, vở, video,… thì thiếu đi yếu tố giao tiếp hai chiều giữa học viên và giảng viên, giữa các học viên với nhau. E-learning ra đời nhằm tạo ra yếu tố giao tiếp hai chiều “ảo” – qua Internet. E-learning là phương pháp đào tạo tiên tiến, toàn diện, có khả năng kết nối và chia sẻ tri thức rất hiệu quả. Sự ra đời của e- learning đã đánh dấu bước ngoặc mới trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào giáo dục và sẽ trở thành xu thế tất yếu được nhiều người quan tâm trong tương lai. 2.1.2. Khái niệm Khóa học đại trà trực tuyến mở MOOCs MOOCs là các khóa học được thiết kế cho một số lượng lớn người tham dự, các khóa học này có thể được truy cập ở bất cứ nơi nào và cho bất kì ai nếu như họ có thể kết nối với Internet. Là nguồn mở cho tất cả mọi người, không đòi hỏi phải chứng thực trình độ mới có thể tham gia, cung cấp các khóa học trực tuyến hoàn chỉnh và hoàn toàn miễn phí ((Rosewell và cộng sự (2014)) (dẫn theo Nguyễn Tấn Công (2016)) MOOCs có nhiều loại mô hình khác nhau, trong đó điển hình là xMOOC và cMOOC: - xMOOC (Transmissive MOOC): Hướng dẫn người học theo một lộ trình đã được xác định rõ ràng. - cMOOC (Connectivist MOOC): Người học tự xây dựng khóa học của riêng mình. Thuật ngữ MOOC được Dave Cormier và Bryan Alexander đưa ra vào năm 2008, mô hình có thể xem là bước phát triển của e-learning. Sau đó, các nền tảng MOOC như edX, Coursera, FutureLearn,… lần lượt ra đời và đánh dấu một bước tiến mới trong nền giáo dục hiện đại. Đi theo xu thế của công nghệ thông tin, mô hình MOOCs phá bỏ rào chắn về mặt địa lí, giúp người học tiếp cận với nhiều khóa học chất lượng đến từ nhiều nơi trên thế giới và hỗ trợ học tập suốt đời. Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế nhất định, trong đó ngôn ngữ là vấn đề được đề cập đầu tiên. Mặc dù đến Việt Nam vào năm 2008, MOOCs chỉ phổ biến ở mảng luyện thi đại học, tin học văn phòng, ngoại ngữ và kĩ năng mềm. Đa số các khóa học trực tuyến đều áp dụng hệ thống xMOOC, tức là nội dung khóa học được cung cấp bởi người giảng. Đặc biệt là đối với các khóa học giảng dạy về ngoại ngữ, các tổ chức phi lợi nhuận lẫn thương mại liên tục đổi mới các hình thức học và giảng dạy trực tuyến để thu hút học viên ở khắp mọi nơi. Trong bối cảnh đại dịch Covid hiện nay, xu thế học tập trực tuyến chính quy và không chính quy đang phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn còn những rào cản tồn tại
- ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 619 gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của người học nói chung và sinh viên nói riêng. Hạn chế đầu tiên có thể kể đến là người học phải trang bị kĩ năng tự học và có tính kỉ luật cao. Việc tham gia đầy đủ các buổi học trong điều kiện không có sự thúc ép từ phía bên ngoài sẽ dễ khiến người học lơ là và trở nên lười biếng. Tiếp theo là vấn đề về kiểm tra năng lực và thi cử khi số người học phân tán ở khắp mọi nơi. Ngoài ra, chi phí để vận hành các nền tảng học tập trực tuyến cũng là một con số không nhỏ đối với các nhà đầu tư. Để áp dụng MOOCs tại Việt Nam một cách hoàn thiện, cần có sự hỗ trợ của chính phủ và xã hội. Tóm lại, MOOC vẫn đang từng bước trưởng thành và là xu hướng dạy học của tương lai. 2.2. Các mô hình lý thuyết liên quan 2.2.1. Thuyết hành động hợp lí TRA (Theory of Reasoned Action) Ajzen và Fishbein đã xây dựng thuyết Hành động hợp lí vào năm 1975. Thuyết này thừa nhận rằng hành vi thực sự bị ảnh hưởng trực tiếp bởi ý định hành vi, trong khi yếu tố này là kết quả của thái độ và chuẩn chủ quan. Mục đích của thuyết TRA là giải thích hành vi thực sự của con người. Phạm vi của thuyết này không bao gồm các hành vi tự phát, bốc đồng, theo thói quen, kết quả của sự khao khát, hành vi có kịch bản hoặc vô thức (Bentler và cộng sự, 1979). Hình 1. Thuyết hành động hợp lí TRA Thái độ Ý định Hành vi hành vi thực sự Chuẩn chủ quan (Nguồn: Fishbein, 1975) - Thái độ (Attitude) là sự phản ứng về mặt cảm xúc đối với hành vi, thể hiện những nhận thức tích cực hay tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện hành vi đó. (Fishbein, 1975) - Chuẩn chủ quan (Subjective norms) là nhận thức của một cá nhân về việc những người tham khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng họ nên hay không nên thực hiện hành vi (Fishbein, 1975) Theo thuyết này, cảm xúc của những người xung quanh có ảnh hưởng đến ý định hành vi của một cá nhân. Việc sinh viên chấp nhận trải nghiệm các khóa học ngoại ngữ trực tuyến, ngoài thái độ tích cực của họ đối với khóa học thì những kinh nghiệm hoặc cảm nhận của bạn bè xung quanh cũng tạo ra sự ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi của họ. 2.2.2. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Techology Acceptance Model) Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, 1989) là mô hình thường xuyên được trích dẫn và có sức ảnh hưởng lớn để giải thích và dự đoán về sự chấp nhận của một cá nhân đối với một công nghệ. Mô hình TAM, dựa trên Thuyết hành động hợp lí (Fishbein, 1975) và được đề xuất ban đầu bởi Davis, giả định rằng sự chấp nhận một công nghệ của một cá nhân được xác định bởi hai yếu tố chính:
- 620 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác a) Nhận thức sự hữu dụng (Perceived Usefulness – PU): là xác suất chủ quan để người dùng tiềm năng tin rằng việc sử dụng một công nghệ cụ thể sẽ làm tăng hiệu suất công việc của họ (Davis & cộng sự, 1989). b) Nhận thức tính dễ sử dụng (Perceived Ease of Use – PEU): là mức độ mà người dùng tiềm năng tin rằng không cần phải nỗ lực khi sử dụng một công nghệ cụ thể (Davis & cộng sự, 1989). Các động lực bên ngoài, sự hữu dụng và tính dễ sử dụng, đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là những yếu tố chính quyết định đến việc chấp nhận và sử dụng m-learning. Tuy nhiên, ít người để ý đến nhận thức của sinh viên trong môi trường học tập kết hợp cũng đóng vai trò quan trọng không kém đến ý định chấp nhận sử dụng m-learning. Hình 2. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM Nhận thức sự hữu dụng Biến bên Thái độ Ý định Thói ngoài sử dụng sử dụng quen Nhận thức tính dễ sử dụng (Nguồn: Davis, 1989) 2.2.3. Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT (Venkatesh & cộng sự., 2003) Hình 3. Mô hình thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT Hiệu quả kì vọng Nỗ lực kì vọng Ý định Thói hành vi quen Ảnh hưởng xã hội Điều kiện thuận lợi Kinh Tự nguyện Giới tính Tuổi tác nghiệm sử dụng (Nguồn: Venkatesh & cộng sự, 2003)
- ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 621 Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology) được phát triển bởi Venkatesh và cộng sự năm 2003 để giải thích ý định hành vi và hành vi sử dụng của người dùng đối với hệ thống thông tin. (Nguyễn Duy Thanh (2011, 98)). Mô hình kết hợp của 8 mô hình trước đó bao gồm: Thuyết hành động hợp lý TRA (Fishbein, 1975); Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, 1989); Mô hình động cơ MM (Motivational Model); Thuyết dự định hành vi TPB (Theory of Planned Behaviour); Mô hình sử dụng máy tính cá nhân MPCU (Model of PC Utilization); Mô hình kết hợp TAM và TPB C-TAM-TPB; Mô hình phổ biến sự đổi mới IDT (Innovation Diffusion Theory); Thuyết nhận thức xã hội SCT (Social Cognitive Theory). 2.3. Các nghiên cứu liên quan Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng tới sự chấp nhận phương thức học tập trực tuyến của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số và Covid-19” của Phạm Hồng Chương (2021) đo lường sự chấp nhận phương thức học tập trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số và ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trên cơ sở dữ liệu từ cuộc khảo sát 913 sinh viên ở nhiều trường đại học trong cả nước, đánh giá của sinh viên về phương thức học tập trực tuyến được phân tích kỹ lưỡng. Mô hình nghiên cứu được kế thừa từ mô hình TPB của Ajzen vào năm 1991 và TAM của Davis năm 1989 với 4 yếu tố: Nhận thức tính dễ sử dụng, Thái độ về giá trị của hệ thống học trực tuyến, Năng lực tài chính của sinh viên, Nhà trường có tác động đáng kể đến Sự chấp nhận phương thức học tập trực tuyến của sinh viên. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong giảng dạy và học tập tại các trường đại học ở Việt Nam, góp phần vào chuyển đổi số quốc gia. Hình 4. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự chấp nhận phương thức học tập trực tuyến của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số và Covid-19 Nhận thức tính dễ sử dụng Thái độ về giá trị của hệ thống học trực tuyến Sự chấp nhận phương thức học tập trực tuyến Năng lực tài chính của sinh viên Nhà trường (Nguồn: Phạm Hồng Chương, 2021)
- 622 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác Nghiên cứu “Lớp học nghịch đảo – Mô hình dạy học kết hợp trực tuyến và trực tuyến” của Nguyễn Văn Lợi (2014) trình bày về mô hình dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến, công nghệ thông tin, đổi mới, có tên là “lớp học nghịch đảo”. Phương thức nghịch chuyển hoạt động dạy học này được hai tác giả Barbara Walvoord và Virginia Johnson Anderson đề xuất trong quyển sách có tên Effective Reading: A tool for learning and assessment” xuất bản năm 1998 và dựa trên cơ sở lí thuyết về học tập tích cực (active learning). Mặc dù xét về kết quả học tập, mô hình này chưa mang lại tác động vượt trội so với mô hình dạy học truyền thống, nhưng từ những hiểu biết về mô hình lớp học nghịch đảo, có thể khẳng định rằng nó sẽ giúp nâng cao ý thức, thái độ và trách nhiệm học tập và đồng thời tạo ra thói quen học hợp tác ở người học, những thái độ và kỹ năng không thể thiếu đối với người công dân tương lai, cho dù ở trong hoàn cảnh văn hoá xã hội nào. Để ứng dụng tốt mô hình này, cần phải thiết kế các hoạt động sao cho thu hút được người học và gắn kết người học thành một cộng đồng học tập. Ngoài ra, khi ứng dụng mô hình dạy học này, người ứng dụng cần có thái độ hoài nghi khoa học, thu thập minh chứng để đánh giá hiệu quả của nó. Nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận của sinh viên đối với m-learning” của Abu-Al-Aish (2013) điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng m- learing của sinh viên đại học và làm rõ sự ảnh hưởng của trải nghiệm thiết bị điện tử đến sự chấp nhận m-learning. Kết quả cho thấy các yếu tố Hiệu quả kì vọng, Nỗ lực kì vọng, Ảnh hưởng của giảng viên, Chất lượng dịch vụ và Đổi mới cá nhân đều có sự tác động rõ ràng và giải thích được 55% ý định sử dụng m-learning của sinh viên. Hình 5. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận của sinh viên đối với m-learning Hiệu quả kì vọng Nỗ lực kì vọng Ý định sử dụng m- Ảnh hưởng xã hội learning (Giảng viên) Chất lượng dịch vụ Đổi mới cá nhân Trải nghiệm thiết bị di động (Nguồn: Abu-Al-Aish, 2013) Qua nghiên cứu “Sự chấp nhận mô hình m-learning: Góc nhìn từ các nước đang phát triển”, Iqbal và cộng sự (2012) cho rằng m-learning là một cách học của thiên niên kỉ mới. Việc giảm chi phí khi các phương tiện điện tử được tiêu chuẩn hóa và phổ biến hóa khiến cho m-learning được chú ý hơn trong việc truyền đạt kiến thức. Khảo sát được thực hiện đối với
- ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 623 sinh viên của 10 trường đại học tại thành phố Rawalpindi và Is-lamabad ở Pakistan để khám phá nhận thức của sinh viên đối với việc áp dụng m-learning. Kết quả cho thấy Nhận thức sự hữu dụng, Nhận thức tính dễ sử dụng và Điều kiện thuận lợi tác động đáng kể đến ý định áp dụng m-learning vào học tập của sinh viên. Trong khi đó, Sự thích thú cảm nhận ít ảnh hưởng hơn. Và Ảnh hưởng xã hội có tác động tiêu cực đến việc áp dụng m-learning. Hình 6. Mô hình nghiên cứu sự chấp nhận m-learning ở các nước đang phát triển Hiệu quả kì vọng Nỗ lực kì vọng Ý định hành vi Ảnh hưởng xã hội Thái độ Điều kiện thuận lợi (Nguồn: Iqbal, 2012) Nghiên cứu “Sự chấp nhận mô hình m-learning của sinh viên Đại học tại Thái Lan” của Jairak (2009) đánh giá khả năng chấp nhận phương pháp học tập trên thiết bị di động (m- learning) và các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sử dụng m-learning qua khảo sát sinh viên đại học ở Thái Lan. Mô hình nghiên cứu được kế thừa và sửa đổi dựa trên mô hình lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố Hiệu quả kì vọng, Nỗ lực kì vọng, Ảnh hưởng xã hội và Điều kiện thuận lợi đến Thái độ và Ý định hành vi của sinh viên. Kết quả phân tích thống kê cho thấy mức độ chấp nhận của sinh viên Thái Lan đối với m-learning ở mức cao. Hình 7. Mô hình nghiên cứu sự chấp nhận mô hình m-learning của sinh viên Đại học tại Thái Lan Nhận thức sự hữu dụng Nhận thức tính dễ sử dụng Điều kiện thuận lợi Ý định chấp nhận m-learning Ảnh hưởng xã hội Sự thích thú cảm nhận (Nguồn: Jairak, 2009)
- 624 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác Dựa trên lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT (Venkatesh 2003), nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố và sự khác biệt về tuổi tác và giới tính trong việc chấp nhận mô hình m-learning” của Wang (2009) kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận m-learning và khám phá sự tác động của tuổi tác và giới tính đến ý định chấp nhận m-learning. Kết quả thu thập được chỉ ra rằng Hiệu quả kì vọng, Nỗ lực kì vọng, Ảnh hưởng xã hội, Sự thích thú cảm nhận và Sự tự quản đều là những yếu tố tác động đáng kể đến ý định hành vi sử dụng m-learning. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự khác biệt về tuổi tác làm giảm ảnh hưởng của các yếu tố Nỗ lực kì vọng và Ảnh hưởng xã hội đến ý định sử dụng m- learning. Trong khi đó giới tính làm giảm sự ảnh hưởng của các yếu tố Ảnh hưởng xã hội và sự tự quản. Hình 1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố và sự khác biệt về tuổi tác và giới tính trong việc chấp nhận mô hình m-learning Hiệu quả kì vọng Nỗ lực kì vọng Ý định hành vi trong sử dụng Ảnh hưởng xã hội m-learning Sự thích thú cảm nhận Sự tự quản Giới tính Tuổi tác (Nguồn: Wang, 2009) Nghiên cứu “Khám phá về việc học tập trên thiết bị di động trong bối cảnh tự định hướng học tập” của Karimi (2016) khám phá các đặc điểm cá nhân thúc đẩy người học sử dụng m-learning. Mô hình nghiên cứu bao gồm các yếu tố Hiệu quả kì vọng, Nỗ lực kì vọng, Sự thích thú cảm nhận, Đổi mới cá nhân và Phương pháp học được kế thừa từ mô hình UTAUT cùng với những nghiên cứu đi trước của các tác giả khác trên thế giới. Kết quả cho thấy Phương pháp học cá nhân và Sự thích thú cảm nhận ảnh hưởng đến cả hai tình huống học tập. Trong khi đó, Hiệu quả kì vọng và Đổi mới cá nhân chỉ có ảnh hưởng trong một bối cảnh cụ thể.
- ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 625 Hình 9. Mô hình nghiên cứu về việc học tập trên thiết bị di động trong bối cảnh tự định hướng học tập Hiệu quả kì vọng Nỗ lực kì vọng Sự chấp nhận m-learning trong bối cảnh chính Sự thích thú cảm nhận thức/không chính thức Đổi mới cá nhân Phương pháp học (Nguồn: Karimi, 2016) Các nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến việc học trực tuyến nói chung, chưa có nghiên cứu nào đề cập cụ thể đến việc người học tham gia các khoá học ngoại ngữ trực tuyến. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu nhận thấy nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia các khoá học trực tuyến về ngoại ngữ nằm ngoài chương trình học của sinh viên chưa được đề cập nhiều nên đã lựa chọn nghiên cứu vấn đề mang tính thực tiễn này. Nghiên cứu này phân tích, đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến ý định tham gia các khóa học ngoại ngữ trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đồng thời kiến nghị các hàm ý quản trị giúp sinh viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế tiếp cận với những khóa học ngoại ngữ trực tuyến một cách hiệu quả. Đó cũng là mục tiêu chính của nghiên cứu này. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện để giải quyết khoảng trống nghiên cứu về e-learning dưới góc nhìn của sinh viên đối với các khoá học ngoại ngữ trực tuyến. 2.4. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 2.4.1. Nhận thức sự hữu dụng (Perceived Usefulness) Nhận thức sự hữu dụng là xác suất chủ quan để người dùng tiềm năng tin rằng việc sử dụng một công nghệ cụ thể sẽ làm tăng hiệu suất công việc của họ. (Davis & cộng sự, 1989). Trong bối cảnh nghiên cứu này, Nhận thức sự hữu dụng có nghĩa là nhận thức của người học về việc học tập trực tuyến sẽ nâng cao hiệu suất học tập của họ. Nhận thức này tạo cái nhìn tích cực đối với các khóa học trực tuyến và tăng ý định tham gia các khóa học trực tuyến của người học. H1: Nhận thức sự hữu dụng tác động cùng chiều đến ý định tham gia các khóa học ngoại ngữ trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế. 2.4.2. Nhận thức tính dễ sử dụng (Perceived Ease of Use) Nhận thức tính dễ sử dụng là mức độ mà người dùng tiềm năng tin rằng không cần phải nỗ lực khi sử dụng một công nghệ cụ thể. (Davis & cộng sự, 1989). Với các khóa học
- 626 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác trực tuyến, Nhận thức tính dễ sử dụng thể hiện nhận thức của người dùng rằng họ có thể tham gia các khóa học trực tuyến một cách dễ dàng. H2: Nhận thức tính dễ sử dụng tác động cùng chiều đến ý định tham gia các khóa học ngoại ngữ trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế. 2.4.3. Điều kiện thuận lợi (Facilitating Conditions) Điều kiện thuận lợi có thể được hiểu là là sự sẵn có của các nguồn lực cần thiết để một cá nhân thực hiện hành vi. Hành vi có thể không xảy ra nếu như xuất hiện sự cản trở từ môi trường (Triandis, 1979). Trong bối cảnh học tập trực tuyến, Điều kiện thuận lợi là các yếu tố góp phần tăng sức ảnh hưởng đến sự hài lòng và quyết định của người học bao gồm kiến thức nền tảng, tốc độ mạng, các thiết bị di động hoặc đội ngũ hỗ trợ. H3: Điều kiện thuận lợi tác động cùng chiều đến ý định tham gia các khóa học ngoại ngữ trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế. 2.4.4. Sự thích thú cảm nhận (Perceived Playfulness): Người dùng không phải lúc nào cũng lý trí và logic, cảm xúc cũng là một yếu tố quan trọng nhưng thường bị bỏ quên khi nghiên cứu sự chấp nhận của họ đối với sự chấp nhận và sử dụng m-learning. Sự thích thú là một biến số phức tạp, bao gồm niềm vui, sự kích thích về mặt tâm lí và sở thích cá nhân (Csikszentmihalyi, 1990). Đến năm 1992, Webster & Martocchio đã định nghĩa Sự thích thú là một cá nhân có xu hướng tương tác với máy tính một cách tự nhiên và đầy sáng tạo. Trong môi trường học tập trực tuyến, Sự thích thú được cho là một trong những yếu tố tạo động lực cho người học tiếp cận và lựa chọn các khoá học họ cho là hấp dẫn và lí thú. H4: Sự thích thú cảm nhận tác động cùng chiều đến ý định tham gia các khóa học ngoại ngữ trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế. 2.4.5. Sự tự quản (Self-Learning): Sự tự quản được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân cảm thấy mình có tính kỉ luật tốt và tự chủ khi tham gia vào việc học (Smith và cộng sự, 2003). Nhu cầu tự định hướng, hay tự quản trong học tập tồn tại một cách rõ ràng trong môi trường tự định hướng học tập, đặc biệt là trong bối cảnh học tập từ xa. Theo Wang (2009, 101): “M-learning có thể được coi là một hình thức học tập trực tuyến thông qua thiết bị di động nên nó được mong đợi rằng mức độ tự quản của một cá nhân có thể ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi của họ khi sử dụng m-learning”. H5: Sự tự quản tác động cùng chiều đến ý định tham gia các khóa học ngoại ngữ trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế
- ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 627 Hình 10. Mô hình nghiên cứu đề xuất Nhận thức sự hữu dụng Nhận thức tính dễ sử dụng Điều kiện thuận lợi Ý định tham gia Sự thích thú cảm nhận Sự tự quản 2.5. Phương pháp nghiên cứu Bảng 1. Xây dựng thang đo nghiên cứu Khái niệm Biến quan sát Nguồn Nhận thức sự - Có thể học bất cứ khi nào. Davis & cộng hữu dụng - Có thể học bất cứ nơi đâu. sự (1989) (Perceived - Có thể học trên nhiều thiết bị. Usefulness) - Khóa học đa dạng về nội dung và phương pháp học. - Nội dung cập nhật thường xuyên. - Có thể học lại các nội dung đã phát. - Được giải đáp thắc mắc nhanh chóng - Khóa học mang lại nhiều kĩ năng bổ trợ - Học ngoại ngữ trực tuyến rất hữu ích với tôi Nhận thức - Dễ dàng đăng kí, đăng nhập Abu-Al-Aish tính dễ sử - Dễ dàng tiếp cận thông tin (2013) dụng - Giao diện trực quan, đơn giản, dễ sử dụng (Perceived - Tôi có thể trải nghiệm khóa học một cách thành thạo Ease of Use) - Giúp việc học trở nên dễ dàng hơn Điều kiện - Tôi có các thiết bị điện tử cần thiết cho việc học trực Abu-Al-Aish thuận lợi tuyến (2013) (Facilitating - Tôi có kiến thức nền tảng cần thiết để học ngoại ngữ Conditions) trực tuyến - Internet tốc độ cao giúp tôi học dễ dàng hơn - Có đội ngũ sẵn sàng hỗ trợ các vấn đề về khóa học - Giảng viên thân thiện, nhiệt tình - Tôi có thể dễ dàng tương tác với giảng viên và học viên khác Sự thích thú - Tôi thấy thời gian trôi qua nhanh khi tôi học trực tuyến Abu-Al-Aish cảm nhận - Khóa học luôn nhắc nhở tôi về những tiến độ cần phải (2013) (Perceived hoàn thành Playfulness) - Bầu không khí học tập thân thiện, năng động - Nội dung học gây sự tò mò, thích thú Sự tự quản - Tôi có kế hoạch học tập cụ thể, rõ ràng Wang (Self- - Tôi có thể quản lí thời gian học hiệu quả (2009) Learning) - Tôi tự tạo ra môi trường học tập tích cực - Tôi có tính tự kỉ luật cao (Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp)
- 628 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác Nhóm tác giả chọn thang đo Likert để đo lường các biến quan sát sử dụng cho các khái niệm có trong báo cáo. Ở đây, thang đo Likert có 5 mức độ: 1. Hoàn toàn không đồng ý, 2. Không đồng ý, 3. Trung lập, 4. Đồng ý, 5. Hoàn toàn đồng ý. Phương pháp chọn mẫu: Vì nghiên cứu tập trung vào những sinh viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã có kinh nghiệm tham gia các khoá học ngoại ngữ trực tuyến nên nhóm tác giả quyết định sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng. (Phân chia tổng thể thành 5 tổ: Mỗi tổ tương ứng với mỗi khoa cụ thể: Quản trị kinh doanh, Kế toán – Tài chính, Kinh tế & Phát triển, Kinh tế chính trị, Hệ thống thông tin kinh tế. Trong mỗi tổ tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản). Cách chọn mẫu này giúp thu thập phản hồi bảng hỏi một cách khách quan và chính xác hơn, đảm bảo mức độ bao phủ tốt hơn và tính đại diện cao. Kích thước mẫu tối thiểu: Theo công thức tính mẫu trực tuyến của Daniel Soper (2017), với số biến độc lập là 5 thì số lượng mẫu tối thiểu cần thu thập là 91 (với mức ý nghĩa 𝛼=0.05). Trong phân tích hồi quy đa biến, theo (Tabachnick, B.G., & Fidell, 2010) cỡ mẫu tối thiểu tính theo công thức “50 + 8m” với m là số biến độc lập có trong mô hình nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, với số biến độc lập m = 5 thì cỡ mẫu tối thiểu là 90 mẫu. Tổng mẫu dự kiến: 250 người. Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát trực tiếp 200 người (80%) và trực tiếp phát bảng hỏi tại các lớp học. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn thực hiện khảo sát trực tuyến 50 người (20%) bằng cách đăng tải bảng hỏi tại các hội nhóm online trên mạng xã hội Facebook và sử dụng câu hỏi lọc để chọn ra những người tham gia phù hợp với mục tiêu. Đối tượng điều tra tập trung vào các khóa từ K51 đến K54 (sinh viên năm thứ nhất đến sinh viên năm thứ tư hệ chính quy). 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hướng đến những sinh viên đã từng có kinh nghiệm tham gia học các khóa học ngoại ngữ trực tuyến nên mẫu được thu thập bằng cách kết hợp 2 phương pháp chọn mẫu phân tầng (Phân chia tổng thể thành 5 tổ: Mỗi tổ tương ứng với mỗi khoa cụ thể: Quản strị kinh doanh, Kế toán – Tài chính, Kinh tế & Phát triển, Kinh tế chính trị, Hệ thống thông tin kinh tế. Trong mỗi tổ tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản). Số lượng bảng hỏi khảo sát được phát trực tiếp là 250 bảng và trực tuyến là 70 bảng trên Google Biểu mẫu. Kết quả là từ ngày 28/04/2021 đến 05/05/2021, nhận được 313 phản hồi trong đó có 256 phản hồi hợp lệ và 57 phản hồi không hợp lệ thông qua cả hai hình thức khảo sát. Số lượng phản hồi thực tế đã đáp ứng được yêu cầu về số lượng mẫu theo công thức của Daniel Soper và Tabachnick & Fidell. 3.1.1. Thông tin nhận biết về việc học tập trực tuyến a) Mức độ phổ biến của các khóa học Theo như kết quả thu được, khóa học trực tuyến được sinh viên lựa chọn theo học nhiều nhất là Engbreaking (chiếm 32,1%). Các khóa học từ edX hay Coursera cũng được nhiều sinh viên lựa chọn với tỉ lệ lần lược là 22,7% và 19,7%. Ngoài ra, một số ít sinh viên lựa chọn theo học các khóa học của Edumall (chiếm 8,3%), Moon (chiếm 8,9%) và một số
- ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 629 khóa học khác (chiếm 8,3%). Trong thời kì đại dịch Covid-19, việc học và làm việc tại nhà đang dần được áp dụng. Nắm bắt được xu hướng đó, khóa học Engbreaking thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube,… dễ dàng tiếp cận được với nhiều sinh viên. Với tỉ lệ nhận biết cao nhất, Engbreaking hướng dẫn người học từ căn bản đến nâng cao qua nhiều giai đoạn nhỏ. Ngoài ra, các khóa học từ Coursera, edX cũng được nhiều sinh viên lựa chọn bởi sự miễn phí và những nội dung phong phú, đa dạng nhưng ngôn ngữ mặc định là tiếng Anh. Trong khi đó, các khóa học trên Edumall, Moon,.. ít được lựa chọn hơn do ít người biết đến và sinh viên phải trả phí mới học được. b) Thời gian trung bình mỗi khóa học Theo kết quả điều tra, sinh viên thường lựa chọn những khóa học ngoại ngữ trực tuyến có thời gian ngắn. Thời gian trung bình cho mỗi khóa học được sinh viên lựa chọn theo học nhiều nhất là từ 1-3 tháng (chiếm 83,3%). Một số ít sinh viên chọn trải nghiệm các khóa học từ 4-6 tháng (12,5%). Có rất ít sinh viên lựa chọn những khóa học có thời gian dài như 6-12 tháng (2,7%) và trên 1 năm (1,2%). c) Phương tiện biết đến khóa học Trong số 256 phản hồi bảng hỏi, phần lớn sinh viên biết đến các khóa học thông qua mạng Internet (70,3%). Ngoài ra cũng có một bộ phận sinh viên biết đến chúng thông qua sự giới thiệu của người thân bạn bè (50,4%). Tỉ lệ sinh viên biết đến các khóa học qua các tờ rơi hay banner là gần như không có. Trong kỉ nguyên Internet và trào lưu công nghệ bùng nổ, các quảng cáo khóa học trên các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube,… tiếp cận với sinh viên dễ dàng hơn bao giờ hết. Với đặc điểm tâm lí sợ rủi ro khi học trực tuyến, những lời giới thiệu từ bạn bè hay người thân đã từng trải nghiệm giúp sinh viên an tâm hơn khi tham gia các khóa học này. d) Mức học phí trung bình mỗi khóa học Theo kết quả từ số liệu điều tra năm 2020, mức học phí sinh viên chấp nhận chi trả cho mỗi khóa học là từ 0-2.000.000 VNĐ (chiếm 67,2%), không có sinh viên nào chi trả số tiền cao hơn để trải nghiệm một khóa học ngoại ngữ trực tuyến. Bên cạnh đó các khóa học miễn phí cũng được một số bộ phận sinh viên lựa chọn theo học (32,8%). Với các khóa học ngoại ngữ trực tuyến ngắn hạn, còn tồn tại một số bất lợi so với các lớp học ngoại ngữ truyền thống thì mức học phí dưới 2 triệu khá phù hợp. Đa số sinh viên còn e ngại khi đăng kí học trực tuyến với mức học phí đắt như ở các trung tâm do rủi ro không đạt hiệu quả. Trong khi đó, nhiều khóa học miễn phí cũng được sinh viên quan tâm và trải nghiệm. e) Ý định tham gia khóa học tiếp theo Từ các kết quả thu được, tỉ lệ sinh viên không có ý định tham gia khóa học tiếp theo khá cao (61,3%) so với tỉ lệ sinh viên có ý định học tiếp. Nguyên nhân có thể do các khóa học ngoại ngữ có nhiều hạn chế hơn so với học tại lớp học truyền thống. Ngoài ra, các khóa học ngoại ngữ trực tuyến thường xây dựng lộ trình tiêu chuẩn chung cho phần lớn sinh viên nên
- 630 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác đôi khi không đáp ứng được nhu cầu cá nhân của mỗi người. Hoặc sinh viên cảm thấy lộ trình học, phương pháp giảng dạy không còn phù hợp với họ nữa. f) Thời gian trung bình để học ngoại ngữ Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian trung bình trong một tuần dành cho việc học ngoại ngữ của đại đa số sinh viên còn thấp, từ 1-3 giờ/tuần chiếm tỉ lệ cao 68%, từ 4-6 giờ/tuần chiếm 25%. Tuy nhiên vẫn có một số ít sinh viên dành thời gian trên 6 giờ/tuần để học ngoại ngữ, chiếm 7%. 3.1.2. Thông tin thuộc đối tượng nghiên cứu Bảng 2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Số lượng Tỷ lệ Tiêu chí Phân loại (người) (%) Nam 60 23,4 Giới tính Nữ 196 76,6 Quản trị kinh doanh 170 66,6 Kế toán – Tài chính 44 17,1 Kinh tế và Phát triển 15 5,8 Khoa Kinh tế chính trị 14 5,4 Hệ thống thông tin kinh tế 13 5,1 Khóa 51 (năm thứ 4) 26 10,2 Khóa 52 (năm thứ 3) 133 52 Độ tuổi Khóa 53 (năm thứ 2) 60 23,4 Khóa 54 (năm thứ 1) 37 14,4 Tổng 256 100 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021) 3.2. Độ tin cậy của thang đo Để tiến hành nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định tham gia các khóa học ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Huế, nhóm tác giả kiểm định độ tin cậy của các tiêu chí cụ thể cho từng biến số với hệ số Cronbach’s Alpha để loại bỏ những tiêu chí không phù hợp trước khi tiến hành phân tích nhân tố. Bảng 3. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha STT Thang đo Hệ số Cronbach’s Alpha 1 Nhận thức sự hữu dụng 0,854 2 Nhận thức tính dễ sử dụng 0,810 3 Điều kiện thuận lợi 0,836 4 Thích thú cảm nhận 0,829 5 Sự tự quản 0,804 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021) Các khái niệm thành phần đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Trong đó, cao nhất là khái niệm thành phần Nhận thức sự hữu dụng với hệ số là 0,854 và thấp nhất là khái
- ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 631 niệm thành phần Sự tự quản với hệ số là 0,804. Điều này phản ánh được sự liên hệ chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng khái niệm thành phần. Sau khi loại bỏ các biến rác PU5, PU8 và SL3 (có hệ số tương quan biến – tổng bé hơn 0,3) thì các biến còn lại đều có hệ số tương quan biến – tổng nằm trong khoảng từ 0,473 đến 0,701 nên chấp nhận tất cả các biến. Các biến này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố EFA. 3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA Bảng 4. Ma trận xoay các nhân tố Biến Nhân tố quan sát 1 2 3 4 5 PU4 0,758 PU6 0,729 PU2 0,727 PU9 0,712 PU1 0,710 PU7 0,689 PU3 0,557 FC1 0,731 FC6 0,718 FC2 0,694 FC4 0,690 FC3 0,632 PEOU2 0,756 PEOU3 0,728 PEOU1 0,704 PEOU5 0,702 PEOU4 0,650 PP1 0,757 PP3 0,739 PP5 0,699 PP4 0,644 SL1 0,833 SL4 0,821 SL2 0,785 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021) Mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 5 khái niệm thành phần với 30 biến quan sát sẽ ảnh hưởng đến ý định tham gia các khóa học ngoại ngữ trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Huế. Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, kết quả còn lại 27 biến quan sát. Nhóm tác giả đưa toàn bộ 27 biến quan sát này vào phân tích nhân tố với phép trích Principal Axis Factoring, sử dụng phép xoay Varimax, phương pháp kiểm định KMO và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát. Hệ số tải nhân tố Factor Loading đạt mức ít nhất bằng 0,5 vì theo (Hoàng Trọng, 2005), đây là mức đảm bảo ý nghĩa thiết thực của phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị KMO là 0,888 > 0,5. Điều này chứng tỏ dữ liệu dung để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Giá trị Sig. của Barlett’s Test = 0,000 <
- 632 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 0,05 cho thấy các biến tương quan với nhau trong tổng thể. Từ đó, bác bỏ giả thuyết H0: Các biến quan sát không có mối tương quan với nhau trong tổng thể. Thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax, kết quả cho thấy 27 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 5 nhóm. Giá trị Eigenvalues của các nhân tố đều lớn hơn 1. Trong đó, nhân tố thứ 5 có giá trị thấp nhất là 1.161. Giá trị tổng phương sai trích = 59,061% > 50%: đạt yêu cầu. Trị số này thể hiện 5 nhân tố được chọn giải thích được 59,061% biến thiên của dữ liệu. 3.4. Kết quả nghiên cứu 3.4.1. Kết quả phân tích hồi quy Phân tích hồi quy đa biến được tiến hành để suy rộng cho mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Ý định tham gia (PI) và 5 biến độc lập: Nhận thức sự hữu dụng (PU), Nhận thức tính dễ sử dụng (PEOU), Điều kiện thuận lợi (FC), Sự thích thú cảm nhận (PP) và Sự tự quản (SL) Bảng 5. Kết quả phân tích hồi quy Mô hình R R Square Adjusted R Square Sai lệch chuẩn Durbin-Watson 1 0,738a 0,544 0,535 0,35320 2,027 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021) Kết quả ở bảng 5 cho thấy hệ số R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0,535. Điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu của mẫu ở mức 53,5%, tức là các biến độc lập giải thích được 53,5% biến thiên của biến phụ thuộc Ý định tham gia (PI). Bảng 6. Bảng ANOVA Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig. Regression 37,264 6 7,453 59,741 0,000b 1 Residual 31,188 250 0,125 Total 68,453 256 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021) Kết quả ở bảng 6 cho thấy giá trị F = 59,741 với Sig. = 0,000 < 0,05, đồng nghĩa với việc mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù hợp với tổng thể. Bảng 7. Kết quả hồi quy đa biến Mô hình Hệ số hồi quy chưa Hệ số hồi quy T Sig. Thống kê chuẩn hóa chuẩn hóa đa cộng tuyến B Std Beta Tolerance VIF Hằng số 0,487 0,187 2,610 0,010 PU 0,136 0,040 0,170 3,353 0,001 0,712 1,404 PEOU 0,191 0,037 0,260 5,151 0,000 0,716 1,396 FC 0,241 0,041 0,330 5,863 0,000 0,574 1,742 PP 0,055 0,041 0,072 1,341 0,181 0,631 1,584 SL 0,171 0,032 0,236 5,362 0,000 0,938 1,066 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021)
- ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 633 Kết quả ở bảng 7 cho thấy: - Giá trị cột Sig. của các biến độc lập Nhận thức sự hữu dụng (PU), Nhận thức tính dễ sử dụng (PEOU), Điều kiện thuận lợi (FC) và Sự tự quản (SL) đều bé hơn 0,05 chứng tỏ các biến này đều có ý nghĩa trong mô hình. Riêng biến Sự thích thú cảm nhận (PP) có Sig. = 0,181 (lớn hơn 0,05) nên biến này cần được loại bỏ. - Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa 𝛽 của biến Điều kiện thuận lợi (FC) lớn nhất (0,241) nên biến này có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thay đổi của biến phụ thuộc Ý định tham gia (PI). Hệ số 𝛽 của biến Nhận thức sự hữu dụng (PU) thấp nhất (0,136) nên biến này ít tạo ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Ý định tham gia (PI) nhất. Tóm lại, hệ số 𝛽 tất cả các biến độc lập đều dương chứng tỏ các biến đều tác động tích cực lên biến Ý định tham gia (PI). - Theo Hoàng Trọng (2005), hệ số VIF < 10 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến. Nhưng thực tế khi hệ số VIF < 2 mới không xuất hiện hiện tượng này. Trong bảng trên, VIF của tất cả các biến độc lập đều bé hơn 2 chứng tỏ không có dấu hiệu đa cộng tuyến. Phương trình hồi quy tổng quát của mô hình được viết lại như sau: PI = 0,487 + 0,136*PU + 0,191 *PEOU + 0,241*FC + 0,171*SL 3.4.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu 3.4.2.1. Nhận thức sự hữu dụng Giả thuyết H1: Nhận thức sự hữu dụng tác động cùng chiều (+) đến ý định tham gia các khóa học ngoại ngữ trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa 𝛽1 = 0,136, sig (𝛽1) = 0,001 < 5%: Giả thuyết H1 không bị bác bỏ. Nhận thức sự hữu dụng tác động tích cực đến ý định tham gia các khóa học ngoại ngữ trực tuyến của sinh viên. Khi sinh viên nhận thức được càng nhiều sự hữu dụng mà các khóa học ngoại ngữ trực tuyến mang lại cho họ thì ý định tham gia các khóa học càng cao và dễ dàng tiếp nhận thêm những khóa học mới. Với ưu thế học tập mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm thời gian, học được nhiều lần, nội dung hấp dẫn không gò bó đã tác động tích cực đến ý định tham gia học tập trực tuyến của sinh viên. 3.4.2.2. Nhận thức tính dễ sử dụng Giả thuyết H2: Nhận thức tính dễ sử dụng tác động cùng chiều (+) đến ý định tham gia các khóa học ngoại ngữ trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa 𝛽2 = 0,191, sig (𝛽2) = 0,000 < 5%: Giả thuyết H2 không bị bác bỏ. Nhận thức tính dễ sử dụng tác động tích cực đến ý định tham gia các khóa học ngoại ngữ trực tuyến của sinh viên. Với giao diện bắt mắt, trực quan hay dễ dàng trong việc đăng kí/đăng nhập sẽ khơi gợi sự hứng thú của sinh viên. Điều này đánh vào tâm lí thích sự tiện lợi và nhanh chóng trong bối cảnh có nhiều tác động từ mạng Internet khiến cho sinh viên dễ dàng bị xao nhãng.
- 634 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 3.4.2.3. Điều kiện thuận lợi Giả thuyết H3: Điều kiện thuận lợi tác động cùng chiều (+) đến ý định tham gia các khóa học ngoại ngữ trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa 𝛽3 = 0,241, sig (𝛽3) = 0,000< 5%: Giả thuyết H3 không bị bác bỏ. Điều kiện thuận lợi tác động tích cực đến ý định tham gia các khóa học ngoại ngữ trực tuyến của sinh viên. Trong thời đại công nghệ bùng nổ như hiện nay, việc sở hữu một chiếc smartphone hay máy tính dễ dàng hơn bao giờ hết. Vì thế, việc trải nghiệm các khóa học ngoại ngữ trực tuyến không hề khó khăn đối với sinh viên. Ngoài ra, Internet tốc độ cao cùng với wifi phủ sóng mọi nơi cũng tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tiếp cận với các khóa học này một cách nhanh chóng. 3.4.2.4. Sự thích thú cảm nhận Giả thuyết H4: Sự thích thú cảm nhận tác động cùng chiều (+) đến ý định tham gia các khóa học ngoại ngữ trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa 𝛽4 = 0,055, sig (𝛽4) = 0,181 > 5%: Giả thuyết H4 bị loại bỏ. Sự thích thú cảm nhận với giá trị sig > 5% nên không có ý nghĩa nghiên cứu. Điều này cho thấy yếu tố này không tác động đáng kể đến ý định tham gia các khóa học ngoại ngữ của sinh viên. Mỗi khóa học ngoại ngữ trực tuyến đều có những ưu điểm riêng, việc sinh viên cảm thấy thích thú với những quảng cáo về phương pháp hay nội dung là những cảm xúc ban đầu và những cảm xúc này thường không kéo dài lâu. Sinh viên có xu hướng cân nhắc kĩ càng trước khi đăng kí học các khóa học ngoại ngữ trực tuyến, đặc biệt là các khóa có trả phí nên sự thích thú sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quyết định của họ. 3.4.2.5. Sự tự quản Giả thuyết H5: Sự tự quản tác động cùng chiều (+) đến ý định tham gia các khóa học ngoại ngữ trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa 𝛽5 = 0,171, sig (𝛽5) = 0,000 < 5%: Giả thuyết H5 không bị bác bỏ. Sự tự quản tác động tích cực đến ý định tham gia các khóa học ngoại ngữ trực tuyến của sinh viên. Ưu điểm của các khóa học ngoại ngữ trực tuyến là thời gian học cực kì linh hoạt, sinh viên không bị bó buộc bởi khung thời gian cố định như các lớp học truyền thống. Chính vì thế, ý thức học tập của sinh viên đóng vai trò cực kì quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả học tập khi tham gia học tập trực tuyến. Nó cũng ảnh hưởng đến ý định tham gia các khóa học khác của sinh viên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của sinh viên Đại học Ngoại thương sau khi tốt nghiệp
19 p | 253 | 25
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của lực lượng lao động mới
15 p | 232 | 16
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò giới trong hoạt động thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở nông thôn hiện nay
12 p | 208 | 16
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
0 p | 224 | 14
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Vĩnh Long sau khi ra trường
16 p | 58 | 11
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng dịch vụ xe ôm công nghệ Grab tại Tp Hồ Chí Minh
7 p | 81 | 10
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau
10 p | 46 | 4
-
Tổng quan nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng được tuyển dụng của sinh viên
14 p | 9 | 4
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên trong giáo dục đại học
3 p | 10 | 3
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Deacetyl và cắt mạch Chitin để điều chế Glucosamine
7 p | 71 | 3
-
Ứng dụng lý thuyết nền nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện luận văn của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ
8 p | 29 | 3
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc tham gia hoạt động phát triển nghề nghiệp của giáo viên
7 p | 25 | 3
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nông dân ở khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên
6 p | 70 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
7 p | 127 | 2
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của học sinh trung học phổ thông
3 p | 12 | 2
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Dương
12 p | 4 | 1
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên Trường Đại học Duy Tân
18 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn