TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 29, 2005<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
KHẢ NĂNG LOẠI TRỪ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG (N, P) <br />
TRONG NƯỚC HỒ TỊNH TÂM HUẾ BẰNG CỎ VETIVER<br />
Nguyễn Minh Trí<br />
Nguyễn Thị Ngọc Lan<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học <br />
Huế<br />
<br />
<br />
Sông hồ là một yếu tố quan trọng góp phần cải thiện chất lượng môi <br />
trường sống và cảnh quan sinh thái đô thị. Hiện nay, hệ thống ao hồ ở một số <br />
điểm di tích Huế đã bị xuống cấp trầm trọng do tác động của con người, từ đó <br />
kéo theo chất lượng nước ở đây cũng đã diễn ra theo chiều hướng xấu. Trong <br />
những năm gần đây, việc sử dụng cỏ Vetiver vào mục đích bảo vệ môi trường <br />
đất và nước đã được thực hiện rộng rãi ở nhiều quốc gia trên Thế giới trong đó <br />
có Việt Nam [2].<br />
Bài báo này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về khả năng loại bỏ <br />
một số chất dinh dưỡng có trong môi trường nước hồ Tịnh Tâm Huế bằng cỏ <br />
Vetiver.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu: + Cỏ Vetiver (Vetiver zizanioides (Linn.) Nash)<br />
+ Mẫu nước của hồ Tịnh Tâm Huế.<br />
Phương pháp nghiên cứu:<br />
+ Xác định Nitrat bằng phương pháp trắc quang với thuốc thử <br />
Natrixalixilat [4]<br />
+ Xác định Photphat bằng phương pháp trắc quang với thuốc thử Sunfo <br />
Molipdic [4]<br />
+ Hiệu suất được tính theo công thức:<br />
( A B)<br />
(%) = 100<br />
A<br />
Trong đó: + A: Giá trị của thông số trước xử lý <br />
+ B: Giá trị của thông số sau xử lý<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
73<br />
1. Hàm lượng các chất dinh dưỡng (N,P) trong nước Hồ Tịnh Tâm.<br />
Chúng tôi đã tiến hành thu mẫu và phân tích các thông số NNO3 và P<br />
PO43 ở trong nước hồ Tịnh Tâm, kết quả được trình bày ở bảng 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
74<br />
Bảng 1: Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước Hồ Tịnh Tâm<br />
<br />
Đợt<br />
I II III Trung bình<br />
Thông số<br />
NNO3 (mg/l) 13.98 13.54 13.28 13.60 0.35<br />
PPO43 (mg/l) 0.24 0.30 0.33 0.29 0.04<br />
Qua kết quả ở bảng 1, chúng tôi nhận thấy: sự biến động của NNO3 qua <br />
các đợt khảo sát là không lớn lắm, dao động trong khoảng 13.28 13.98mg/l, <br />
trung bình là 13.60mg/l đạt TCVN 59421995 về tiêu chuẩn nước mặt dùng cho <br />
mục đích nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản [3].<br />
Trong TCVN 59421995 không qui định giới hạn đối với PPO43 nhưng <br />
theo nhận định của chúng tôi hàm lượng PPO43 ở đây tương đối cao, giá trị <br />
trung bình qua các đợt khảo sát là 0.29mg/l.<br />
Trong các thủy vực N và P là nguồn dinh dưỡng cho các thực vật thủy sinh <br />
nhưng với hàm lượng cao sẽ trở thành những tác nhân gây ô nhiễm và thúc đẩy <br />
quá trình phú dưỡng.<br />
2. Khả năng loại bỏ các chất dinh dưỡng trong nước hồ Tịnh Tâm <br />
bằng cỏ Vetiver:<br />
Thực vật bậc cao sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời và các <br />
chất dinh dưỡng có trong nước để tạo sinh khối, từ đó góp phần làm giảm <br />
hàm lượng các chất dinh dưỡng và hạn chế được quá trình phú dưỡng của hồ. <br />
Như vậy, để kiểm soát quá trình phú dưỡng là chú trọng đến kiểm soát nồng độ <br />
N, P trong nước. <br />
Trên cơ sở đó, chúng tôi đánh giá hiệu suất xử lý của cỏ Vetiver thông <br />
qua khả năng hấp thụ N, P theo thời gian. Cỏ Vetiver được trồng trong dung <br />
dịch Knop (dung dịch này chứa đầy đủ các nguyên tố khoáng N, P, K, Ca, Mg... <br />
cần thiết [1]) để ổn định quá trình sinh trưởng và phát triển của thân và bộ rễ <br />
cho việc hút lọc các chất dinh dưỡng. Sau đó đưa cỏ vào môi trường nước cần <br />
xử lý. Kết quả được trình bày ở bảng 2.<br />
Bảng 2: Khả năng hấp thụ N, P trong nước của cỏ Vetiver<br />
<br />
7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày Trung bình<br />
Thôn Đối Hiệu Hiệu Hiệu Hiệu Hiệu <br />
Giá Giá Giá Giá <br />
suất suất suất suất Giá trị suất <br />
trị trị trị trị <br />
(%) (%) (%) (%) (%)<br />
NNO3 <br />
5,84 <br />
13,60 8,69 36,05 7,02 48,39 4,34 68,12 3,32 75,52 57,02<br />
(mg/l) 1,22<br />
<br />
<br />
<br />
75<br />
PPO43 0,13 <br />
0,29 0,17 41,18 0,15 50,00 0,11 61,76 0,09 67,65 55,15<br />
(mg/l) 0.01<br />
<br />
Với kết quả thí nghiệm cho thấy khả năng hấp thụ N và P của cỏ Vetiver <br />
khá cao. Hiệu suất xử lý tăng dần theo thời gian.<br />
Về khả năng hấp thụ NNO3 <br />
<br />
N-NO3-<br />
(mg/l)<br />
<br />
20<br />
<br />
13.6<br />
15<br />
<br />
8.69<br />
10 7.02<br />
4.34<br />
5 3.32<br />
<br />
<br />
0<br />
§ èi chøng 7 ngµy 14 ngµy 21 ngµy 28 ngµy<br />
<br />
Thời gian<br />
Hình 1: Biểu đồ biểu diễn sự giảm thiểu hàm lượng NNO3 bằng cỏ Vetiver <br />
<br />
Chỉ sau 7 ngày xử lý hàm lượng NNO3 trong nước giảm từ 13,60mg/l <br />
xuống còn 8,69mg/l, đạt TCVN 59421995 với hiệu suất là 36,05%. Giá trị <br />
này tiếp tục giảm nhanh trong nh ững ngày tiếp theo. Hiệu suất xử lý đạt giá <br />
trị cao nhất trong thời gian khảo sát là 75,52%, giảm 4,09 lần so với đối <br />
chứng sau 28 ngày.<br />
Về khả năng hấp thụ PPO43 : <br />
Khả năng hấp thụ PPO43 đạt 41,18% trong 7 ngày đầu và có xu hướng <br />
tăng dần theo thời gian xử lý: 50% sau 14 ngày; 61,76% sau 21 ngày và cao nhất <br />
là 67,65% sau 28 ngày, giảm 3,22 lần so với đối chứng.<br />
PPO43 <br />
(mg/l)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
76<br />
Thời gian<br />
<br />
0.4<br />
0.29<br />
0.3<br />
<br />
0.2 0.17<br />
0.15<br />
0.11<br />
0.09<br />
0.1<br />
<br />
0<br />
§ èi chøng 7 ngµy 14 ngµy 21 ngµy 28 ngµy<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Biểu đồ biểu diễn sự giảm thiểu hàm lượng PPO43 bằng cỏ Vetiver <br />
Như vậy, với quá trình thăm dò xử lý bằng cỏ Vetiver được ổn định bằng <br />
dung dịch Knop cho thấy hiệu suất hấp thụ N và P tương đối cao, lần lượt từ <br />
70,86 75,52% đối với N và khoảng từ 47,22 67,65% đối với P. <br />
3. Đề xuất mô hình xử lý.<br />
Qua những kết quả thu được từ quá trình thăm dò xử lý nước hồ phú <br />
dưỡng bằng cỏ Vetiver, chúng tôi thử đề xuất mô hình sử dụng cỏ Vetiver <br />
trong việc xử lý nước ở các ao, hồ bị phú dưỡng hoặc các ao, hồ chứa nước <br />
thải sinh hoạt như sau: Sử dụng cỏ Vetiver theo phương pháp thủy canh bằng <br />
cách kết cỏ thành các bè và thả trên bề mặt hồ.<br />
Trước khi cỏ được đưa vào nguồn nước cần xử lý, hệ rễ của cỏ được ổn <br />
định trong dung dịch Knop khoảng 1 ngày nhằm giúp rễ tăng khả năng hấp thụ <br />
chất dinh dưỡng. Sau đó, kết các bụi cỏ lại thành bè và thả trên mặt nước sao <br />
cho hệ rễ ngập vào trong nước. Tùy theo diện tích mặt nướ c xử lý mà sử <br />
dụng số lượng bè cỏ thích hợp.<br />
Bè cỏ Vetiver<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Hồ (ao)<br />
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x <br />
x x x x x x x x x x x x x x x x <br />
x x x x x x x x x x x x x x x x <br />
x x x x x x x x x x x x x x x x <br />
x x x x x <br />
x x x x x x x <br />
x x x x x x x <br />
x x x x x x x <br />
x x<br />
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x <br />
x x x x x x x x x x x x x x x x <br />
x x x x x x x x x x x x x x x x <br />
x x x x x x x x x x x x x x x x <br />
x x x x x x x x<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Mô hình xử lý nguồn nước ô nhiễm chất dinh dưỡng bằng cỏ Vetiver<br />
77<br />
Với mô hình này ngoài việc hút lọc các chất dinh dưỡng, cỏ Vetiver <br />
còn có thể giảm đượ c ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt n ước, h ạn ch ế s ự <br />
phát triển của rong và tảo trong các thủy vực.<br />
KẾT LUẬN<br />
1. Hàm lượng các chất dinh dưỡng (N, P) trong nước hồ Tịnh Tâm Huế <br />
tương đối cao sẽ dẫn đến tình trạng gây phú dưỡng nguồn nước này.<br />
2. Cỏ Vetiver được ổn định bằng dung dịch Knop có hiệu suất loại bỏ N <br />
và P trong nước tương đối cao, lần lượt từ 70,86 75,52% đối với N và <br />
từ 47, 22 67,65% đối với P.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Như Khanh. Phương pháp nghiên cứu thực <br />
vật. Tập I. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội 1979.<br />
2. http://www.hue.vietnamnet.vn/khoahoccongnghe/2005/01/53999<br />
3. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Các tiêu chuẩn Việt Nam về <br />
chất lượng nước (1995)<br />
4. Michael J.et all. Standard methods for the examination of water and weste <br />
water American Public Health Asociation. Washington, D.C (1978)<br />
<br />
THE ABILITY TO REJECT THE NUTRIENTS (NITROGEN, <br />
PHOSPHOR) OF VETIVER GRASS IN THE WATER <br />
OF TINH TAM LAKE IN HUE CITY <br />
<br />
Nguyen Minh Tri, Nguyen Thi Ngoc Lan College <br />
of Sciences, Hue University <br />
SUMMARY<br />
<br />
The result of the investigation shows the ability of vetiver grass to get rif of the <br />
nutrients (nitrogen and phosphor) in the water of Tinh Tam Lake in Hue City . The water <br />
after output reaches the Vietnam 1995 standard. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
78<br />