intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu chế tạo bia “bán tự bít” sử dụng trong công tác huấn luyện quân sự

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

36
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bia “bán tự bít”được chế tạo từ polyme blend của nhựa Polystyren (PS) với cao su Nitril Butadien (NBR), cao su AR, PVC và một số phụ gia khác. Tổ hợp polyme này có tính năng cơ lý hữu ích, chịu đựng điều kiện thời tiết, và đặc biệt là có khả năng “bán tự bít”. Bài báo này sẽ trình bày một số kết quả nghiên cứu và triển vọng ứng dụng bia “bán tự bít”trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu chế tạo bia “bán tự bít” sử dụng trong công tác huấn luyện quân sự

Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BIA “BÁN TỰ BÍT” SỬ DỤNG<br /> TRONG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ<br /> Trần Phương Chiến*, Nguyễn Trường Hưng,<br /> Hoàng Khánh Hòa, Nguyễn Đình Chinh<br /> Tóm tắt: Bia “bán tự bít”được chế tạo từ polyme blend của nhựa<br /> Polystyren (PS) với cao su Nitril Butadien (NBR), cao su AR, PVC và<br /> một số phụ gia khác. Tổ hợp polyme này có tính năng cơ lý hữu ích, chịu<br /> đựng điều kiện thời tiết, và đặc biệt là có khả năng “bán tự bít”. Bài báo<br /> này sẽ trình bày một số kết quả nghiên cứu và triển vọng ứng dụng bia<br /> “bán tự bít”trong thời gian tới.<br /> Từ khóa: Huấn luyện quân sự, Bắn súng, Bia bảng, Polyme blend, Bia bán tự bít …<br /> <br /> 1. MỞ ĐẦU<br /> Huấn luyện bắn súng bộ binh luôn được xem là một trong những nhiệm vụ huấn<br /> luyện quan trọng. Trong đó công cụ hỗ trợ trực tiếp là các hệ thống bia, bảng và<br /> mục tiêu giả định khác rất cần thiết. Bia tập bắn có rất nhiều chủng loại như bia<br /> bắn cố định, bia di động, ẩn hiện…[2] Hầu hết các loại bia hiện nay đều bằng tôn<br /> hoặc cốt ép, sau mỗi lần bắn điều phải sửa chữa và thay mới. Đặc biệt đối với huấn<br /> luyện bắn đạn thật trên biển việc sữa chữa lại càng khó khăn và phức tạp hơn. Do<br /> vậy, vấn đề đặt ra là cần phải giải quyết yếu tố về độ bền, tuổi thọ, giảm thiểu hư<br /> hỏng và khả năng “tự lành” cho hệ thống bia huấn luyện bắn đạn thật...[1] nhằm<br /> giảm chi phí và đảm bảo điều kiện kỹ thuật tốt hơn trong công tác huấn luyện. Để<br /> giải quyết vấn đề này cần nghiên cứu chế tạo ra vật liệu vừa có độ bền cao, vừa có<br /> khả năng đàn hồi nhằm giúp cho bia tự bít một phần sau khi bị đầu đạn xuyên qua.<br /> Đó là nội dung của đề tài “Nghiên cứu vật liệu và công nghệ chế tạo bia “bán tự<br /> bít” sử dụng nhiều lần trong công tác huấn luyện quân sự” do Viện Nhiệt đới môi<br /> trường chủ trì thực hiện năm 2011.<br /> 2. THỰC NGHIỆM<br /> 2.1. Nguyên liệu và thiết bị<br /> 2.1.1. Nguyên liệu<br />  Nhựa Polystyren: Do Cty TNHH Polystyren VN (VNPS) cung cấp<br />  Cao su tổng hợp Nitril: Dùng loại cao su loại Kosyn 35L của LG Hàn Quốc<br /> sản xuất.<br />  Nhựa Polyvinylclorua: Dùng loại PVC SG -660 TPC Vina cung cấp.<br />  Cao su Polyacrylat: Dùng của hãng Chevron chemical company sản xuất.<br />  Các hóa chất khác:<br />  Chất ổn định nhiệt Sak-DF do hãng SUN ACE KAKON sản xuất.<br />  Silica 400G (SiO2) do Sumitomo sản xuất.<br /> <br /> <br /> 46 Tr.P. Chiến, N.Tr. Hưng, H.K. Hòa, N.Đ. Chinh, “Nghiên cứu chế tạo bia … quân sự.”<br /> Nghiên cứu khoa học công nghệ<br /> <br />  Phòng lão UV (UVA-3C) do hãng Ciba của Thụy Sĩ sản xuất.<br /> 2.1.2. Thiết bị<br /> Thiết bị thử nghiệm: Máy phân tích phổ hồng ngoại IR; Máy phát xạ huỳnh<br /> quang tia X (XRF) và các máy phân tích hóa lý khác; Máy kéo vạn năng Zwick<br /> 1445 (tải trọng 5kN); Máy Shimadzu 50H<br /> Thiết bị chế tạo: Máy trộn kín (dung tích 70l, công suất 50 Kw); Máy tạo hạt<br /> (đường kính trục vít xoắn D 100mm, công suất là 15 Kw); Máy đúc đùn Cincinati-<br /> Titan 45 (đường kính trục vít xoắn là 120mm, chiều dài là 1025mm)<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> 2.2.1. Phương pháp phân tích, xác định thành phần, tính năng cơ lý bia mẫu Thái<br /> Lan<br /> Phân tích thành phần vật liệu bia mẫu Thái Lan (thành phần chính) bằng các<br /> máy phân tích hóa lý chuyên dụng<br /> Xác định tính chất cơ lý hóa của vật liệu: độ bền kéo, uốn, độ giãn dài, độ bền<br /> va đập, độ cứng, độ bền nhiệt, khả năng kháng lão hóa trong môi trường nước,<br /> nhiệt và tia UV<br /> 2.2.2. Nghiên cứu thiết lập đơn pha chế và chế tạo vật liệu Polyme blend<br /> Từ những kết quả phân tích thành phần vật liệu bia mẫu Thái Lan và các thử<br /> nghiệm về độ tương hợp, tính năng cơ lý hóa mẫu Polyme blend chế tạo, chúng tôi<br /> tìm ra đơn pha chế phù hợp cho vật liệu chế tạo bia đáp ứng được các yêu cầu kỹ<br /> thuật sử dụng<br /> Chế tạo mẫu vật liệu Polyme blend bằng phương pháp trộn nóng trong máy trộn<br /> kín, máy tạo hạt và máy đùn trục vít.<br /> 2.2.3. Kiểm tra và so sánh tính năng sản phẩm chế tạo với bia mẫu Thái Lan<br /> Xác định tính chất cơ lý hóa của vật liệu chế tạo bia: độ bền kéo, uốn, độ giãn<br /> dài, độ bền va đập, độ cứng, độ bền nhiệt, khả năng kháng lão hóa trong môi<br /> trường nước, nhiệt và tia UV<br /> Tiến hành bắn thử nghiệm bằng súng AK-47 với kích thước đầu đạn 7,62 mm<br /> tại trường bắn Trường quân sự Quân khu 7. So sánh, đánh giá các tính chất cơ lý<br /> hóa và khả năng tự bít của sản phẩm bia chế tạo và mẫu bia Thái Lan<br /> <br /> 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Phân tích thành phần vật liệu và thử nghiệm tính chất cơ lý hóa bia Thái<br /> Lan<br />  Kết quả phân tích thành phần vật liệu của bia Thái Lan gồm hai thành phần<br /> chính là nhựa PS và cao su NBR ngoài ra còn một số phụ gia khác như: SiO2, bột,<br /> than đen, chất ổn định nhiệt, phòng lão UV.<br />  Kết quả thử nghiệm các tính năng cơ lý hóa bia mẫu Thái Lan ở bảng 1.<br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 47<br /> Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br /> <br /> Bảng 1. Tính năng cơ lý hóa của bia mẫu Thái Lan.<br /> Đơn vị<br /> TT Chỉ tiêu Tiêu chuẩn Kết quả<br /> đo<br /> 1 Độ bền kéo đứt ASTMD 638 Mpa 26<br /> 2 Độ giãn dài khi đứt ASTMD 638 % 15<br /> 3 Độ bền uốn ASTMD 790 MPa 45<br /> 4 Độ bền va đập Charpy ISO-179 KJ/m2 71<br /> 5 Độ cứng Brinell ASTMD 785 MPa 91<br /> 0<br /> 6 Độ chịu nhiệt Vicat ASTMD 1525 C 95<br /> Đường kính lỗ trung bình sau khi đầu đạn<br /> 7 mm 2,8<br /> AK (7,62 mm) xuyên qua<br /> Khi kết hợp nhựa PS với cao su NBR độ bền kéo của PS giảm không nhiều,<br /> nhưng làm tăng độ bền va đập, tăng hệ số ma sát. Những tính năng này rất cần đối<br /> với vật liệu bia có tính năng “bán tự bít” cần chế tạo. [4]<br /> 3.2. Tính năng cơ lý hóa mẫu vật liệu polyme blend theo tỷ lệ thành phần khác<br /> nhau của cao su NBR<br /> Từ những lập dự đoán ban đầu về vật liệu tổ hợp cùng với kết quả thử nghiệm trên<br /> bia Thái Lan ở phần 3.1 chúng tôi chọn thành phần vật liệu ban đầu để chế tạo bia là PS,<br /> cao su NBR và một số phụ gia khác với thành phần khối lượng (tính theo PS): SiO2 5%;<br /> bột than đen 5%; ổn định nhiệt Sak-DF2 2%; phòng lão UVA-3C 2% .<br /> Khảo sát tính năng cơ lý hóa của Polyme blend PS-NBR chế tạo với tỷ lệ thành phần<br /> cao su NBR (tính theo PS) thay đổi từ mẫu M1 đến mẫu M8 tương ứng là 10, 15, 17, 19,<br /> 21, 23, 25, 30 % để tìm ra đơn pha chế tối ưu cho vật liệu blend chế tạo bia.<br /> Bảng 3. Kết quả thử nghiệm cơ lý hóa mẫu vật liệu Polyme blend PS-NBR.<br /> Tiêu Kết quả thử nghiệm<br /> TT Chỉ tiêu<br /> chuẩn M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8<br /> Độ bền kéo ASTMD<br /> 1 36 34,5 33 32 30,5 29 26 22<br /> đứt, Mpa 638<br /> Độ dãn dài khi ASTMD<br /> 2 5 8 12 15 18 37 55 75<br /> đứt,% 638<br /> Độ bền uốn, ASTMD<br /> 3 60 56 54 53,5 53 52,5 52 50<br /> Mpa 790<br /> Độ bền va đập<br /> 4 ISO-179 41 50 54 61 72 75 79 87<br /> Charpy, KJ/m2<br /> Độ cứng ASTMD<br /> 5 101 96 92 90 89 86 85 71<br /> Brinell, Mpa 785<br /> Độ chịu nhiệt ASTMD<br /> 6 99 95 94 92 90 85 81 72<br /> Vicat, 0C 1525<br /> Độ ngậm<br /> ASTMD<br /> 7 nước 24 giờ ở
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2