NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ĐẦU TINH TRÙNG Ở NHỮNG<br />
NGƯỜI NAM GIỚI TRONG CÁC CẶP VỢ CHỒNG THIỂU NĂNG SINH<br />
SẢN<br />
TRẦN ĐỨC PHẤN, VŨ THỊ HỒNG LUYẾN,<br />
NGUYỄN ĐỨC NHỰ, VŨ THỊ HUYỀN<br />
TÓM TẮT<br />
Thiểu năng sinh sản (TNSS) là tình trạng bệnh lý<br />
thường gặp. Xét nghiệm tinh dịch là cần thiết để chẩn<br />
đoán và theo dõi điều trị. Trong xét nghiệm tinh dịch<br />
thì phân tích hình thái đầu tinh trùng có nhiều chỉ số.<br />
Câu hỏi đặt ra là chỉ số nào quan trọng, cần phải lưu<br />
ý. Qua nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu tinh trùng<br />
(TT) ở 120 người nam giới đến xét nghiệm tại bộ môn<br />
Y sinh học - Di truyền, đại học Y Hà Nội từ tháng<br />
11/2010 đến tháng 5/2011. Chúng tôi rút ra một số<br />
kết luận sau: Trong các bệnh nhân TNSS, độ tuổi từ<br />
25-30 là cao nhất (48,1%) sau đó giảm dần ở các<br />
nhóm tuổi cao hơn. Những người đã từng có con đến<br />
xét nghiệm tinh dịch có độ tuổi từ 25-30 chiếm tỉ lệ<br />
thấp nhất: 18,2%, độ tuổi từ 41-48 chiếm tỉ lệ cao<br />
nhất: 34,1%. Bệnh nhân TNSS nguyên phát chiếm<br />
78,9%, TNSS thứ phát 21,1%. Tỉ lệ đầu TT bình<br />
thường ở nhóm chứng là 58,0% cao hơn so với nhóm<br />
TNSS là 45,9%. Tỉ lệ đầu TT vô định hình ở nhóm<br />
chứng là 25,3% thấp hơn nhóm TNSS là 33,7%. Tỉ lệ<br />
đầu TT bình thường ở nhóm TNSS NP là 45,8% thấp<br />
hơn so với nhóm TNSS TP là 46,6%. Trong khi tỉ lệ<br />
đầu TT vô định hình ở nhóm TNSS NP là 34,3% cao<br />
hơn so với nhóm TNSS TP là 31,7%.<br />
Từ khóa: Thiểu năng sinh sản nam, tinh trùng,<br />
hình thái tinh trùng, thiểu năng sinh sản nguyên phát,<br />
thiểu năng sinh sản thứ phát.<br />
SUMMARY<br />
Chacteristics<br />
of<br />
sperm’s<br />
head<br />
morphology of males in infertile couples<br />
Infertility is common disease. Semen analysis is<br />
important test for diagnosis and assessing the result of<br />
treatment. There are some indicators of head of sperm<br />
morphologies. The question here is: which kind of head<br />
of sperm morphological indicators are important<br />
indicators. Carrying out the study in 120 males who<br />
were examed in Department of Medical Biology and<br />
genetics, Hanoi Medical University from November 2010<br />
to May 2011, we found that: In infertile couples: the rate<br />
of age level 25-30 is highest (48.7%), it’s lower in others<br />
group. In group of male who have children: the rate of<br />
age level 25-30 is lowest (18.2%), the rate of age level<br />
41-48 is highest (34.1%). The rate of primary infertility is<br />
78.9%, secondary infertility is 21.1%. The rate of sperm<br />
with normal head in control group is 58.0%, higer than in<br />
infertile group (45.9%). The rate of amorphous in control<br />
group is 25.3%, lower than in infertile group (33.7%).<br />
The rate of sperm with normal head in primary infertility<br />
group is 45.8%, lower than in secondary infertility group<br />
(46.6%). But, the rate of amorphous sperm in primary<br />
infertility group is 34.3%, higer than in secondary<br />
<br />
Y häc thùc hµnh (902) - sè 1/2014<br />
<br />
infertility group (31.7%).<br />
Keywords: Male infertility, sperm, sperm<br />
morphology, secondary infertility, primary infertility.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thiểu năng sinh sản (infertility) (TNSS) là một tình<br />
trạng bệnh lý thường gặp và đang có xu hướng ngày<br />
càng tăng. Trong các cặp vợ chồng TNSS thì nguyên<br />
nhân do nam giới chiếm tỉ lệ xấp xỉ 50% [1], [5].<br />
Để chẩn đoán TNSS ở nam giới, Tổ chức Y tế<br />
Thế giới liên tục phải điều chỉnh tiêu chuẩn phân tích<br />
tinh dịch. Tiêu chuẩn bình thường của một mẫu tinh<br />
dịch theo WHO [8], [9], [10] là:<br />
Chỉ số phân tích<br />
Thể tích tinh dịch<br />
pH<br />
Độ nhớt<br />
Mật độ TT<br />
Số TT /lần xuất<br />
tinh<br />
Tỷ lệ tinh trùng<br />
sống<br />
Tỷ lệ TT di động<br />
nhanh<br />
TT di động<br />
nhanh + chậm<br />
TT hình thái bình<br />
thường<br />
<br />
1992<br />
> 2 ml<br />
7,2 - 8<br />
> 20<br />
x106/ml<br />
> 40 x<br />
106<br />
<br />
Giá trị bình thường<br />
1995 1999 2000<br />
nb<br />
nb<br />
nb<br />
nb<br />
nb<br />
nb<br />
1,5ml<br />
>7,2<br />
nb<br />
>15<br />
x106/ml<br />
<br />
nb<br />
<br />
nb<br />
<br />
nb<br />
<br />
nb<br />
<br />
nb<br />
<br />
nb<br />
<br />
>39x106<br />
<br />
> 75%<br />
<br />
nb<br />
<br />
nb<br />
<br />
nb<br />
<br />
≥ 58%<br />
<br />
> 25%<br />
<br />
nb<br />
<br />
nb<br />
<br />
nb<br />
<br />
≥ 32%<br />
<br />
>50%<br />
<br />
nb<br />
<br />
nb<br />
<br />
≥ 40%<br />
<br />
nb<br />
<br />
><br />
15%<br />
<br />
> 4%<br />
<br />
> 50%<br />
<br />
>30%<br />
<br />
nb: Giống như cột bên<br />
Trong các chỉ số phân tích tinh dịch thì tiêu chuẩn<br />
và cách đánh giá về hình thái TT được điều chỉnh<br />
nhiều nhất. Theo hướng dẫn năm 2010 thì hình thái<br />
đầu TT được phân tích thành vài chục chỉ số, đây là<br />
yếu tố cơ bản và quan trọng. Câu hỏi đặt ra ở đây là<br />
trong các chỉ số về đầu tinh trùng thì chỉ số nào quan<br />
trọng hơn. Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có một<br />
nghiên cứu sâu nào đề cập tới đặc điểm vi thể hình<br />
thái đầu TT và mối liên quan với tuổi bệnh nhân, loại<br />
TNSS…<br />
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu này nhằm các mục tiêu:<br />
Xác định đặc điểm hình thái đầu TT ở những<br />
người nam giới TNSS.<br />
Bước đầu tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm<br />
hình thái đầu TT với tuổi và với loại TNSS.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 120 nam<br />
giới:<br />
+ Tuổi từ 25-48, tình trạng khỏe mạnh.<br />
<br />
59<br />
<br />
+ Thời gian kiêng xuất tinh > 3 ngày.<br />
+ Mật độ TT > 20 triệu TT/ml.<br />
Được chia làm 2 nhóm<br />
Nhóm TNSS: là các nam giới trong các cặp TNSS<br />
Nhóng chứng: Nam giới trong các cặp sinh sản<br />
bình thường (đã có con).<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là<br />
phương pháp nghiên cứu mô tả có so sánh bệnh chứng.<br />
Phân tích hình thái vi thể đầu TT.<br />
Phân tích 100 đầu TT/1 mẫu ở độ phóng đại 1000<br />
lần. Các chỉ số nghiên cứu gồm:<br />
Đầu bình thường; Đầu vô định hình; Đầu to; Đầu<br />
nhỏ; Đầu hình kim; Không đầu; Hai, ba đầu; Đầu có<br />
hình thái nhân bất thường.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Tuổi và loại thiểu năng sinh sản của đối<br />
tượng nghiên cứu<br />
Bảng 1. Phân bố độ tuổi ở nhóm chứng và nhóm<br />
TNSS<br />
Tuổi<br />
25-30<br />
31-35<br />
36-40<br />
41-48<br />
TỔNG<br />
<br />
Chứng<br />
Số lượng<br />
Tỷ lệ %<br />
8<br />
18,2%<br />
9<br />
20,5%<br />
12<br />
27,3%<br />
15<br />
34,1%<br />
44<br />
100%<br />
<br />
TNSS<br />
Số lượng<br />
Tỷ lệ %<br />
37<br />
48,7%<br />
25<br />
32,9%<br />
12<br />
15,8%<br />
2<br />
2,6%<br />
76<br />
100%<br />
<br />
Kết quả được trình bày ở bảng 1 cho thấy:<br />
Tỉ lệ nhóm bệnh nhân TNSS trong độ tuổi từ 25 30 chiếm tỉ lệ cao nhất là 48,7% sau đó giảm dần<br />
theo các nhóm tuổi.<br />
Trong khi đó nhóm chứng trong độ tuổi từ 25 - 30<br />
chiếm tỉ lệ thấp nhất (18,2%), độ tuổi từ 41-48 chiếm<br />
tỉ lệ cao nhất (34,1%).<br />
Bảng 2. Phân loại thiểu năng sinh sản trong nhóm<br />
TNSS<br />
Số lượng<br />
60<br />
16<br />
76<br />
<br />
Phân lại TNSS<br />
Nguyên phát<br />
Thứ phát<br />
Tổng<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
78,9%<br />
21,1%<br />
100%<br />
<br />
Về loại TNSS đến xét nghiệm, kết quả ở bảng 2<br />
cho thấy:<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm TNSS<br />
nguyên phát chiếm 78,9% cao hơn hẳn so với nhóm<br />
TNSS thứ phát 21,1%.<br />
2. Đặc điểm hình thái vi thể đầu TT<br />
Bảng 3. Đặc điểm đầu TT trong tinh dịch của các<br />
đối tượng nghiên cứu<br />
Hình thái đầu<br />
TT<br />
Bình thường<br />
Vô định hình<br />
Đầu to<br />
Đầu nhỏ<br />
2, 3 đầu<br />
Đầu hình kim<br />
Không đầu<br />
Hình thái nhân<br />
bất thường<br />
<br />
60<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
n<br />
%<br />
2552 58,0%<br />
1112 25,3%<br />
56<br />
1,3%<br />
227<br />
5,2%<br />
26<br />
0,6%<br />
34<br />
0,8%<br />
6<br />
0,1%<br />
387<br />
<br />
8,8%<br />
<br />
Nhóm TNSS<br />
n<br />
%<br />
3485 45,9%<br />
2558 33,7%<br />
81<br />
1,1%<br />
548<br />
7,2%<br />
39<br />
0,5%<br />
80<br />
1,1%<br />
17<br />
0,2%<br />
792<br />
<br />
10,4%<br />
<br />
P<br />
0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
4400<br />
<br />
100%<br />
<br />
7600<br />
<br />
100%<br />
<br />
Phân tích đặc điểm đầu TT, kết quả ở bảng 4 cho<br />
thấy:<br />
Nhóm chứng có tỷ lệ hình thái đầu TT bình<br />
thường là 58,0% cao hơn so với nhóm TNSS<br />
(45,9%), sự sai khác giữa 2 nhóm là có ý nghĩa thống<br />
kê với p < 0,001.<br />
Ngược lại tỉ lệ đầu TT vô định, nhân bất thường ở<br />
nhóm TNSS là 33,7% cao hơn hẳn ở nhóm chứng<br />
chỉ là 25,3%, sự sai khác giữa 2 nhóm này là có ý<br />
nghĩa thống kê với p < 0,001.<br />
Tỉ lệ đầu TT nhỏ ở nhóm TNSS là 7,2% cao hơn<br />
ở nhóm chứng chỉ là 5,2%, sự sai khác giữa 2 nhóm<br />
này là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.<br />
Các đặc điểm khác về hình thái đầu TT như: tỉ lệ<br />
đầu TT to, TT có hình thái nhân bất thường, 2, 3 đầu,<br />
đầu hình kim, không đầu chiếm tỉ lệ khá thấp và chưa<br />
thấy có sự khác biệt giữa nhóm chứng và nhóm<br />
TNSS (p>0,05).<br />
Bảng 4. Đặc điểm đầu TT trong các nhóm TNSS<br />
Hình thái<br />
đầu TT<br />
Bình<br />
thường<br />
Vô định<br />
hình<br />
Đầu to<br />
Đầu nhỏ<br />
2, 3 đầu<br />
Đầu hình<br />
kim<br />
Không<br />
đầu<br />
Nhân bất<br />
thường<br />
Tổng<br />
<br />
Nhóm nguyên phát<br />
n<br />
%<br />
<br />
Nhóm thứ phát<br />
n<br />
%<br />
<br />
P<br />
<br />
2740<br />
<br />
45,8%<br />
<br />
745<br />
<br />
46,6%<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
2051<br />
<br />
34,3%<br />
<br />
507<br />
<br />
31,7%<br />
<br />
0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
<br />
67<br />
<br />
1,1%<br />
<br />
13<br />
<br />
0,8%<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
13<br />
<br />
0,2%<br />
<br />
4<br />
<br />
0,3%<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
620<br />
<br />
10,4%<br />
<br />
161<br />
<br />
10,1%<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
5989<br />
<br />
100%<br />
<br />
1600<br />
<br />
100%<br />
<br />
Phân tích đặc điểm đầu TT ở các nhóm TNSS,<br />
kết quả ở bảng 4 cho thấy:<br />
Tỉ lệ đầu TT bình thường ở nhóm TNSS nguyên<br />
phát (45,8%) thấp hơn so với nhóm TNSS thứ phát<br />
(46,6%), tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa<br />
thống kê với p>0,05.<br />
Tỉ lệ đầu vô định ở nhóm TNSS nguyên phát<br />
(34,3%) cao hơn nhóm thứ phát (31,7%). Sự sai khác<br />
này là có ý nghĩa thống kê với p 0,05).<br />
<br />
Y häc thùc hµnh (902) - sè 1/2014<br />
<br />
Bảng 5. Mối liên quan giữa tuổi và hình thái đầu TT ở các đối tượng TNSS<br />
Hình thái đầu TT<br />
Bình thường<br />
Vô định hình<br />
Đầu to<br />
Đầu nhỏ<br />
2, 3 đầu<br />
Đầu hình kim<br />
Không đầu<br />
Nhân bất thường<br />
<br />
25 - 30 (1)<br />
N<br />
%<br />
2090<br />
47,5%<br />
1459<br />
33,2%<br />
47<br />
1,1%<br />
300<br />
6,8%<br />
16<br />
0,4%<br />
45<br />
1,0%<br />
9<br />
0,2%<br />
434<br />
10%<br />
<br />
30 - 35 (2)<br />
n<br />
%<br />
1708<br />
48,8%<br />
1046<br />
29,9%<br />
41<br />
1,2%<br />
257<br />
7,3%<br />
25<br />
0,7%<br />
35<br />
1,0%<br />
10<br />
0,3%<br />
378<br />
10,8%<br />
<br />
Phân tích mối liên quan giữa tuổi và hình thái đầu<br />
TT trong đối tượng, kết quả ở bảng 5 cho thấy:<br />
Tỉ lệ đầu bình thường trong nhóm tuổi từ 41 - 48<br />
chiếm tỉ lệ cao nhất (58,5%) trong khi đó ở nhóm tuổi<br />
từ 25 - 30 chiếm tỉ lệ thấp nhất (47,5%). Sự sai khác<br />
giữa 2 nhóm này có ý nghĩa thống kê với p 0,05.<br />
Ngược lại với loại bất thường đầu vô định hình,<br />
nhóm tuổi từ 25 - 30 có tỷ lệ bất thường cao nhất<br />
(33,2%), sau đó đến độ tuổi 36 - 40, nhóm tuổi từ 41 48 có tỷ lệ đầu vô định hình thấp nhất (26,1%). Sự<br />
khác biệt giữa nhóm tuổi lớn nhất và trẻ nhất là có ý<br />
nghĩa thống kê với p0,05).<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Về độ tuổi của đối tượng nghiên cứu<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 120 bệnh<br />
nhân trong đó có: 44 bệnh nhân thuộc nhóm chứng<br />
và 76 bệnh nhân thuộc nhóm TNSS.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi của nhóm bệnh<br />
nhân TNSS thấp hơn ở nhóm chứng. Lí do những<br />
người này đi khám bệnh hầu như là mong muốn sinh<br />
thêm con trai, trước đó họ đã có con, thậm chí có 2, 3<br />
con nên tuổi thường cao.<br />
Về loại TNSS đến xét nghiệm, kết quả ở bảng 2<br />
cho thấy:<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm TNSS<br />
nguyên phát nhiều (78,9%), TNSS thứ phát ít hơn<br />
(21,1%).<br />
Tỷ lệ bệnh nhân TNSS nguyên phát nhiều hơn<br />
nhiều so với TNSS thứ phát ở các nơi xét nghiệm và<br />
điều trị TNSS cũng được nhiều tác giả đề cập [3], [4]<br />
trong khi thống kê ở cộng đồng thì tỷ lệ TNSS thứ<br />
phát cao hơn nhiều so với TNSS nguyên phát chứng<br />
tỏ nhu cầu được điều trị của các cặp TNSS nguyên<br />
phát là cấp thiết hơn nhiều so với TNSS thứ phát.<br />
2. Về đặc điểm hình thái vi thể đầu TT<br />
Phân tích đặc điểm đầu TT, kết quả ở bảng 4 cho<br />
thấy:<br />
Nhóm chứng có tỷ lệ hình thái đầu TT bình<br />
thường là 58,0% cao hơn so với nhóm TNSS<br />
(45,9%). Ngược lại tỉ lệ đầu TT vô định, nhân bất<br />
thường ở nhóm TNSS là 33,7% cao hơn hẳn ở nhóm<br />
<br />
Y häc thùc hµnh (902) - sè 1/2014<br />
<br />
36 - 40 (3)<br />
n<br />
%<br />
1244<br />
51,8%<br />
722<br />
30,1%<br />
35<br />
1,5%<br />
147<br />
6,1%<br />
17<br />
0,7%<br />
21<br />
0,9%<br />
3<br />
0,1%<br />
211<br />
8,8%<br />
<br />
41 - 48 (4)<br />
n<br />
%<br />
995<br />
58,5%<br />
443<br />
26,1%<br />
14<br />
0,8%<br />
71<br />
4,2%<br />
7<br />
0,4%<br />
13<br />
0,8%<br />
1<br />
0,1%<br />
156<br />
9,2%<br />
<br />
P<br />
1-4<br />
0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
<br />
chứng chỉ là 25,3%.<br />
Tỉ lệ đầu TT nhỏ ở nhóm TNSS là 7,2% cao hơn<br />
ở nhóm chứng chỉ là 5,2%.<br />
Các đặc điểm khác về hình thái đầu TT như: tỉ lệ<br />
đầu TT to, TT có hình thái nhân bất thường, 2, 3 đầu,<br />
đầu hình kim, không đầu chiếm tỉ lệ khá thấp và chưa<br />
thấy có sự khác biệt giữa nhóm chứng và nhóm<br />
TNSS.<br />
Các kết quả trên có thể cho phép ta nghĩ đến bất<br />
thường hình thái đầu TT góp phần gây TNSS, và chỉ<br />
số bất thường hình thái đầu TT phải là một chỉ số<br />
quan trọng trong xét nghiệm tinh dịch.<br />
Trong các bất thường phần đầu, tỉ lệ đầu TT vô<br />
định hình ở nhóm TNSS là 33,7% cao hơn hẳn ở<br />
nhóm chứng chỉ là 25,3%, sự sai khác giữa 2 nhóm<br />
này là có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Đầu vô định<br />
hình là hình ảnh đầu TT bị méo mó, không có hình<br />
dạng cố định. Đầu TT bình thường có hình elip, một<br />
số dạng bất thường phần đầu có hình dạng cố định<br />
như: đầu hình cầu, đầu hình kim, đầu nhỏ, đầu to, 2,<br />
3 đầu, đầu có túi không bào lớn, đầu có bào tương bị<br />
chảy sệ… Với loại vô định hình, đầu TT méo mó<br />
thường kèm theo sự bất thường của nhân. Bất<br />
thường vô định hình là bất thường phần đầu nhưng<br />
là bất thường khá nặng nên người ta xếp thành một<br />
chỉ số riêng. Do vẫn là bất thường ở phần đầu nên<br />
một số tác giả để chung vào bất thường phần đầu.<br />
Trong nghiên cứu, chúng tôi thấy bất thường phần<br />
đầu loại vô định hình và loại đầu nhỏ có liên quan<br />
đến TNSS rõ, các bất thường khác chưa thấy có mối<br />
liên quan. Với kết quả nghiên cứu này chúng tôi thấy<br />
khi phân tích hình thái TT, có lẽ nên tách các chỉ số<br />
đầu vô định hình và đầu nhỏ của TT ra khỏi các bất<br />
thường khác của đầu TT.<br />
Theo một số tác giả [2], [5], [7], [10] khi phân tích<br />
vai trò của thể đầu cho thấy, ngay cả các TT có hình<br />
thái bất thường về hình thái vẫn có giá trị cung cấp<br />
enzyme hyaluronidase từ thể cực đầu của mình để<br />
góp phần làm mỏng màng zona của trứng giúp cho<br />
quá trình thụ tinh. Tuy nhiên, loại TT không có đầu<br />
(nhiều khi vẫn có khả năng di chuyển), loại TT đầu<br />
hình kim không có thể đầu, không góp được enzyme<br />
cho quá trình thụ tinh. Với đầu vô định hình là hình<br />
thức bất thường khá nhiều của đầu các tác giả cũng<br />
cho là thường có kèm theo bất thường túi cực đầu<br />
(acrosom), các TT vô định hình vẫn có những TT còn<br />
túi cực đầu nhưng do đây là dạng bất thường tương<br />
đối nặng, thường kèm bất thường của nhân, khả năng<br />
<br />
61<br />
<br />
di động cũng sẽ kém nên trên thực tế hầu như không<br />
có vai trò trong thụ tinh vì vậy nên tách riêng chỉ số vô<br />
định hình ra khỏi các bất thường khác của đầu TT.<br />
Phân tích đặc điểm đầu TT ở các nhóm TNSS,<br />
kết quả ở bảng 4 cho thấy:<br />
Tỷ lệ đầu vô định hình ở nhóm TNSS nguyên phát<br />
cao hơn nhóm TNSS thứ phát trong khi các chỉ số<br />
khác kể cả tỷ lệ hình thái bình thường ở 2 nhóm<br />
TNSS không khác nhau gợi ý cho ta rất có thể tỷ lệ<br />
vô định hình cao liên quan đến khả năng thụ thai của<br />
một mẫu tinh dịch. Điều này cũng tương tự như khi ta<br />
so sánh giữa nhóm chứng với nhóm TNSS. Như vậy<br />
ở loại mẫu tinh dịch nào có tỷ lệ vô định hình cao thì<br />
tỷ lệ thụ thai sẽ thấp.<br />
Phân tích mối liên quan giữa tuổi và hình thái đầu<br />
TT trong đối tượng, kết quả ở bảng 5 cho thấy:<br />
Tỷ lệ hình thái đầu TT bình thường ở nhóm tuổi<br />
trẻ thấp hơn ở tuổi lớn hơn, tỷ lệ đầu vô định hình ở<br />
nhóm tuổi trẻ cao hơn nhóm lớn tuổi có lẽ do ở tuổi<br />
càng trẻ tỷ lệ TNSS nguyên phát càng cao, TNSS thứ<br />
phát thường là những bệnh nhân lớn tuổi vì vậy tuổi<br />
càng cao đồng nghĩa với bệnh nhân TNSS thứ phát<br />
càng cao. Kết quả này một lần nữa khẳng định TNSS<br />
có tỷ lệ bất thường vô định hình cao, tỷ lệ hình thái<br />
đầu TT bình thường thấp.<br />
Nếu chia các độ tuổi ở nhóm TNSS nguyên phát<br />
và TNSS thứ phát thì mỗi nhóm quá nhỏ nên chúng<br />
tôi chưa không kết luận được với từng nhóm thì khi<br />
tuổi cao lên, chất lượng hình thái TT thay đổi như thế<br />
nào. Ở đây có lẽ tỷ lệ hình thái TT tăng lên theo độ<br />
tuổi là do tuổi cao thì TNSS thứ phát tăng, nguyên<br />
phát giảm chưa không phải là khi tuổi càng cao thì<br />
chất lượng hình thái đầu TT tốt lên.<br />
KẾT LUẬN<br />
Trong các bệnh nhân TNSS, tỉ lệ độ tuổi từ 25-30<br />
là cao nhất (48,1%) sau đó giảm dần ở các nhóm tuổi<br />
cao hơn.<br />
Những người đã từng có con đến xét nghiệm tinh<br />
dịch có độ tuổi từ 25-30 chiếm tỉ lệ thấp nhất: 18,2%,<br />
độ tuổi từ 41-48 chiếm tỉ lệ cao nhất: 34,1%.<br />
Bệnh nhân TNSS nguyên phát chiếm 78,9%,<br />
TNSS thứ phát 21,1%.<br />
<br />
Tỉ lệ đầu TT bình thường ở nhóm chứng là 58,0%<br />
cao hơn so với nhóm TNSS là 45,9%.<br />
Tỉ lệ đầu TT vô định hình ở nhóm chứng là 25,3%<br />
thấp hơn nhóm TNSS là 33,7%.<br />
Tỉ lệ đầu TT bình thường ở nhóm TNSS NP là<br />
45,8% thấp hơn so với nhóm TNSS TP là 46,6%.<br />
Trong khi tỉ lệ đầu TT vô định hình ở nhóm TNSS NP<br />
là 34,3% cao hơn so với nhóm TNSS TP là 31,7%.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Trần Quán Anh (2009), “Tinh trùng”, Bệnh học giới<br />
tính nam. NXB Y học, tr. 72-122.<br />
2. Trần Đức Phấn, Phan Thị Hoan, Nguyễn Xuân<br />
Tùng (2010), Sử dụng máy CASA trong xét nghiệm tinh<br />
dịch và những điểm cần lưu ý khi trả lời kết quả xét<br />
nghiệm tinh dịch. Y học thực hành. 727 (7), tr. 56 - 61.<br />
3. Trần Đức Phần, Trịnh Văn Bảo, Hoàng Thu Lan<br />
(2002), “Đặc điểm tinh dịch của những người nam giới<br />
trong các cặp vợ chồng thiểu năng sinh sản”, Y học thực<br />
hành, 407(1), tr. 38-41.<br />
4. Mai Đắc Việt, Trần Huy Ngọc, Mai Đức Thuận<br />
(2000), “Nghiên cứu số lượng, chất lượng tinh trùng của<br />
100 thanh niên khỏe mạnh”, Công trình nghiên cứu y<br />
học quân sự, Học viên quân Y (2) tr. 6-11.<br />
5. Gunalp S., Onculoglu C., Gurgan T., Kruger T. F.,<br />
Lombard C. J. (2001), “A study of semen parameters<br />
with emphasis on sperm morphology in a fertile<br />
population: an attempt to develop clinical thresholds”<br />
Hum. Reprod., 16(1), pp. 110-114.<br />
6. Kidd S. A., Eskenazi B., Wyrobek A.J. (2001),<br />
“Effects of age on semen quality anh fertility: a review of<br />
the literature”, Fertil-Steril, 75(2), pp 237-248.<br />
7. Kurpisz M., Szczygiel M. (2000), “Molekularne<br />
podstawy<br />
teratozoospermia”,<br />
Ginekol-Pol,71(9),pp.<br />
1036-1041.<br />
8. WHO (1992), WHO laboratory manual for the<br />
examination of human semen anh sperm-cervical mucus<br />
interaction, third edition, United Kingdom.<br />
9. WHO (1999), WHO laboratory manual for the<br />
examination of human semen anh sperm-cervical mucus<br />
interaction, fourth edition, United Kongdom.<br />
10. WHO (2010), WHO laboratory manual for the<br />
Examination and processing of human semen. Fifth<br />
edition.<br />
<br />
§¸NH GI¸ KÕT QU¶ §IÒU TRÞ UNG TH¦ THùC QU¶N 1/3 GI÷A - D¦íI<br />
B»NG PHÉU THUËT NéI SOI<br />
TriÖu TriÒu D¬ng, TrÇn H÷u Vinh<br />
TÓM TẮT<br />
UTTQ là bệnh lý ít gặp trong các bệnh ung thư<br />
đường tiêu hoá, tỷ lệ Nam/ Nữ là 5,5/1 tần suất mắc<br />
bệnh có liên quan đến thói quen ăn uống và sử dụng<br />
thuốc lá... Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang<br />
không đối chứng thực hiện trên 69 BN bị UTTQ 1/3<br />
giữa dưới được PTNS thì ngực cắt bỏ đoạn thực<br />
quản tổn thương và thay thế bằng ống cuốn dạ dầy<br />
tự thân theo Akyama. Kết quả đánh giá sau phẫu<br />
<br />
62<br />
<br />
thuật cho thấy phương pháp an toàn và hiệu quả tốt:<br />
không tử vong, thời gian phẫu thuật ngắn (116,8 ±<br />
52,9 phút), tai biến trong mổ 5,8%, tỷ lệ biến chứng<br />
sau mổ thấp (18,85%). Chất lượng sống sau mổ phụ<br />
thuộc vào giai đoạn bệnh, 100% bệnh nhân UTTQ<br />
giai đoạn T2 sau phẫu thuật có chất lượng cuộc sống<br />
tốt (đánh giá theo chỉ số Karnofsky). Thời gian sống<br />
sau 5 năm là 11,76%.<br />
Từ khóa: Ung thư thực quản, Phẫu thuật nội soi.<br />
<br />
Y häc thùc hµnh (902) - sè 1/2014<br />
<br />