Hoàng Thị Thu Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
96(08): 139 - 143<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN GENOME<br />
MỘT SỐ DÒNG CHÈ (CAMELLIA SINENSIS) TRỒNG TẠI XÃ TÂN CƯƠNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN BẰNG KỸ THUẬT RAPD<br />
Hoàng Thị Thu Yến*, Nguyễn Văn Tuấn, Hoàng Thị Ngà<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả đánh giá sự đa dạng di truyền genome của một<br />
số dòng chè thu thập từ xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên bằng cách sử<br />
dụng kỹ thuật RAPD. Kỹ thuật RAPD được thực hiện với 8 mồi ngẫu nhiên. Kết quả thu được 68<br />
phân đoạn DNA ngẫu nhiên được nhân bản. Các phân đoạn có chiều dài ước tính từ 0,25 kb đến<br />
1,8 kb. Số liệu được xử lý trên chương trình phần mềm NTSYSpc version 2.0, với qui ước số 1 xuất hiện phân đoạn DNA, số 0 – không xuất hiện phân đoạn DNA. Sơ đồ hình cây được chia làm<br />
2 nhánh. Nhánh thứ nhất bao gồm 6 dòng chè: C2, C3, C4, B1, B2, K. Nhánh thứ 2 bao gồm 4<br />
dòng chè C1, B3, T1, T2. Hai nhánh này đều được chia làm 2 nhánh phụ. Kết quả cho thấy hầu hết<br />
các dòng chè thuộc một giống có mối quan hệ di truyền gẫn gũi hơn so với các dòng trong các<br />
giống khác. Tuy nhiên, riêng dòng chè cành C1 và dòng Bát tiên B2 cho hệ số sai khác thấp nhất<br />
so với các dòng trong cùng giống.<br />
Từ khóa: Cây chè (Camellisa sinensis), đa hình, hệ số đồng dạng di truyền, RAPD, chè Tân Cương<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis<br />
(L) O. Kuntze, thuộc chi chè (Camellia), họ<br />
chè (Theaceae), bộ chè (Theales), lớp ngọc<br />
lan (Dicotyledonea), ngành ngọc lan<br />
(Angiospermae) [14]. Theo Wight (1962), chè<br />
được phân loại thành 3 thứ đó là thứ chè<br />
Trung Quốc (Camellia sinensis - China), Ấn<br />
Độ (Camellia assamica - Assam) và thứ chè<br />
trung gian giữa chè Trung Quốc và Ấn Độ<br />
(Camellia assamica lasiocalyx - Campod).<br />
Tuy nhiên, Min và đtg (2007) đã phân loại<br />
chè thành 4 thứ khác nhau, đó là thứ chè<br />
Camellia sinensis var sinensis, Camellia<br />
sinensis var pubilimba, Camellia sinensis var.<br />
Assamica) và Camellia sinensis var.<br />
dehungensis. Đến nay, trên toàn thế giới có<br />
khoảng 120 loài chè [10]. Trên thế giới đã có<br />
nhiều nghiên cứu đa dạng cây chè ở mức độ<br />
phân tử. Genome chè đã được nghiên cứu<br />
bằng cách sử dụng các chỉ thị phân tử như chỉ<br />
thị RAPD [8]; chỉ thị AFLP [11]; chỉ thị<br />
RFLP [9]; chỉ thị SSR [12]. Ngoài ra, Singh<br />
và đtg (2001) đã nghiên cứu tổ chức của gen<br />
mã hóa rRNA 5S trong genome chè và cho<br />
rằng rRNA 5S được sắp xếp lặp lại đoạn có<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 896298, Email: yenhtt79@gmail.com<br />
<br />
kích thước khoảng 300 bp. Kỹ thuật southern<br />
blot đã được sử dụng để nghiên cứu sự đa<br />
dạng về khoảng cách giữa các đoạn gen<br />
rRNA 5S trong genome chè [13].<br />
Hiện nay, Việt Nam là một trong 10 quốc gia<br />
đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng<br />
chè, đứng thứ 8 về xuất khẩu chè, cả nước có<br />
34 tỉnh thành sản xuất chè. Các giống chè<br />
được trồng chủ yếu là chè Trung du, chè Shan<br />
và các giống chè mới. Các giống chè được<br />
trồng ở Việt Nam có thể được chọn lọc dựa<br />
trên các đặc điểm hình thái, phương pháp lai<br />
tạo, gây đột biến bằng bức xạ, hóa chất và<br />
phương pháp nhân giống vô tính bằng cách<br />
ghép, giâm cành [1]. Ở các địa phương chè<br />
còn được trồng từ hạt. Do đó, nguồn genome<br />
chè rất đa dạng và phong phú. Các công trình<br />
nghiên cứu về cây chè chủ yếu đi sâu nghiên<br />
cứu đặc tính hoá sinh, đặc điểm hình thái, giải<br />
phẫu lá, thân, đặc điểm sinh trưởng, phát<br />
triển, năng suất, chất lượng và chọn tạo giống<br />
chè bằng phương pháp truyền thống. Việc<br />
ứng dụng các kĩ thuật sinh học phân tử vào<br />
việc đánh giá hệ gen của cây chè trong chọn<br />
tạo giống cây trồng còn là vấn đề mới mẻ.<br />
Năm 2004, nhóm tác giả Nguyễn Minh Hùng,<br />
Đinh Thị Phòng đã sử dụng kỹ thuật RAPD<br />
để nghiên cứu tính đa hình của một số dòng<br />
139<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
chè đột biến. Các tác giả đã sử dụng 9 cặp<br />
mồi ngẫu nhiên để nghiên cứu trên 14 dòng<br />
chè đột biến, kết quả có 94 phân đoạn DNA<br />
được tạo ra trong đó 85 phân đoạn đa hình<br />
[2]. Năm 2010, Nguyễn Thị Thu Hương và<br />
đtg đã sử dụng kỹ thuật này để phân tích sự<br />
đa dạng trình tự genome ở các dòng chè Shan<br />
[3]. Nhóm nghiên cứu này đã bước đầu<br />
phân lập gen mã hóa rRNA 18S từ 2 dòng<br />
chè Shan [6].<br />
Tân Cương nằm cách trung tập thành phố<br />
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 13 km, là<br />
vùng đặc sản chè nổi tiếng trong cả nước [4],<br />
[5]. Các nghiên cứu về chè Tân Cương ở mức<br />
độ phân tử vẫn chưa được đề cập đến. Do đó,<br />
để góp phần nghiên cứu tính đa dạng genome<br />
chè ở địa phương này, chúng tôi tiến hành đề<br />
tài “Nghiên cứu đa dạng di truyền các dòng<br />
chè (Camellia sinensis) trồng ở Tân Cương,<br />
thành phố Thái Nguyên bằng kỹ thuật<br />
RAPD”.<br />
<br />
96(08): 139 - 143<br />
<br />
Phân tích tính đa hình DNA genome các<br />
mẫu nghiên cứu dựa trên phân tích RAPD<br />
Kỹ thuật RAPD và phương pháp phân tích kết<br />
quả được hiện theo mô tả của của Nguyễn Thị<br />
Thu Hương và đồng tác giả [3].<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Kết quả tách chiết DNA tổng số<br />
DNA tổng số tách chiết từ các mẫu nghiên<br />
cứu được kiểm tra bằng điện di trên gel<br />
agarose 0,8% được thể hiện ở hình 1. Kết quả<br />
ở hình 1 cho thấy, DNA tách chiết được ở tất<br />
cả các mẫu nghiên cứu đều có một băng, ít bị<br />
đứt gãy. Sau đó, các mẫu được đo bằng máy<br />
quang phổ để kiểm tra hàm lượng và độ tinh<br />
sạch. Kết quả thu được hàm lượng DNA<br />
trong mẫu tách chiết là khá lớn và tương đối<br />
tinh sạch.<br />
<br />
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Nguyên liệu<br />
Sử dụng lá của một số dòng chè thu thập tại 4<br />
Thôn là: Phúc Trìu, Soi Vàng, Hồng Thái I,<br />
Hồng Thái II, thuộc xã Tân Cương, thành phố<br />
Thái Nguyên bao gồm các dòng chè sau: chè<br />
Trung Du, chè Cành, chè Bát Tiên, chè keo<br />
Am Tích. Chúng tôi ký hiệu lần lượt như sau:<br />
chè Cành (C), chè Trung Du (T), chè Bát Tiên<br />
(B), chè keo Am Tích (K). Trong đó, ký hiệu<br />
các dòng chè ở xóm Hồng Thái I: C1, B1, T1;<br />
xóm Hồng Thái II: C2, B2, T2; xóm Soi<br />
Vàng: C3, B3 và Phúc Trìu: C4, K.<br />
Phương pháp<br />
Tách chiết DNA tổng số<br />
DNA tổng số được tách chiết từ lá chè theo<br />
phương pháp của Samuel và Sun (1994) và<br />
Agwanda et al (1997) có cải tiến được thực<br />
hiện theo mô tả của Nguyễn Thị Thu Hương<br />
và đồng tác giả [3].<br />
Phản ứng RAPD<br />
Phản ứng RAPD được thực hiện theo mô tả<br />
của Foolad và đtg (1995) có cải tiến [7].<br />
140<br />
<br />
Hình 1. Điện di đồ DNA tổng số các mẫu nghiên<br />
cứu trên gel agarose 0.8%<br />
1: Mẫu C1; 2: Mẫu C2; 3: Mẫu C3; 4: Mẫu C4; 5:<br />
Mẫu B1; 6: Mẫu B2; 7: Mẫu B3; 8: Mẫu K; 9:<br />
Mẫu T1; 10: Mẫu T2<br />
<br />
Phân tích đa hình DNA bằng kỹ thuật<br />
RAPD<br />
Các mồi ngẫu nhiên được sử dụng trong<br />
nghiên cứu này là 8 mồi: RA31, RA32,<br />
RA36, RA40, RA45, RA46, RA142 và<br />
RA159. Phân tích kết quả điện di sản phẩm<br />
RAPD của 8 mồi ngẫu nhiên với 10 dòng chè<br />
nghiên cứu thu được 77 phân đoạn DNA<br />
được nhân bản ngẫu nhiên trong đó 100% số<br />
phân đoạn đều thể hiện tính đa hình. Kết quả<br />
phân tích RAPD ở 3 mồi đặc trưng nhất được<br />
thể hiện trên hình 2, 3 và hình 4.<br />
* Mồi 5<br />
Kết quả các phân đoạn DNA được nhân lên từ<br />
mồi 5 được thể hiện trên hình 2. Trên hình ta<br />
thấy, số các phân đoạn dao động từ 2 đến 5<br />
phân đoạn, kích thước các phân đoạn từ 0,35<br />
đến 1,5 kb. Mồi 5 cũng thể hiện tính đa hình<br />
khá cao với 40 phân đoạn DNA.<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Hình 2. Điện di đồ sản phẩm RAPD với mồi 5<br />
M. Marker 1kb; 1: Mẫu C1; 2: Mẫu C2; 3: Mẫu<br />
C3; 4: Mẫu C4; 5: Mẫu B1; 6: Mẫu B2; 7: Mẫu<br />
B3; 8: Mẫu K; 9: Mẫu T1; 10: Mẫu T2<br />
<br />
* Mồi 6<br />
Kết quả các phân đoạn DNA được nhân bản<br />
từ mồi 6 được thể hiện trên hình 3. Kết quả<br />
cho thấy, với mồi 6 có từ 2 đến 6 phân đoạn<br />
dao động từ 0,35 đến 1,8 kb. Tính đa hình<br />
cũng được thể hiện khá rõ ở mồi này. Ta thấy<br />
ở kích thước 0,55 kb và 1,2 kb phân đoạn xuất<br />
hiện ở tất cả các dòng, ở những kích thước khác<br />
các phân đoạn xuất hiện khá đều nhau.<br />
<br />
96(08): 139 - 143<br />
<br />
Hình 4. Điện di đồ sản phẩm RAPD với mồi 6<br />
M. Marker 1 kb; 1: Mẫu C1; 2: Mẫu C2; 3: Mẫu<br />
C3; 4: Mẫu C4; 5: Mẫu B1; 6: Mẫu B2; 7: Mẫu<br />
B3; 8: Mẫu K; 9: Mẫu T1; 10: Mẫu T2<br />
Bảng 1. Mức độ đa hình<br />
của 8 mồi RAPD nghiên cứu<br />
Mồi<br />
<br />
Phân đoạn<br />
DNA nhân<br />
bản<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
Tổng<br />
<br />
7<br />
9<br />
10<br />
9<br />
7<br />
8<br />
8<br />
10<br />
68<br />
<br />
Phân<br />
đoạn<br />
DNA<br />
đa hình<br />
6<br />
6<br />
10<br />
6<br />
6<br />
6<br />
6<br />
8<br />
48<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
phần trăm<br />
phân đoạn<br />
đa hình<br />
85,7<br />
66,7<br />
100<br />
66,7<br />
85.7<br />
75.0<br />
75.0<br />
80.0<br />
70.6<br />
<br />
Mối quan hệ di truyền giữa các dòng chè<br />
dựa trên phân tích RAPD<br />
<br />
Hình 3. Điện di đồ sản phẩm RAPD với mồi 6<br />
M. Marker 1 kb; 1: Mẫu C1; 2: Mẫu C2; 3: Mẫu<br />
C3; 4: Mẫu C4; 5: Mẫu B1; 6: Mẫu B2; 7: Mẫu<br />
B3; 8: Mẫu K; 9: Mẫu T1; 10: Mẫu T2<br />
<br />
* Mồi 8<br />
Phân tích RAPD của 10 mẫu chè nghiên cứu<br />
với mồi 8 cho thấy xuất hiện từ 2 đến 10 phân<br />
đoạn, kích thước các phân đoạn dao động từ<br />
0,25 kb đến 0,9 kb. Mồi 8 thể hiện sự đa hình<br />
khá cao. Ta xét thấy ở kích thước 0,25 kb và<br />
0,3 kb chỉ có dòng chè T1 xuất hiện phân<br />
đoạn các dòng khác không thấy xuất hiện, ở<br />
kích thước 0,35 kb và 0,7 kb thì phân đoạn<br />
xuất hiện ở tất cả các mẫu, không có phân<br />
đoạn nào thể hiện không đa hình.<br />
<br />
Dựa trên sự xuất hiện hay không xuất hiện<br />
các phân đoạn DNA của các giống khi điện di<br />
sản phẩm RAPD, các số liệu được tính toán<br />
và phân tích theo chương trình NTSYSpc<br />
version 2. Kết quả nhận được hệ số tương<br />
đồng di truyền giữa các dòng chè thể hiện ở<br />
bảng 2. Hệ số tương đồng di truyền phản ánh<br />
quan hệ di truyền của các cặp dòng chè với<br />
nhau. Hai dòng chè càng gần nhau về mặt di<br />
truyền thì hệ số tương đồng của chúng càng<br />
lớn và ngược lại Theo kết quả thu được ở<br />
bảng cho ta thấy, các dòng có hệ số tương<br />
đồng di truyền từng cặp nằm trong khoảng<br />
0,500 đến 0,852, trong đó hệ số tương đồng di<br />
truyền thấp nhất là 0,500 khi so sánh giữa 2<br />
dòng T2 và K, cao nhất khi so sánh giữa 2<br />
dòng C2 và C4 có hệ số tương đồng di truyền<br />
là 0,852.<br />
141<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
96(08): 139 - 143<br />
<br />
Bảng 2. Hệ số tương đồng di truyền của 10 dòng chè nghiên cứu<br />
<br />
Nhánh<br />
chính 1<br />
<br />
Nhánh<br />
chính 2<br />
<br />
Hình 5. Biểu đồ quan hệ di truyền giữa các dòng chè nghiên cứu<br />
<br />
Từ kết quả phân tích số liệu trên ta xác định<br />
được quan hệ di truyền của các dòng chè ở<br />
mức độ phân tử thể hiện bằng sơ đồ phả hệ<br />
của các dòng chè (Hình 5). Sơ đồ phả hệ cho<br />
thấy 4 dòng chè được chia làm 2 nhánh lớn.<br />
Trong đó nhánh thứ nhất bao gồm 6 dòng chè<br />
(C2, C3, C4, B1, B2, K), nhánh này chia làm<br />
2 nhánh phụ, nhánh phụ 1 bao gồm các dòng<br />
chè C2, C3, C4, B1, B2 chia làm 2 cụm<br />
nhóm. Cụm nhóm thứ nhất bao gồm 3 dòng<br />
chè cành (C2, C3, C4) được thu thập từ các<br />
địa phương từ hai địa phương khác nhau (C2 Hồng Thái II, C3 – Soi Vàng, C4 – Phúc<br />
Trìu) trong đó C2 và C4 có hệ số sai khác<br />
thấp nhất là 0,148. Cụm nhóm thứ hai bao<br />
gồm 2 dòng chè Bát tiên là: B1 và B2 được<br />
thu thập từ Hồng Thái I và II, có hệ số sai<br />
khác di truyền là 0,192. Nhánh phụ 2 chỉ có<br />
một dòng chè duy nhất là chè Keo tam tích<br />
(K) được thu thập từ Phúc Trìu, dòng này có<br />
hệ số sai khác so với nhánh còn lại là 0,347 (1<br />
- 0,653). Nhánh thứ 2 bao gồm 4 dòng chè<br />
C1, B3, T1, T2 chia là hai nhánh phụ, nhánh<br />
phụ 1 bao gồm 2 dòng chè Trung Du T1 và<br />
T2 được thu thập từ Hồng Thái I và II có hệ<br />
số sai khác 0,206, nhánh phụ 2 bao gồm dòng<br />
142<br />
<br />
chè cành (C1) thu từ Hồng Thái I và chè Bát<br />
Tiên (B3) thu từ Soi Vàng. Hai dòng này có<br />
hệ số sai khác là 0,236.<br />
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi thấy<br />
hầu hết các dòng chè thuộc một giống có mối<br />
quan hệ di truyền gần gũi hơn so với các dòng<br />
trong các giống khác. Tuy nhiên riêng dòng<br />
chè cánh C1 và dòng Bát tiên B2 cho hệ số<br />
sai khác thấp nhất so với các dòng trong các<br />
giống khác.<br />
KẾT LUẬN<br />
Chúng tôi đã xác định được quan hệ di truyền<br />
giữa 10 dòng chè nghiên cứu bằng cách sử<br />
dụng kỹ thuật RAPD với 8 mồi ngẫu nhiên, ở<br />
cả 8 mồi đều thể hiện tính đa hình. Quan hệ di<br />
truyền của 10 mẫu chè nghiên cứu cho thấy:<br />
Dòng chè T2 (có nguồn gốc từ Hồng Thái II)<br />
và dòng chè C3 (có nguồn gốc từ xóm Soi<br />
Vàng) có quan hệ di truyền xa nhất. Dòng C2<br />
(có nguồn gốc từ Hồng Thái II) và C4 (có<br />
nguồn gốc từ Phúc Trìu) có quan hệ di truyền<br />
gần gũi nhất. 10 dòng chè nghiên cứu được<br />
chia làm 2 nhánh chính. Trong đó, nhánh thứ<br />
nhất bao gồm 6 dòng chè: C2, C3, C4, B1,<br />
B2, K; nhánh thứ 2 bao gồm các dòng còn lại:<br />
C1, B3, T1, T2.<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Hoàng Văn Chung (2012), Luận án tiến sĩ,<br />
Đại học Thái Nguyên, tr. 17-24.<br />
[2]. Nguyễn Minh Hùng, Đinh Thị Phòng (2004),<br />
"Đánh giá tính đa hình RAPD genome một số<br />
giống chè", Tạp chí công nghệ sinh học, 2(1), tr.<br />
109-116.<br />
[3]. Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Thu<br />
Phương, Hoàng Văn Chung, Hoàng Thị Thu Yến<br />
(2010), "Bước đầu nghiên cứu đa dạng di truyền ở<br />
một số dòng chè shan (Camellia sinensis var.<br />
assamica (Mast) Pierre sec. Phamh) bằng kỹ thuật<br />
RAPD", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thái<br />
Nguyên 65(3), tr. 149-157.<br />
[4]. Bảo Lâm (2011), Tân Cương – Xứng danh đệ<br />
nhất danh trà Thái Nguyên, thainguyen.gov.vn<br />
[5]. Thanh Thủy (2012), Đậm đà hương sắc chè<br />
Tân Cương, thainguyen.gov.vn<br />
[6]. Hoàng Thị Thu Yến, Nguyễn Thị Huế,<br />
Nguyễn Thị Thu Hương, Nghiêm Thị Nhật,<br />
Hoàng Văn Chung (2010), "Nhân gen mã hóa<br />
rRNA 18S ở 2 dòng chè shan (Camellia sinensis<br />
var. assamica (Mast) Pierre sec. Phamh) BV04 và<br />
BV19", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thái<br />
Nguyên 70(8), tr. 111-114.<br />
[7]. Foolad M. R., Arulsekar S., Rodriguez R. L.<br />
(1995), "Application of polymerase chain reaction<br />
(PCR) in plant genome analysis", In: Gamborg<br />
OL. Philip GC (eds). Fundamental methods of<br />
plant cell. Tissue and organ culture and laboratory<br />
operations. Spinger . Berlin - Heidelberg Newyork - Tokyo, pp. 281-298.<br />
<br />
96(08): 139 - 143<br />
<br />
[8]. Lin S. Y., Chen I. Z., Tsai C. M., Chen Y. L.<br />
(2005), "Detection of genetic relationship in<br />
Taiwan tea variety (Camellia sinensis (L.) O.<br />
Kuntze) with RAPD markers", Journal of the<br />
Chinese Society for Horticultural Science, 51(4),<br />
pp. 357-366.<br />
[9]. Matsumoto S., Takeuchi A., Hayatsu M.,<br />
Kondo S. (1994), "Molecular cloning of<br />
phenylalanine<br />
ammonia-lyase<br />
cDNA<br />
and<br />
classification of varieties and cultivars of tea<br />
plants (Camellia sinensis) using the tea PAL<br />
cDNA probe", Theoretical and applied genetics,<br />
89(6), pp. 671-675.<br />
[10]. Min T., Bartholomew B. (2007), 18<br />
Theaceae, Flora of China 12, pp. 366-367.<br />
[11]. Paul S., Wachira F. N., Powell W., Waugh<br />
R. (1997), "Diversity and genetic differentiation<br />
among populations of Indian and Kenyan tea<br />
(Camellia sinensis (L.) O . Kuntze ) revealed by<br />
AFLP markers", Theoretical and Applied<br />
Genetics, 94(2), pp. 255 -263.<br />
[12]. Sharma H., Kumar R., Sharma V., Kumar<br />
V., Bhardwaj P., Ahuja P. S., Sharma R. K.<br />
(2011),<br />
"Identification<br />
and<br />
cross-species<br />
transferability of 112 novel unigene-derived<br />
microsatellite markers in tea (Camellia sinensis)",<br />
American Journal of Botany, 98(6), pp. 133-138.<br />
[13]. Singh D., Singh M. (2001), "Organization of<br />
5S ribosomal RNA genes in tea (Camellia<br />
sinensis)", Genome, 44(1), pp. 143-146.<br />
[14]. Wight W. (1959), "Nomenclature and<br />
Classification of the Tea Plant", Nature, 183, pp.<br />
1726 - 1728.<br />
<br />
SUMMARY<br />
STUDY GENETIC DIVERSITY OF TEA CLONES (CAMELLIA SINENSIS)<br />
GROWN IN TAN CUONG COMMUNE – THAI NGUYEN CITY<br />
BY RAPD TECHNIQUE<br />
Hoang Thi Thu Yen*, Nguyen Van Tuan, Hoang Thi Nga<br />
College of Sciences – TNU<br />
<br />
In this research, we presented the genetic diversity of genome from the tea clones collected from Tan<br />
Cuong commune, Thai Nguyen city, Thai Nguyen province using RAPD technique. Sixty-eight<br />
random DNA fragments were amplified in all 8 samples. The fragments were about from 0,25 kb to<br />
1,8 kb in length. The data was processed on the NTSYSpc version 2.0 sofware programme, with<br />
number one for presence and number zero for absence of DNA fragments. The physogenetic tree was<br />
divided into two main branches. The first branch included six tea clones (C2, C3, C4, B1, B2, K), the<br />
second one consisted of four remain clones (C1, B3, T1, T2). Each of the branches were divided into<br />
two sub-branches. The results showed that most of the tea clones of the same cultivar had a closer<br />
genetic relationship than the clones from different varieties. However, the differential coefficient of<br />
C1 and B2 tea clones was the lowest compared to clones in the same cultivar.<br />
Key words: Camellisa sinensis, diversity, genetic coefficient, RAPD, Tan Cuong tea<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 896298, Email: yenhtt79@gmail.com<br />
<br />
143<br />
<br />