NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HỢP CHẤT HÓA HỌC TRONG HẠT VÀ RỄ CÂY CAU
lượt xem 18
download
Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu chiết tách, định danh thành phần hóa học trong bột hạt cau già và bột rễ cau huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Trong dịch chiết soxhlet bằng cloroform từ bột hạt cau già và bột rễ cau có một số cấu tử ancaloit với hàm lượng khá cao như arecolin, lamotrigine…
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HỢP CHẤT HÓA HỌC TRONG HẠT VÀ RỄ CÂY CAU
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HỢP CHẤT HÓA HỌC TRONG HẠT VÀ RỄ CÂY CAU RESEARCHING SEPERATING, DETERMINING THE COMPOSITION OF CHEMICAL COMPOUNDS IN ARECA PIPS AND ARECA ROOTS SVTH: Bùi Ngọc Phương Châu Lớp 06SHH, Khoa Hóa, Trường Đại học Sư phạm GVHD: PGS.TS Đào Hùng Cường, CN. Hoàng Kế Chung Khoa Hóa, Trường Đại học Sư phạm TÓM TẮT Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu chiết tách, định danh thành phần hóa học trong bột hạt cau già và bột rễ cau huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi . Trong dịch chiết soxhlet bằng cloroform từ bột hạt cau già và bột rễ cau có một số cấu tử ancaloit với hàm lượng khá cao như arecolin, lamotrigine… Các cấu tử này đều có hoạt tính sinh học mạnh, được sử dụng nhiều trong dược phẩm. ABSTRACT This paper presents the results about seperating, identifying the chemical composition in aged areca pips and areca roots powder in Binh Son district, Quang Ngai province. In the extract that is extracted from aged areca pips and areca roots powder by chloroform in soxhlet extrac tor has some alcaloid components with quite high content such as arecoline, lamotrigine… All of them have strong biological active so they are used in many pharmaceutical products . 1. Mở đầu Hạt cau đã được sử dụng từ lâu trong dân gian với công năng trị giun sán, bụng đầy chướng, tả lỵ, chữa bỏng...[2]. Quả cau thường được kết hợp với lá trầu, vôi sử dụng làm món nhai vui miệng rất thân quen với người dân Việt. Đó còn là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Trên thế giới, cau đã được kết hợp một số nguyên liệu thiên nhiên khác tạo chất kháng oxi hóa dùng làm mĩ phẩm, làm thuốc chống bệnh trầm cảm, bệnh cao huyết áp…[3]. Cau còn được chế biến thành cháo trị các chứng bệnh ở trẻ em. Rễ cau, thường là rễ cau nổi có tác dụng chữa căn bệnh phổ biến ở đàn ông đó là bệnh yếu sinh lí. Các công năng này chủ yếu dựa vào tác dụng của các ancaloit có trong hạt và rễ cau. 2. Thực nghiệm 2.1. Nguyên liệu Nguyên liệu nghiên cứu là quả và rễ cau ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Quả cau sau khi hái được chẻ lấy hạt. Rễ cau được chọn là rễ cau nổi. Nguyên liệu đem phơi khoảng 3 nắng gắt, sấy ở 1000C, xay thành bột và bảo quản cẩn thận trong bình hút ẩm. 2.2. Chiết tách và định danh thành phần hóa học của sản phẩm Bột dược liệu sau khi loại tạp chất bằng ete dầu hỏa, tẩm dung dịch NH3 đặc, để yên 2 giờ, rồi cho vào bình chiết soxhlet. Tiến hành chiết bằng CHCl3 ở 650C sau một thời gian, cất đuổi CHCl3 thu dịch chiết. Axit hóa dịch chiết trên trên bằng dung dịch HCl 2%. 464
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 Kết tủa dịch chiết bằng dung dịch NH3 10%. Lắc dịch với CHCl3 (lắc 4 lần, mỗi lần 10 ml CHCl3), định danh thành phần hóa học của dịch chiết bằng HPLC và GC – MS. - HPLC: Hệ thống sắc ký lỏng siêu hiệu năng RSLC Ultimate 3000; cột tách C18 100*4.6 mm; hệ dung môi CH3OH:H2O với tỉ lệ 85:15; tốc độ dòng bơm (pha động): 5µl/phút; tốc độ khí mang (áp suất khí): 30 psi; nguồn ion hóa: ESI; nhiệt đô khí: 2500C; lưu lượng khí: 8 lít/phút; điện áp cho đetectơ: 1400V - GC-MS: Hệ thống GC-MS MS Waters với cột tách mao quản DB-5MS, kích thước: 30m 0,25mm 0,25 m, khí mang He, dung môi CH2Cl2; ghép máy MS EI+ kèm ngân hàng dữ liệu và theo chương trình nhiệt độ: từ 50C đến 3000C (5 phút); injector 2500C và detector 500. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đến khối lượng sản phẩm chiết Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố thời gian, pH môi trường đến khối lượng sản phẩm chiết từ bột hạt cau già và bột rễ cau được trình bày trên bảng 1. Bảng 1. Ảnh hưởng của các yếu tố đến sản phẩm chiết Thời gian Môi trường Giờ m1 (g) M1 (g) pH m2 (g) M2 (g) 7–8 6 0,0494 0,0268 0,0108 0.0118 8–9 8 0,0662 0,0395 0,0284 0.0267 9 – 10 10 0,0536 0,0475 0.0341 0,0806 10 – 11 12 0,0808 0,0682 0,0732 0.0483 11 – 12 14 0,0802 0,0680 0,0731 0.0481 Trong đó: m1, m2 lần lượt là khối lượng sản phẩm thu được từ dịch chiết bột hạt cau. M1, M2 lần lượt là khối lượng sản phẩm thu được từ dịch chiết bột rễ cau. Nhận xét: Từ kết quả trên ta thấy, với 20 gam bột hạt cau, thời gian chiết 10 giờ, pH trong khoảng 10 - 11 sẽ thu được lượng sản phẩm chiết lớn nhất. Với 20 gam bột rễ cau, thời gian chiết là 12 giờ, pH trong khoảng 10 – 11 là tối ưu. 3.2. Xác định thành phần hóa học dịch chiết bột hạt cau già và bột rễ cau bằng HPLC Hình 1. Phổ HPLC dịch chiết bột hạt cau già 465
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 Hình 2. Phổ HPLC dịch chiết bột rễ cau Kết quả xác định thành phần hóa học bằng HPLC dịch chiết bột hạt cau già thể hiện ở phổ đồ hình 1 và dịch chiết bột rễ cau thể hiện ở phổ đồ hình 2. Nhận xét: Trên sắc ký đồ hình 1 và hình 2, ta thấy số lượng cấu tử trong dịch chiết hạt cau già (19 cấu tử) nhiều hơn trong dịch chiết rễ cau (9 cấu tử). Trên mỗi sắc ký đồ đều có 1 cấu tử có hàm lượng lớn. Cấu tử này có khả năng phân lập thành hợp chất tinh khiết. 3.3. Định danh thành phần hóa học dịch chiết bột hạt cau già và dịch chiết bột rễ cau bằng GC-MS 3.3.1. Phân tích thành phần Kết quả định danh thành phần hóa học bằng GC-MS dịch chiết bột hạt cau già được thể hiện trên phổ đồ hình 3 và dịch chiết bột rễ cau được thể hiện trên phổ đồ hình 4. Hình 3. Sắc kí đồ GC dịch chiết bột hạt cau già Hình 4. Sắc kí đồ GC dịch chiết bột rễ cau 466
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 Nhận xét: Trên sắc ký đồ GC cho thấy, dịch chiết hạt cau già (hình 3) có 20 cấu tử, dịch chiết rễ cau (hình 4) có 40 cấu tử. Như vậy, số cấu tử trong dịch chiết rễ cau có nhiều hơn trong dịch chiết hạt cau và số cấu tử dễ bay hơi có trong rễ cau cũng nhiều hơn trong hạt cau già. Từ kết quả phân tích HPLC và GC ta thấy số cấu tử khó bay hơi trong dịch chiết hạt cau già nhiều hơn trong dịch chiết rễ cau. Nhưng trái lại số cấu tử dễ bay hơi trong dịch chiết rễ cau thì nhiều hơn trong hạt cau già. 3.3.2. Phân tích định danh Kết quả phân tích định danh thành phần hóa học của hạt cau già thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Thành phần hóa học của dịch chiết hạt cau già Nhận xét: Kết quả trên bảng 2 cho thấy có 19 cấu tử trong dịch chiết hạt cau già được định danh và 1 cấu tử chưa được định danh, trong đó có 3 cấu tử là ancaloit. Đó là propylamine,N,2-dimethyl-N- nitroso- chiếm 0,98%, arecolin (1,2,5,6-Tetrahydro-1- methyl-3-pyridinecarboxylic axit, 9CI; Me ester) chiếm 33,67%, 4-Pyrimidinamine,2- (ethylthio)-5-methyl- chiếm 3,59%. Kết quả phân tích định danh thành phần hóa học của rễ cau thể hiện ở bảng 3 Bảng 3. Nhóm cấu tử được định danh trong dịch chiết hạt cau già STT Tên CTPT 1 Tetradecanoic acid, 2-hydroxy-1-(hydroxymethyl)ethyl ester C17H34O4 2 Lamotrigine C9H7Cl2N5 3 2-Methyl-4-phenylquinoline C16H13N 4 Hexanedioic acid, bis(2-ethylhexyl) ester C22H42O4 467
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 5 9-Octadecenoic acid (Z)-, methyl ester C19H36O2 6 I-(+)-Ascorbic acid 2,6-dihexadecanoate C38H68O8 7 1,2-Benzenedicarboxylic acid, butyl 2-ethylhexyl ester C20H30O4 8 Dodecanoic acid, 10-methyl-, methyl ester C14H28O2 9 Dodecanoic acid C12H24O2 10 1,2,3,4,5,6,7,8-Octahydro-1-methylphenanthrene C15H20 11 Undecanoic acid, 2,4,6-trimethyl-, methyl ester C15H30O2 Nhận xét: Trong 11 cấu tử ở bảng 3 có 2 cấu tử ancaloit, đó là Lamotrigine và 2-Methyl- 4-phenylquinoline. Số cấu tử ancaloit trong hạt cau già nhiều hơn trong rễ cau. Ancaloit có trong hạt và rễ cau đều khác nhau. Công thức cấu tạo các ancaloit có trong hạt và rễ cau: Arecolin Lamotrigine 2-Methyl-4-phenylquinoline 4. Kết luận Đã chiết tách và định danh được thành phần hóa học trong dịch chiết bột hạt cau già và rễ cau. Điều kiện thích hợp để chiết tách có hiệu suất tốt nhất là: Với bột hạt cau già, thời gian chiết 10 giờ, pH = 10 ÷ 11. Với bột rễ cau là: thời gian chiết 12 giờ, pH = 10 ÷ 11. Sản phẩm chiết từ bột hạt cau già có 3 cấu tử ancaloit trong đó arecolin chiếm hàm lượng lớn 33,67%. Sản phẩm chiết từ bột rễ cau có 2 cấu tử ancaloit đó là: Lamotrigine và 2-Methyl-4-phenylquinoline. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Thị Bằng (2006), Các phương pháp hóa lí ứng dụng trong phân tích và kiểm nghiệm dược liệu, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [2] Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội. [3] Choi, J.D., Lee, G.G., Lee, G.S. (2003),Cosmetic compositions comprising vitamin C or derivatives thereof and Areca catechu L. extract for preventing skin aging, Repub. Korean Kongkae Taeho Kongbo KR 2003043471. [4] M. Iwamoto, K. Kawaguchi, H. Ogawara, T. Tatebayashi, Y. Toukairin, K. Ugino, Y. Tonosaki (1991), The growth inhibition of Streptococcus mutans by 5’-nucleotidase inhibitors from Areca catechu L., Chem. Phar. Bull. 39(5),pp. 1323. 468
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong hạt Tiêu đen (Piper nigrum L.) ở huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai
53 p | 395 | 56
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu chiết tách Curcumin từ củ nghệ vàng Champasak – Lào bằng dung dịch NaOH
26 p | 278 | 52
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết của thân cây mật gấu ở Cao Bằng
26 p | 233 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu chiết tách và kiểm tra hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu lá Trầu không ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
69 p | 142 | 27
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học của dịch chiết vỏ quả bứa khô Hòa Vang, Đà Nẵng
26 p | 149 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học một số dịch chiết lá cây Rẻ quạt
26 p | 61 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học thân rễ nghệ vàng tỉnh Quảng Nam
13 p | 74 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu chiết tách curcumin từ củ nghệ vàng Champasak – Lào bằng dung dịch kiềm NaOH
26 p | 95 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần Ancaloit trong hạt cau lùn
25 p | 63 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu chiết tách và đặc trưng cấu trúc của Ulvan từ rong lục Ulva papenfussii
75 p | 19 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu chiết tách, chuyển hóa Hydroxycitric Acid trong lá, vỏ quả bứa và ứng dụng tạo sản phẩm giảm béo
28 p | 151 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số hợp chất phân lập từ chủng xạ khuẩn Streptomyces alboniger
92 p | 40 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu chiết tách caroten từ một số loại rau xanh và ứng dụng phối màu
26 p | 91 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học trong quả mù u Quảng Nam
13 p | 80 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc hóa học và đánh giá tác động tới protein tái tổ hợp ClpC1 của các hợp chất từ một số loài xạ khuẩn Việt Nam
133 p | 10 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết của vỏ rễ cây chùm ruột ở Đà Nẵng
26 p | 62 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc hóa học và đánh giá tác động tới protein tái tổ hợp ClpC1 của các hợp chất từ một số loài xạ khuẩn Việt Nam
27 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Hoá học: Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc một số hợp chất chính từ cây cà độc dược (Datura metel)
83 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn