TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 180-188<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC QUẦN THỂ LOÀI CÁ TRÍCH Sardinella gibbosa<br />
Bleeker, 1849 (Clupeiformes: Clupeidae) TẠI VÙNG BIỂN VIỆT NAM<br />
Đặng Thúy Bình1*, Nguyễn Thị Bảo Châu2, Bùi Kim Lý2<br />
1<br />
<br />
Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Trường Đại Học Nha Trang, *binhdangthuy@gmail.com<br />
2<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
TÓM TẮT: Cá trích có khoảng 50 giống gồm rất nhiều loài, phân bố rộng, chủ yếu sống ở tầng nước<br />
mặt, di chuyển thành từng đàn và không di cư xa. Mẫu cá trích Sardinella gibbosa Bleeker, 1849 được thu<br />
từ Phú Quốc, Khánh Hòa, Đà Nẵng và Cát Bà. Cây đa dạng loài được xây dựng dựa trên thuật toán<br />
neightbour joining sử dụng trình tự vùng gen điều khiển (Control region-CR) và 16S của DNA ti thể của<br />
các quần đàn S. gibbosa. Mạng lưới haplotype được xây dựng dựa trên phần mềm Network sử dụng tính<br />
năng Network Draw. Kết quả cho thấy vùng gen điều khiển (1122 bp) của 80 cá thể có tổng số 32<br />
haplotype được phát hiện với đa dạng haplotype là h=0,916±0,00041. Đối với gen 16S (550 bp) của 81 cá<br />
thể có tổng số 31 haplotype được phát hiện và đa dạng haplotype là h=0,804±0,0017. Mạng lưới haplotype<br />
cho thấy sự kết nối rộng rãi giữa các quần thể cá trích S. gibbosa dọc theo bở biển Việt Nam trừ quần thể<br />
ở Phú Quốc. Hệ thống dỏng chảy đại dương và dòng chảy sông Mê Kông được cho là rào cản sinh học<br />
cho sự phát tán ấu trùng và sự hình thành các quần thể cá trích theo vùng biển.<br />
Từ khóa: Sardinella gibbosa, gen điều khiển, mạng lưới haplotype, Việt Nam.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Sardinella gibbosa là loài thuộc giống<br />
Sardinella, một trong những loài cá có giá trị<br />
kinh tế cao thuộc họ Clupeidae, đây là một đối<br />
tượng quan trọng của nghề cá tại Việt Nam nói<br />
riêng và thế giới nói chung [3, 6]. Cá trích là<br />
loài phát triển nhanh, phân bố rộng và đặc điểm<br />
sống phản ánh sự nóng lên của đại dương do<br />
biến đổi khí hậu [7, 8].<br />
Các dòng chảy dọc theo bờ biển Việt Nam<br />
tạo ra khả năng kết nối rộng rãi giữa các quần<br />
thể sinh vật biển, trừ các khu vực ven biển phía<br />
tây nam của Việt Nam gần vịnh Thái Lan (hình<br />
1B, 1C). Điều này dẫn đến giả thuyết cho rằng<br />
dòng chảy của sông Mê Kông có thể là rào cản<br />
sinh học cho sự di chuyển gen của các sinh vật<br />
biển thông qua sự phát tán ấu trùng, vì vậy, có<br />
thể có sự phân tách giữa các quần thể ở phía bắc<br />
và phía nam cửa sông Mê Kông.<br />
Với nhận thức về vai trò quan trọng trong hệ<br />
sinh thái và giá trị kinh tế của các loài cá<br />
Sardinella, nhiều nghiên cứu về cấu trúc quần<br />
thể của các loài cá này đã được tiến hành.<br />
Gregory et al. (1998) [9] đã nghiên cứu sự sinh<br />
sản ở giai đoạn trứng và ấu trùng của loài<br />
Sardinops sagax ở Thái Bình Dương trong vịnh<br />
California. Wang et al. (2008) [19] đã nghiên<br />
<br />
180<br />
<br />
cứu về đa dạng di truyền và cấu trúc quần thể<br />
của loài Sardinella zunasi.<br />
Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới chưa có<br />
công trình nghiên cứu nào về đa dạng di truyền<br />
và cấu trúc quần thể được thực hiện đầy đủ và<br />
đồng bộ về loài S. gibbosa. Các nghiên cứu liên<br />
quan đến đặc điểm sinh học, sinh thái, đa dạng<br />
di truyền của loài S. gibbosa còn ít.<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng các<br />
chỉ thị phân tử control region (CR mtDNA) và<br />
16S mtDNA của DNA ti thể để xác định sự đa<br />
dạng di truyền của quần thể cá trích Sardinella<br />
gibbosa ở các vùng biển Phú Quốc, Nha Trang,<br />
Đà Nẵng, Cát Bà, đồng thời xác định cấu trúc<br />
quần thể của loài cá trích ở vùng biển Việt<br />
Nam. Nghiên cứu này góp phần vào việc cung<br />
cấp dữ liệu ban đầu cho công tác bảo tồn và lưu<br />
giữ nguồn gen của loài cá trích Sardinella<br />
gibbosa ở Việt Nam.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Đối tương nghiên cứu là loài cá trích<br />
Sardinella gibbosa Bleeker, 1849, được thu tại<br />
các vùng biển Phú Quốc (28 mẫu), Nha Trang<br />
(18 mẫu), Đà Nẵng (17 mẫu), Cát Bà (18 mẫu)<br />
(hình 1A). Mẫu cá trích được tách lấy cơ sau đó<br />
được bảo quản ở -40oC.<br />
<br />
Dang Thuy Binh, Nguyen Thi Bao Chau, Bui Kim Ly<br />
<br />
Tách chiết DNA và nhân gen bằng kỹ thuật<br />
PCR<br />
DNA tổng số được tách chiết từ phần cơ của<br />
mỗi cá thể cá trích bằng bộ kit Wizard SV<br />
genomic DNA purification (Promega) theo<br />
hướng dẫn của nhà sản xuất. Vùng gen điều<br />
khiển (CR) và gen 16S của DNA ti thể được<br />
<br />
khuếch đại bằng đoạn mồi bao gồm mồi xuôi và<br />
mồi ngược, cụ thể như sau: gen CR: CRA<br />
5’TTC CAC CTC TAA CTC CCA AAG<br />
CTA3’và CRE 5’ CCT GAA GTA GGA ACC<br />
AGA TG 3’[12], và gen 16S: 16Sar 5’CGC<br />
CTG TTT ATC AAA AAC AT3’, 16Sbr 5’<br />
CCG GTC TGA ACT CAG ATC ACGT3’ [5].<br />
<br />
Hình 1. A. Bản đồ các khu vực thu mẫu (đánh dấu hình tròn); B, C. dòng chảy bề mặt đại dương<br />
khu vực biển Đông và tam giác san hô theo gió mùa<br />
Phản ứng PCR được tiến hành với tổng thể<br />
tích 50 µl gồm: 1 µl khuôn với DNA tách chiết<br />
từ mẫu cơ, 5 µl 10X Dream Taq Buffer, 0,25<br />
mM mỗi loại dNTP, 2 µM mỗi mồi (10 mM), 2<br />
mM MgCl2, 1 đơn vị Taq polymerase (5 U/1µl)<br />
và nước cất cho đủ thể tích. Phản ứng được<br />
chạy trên máy luân nhiệt Icycler (Bio-rad) theo<br />
chương trình nhiệt độ: biến tính ban đầu tại<br />
94oC trong 7 phút; sau đó là 35 chu kỳ của 94oC<br />
trong 30 giây; 50oC trong 30 giây; 72oC trong 1<br />
phút; cuối cùng là bước kéo dài tại 72oC trong<br />
10 phút. Sản phẩm PCR (3 µl) sau đó được<br />
kiểm tra trên thạch agarose 1,5% nhuộm với<br />
ethidiumbromide và chụp hình bằng hệ thống<br />
đọc và phân tích hình ảnh gel (GelDoc-Biorad).<br />
Giải trình tự gen<br />
Sản phẩm PCR được tinh sạch bằng bộ kít<br />
“Wizard SV Gel and PCR clean-up System” của<br />
Promega theo hướng dẫn của nhà sản xuất và sử<br />
dụng làm khuôn trực tiếp cho phản ứng tiền giải<br />
trình tự theo nguyên tắc dye-labelled dideoxy<br />
terminator (Big Dye® Terminator v.3.1.<br />
Applied Biosystems) với các đoạn mồi tương tự<br />
<br />
như phản ứng PCR, theo chương trình nhiệt như<br />
sau: 96oC trong 20 giây, 50oC trong 20 giây,<br />
cuối cùng là 60oC trong 4 phút. Sản phẩm được<br />
phân tích trên máy phân tích trình tự tự động<br />
ABI Prism® 3700 DNA Analyser (Applied<br />
Biosystems). Các trình tự được kết nối bằng kỹ<br />
thuật Contig Express trong phần mềm package<br />
vector NTI v.11.<br />
Phân tích đa dạng di truyền loài Sardinella<br />
gibbosa<br />
Trình tự của Sardinella gibbosa được xác<br />
nhận<br />
bằng<br />
chương<br />
trình<br />
BLAST<br />
(http://blast.ncbi.nlm.nih.gov/Blast.cgi).<br />
Các<br />
trình tự được chỉnh sửa bằng phần mềm<br />
Sequencher 4.0.4 (Gene Codes Corporation,<br />
2002) và dóng hàng bằng phần mềm Clustal X<br />
v.1.8 [18].<br />
Đa dạng di truyền (genetic diversity) giữa<br />
các quần thể được tính bằng tổng số haplotype<br />
(k), số lượng của vị trí đa hình-polymorphic<br />
sites (s), đa dạng haplotype-haplotype diversity<br />
(d) và đa dạng nucleotide-nucleotide diversity<br />
<br />
181<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 180-188<br />
<br />
(), số đột biến (n) sử dụng phần mềm DNAsp<br />
v 4.0 [15].<br />
Tổng số hapotype<br />
Haplotype là một biến thể thứ tự duy nhất<br />
của một gen tại cùng một locus trong bộ gen.<br />
Các trình tự gen có cùng số điểm đột biến lập<br />
thành một haplotype. Các haplotype khác nhau<br />
bởi một điểm đột biến.<br />
Đa dạng haplotype: xác suất hai lựa chọn<br />
ngẫu nhiên các haplotype trong một mẫu là<br />
khác nhau (tương đương với dị hợp tử được<br />
mong đợi).<br />
2<br />
n <br />
k<br />
h<br />
1 i 1 pi <br />
<br />
n 1 <br />
Trong đó: h là đa dạng haplotype; n là số<br />
lượng các haplotype trong một mẫu; p là tần số<br />
của từng haplotype trong mẫu.<br />
Đa dạng nucleotide: là số lượng trung bình<br />
của các vị trí nucleotide khác nhau giữa hai chuỗi<br />
nucleotide được rút ra ngẫu nhiên từ một mẫu.<br />
<br />
∏ = (n/(n-1)) Σxi xj πij<br />
Trong đó, xi, xj là tần số của các alen i và j;<br />
πij là tần suất sai khác giữa alen i và j; n là chiều<br />
dài của chuỗi nucleotide.<br />
Số đột biến: xác suất mà bất kỳ một vị trí<br />
xảy ra đột biến: xác suất đột biến = số đột<br />
biến/tổng số nucleotide trong chuỗi/thế hệ.<br />
Tổng số đột biến trên cả chiều dài chuỗi<br />
nucleotide: η = xác suất đột biến (tổng số<br />
nucleotide - số nucleotide đã bị đột biến).<br />
Xây dựng cây đa dạng loài<br />
Các phân tích được thực hiện dựa trên tập<br />
hợp các trình tự gen CR mtDNA và 16S<br />
mtDNA của Sardinella gibbosa. Trình tự của ba<br />
loài Sardinops sagax, Sardinops ocellatus và<br />
Sardinops caeruleus được sử dụng làm nhóm<br />
ngoại. Trình tự sử dụng trong nghiên cứu được thể<br />
hiện cụ thể ở bảng 1. Phân tích được tiến hành<br />
dựa trên thuật toán Neightbour joining (NJ)<br />
bằng phần mềm Mega 5.0 [17].<br />
<br />
Bảng 1. Thông tin về trình tự CR mtDNA và 16S mtDNA của Sardinella gibbosa và khu vực thu<br />
mẫu sử dụng trong nghiên cứu<br />
Trình tự<br />
<br />
Khu vực thu mẫu<br />
CR mtDNA<br />
<br />
SGPQ1, SGPQ2, SGPQ5, SGPQ6, SGPQ7,<br />
SGPQ9, SGPQ12, SGPQ14, SGPQ16,<br />
SGPQ18, SGPQ20, SGPQ21, SGPQ22,<br />
SGPQ24, SGPQ27, SGPQ30,<br />
SGPQ31,SGPQ32, SGPQ34, SGPQ36,<br />
SGPQ37, SGPQ38, SGPQ42, SGPQ43,<br />
SGPQ47, SGPQ48, SGPQ49, SGPQ50<br />
SGNT1, SGNT2, SGNT3, SGNT4, SGNT5,<br />
SGNT6, SGNT7, SGNT8, SGNT9, SGNT10,<br />
SGNT11, SGNT12, SGNT13, SGNT14,<br />
SGNT15, SGNT16, SGNT17, SGNT18<br />
SGDN1, SGDN2, SGDN3, SGDN4,<br />
SGDN5, SGDN6, SGDN7, SGDN8,<br />
SGDN9, SGDN10, SGDN11, SGDN12,<br />
SGDN13, SGDN14, SGDN15, SGDN16,<br />
SGDN17<br />
SGCB1, SGCB2, SGCB3, SGCB4, SGCB5,<br />
SGCB6, SGCB7, SGCB8, SGCB9, SGCB10,<br />
SGCB11, SGCB12, SGCB13, SGCB14,<br />
SGCB15, SGCB16, SGCB17, SGCB18<br />
Sardinops sagax (EU95933),<br />
Sardinops ocellatus (EU95942)<br />
182<br />
<br />
Nguồn tham khảo<br />
<br />
Phú Quốc<br />
<br />
Nghiên cứu hiện tại<br />
<br />
Nha Trang<br />
<br />
Nghiên cứu hiện tại<br />
<br />
Đà Nẵng<br />
<br />
Nghiên cứu hiện tại<br />
<br />
Cát Bà<br />
<br />
Nghiên cứu hiện tại<br />
Bowen et al., 1997, đăng kí<br />
trực tiếp<br />
<br />
Dang Thuy Binh, Nguyen Thi Bao Chau, Bui Kim Ly<br />
<br />
Sardinops neopilchardus (U95932)<br />
16S mtDNA<br />
SGPQ1, SGPQ2,<br />
SGPQ20, SGPQ21, SGPQ22, SGPQ24,<br />
SGPQ27, SGPQ28, SGPQ29, SGPQ31,<br />
SGPQ36, SGPQ37, SGPQ38, SGPQ39,<br />
Phú Quốc<br />
SGPQ40, SGPQ41, SGPQ42, SGPQ43,<br />
SGPQ44, SGPQ45, SGPQ46, SGPQ47,<br />
SGPQ48, SGPQ49, SGPQ50, SGPQ52<br />
SGNT1, SGNT2, SGNT3, SGNT4, SGNT5,<br />
SGNT6, SGNT7, SGNT8, SGNT9, SGNT10,<br />
SGNT11, SGNT12, SGNT13, SGNT14,<br />
Nha Trang<br />
SGNT15, SGNT16, SGNT17, SGNT18,<br />
SGNT19<br />
SGDN1, SGDN2, SGDN3, SGDN4,<br />
SGDN5, SGDN6, SGDN7, SGDN8,<br />
SGDN9, SGDN10, SGDN11, SGDN12,<br />
Đà Nẵng<br />
SGDN13, SGDN14, SGDN15, SGDN16,<br />
SGDN17<br />
SGCB1, SGCB2, SGCB3, SGCB4, SGCB5,<br />
SGCB6, SGCB7, SGCB8, SGCB9, SGCB10,<br />
Cát Bà<br />
SGCB11, SGCB12, SGCB13, SGCB14,<br />
SGCB15, SGCB16, SGCB17, SGCB18<br />
Sardinops sagax (EU552729)<br />
Sardinops caeruleus (AY428444)<br />
<br />
Nghiên cứu hiện tại<br />
<br />
Nghiên cứu hiện tại<br />
<br />
Nghiên cứu hiện tại<br />
<br />
Nghiên cứu hiện tại<br />
Wilson et al., 2008, đăng<br />
kí trực tiếp<br />
Leyva-alencia et al.,<br />
2003, đăng kí trực tiếp<br />
<br />
Đa dạng haplotype<br />
<br />
haplotype/18 mẫu, Đà Nẵng có 3 haplotype/17<br />
mẫu, Cát Bà có 3 haplotype/18 mẫu.<br />
Đối với gen 16S mtDNA, trong số 80 trình<br />
tự thu được ở Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng<br />
và Cát Bà, quan sát được 31 haplotype với sự đa<br />
dạng haplotype (h=0,927±0,00031), đa dạng<br />
nucleotide π=0,268, số lượng đa dạng<br />
(polymorphic sites) s=304, số đột biến η=423.<br />
Trong đó, quần thể Sardinella gibbosa ở Phú<br />
Quốc có 6 haplotype/26 mẫu, Nha Trang có 16<br />
haplotype/19 mẫu, Đà Nẵng có 10 haplotype/17<br />
mẫu, Cát Bà có 14 haplotype/18 mẫu.<br />
<br />
Trong số 81 trình tự CR mtDNA thu được ở<br />
Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng và Cát Bà,<br />
quan sát được 32 haplotype với sự đa dạng<br />
haplotype<br />
(h=0,804±0,00176),<br />
đa<br />
dạng<br />
nucleotide π=0,147, số lượng đa dạng<br />
(polymorphic sites) s=282, số đột biến η=347.<br />
Trong đó, quần thể Sardinella gibbosa ở Phú<br />
Quốc có 27 haplotype/28 mẫu, Nha Trang có 4<br />
<br />
Di truyền quần thể loài Sardinella gibbosa<br />
Kết quả phân tích đối với dữ liệu trình tự<br />
gen CR và 16S mtDNA được trình bày ở hình<br />
2A, 2B với cây phát sinh loài thu được từ phân<br />
tích NJ và giá trị bootstrap được biểu hiện trên<br />
các nhánh. Mạng lưới haplotype của các quần<br />
thể cá trích Sardinella gibbosa dựa trên gen CR<br />
và 16S được trình bày ở hình 3A, 3B.<br />
<br />
Xây dựng mạng lưới haplotype<br />
Để xây dựng mạng lưới haplotype, sử dụng<br />
phần mềm Network 4.6.1 [1]. Phần mềm này sử<br />
dụng kết nối mạng dữ liệu đầu vào được tạo ra<br />
từ phần mềm DnaSPv5 và sử dụng thuật toán<br />
Median joining để tính, chức năng draw<br />
network cho phép tự động vẽ ra mạng lưới<br />
haplotype.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
183<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 180-188<br />
<br />
Di truyền quần thể loài Sardinella gibbosa dựa<br />
trên gen CR mtDNA<br />
Qua hình 2A có thể cho thấy sự xuất hiện của<br />
2 nhóm, nhóm 1 bao gồm quần thể Sardinella<br />
gibbosa ở Nha Trang, Đà Nẵng và Cát Bà. Nhóm<br />
1 chia làm 2 nhóm nhỏ, nhóm 1A bao gồm quần<br />
thể Nha Trang, Đà Nẵng và Cát Bà, nhóm 1B<br />
<br />
A<br />
<br />
bao gồm các quần thể thể Cát Bà; nhóm 2 bao<br />
gồm các quần thể Phú Quốc. Cây đa dạng loài<br />
cho thấy quần thể S. gibbosa giữa các khu vực<br />
biển Nha Trang, Đà Nẵng và Cát Bà có mối quan<br />
hệ gần gũi với nhau, trong khi đó, quần thể<br />
S. gibbosa vùng biển Phú Quốc tách ra thành một<br />
nhánh riêng biệt.<br />
<br />
B<br />
<br />
Nhóm 1A<br />
Nhóm 1<br />
<br />
Nhóm 1A<br />
<br />
Nhóm 1<br />
<br />
Nhóm 1B<br />
<br />
Nhóm 1B<br />
<br />
Nhóm 2<br />
Nhóm 2<br />
<br />
Hình 2. Cây phát sinh loài dựa trên gen CR mtDNA (A) và gen 16S mtDNA (B) của cá trích<br />
Sardinella gibbosa thu tại các vùng biển Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Cát Bà; Sardinops sagax,<br />
Sardinops ocellatus và Sardinops caeruleus được sử dụng làm nhóm ngoại (outgroup)<br />
<br />
184<br />
<br />