Nghiên cứu chất lượng môi trường nước mặt vùng Tứ giác Long Xuyên phục vụ nuôi trồng thủy sản
lượt xem 5
download
Dựa trên kết quả quan trắc các chỉ tiêu môi trường nước mặt năm 2020 ở vùng Tứ giác Long Xuyên, bài báo "Nghiên cứu chất lượng môi trường nước mặt vùng Tứ giác Long Xuyên phục vụ nuôi trồng thủy sản" tiến hành phân tích 4 chỉ tiêu chất lượng nước ở 12 địa điểm của vùng. Kết quả phân tích các chỉ tiêu được so sánh với Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt của Bộ Tài nguyên và Môi trường (QCVN 08-MT: 2015/BTNMT) để đánh giá mức độ ô nhiễm của khu vực này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu chất lượng môi trường nước mặt vùng Tứ giác Long Xuyên phục vụ nuôi trồng thủy sản
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” STUDY ON THE SURFACE WATER QUALITY FOR AQUACULTURE IN THE LONG XUYEN QUADRANGLE AREA Abstract: Based on the results of the survey and measurement of surface water parameters in 2020 at the Long Xuyen Quadrangle area, the paper analyzes four water quality indicators in 12 locations of the region. The results of analysis of indicators were compared with National Technical Regulation on Surface Water Quality (QCVN 08- MT: 2015/BTNMT) to evaluate surface water quality of this area. The paper also provides an assessment of the suitability of water quality status for aquaculture in the region. Keywords: Water environment, aquaculture, Long Xuyen Quadrangle area. NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Nguyễn Thị Thanh Ngân 1 Tóm tắt: Dựa trên kết quả quan trắc các chỉ tiêu môi trường nước mặt năm 2020 ở vùng Tứ giác Long Xuyên, bài báo tiến hành phân tích 4 chỉ tiêu chất lượng nước ở 12 địa điểm của vùng. Kết quả phân tích các chỉ tiêu được so sánh với Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt của Bộ Tài nguyên và Môi trường (QCVN 08-MT: 2015/BTNMT) để đánh giá mức độ ô nhiễm của khu vực này. Từ đó, bài báo cũng đưa ra những đánh giá về mức độ phù hợp của hiện trạng chất lượng nước đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản trong vùng. Từ khóa: Môi trường nước, nuôi trồng thủy sản, vùng Tứ giác Long Xuyên. 1. Đặt vấn đề Nước được xem là một trong những nguồn lực tự nhiên quan trọng nhất đối với hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người. Ngày nay, nguồn nước đang bị khai thác một cách triệt để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp khác nhau, đặc biệt là hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của con người. Tuy nhiên, ở nhiều nơi sự khai thác quá mức nguồn nước có thể vượt quá khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của tự nhiên dẫn đến hậu quả là làm thay đổi chất lượng và suy thóai môi trường nước. Tứ giác Long Xuyên (TGLX) được xem là vùng có nhiều thế mạnh để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của vùng. Trong những năm gần đây, diện tích nuôi trồng thủy sản của các địa phương thuộc vùng TGLX liên 1 Sinh viên ngành Sư phạm Địa lý (lớp DH19DL), Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM; Email: nttngan_19dl@student.agu.edu.vn. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 12
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” tục tăng như tỉnh Kiên Giang 136,2 nghìn ha (2015) đã tăng 171,5 nghìn ha (2020), An Giang 2,5 nghìn ha (2015) tăng lên 3.3 nghìn ha (2020) [1], [2]. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh đang gặp nhiều khó khăn do môi trường nước và các hệ sinh thái trong phát triển nuôi trồng thủy sản đang bị ô nhiễm [3]. Vì vậy, bảo vệ môi trường nước là vấn đề hết sức quan trọng nhằm phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững ở vùng TGLX. Để thực hiện được việc này, cần phải có sự điều tra, đánh giá cụ thể mức độ ô nhiễm nước mặt ở các địa điểm trên địa bàn, từ đó đề ra các biện pháp vừa phát triển nuôi trồng thuỷ sản vừa bảo vệ môi trường. Bài báo này góp phần phân tích các chỉ tiêu môi trường nước và đánh giá chất lượng nước như vậy là phù hợp hay không phù hợp với sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở vùng TGLX. 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2.1. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong không gian vùng TGLX với tổng diện tích tự nhiên là 4.983,66 km2. Phạm vi lãnh thổ vùng được giới hạn bởi sông Hậu ở phía Đông Bắc, bờ biển Kiên Giang ở phía Tây Nam, kênh Rạch Giá - Long Xuyên ở phía Đông Nam và biên giới Việt Nam - Campuchia ở phía Tây Bắc [4]. - Phạm vi về thời gian: dựa trên kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước năm 2020 của Trung tâm nghiên cứu Môi trường và Biến đổi khí hậu - Viện Kỹ thuật Biển [5] và kết quả quan trắc tại thực địa, đề tài phân tích kết quả các chỉ số của 6 đợt khảo sát xuyên suốt năm 2020: đợt 1 (2/2020), đợt 2 (4/2020), đợt 3 (6/2020), đợt 4 (8/2020), đợt 5 (10/2020), đợt 6 (12/2020). - Phạm vi về nội dung: Theo Hiệp hội vệ sinh quốc gia Mỹ, có 9 chỉ tiêu để đánh giá chất lượng môi trường nước, bao gồm: DO, Coliforms, pH, BOD, NO3-, PO43-, sự thay đổi nhiệt độ, độ đục và tổng sắt [6]. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tế, nghiên cứu cũng lựa chọn 4 chỉ tiêu môi trường nước để phân tích, đó là: pH, DO, NO2, BOD. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu thứ cấp: dữ liệu từ các đề tài có liên quan đến môi trường nước mặt vùng TGLX. Đặc biệt, kế thừa có chọn lọc từ kết quả quan trắc môi trường của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát trên thực địa để thực hiện thu thập nguồn thông tin đáng tin cậy. Quá trình khảo sát tập trung vào quan sát các chỉ tiêu môi trường nước để đối chiếu, kiểm chứng với kết quả nghiên cứu. Phương pháp đánh giá chất lượng nước theo QCVN: Đề tài chỉ tập trung đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại 12 địa điểm thuộc vùng TGLX. Kết quả được tác giả so sánh với QCVN 08-MT: 2015/BTNMT (cột A1 – tiêu chuẩn sử dụng cho mục TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 13
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” đích cấp nước sinh hoạt, bảo tồn động vật thuỷ sinh và các mục đích khác) để đánh giá chất lượng nước mặt. Bảng 1. Giá trị giới hạn cho phép của thông số và nồng độ các chất trong nước mặt [6]. Giá trị giới hạn STT Thông số Đơn vị A B A1 A1 B1 B2 1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 DO mg/l ≥6 ≥5 ≥4 ≥2 3 Nitrit (NO2- tính theo N) mg/l 0,05 0,05 0,05 0,05 4 BOD (200C) mg/l 4 6 15 25 MPN hoặc 5 Caliform 2500 5000 7500 10000 CFU /100 ml Trong đó: A1 : Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông thường), bảo tồn động thực vật thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2. A2 : Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2. B1 : Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. B2 : Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước mặt ở vùng Tứ giác Long Xuyên Chỉ tiêu pH pH là đơn vị toán học biểu thị nồng độ ion H+, nó là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn. Vì thế việc xác định độ pH để hoàn chỉnh chất lượng nước cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản là rất quan trọng. Ở TGLX pH trung bình ở các địa điểm dao động từ 6.4 – 7.5; mức độ biến động TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 14
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” tương đối lớn (± 0.1 – 0.7); pH trung bình tại 3 điểm: Kênh Nông trường (Kiên Lương), cống Vàm Rầy và cống Lình Huỳnh (Hòn Đất) thấp, dao động từ 6.4 – 6.7; pH trung bình tại 3 điểm: Cống Rạch Đùng (Kiên Lương), Cống Tam Bảng (Kiên Lương), Cửa Đông Hồ (Hà Tiên) cao, dao động từ 7.2 – 7.5. Kết quả phân tích ở hình 1 và 2 cho thấy: tất cả các địa điểm có giá trị pH đều đạt chuẩn cho phép trong suốt thời gian khảo sát, trừ Kênh Nông Trường có độ pH thấp vào đợt 5, Kênh Vàm Rầy, Kênh Lình Huỳnh có pH thấp vào đợt 3 do vào mùa mưa, lượng mưa lớn kéo dài, rửa trôi phèn từ nội đồng. pH thấp không phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các đối tượng thủy sản nuôi. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng nước, người nuôi thủy sản cần kiểm tra và nâng pH trước khi cấp nước vào ruộng nuôi, đồng thời bón vôi xung quanh bờ ruộng để tránh hiện tượng pH giảm đột ngột sau khi mưa, gây sốc tôm, cá nuôi. pH 9.0 Đợt 1 8.0 7.0 Đợt 2 6.0 Đợt 3 5.0 Đợt 4 4.0 3.0 Đợt 5 2.0 Đợt 6 1.0 QCVN MAX 0.0 QCVN MIN Kênh Ba Thê Kênh Vĩnh Tế Kênh Vĩnh Tế Kênh Vĩnh Tế Kênh Cái Sắn Kênh Cái Sắn (cuối) (giữa) (đầu) (giữa) (đầu) Hình 1. Chỉ tiêu pH ở Tứ giác Long Xuyên (An Giang) so với QCVN 08 MT:2015/BTNMT. pH 9.0 Đợt 1 8.0 Đợt 2 7.0 6.0 Đợt 3 5.0 Đợt 4 4.0 Đợt 5 3.0 2.0 Đợt 6 1.0 QCVN MAX 0.0 QCVN MIN Đông Hồ Tam Bản Rạch Đùng Nông Vàm Rầy Lình Huỳnh Trường Hình 2. Chỉ tiêu pH ở TGLX (Kiên Giang) so với QCVN 08 MT:2015/BTNMT. Chỉ tiêu nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO – mg/l) Lượng oxy hòa tan trong nước rất cần thiết cho sự hô hấp của các thủy sinh, nó có TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 15
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản và tái sản xuất của các sinh vật sống trong nước. Oxy có trong nước có nguồn gốc từ không khí và từ các phản ứng tổng hợp quang hóa của tảo và các thực vật sống trong nước. Các sông hồ có hàm lượng DO cao được coi là khoẻ mạnh và có nhiều loài sinh vật sống trong đó. Khi DO trong nước thấp sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của động vật thuỷ sinh, thậm chí làm biến mất hoặc có thể gây chết một số loài nếu DO giảm đột ngột. Vì vậy, DO được sử dụng như một thông số để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của các nguồn nước. Theo kết quả quan trắc: DO trung bình ở các địa điểm dao động từ 2.9 – 5.4; mức độ biến động tương đối lớn (± 0.1 – 0.8); DO trung bình tại 3 điểm: Kênh Vĩnh Tế (đầu), Kênh Cái Sắn (giữa), Kênh Cái Sắn (đầu) thấp, dao động từ 2.9 – 3.1; DO trung bình tại 3 điểm: Cống Rạch Đùng (Kiên Lương), Cống Tam Bảng (Kiên Lương), Cửa Đông Hồ (Hà Tiên) cao, dao động từ 5.2 – 5.4. Kết quả khảo sát cũng cho thấy DO trung bình của khu vực TGLX (An Giang) thấp hơn nhiều so với QCVN 08 MT:2015/BTNMT (Hình 3). Điều này không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật thuỷ sinh, gây khó khăn cho sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn. 7.0 mg/l 6.0 Đợt 1 5.0 Đợt 2 4.0 Đợt 3 3.0 Đợt 4 2.0 Đợt 5 1.0 Đợt 6 0.0 QCVN Kênh Ba Thê Kênh Vĩnh Tế Kênh Vĩnh Tế Kênh Vĩnh Tế Kênh Cái Sắn Kênh Cái Sắn (cuối) (giữa) (đầu) (giữa) (đầu) Hình 3. Chỉ tiêu DO ở TGLX (An Giang) so với QCVN 08 MT:2015/BTNMT. Kết quả khảo sát cũng cho thấy DO trung bình của khu vực TGLX (Kiên Giang) thấp hơn so với QCVN 08 MT:2015/BTNMT (trừ Đông Hồ, Tam Bản, Nông Trường vào đợt khảo sát thứ 4 có DO cao hơn QCVN) (Hình 4). Các địa điểm khảo sát ở vùng TGLX (Kiên Giang) có mức DO thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, điều này không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật thuỷ sinh, gây khó khăn cho sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 16
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” mg/l 7.0 Đợt 1 6.0 Đợt 2 5.0 Đợt 3 4.0 Đợt 4 Đợt 5 3.0 Đợt 6 2.0 QCVN 1.0 0.0 Đông Hồ Tam Bản Rạch Đùng Nông Trường Vàm Rầy Lình Huỳnh Hình 4. Chỉ tiêu DO ở TGLX (Kiên Giang) so với QCVN 08 MT:2015/BTNMT. Chỉ tiêu nhu cầu oxy sinh hóa (BOD – mg/l) BOD là lượng ôxy cần cho vi sinh vật tiêu thụ để ôxy hóa sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Như vậy BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học có trong mẫu nước. Thông số BOD có tầm quan trọng trong thực tế, nó phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian ổn định nên việc xác định BOD cần tiến hành ở điều kiện tiêu chuẩn (ở nhiệt độ 200C trong thời gian ổn định nhiệt 5 ngày). Vì vậy, nhu cầu oxy sinh hóa BOD là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, giá trị BOD càng lớn nghĩa là mức độ ô nhiễm hữu cơ càng cao. Theo kết quả quan trắc cho thấy: BOD trung bình tại các địa điểm dao động từ 2.4 – 5.7. Tuy nhiên, mức độ biến động tương đối lớn (±0.2 – 1.2). BOD trung bình tại 3 điểm: Kênh Nông Trường (Kiên Lương), Cống Vàm Rầy (Hòn Đất), Cống Lình Huỳnh (Hòn Đất) thấp, dao động từ 2.4 – 3.1; BOD trung bình tại 3 điểm: Kênh Vĩnh Tế (đầu), Kênh Cái Sắn (giữa), Kênh Cái Sắn (đầu) cao, dao động từ 5.3 – 5.7. Kết quả khảo sát cũng cho thấy BOD trung bình của khu vực TGLX (An Giang) cao, vượt mức QCVN 08 MT:2015/BTNMT (Hình 5). Khu vực này có lượng vật chất hữu cơ trong nước cao, luôn có dấu hiệu ô nhiễm gây ảnh hưởng tiêu cực đến nuôi trồng thuỷ sản. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 17
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” mg/l 6.0 Đợt 1 5.0 Đợt 2 4.0 Đợt 3 3.0 Đợt 4 2.0 Đợt 5 1.0 Đợt 6 0.0 QCVN Kênh Ba Thê Kênh Vĩnh Tế Kênh Vĩnh Tế Kênh Vĩnh Tế Kênh Cái Sắn Kênh Cái Sắn (cuối) (giữa) (đầu) (giữa) (đầu) Hình 5. Chỉ tiêu BOD ở TGLX (An Giang) so với QCVN 08 MT:2015/BTNMT. mg/l 6.0 Đợt 1 5.0 Đợt 2 4.0 Đợt 3 3.0 Đợt 4 2.0 Đợt 5 1.0 Đợt 6 0.0 QCVN Đông Hồ Tam Bản Rạch Đùng Nông Vàm Rầy Lình Huỳnh Trường Hình 6. Chỉ tiêu BOD ở TGLX (Kiên Giang) so với QCVN 08 MT:2015/BTNMT. Kết quả khảo sát cũng cho thấy BOD trung bình của khu vực TGLX (Kiên Giang) thích hợp cho nuôi trồng thủy sản (
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Hình 7 cho thấy : Hàm lượng NO2 ở một số điểm thu tăng cao từ đợt 2, 3, cao nhất ở đợt 2 (Kênh Vĩnh Tế đầu). Tại 5 điểm: Kênh Ba Thê (1 – 1.3 mg/l), Kênh Vĩnh Tế (giữa) (0.6 - 0.9mg/l), Kênh Vĩnh Tế (đầu) (0.5 - 0.6 mg/l), Kênh Cái Sắn (giữa) (0.8 mg/l), Kênh Cái Sắn (đầu) (0.9 - 0.5 mg/l) có hàm lượng NO2 ở đợt 2 và 3 cao, vượt QCVN. Sự có mặt của nitrit trong nước càng cao chứng tỏ nguồn nước đang càng bị ô nhiễm trong thời gian dài, người nuôi thủy sản cần phải thực hiện khâu lắng, lọc và xử lý nước trước khi cấp vào ruộng hay ao nuôi. mg/l 1.6 1.4 Đợt 1 1.2 Đợt 2 1.0 Đợt 3 0.8 Đợt 4 0.6 Đợt 5 0.4 Đợt 6 0.2 QCVN 0.0 Kênh Ba Thê Kênh Vĩnh Tế Kênh Vĩnh Tế Kênh Vĩnh Tế Kênh Cái Sắn Kênh Cái Sắn (cuối) (giữa) (đầu) (giữa) (đầu) Hình 7. Chỉ tiêu NO2 ở TGLX (An Giang) so với QCVN 08 MT:2015/BTNMT. Kết quả khảo sát cũng cho thấy NO2 trung bình của khu vực TGLX (Kiên Giang) thích hợp cho nuôi trồng thủy sản (< 0.5 mg/l), thấp hơn so với QCVN 08 MT:2015/BTNMT trừ Rạch Đùng cao hơn QCVN ở đợt khảo sát 1 (Hình 8). Các địa điểm khảo sát ở vùng TGLX (Kiên Giang) có mức NO2 thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, điều này thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật thuỷ sinh, hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đối với sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn. mg/l 0.7 0.6 Đợt 1 0.5 Đợt 2 0.4 Đợt 3 0.3 Đợt 4 Đợt 5 0.2 Đợt 6 0.1 QCVN 0.0 Đông Hồ Tam Bản Rạch Đùng Nông Trường Vàm Rầy Lình Huỳnh Hình 8. Chỉ tiêu NO2 ở TGLX (Kiên Giang) so với QCVN 08 MT:2015/BTNMT. 3.2. Đánh giá mức độ phù hợp chất lượng môi trường nước cho nuôi trồng thủy sản vùng Tứ giác Long Xuyên TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 19
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Qua kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước mặt (pH, DO, BOD, NO2) của 12 địa điểm ở vùng vùng TGLX năm 2020 và chỉ số trung bình chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu năm 2020 so với QCVN 08-MT:2015 và đặc điểm sinh thái của sinh vật thuỷ sinh, khóa luận đưa ra một số nhận xét về chất lượng nước ở các địa điểm phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản như sau: - Kênh Ba Thê: So với QCVN 08-MT:2015, chỉ tiêu pH nằm trong giới hạn cho phép, sinh vật thủy sinh có thể sinh trưởng và phát triển được. Tuy nhiên, các chỉ tiêu còn lại đều nằm ngoài giới hạn cho phép, cụ thể: DO thấp hơn 0.6 lần, NO2- cao gấp 14 lần, chỉ tiêu oxy sinh hóa BOD cao gấp 1.05 lần tiêu chuẩn cho phép so với QCVN 08- MT:2015/BTNMT. Điều này chứng tỏ, chất lượng nước mặt ở khu vực Kênh Ba Thê đang bị ô nhiễm nặng. - Kênh Vĩnh Tế (cuối): Cũng giống như ở Kênh Ba Thê, ngoại trừ chỉ tiêu pH nằm trong giới hạn cho phép, còn tất cả các chỉ tiêu khác nằm ngoài giới hạn. DO thấp hơn 0,6 lần, NO2- gấp 8 lần, chỉ tiêu oxy sinh hóa BOD cao gấp 1.2 lần tiêu chuẩn cho phép so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Điều này chứng tỏ, chất lượng nước mặt ở khu vực Kênh Vĩnh Tế (cuối) bị ô nhiễm. Vì vậy, người nuôi thủy sản, sau mỗi vụ nuôi cần sên vét, cải tạo, gia cố bờ bao để đảm bảo mực nước trong ruộng nuôi > 60 cm; thường xuyên kiểm tra và xử lý nước trước khi cấp nước mới, tránh hiện tượng tôm cá bị ngộ độc do nguồn nước bị ô nhiễm. - Kênh Vĩnh Tế (giữa): Chỉ tiêu pH nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 08- MT:2015, sinh vật thủy sinh có thể sinh trưởng và phát triển được. Tuy nhiên các chỉ tiêu còn lại đều nằm ngoài giới hạn cho phép, cụ thể: DO thấp hơn 0.6 lần, NO2- gấp 8 lần, chỉ tiêu oxy sinh hóa BOD cao gấp 1.1 lần tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, muốn nuôi trồng thuỷ sản cần có biện pháp cải thiện các chỉ số trên. - Kênh Vĩnh Tế (đầu): Ngoài chỉ tiêu pH phù hợp QCVN thì đa số các chỉ tiêu môi trường nước còn lại đều nằm ngoài giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015. DO thấp hơn 0.4 lần, NO2- cao gấp 14 lần, BOD cao gấp 1.3 lần tiêu chuẩn cho phép. Nguồn nước đã bị ô nhiễm cần có các biện pháp phù hợp để cải thiện chất lượng cũng như sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. - Kênh Cái Sắn (giữa): Chỉ tiêu pH nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 08- MT:2015. Đa số các chỉ tiêu quan trọng như: DO, NO2-, BOD,... đều nằm ngoài giới hạn cho phép. Vì vậy, người nuôi thủy sản cần lưu ý khâu lắng lọc và xử lý nước trước khi cấp nước vào ruộng nuôi. - Kênh Cái Sắn (đầu): Các chỉ tiêu quan trọng như: DO, NO2-, BOD đều nằm ngoài giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015, chỉ có độ pH là nằm trong giới hạn cho phép. Điều này chứng tỏ, chất lượng nước mặt ở khu vực này bị ô nhiễm nặng, cần phải cải tạo để phù hợp với các sinh vật thuỷ sinh. - Cửa Đông Hồ (Hà Tiên): So với QCVN 08-MT:2015, chỉ tiêu pH và chỉ tiêu oxy TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 20
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” sinh hóa BOD nằm trong giới hạn cho phép, sinh vật thủy sinh có thể sinh trưởng và phát triển được. Tuy nhiên, các chỉ tiêu còn lại đều nằm ngoài giới hạn cho phép, cụ thể: DO thấp hơn 0.9 lần, NO2- cao gấp 4 lần tiêu chuẩn cho phép. Điều này chứng tỏ, chất lượng nước mặt ở khu vực đang bị ô nhiễm nặng. - Cống Tam Bảng (Kiên Lương), Cống Rạch Đùng (Kiên Lương), Kênh Nông Trường (Kiên Lương): chỉ tiêu pH và chỉ tiêu oxy sinh hóa BOD nằm trong giới hạn cho phép, sinh vật thủy sinh có thể sinh trưởng và phát triển được. Các chỉ tiêu quan trọng còn lại như: DO, NO2-,... đều nằm ngoài giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015. - Cống Vàm Rầy (Hòn Đất), Cống Lình Huỳnh (Hòn Đất): So với QCVN 08- MT:2015, chỉ tiêu pH và BOD nằm trong giới hạn cho phép, sinh vật thủy sinh có thể sinh trưởng và phát triển được. Tuy nhiên, các chỉ tiêu còn lại đều nằm ngoài giới hạn cho phép, cụ thể: Cống Vàm Rầy (Hòn Đất) DO thấp hơn 0.7 lần, NO2- cao gấp 6 lần tiêu chuẩn cho phép. Cống Lình Huỳnh (Hòn Đất) DO thấp hơn 0.75 lần, NO2- cao gấp 6 lần, QCVN. Điều này chứng tỏ, chất lượng nước mặt ở 2 khu vực này đang bị ô nhiễm nặng. 4. Kết luận Nguồn nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn TGLX đang bị ô nhiễm, điều này đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cũng như công việc của người dân trên địa bàn. Thông qua việc tiến hành lấy mẫu tại 12 địa điểm và phân tích 8 chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng nước mặt như: pH, DO, BOD, NO2. Kết quả phân tích cho thấy, ngoại trừ chỉ tiêu pH là nằm trong giới hạn cho phép thì những chỉ tiêu còn lại đều vượt mức so với QCVN 08-MT:2015. Điều này chứng tỏ nguồn nước đang bị ô nhiễm và cần có nhưng biện pháp cải thiện chất lượng nước cũng như sử dụng hợp lý nguồi tài nguyên nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản vùng TGLX. Các nguồn thải ra sông, rạch đã tác động làm cho môi trường nước bị biến đổi. Chất lượng nước trong các ao nuôi thủy sản gồm cá nước ngọt, nuôi tôm ven biển đặc biệt là trong các mô hình nuôi công nghiệp đã cho thấy dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD, nitơ, phốt pho cao hơn tiêu chuẩn cho phép), có sự xuất hiện các thành phần độc hại đã cho thấy nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng [4]. Ngoài ra, phần lớn diện tích TGLX là vùng trũng, tập trung nhiều loại đất phèn tiềm tàng và phèn hoạt động. Khi bị đào đắp ao nuôi thủy sản, đào kênh rạch cấp và thóat nước, vệ sinh ao nuôi sau mùa thu hoạch đã làm cho tầng phèn bị tác động, quá trình ôxy hóa diễn ra, quá trình lan truyền phèn rất mãnh liệt làm giảm độ pH trong môi trường nước, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến dịch bệnh tôm, cá trong nuôi trồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục thống kê tỉnh An Giang. Niên giám thống kê An Giang năm 2020. [2] Cục thống kê tỉnh Kiên Giang. Niên giám thống kê Kiên Giang 2020. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 21
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” [3] Trí Quang (2010), Đồng bằng sông Cửu Long: Phát triển nuôi thủy sản cần đi đôi với bảo vệ môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đăng tải ngày 20/7/2010 tại website: http://www.mard.gov.vn. [4] Trần Thế Định (2021). Đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Luận án Tiến sĩ Địa lý tự nhiên. Trường ĐHSP Hà Nội. [5] Trung tâm nghiên cứu Môi trường và BĐKH - Viện Kỹ thuật Biển (2020). Đánh giá kết quả, dự báo chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi vùng Tứ Giác Long Xuyên phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp. [6] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. Hà Nội. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 22
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thiết kế và chế tạo mô hình tự động điều khiển một số thông số môi trường cho ao nuôi tôm quy mô phòng thí nghiệm
8 p | 70 | 6
-
Đánh giá hiện trạng phú dưỡng và yếu tố môi trường chi phối quần xã tảo lục ở hồ Trị An
10 p | 59 | 6
-
Hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi tôm vùng ven biển Nam Định và Quảng Ninh
8 p | 70 | 5
-
Rừng trồng keo thuần loài trước khai thác và ảnh hưởng môi trường: Trường hợp nghiên cứu tại Lương Sơn, Hòa Bình
12 p | 13 | 4
-
Thành phần loài vi khuẩn trên ngao và diễn biến chất lượng môi trường nước vùng nuôi tại Thái Bình và Thanh Hoá
8 p | 10 | 3
-
Giáo trình Phân tích hệ thống môi trường nông nghiệp: Phần 2 - PGS.TS. Trần Ðức Viên
62 p | 8 | 3
-
Biến động theo mùa chất lượng môi trường đất tại rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng
14 p | 37 | 3
-
Hiện trạng chất lượng môi trường nước và mối tương quan với cấu trúc quần xã trùng bánh xe ở hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
7 p | 42 | 3
-
Chất lượng môi trường đất ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An
9 p | 7 | 3
-
Khả năng loại trừ các chất dinh dưỡng (N, P) trong nước hồ tịnh tâm - huế bằng cỏ vetiver
6 p | 47 | 3
-
Sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng nước ở các làng nghề của Bắc Ninh, Việt Nam
10 p | 52 | 2
-
Nghiên cứu tác động môi trường của hoạt động nuôi cá lồng tại một số tỉnh phía Bắc
10 p | 10 | 2
-
Đánh giá chất lượng môi trường nước và tương quan giữa các thông số thủy lý hóa với chỉ số palmer của thực vật nổi tại sông Lam, tỉnh Nghệ An
10 p | 9 | 2
-
Đánh giá thực trạng môi trường tại các trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
9 p | 26 | 2
-
Hiện trạng chất lượng môi trường biển tại bãi ngao Hiệp Thạnh tỉnh Trà Vinh năm 2016 – 2017
8 p | 49 | 2
-
Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước cấp cho nuôi trồng thủy sản tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
9 p | 2 | 1
-
Hiện trạng môi trường nước vùng nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình và hồ Thác Bà
7 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn