Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SAI SỐ<br />
ĐỊNH VỊ MỤC TIÊU NGẦM TRONG VÙNG BIỂN NƯỚC NÔNG<br />
Trịnh Đăng Khánh1, Nguyễn Xuân Long2, Trần Phú Ninh3*<br />
Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu thuật toán, khảo sát môi trường bố trí trạm trinh sát<br />
thủy âm, mô hình truyền âm tại vùng nước nông biển Việt Nam. Mô phỏng và đánh giá<br />
các yêu tố ảnh hưởng đến sai số định vị nguồn âm trong vùng biển nước nông như<br />
đặc tính nguồn âm, tham số môi trường thay đổi theo mùa, sự cần thiết phải cập<br />
nhật tham số môi trường theo mùa, độ chính xác tối thiểu yêu cầu khi đánh giá vận<br />
tốc âm. Kết quả mô phỏng cho thấy, khi nhiệt độ biến thiên theo mùa lớn thì cần thiết<br />
phải cập nhật theo giá trị thực của nhiệt độ để đảm bảo chất lượng định vị. Độ chính<br />
xác yêu cầu khi đánh giá vận tốc âm C 0,4m / s , khi đó định vị cho kết quả<br />
chính xác.<br />
Từ khóa: Xử lý trường phối hợp, Hydrophone, Định vị, Vùng nước nông.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đã có nhiều nghiên cứu về phát hiện và định vị nguồn âm trong vùng biển nông sử<br />
dụng thuật toán xử lý trường phối hợp MFP [1-4]. Phương pháp MFP thông thường sử<br />
dụng mạng hydrophone theo chiều đứng hay chiều ngang để định vị dựa vào thông tin về<br />
không gian giữa các hydrophone với nguồn âm. Sự chính xác định vị của phương pháp<br />
phụ thuộc nhiều vào số phần tử trong mạng (số hydrophone). Phương pháp này tuy hiệu<br />
quả nhưng khó khăn về khi triển khai thiết bị cũng như vấn đề giá thành. Để khắc phục<br />
nhược điểm trên, một số nghiên cứu khác tập trung vào nghiên cứu giải quyết vấn đề bằng<br />
sử dụng một hoặc hai hydophone [5-6]. Sự khó khăn của phương pháp này là thiếu thông<br />
tin về không gian. Do vậy, việc xác định, định vị mục tiêu tập trung vào hướng nghiên cứu<br />
lấy thông tin về chuỗi tín hiệu theo thời gian. Một số nghiên cứu [5] chỉ ra có thể định vị<br />
mục tiêu ngầm sử dụng một hydrophone nhưng phải biết thông tin về dạng tín hiệu phát<br />
s(t). Tuy nhiên, đối với sonar thụ động, việc phát hiệu mục tiêu nhằm vào đối tượng không<br />
có nhiều thông tin về nguồn tín hiệu.<br />
Định vị đơn hydrophone là định vị trường phối hợp khi thực hiện phép đo chỉ từ một<br />
hydrophone. Mỗi chuỗi theo thời gian của áp suất tại hydrophone được so sánh với chuỗi<br />
theo thời gian được tính toán sử dụng mô hình truyền âm học đại dương cho các vị trí<br />
nguồn âm khác nhau. Vị trí của nguồn có chuỗi dự đoán theo thời gian phù hợp nhất với<br />
giá trị đo được coi là vị trí đúng nguồn âm. Thuật toán định vị nguồn âm được sử dụng<br />
không yêu cầu dạng tham số của nguồn âm. Do vậy, một số nghiên cứu gần đây đã tập<br />
trung vào giải pháp sử dụng kết quả đo ở hydrophone để ước lượng dạng tín hiệu của mục<br />
tiêu, dự báo trường thay thế nguồn âm theo mô hình truyền âm học đại dương để giải bài<br />
toán định vị [7]. Bài báo này trình bày giải pháp phát hiện và định vị nguồn âm dải rộng ở<br />
môi trường nước nông khi không biết dạng tín hiệu của mục tiêu. Nội dung bài báo như<br />
sau: nghiên cứu thuật toán, mô phỏng và đánh giá các yêu tố ảnh hưởng đến sai số định vị<br />
nguồn âm trong vùng biển nước nông như đặc tính nguồn âm, tham số môi trường thay đổi<br />
theo mùa, sự cần thiết phải cập nhật tham số môi trường theo mùa, độ chính xác tối thiểu<br />
yêu cầu khi đánh giá vận tốc âm.<br />
II. NỘI DUNG GIẢI QUYẾT<br />
<br />
<br />
84 T.Đ.Khánh, N.X.Long, T.P.Ninh, “Nghiên cứu đánh giá… vùng biển nước nông.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2.1. Đánh giá môi trường bố trí trạm trinh sát thủy âm, mô hình truyền âm<br />
Các công trình [1-4, 9] đã trình bày các phương pháp xử lý trường phối hợp MFP vectơ<br />
định hướng được xác định bằng áp suất âm được dự báo từ các mô hình truyền âm đối với<br />
vùng có thể của nguồn âm trong không gian ống dẫn sóng theo phân bố của tốc độ âm và<br />
các tham số âm của các lớp đáy biển. Sơ đồ khối thực hiện các phương pháp được trình<br />
bày trên hình 1.<br />
<br />
1 2 3 M<br />
<br />
<br />
Mạng anten Tần số Mô tả vận Các số liệu<br />
Mẫu số liệu theo nguồn âm tốc âm theo về môi trường<br />
thời gian độ sâu<br />
<br />
<br />
Ma trận phổ tương Ống dẫn sóng âm<br />
quan chéo Mô hình lan truyền âm<br />
Véc tơ định hướng<br />
<br />
<br />
Bộ lọc phối hợp<br />
Bộ xử lý tín hiệu<br />
<br />
<br />
Đánh giá vị trí nguồn âm<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ khối phương pháp xử lý trường phối hợp<br />
đánh giá vị trí của nguồn âm.<br />
<br />
Hiệu quả của phương tiện thủy âm phải bảo đảm giải quyết tốt bài toán định vị đặc biệt<br />
là độ chính xác và cự ly phát hiện. Để giải quyết bài toán định vị, phương pháp xử lý<br />
trường phối hợp yêu cầu cần thiết xây dựng mô hình truyền âm tại điểm lắp đặt và không<br />
gian cột nước vùng quan sát theo cự ly và độ sâu. Bài báo lựa chọn vùng biển Việt Nam<br />
với số liệu về cột nước với tham số đáy theo lát cắt địa hình đáy biển theo vết tọa độ từ<br />
(Tây - Đông) và lát cát theo vết tọa độ từ (Nam - Bắc).<br />
Ứng dụng về ống dẫn sóng Pekeris theo vùng nêu trên với độ sâu cực tiểu khoảng<br />
110m, độ sâu cực đại khoảng 125m. Địa hình của đáy biển tương đối bằng phẳng với các<br />
chênh lệch trung bình của độ sâu 0,5…1,75m/km thỏa mãn điều kiện của mô hình ống dẫn<br />
sóng Pekeris [8]. Vận tốc âm trong các lớp nước là c1 trong khi vận tốc âm thanh trong lớp<br />
đáy là c2, với c2>c1. Mặt nước tại z = 0 và biên giữa lớp nước và đáy là z = D, trong đó D<br />
là chiều sâu của lớp nước. Lớp bề mặt nước hoạt động như một lớp phản xạ hoàn toàn đối<br />
với sóng có góc tới lớn hơn góc tiêu chuẩn trong lý thuyết Ray ( c ), ở đáy biển ngoài<br />
sự phản xạ còn hấp thụ. Mô hình này phù hợp cho việc giải thích tính chất truyền âm ở các<br />
vùng nước ven biển và đặc trưng là vùng nước nông.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 85<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Mô hình môi trường đại dương tại điểm lắp đặt.<br />
2.2. Thuật toán<br />
Thuật toán định vị MFP dải rộng sử dụng 1 hydrophone dựa vào nguyên tắc chia không<br />
gian cần quan sát thành các mắt lưới theo khoảng cách và độ sâu. Tiếp theo, tính trường<br />
thay thế tại điểm thu khi giả thiết nguồn phát ở từng vị trí lưới với dữ liệu đo được tại<br />
hydrophone. Kết quả tương quan tốt nhất giữa tín hiệu trường thay thế và giá trị đo được<br />
tại hydrophone sẽ xác định được vị trí nguồn.<br />
Do khác với thuật toán MFP thông thường sử dụng mạng hydrophone là sự đồng bộ dựa<br />
trên thông tin tương quan giữa vectơ dữ liệu tại các hydrophone và vectơ trường thay thế.<br />
Khi dùng một hydrophone, không có thông tin về không gian. Do đó, người ta so sánh chuỗi<br />
tín hiệu theo thời gian đo ở hydrophone và chuỗi tín hiệu trường thay thế theo thời gian.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Minh họa thuật toán MFP với mạng hydrophone.<br />
Trong hình 3 minh họa quá trình xử lý trường phối hợp, mục tiêu cần định vị là phương<br />
tiện ngầm dưới đại dương tương ứng với tọa độ (r0, z0). Nếu mô hình truyền sóng trong đại<br />
dương thực sự là phối hợp, khi đó bản ghi của véc tơ dữ liệu tại hydrophone ở một tần số<br />
tại một thời điểm tương quan với dữ liệu thay thế sẽ là đánh giá tốt nhất về vị trí ( rˆ, zˆ ).<br />
Khi đó mô hình xác định được tọa độ mục tiêu (r0, z0). Trên hình 3, đỉểm đánh dấu X biểu<br />
thị vị trí tương quan lớn nhất. Vòng tròn nhỏ đánh dấu chỉ thị tương quan kém từ kết quả<br />
so sánh kém với số liệu đo được. Vòng phản hồi là cách để tối ưu mô hình, vòng phản hồi<br />
cũng chính là quá trình xử lý tín hiệu thích nghi tìm điểm phối hợp.<br />
<br />
<br />
86 T.Đ.Khánh, N.X.Long, T.P.Ninh, “Nghiên cứu đánh giá… vùng biển nước nông.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Các nghiên cứu về thuật toán định vị MFP sử dụng một hydrophone cũng đã được mô<br />
tả trong các nghiên cứu của Shuai YAO, Kun LI, Shiliang FANG [9]. Một số căn bản của<br />
thuật toán có thể tóm tắt như sau:<br />
Đối với hệ thống tuyến tính bất biến theo thời gian, tín hiệu thu ở hydrophone được<br />
biểu diễn theo công thức sau [9]:<br />
<br />
r (t ) s (t ) * g (t ) n(t ) s( )g (t )d n(t ) (1)<br />
<br />
<br />
Trong đó s(t) là nguồn âm, g(t) là đáp ứng xung của môi trường, n(t) tạp âm môi<br />
trường, r(t) tín hiệu thu tại hydrophone.<br />
Với hệ thống rời rạc, công thức trên được biểu diễn dưới dạng:<br />
N 1<br />
r ( n) s ( m) g ( n m) n( n)<br />
m 0<br />
(2)<br />
<br />
Công thức trên có thể viết dưới dạng ngắn gọn:<br />
r Gs n (3)<br />
Ở đó G là ma trận tích chập của hàm Green cho một vị trí thu và phát cố định trong môi<br />
trường thử nghiệm, s là véc tơ tín hiệu rời rạc theo thời gian, r là véc tơ đo được tại<br />
hydrophone, n là tạp âm môi trường.<br />
Để tính ma trận tích chập G , phải tính giá trị hàm Green theo thời gian bằng giải<br />
phương trình sóng:<br />
1 2 p<br />
2p (4)<br />
c 2 t 2<br />
Hàm Green có thể tính trực tiếp theo phương trình (4) hoặc tính hàm Green theo tần<br />
số, sau đó biến đổi ngược FFT để nhận được hàm Green theo thời gian.<br />
Hàm Green phụ thuộc tần số như sau [ 9]:<br />
<br />
i j e jkm r<br />
g (r , z, f ) e 4 m ( zs ) m ( z ) (5)<br />
( zs ) 8 r m 1 km<br />
Theo công thức (5), hàm Green theo tần số phụ thuộc vào tham số môi trường như cấu<br />
trúc các lớp, vận tốc âm thanh, hệ số hấp thụ, hệ số suy hao của các lớp và vị trí tương đối<br />
giữa nguồn phát và nguồn thu.<br />
Bài toán định vị mục tiêu sử dụng một hydrophone thực hiện tính trường thay thế tại<br />
điểm thu tương ứng với mỗi vị trí có thể tại nguồn phát. Muốn vậy phải biết dạng tín hiệu<br />
<br />
nguồn âm s. Vì chưa biết dạng tín hiệu nguồn âm, chúng ta phải ước lượng nguồn âm s<br />
khi có thông tin về tín hiệu đo được ở hydrophone, dựa vào phương trình sau [9]:<br />
r Gˆ sˆ n (6)<br />
Gˆ là ma trận tích chập hàm Green cho mỗi mắt lưới. sˆ là giá trị ước lượng nguồn tín<br />
hiệu. Giải phương trình (6) ta sẽ tính giá trị ước lượng nguồn phát sˆ . Tuy nhiên, nếu ma<br />
trận Gˆ không là ma trận vuông (kích thước m x n). Bài toán ước lượng phải dựa vào lý<br />
thuyết triển khai kỳ dị sử dụng ma trận giả khả nghịch. Khi đó [9]:<br />
<br />
s G r (7)<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 87<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
1<br />
<br />
G G T G G T gọi là ma trận giả khả nghịch suy rộng của G . Tín hiệu trường<br />
<br />
thay thế cho mỗi vị trí mắt lưới tại hydrophone thu được tính bằng công thức [9]:<br />
<br />
r G s G G r (8)<br />
<br />
Tín hiệu trường thay thế ở từng vị trí mắt lưới r sau đó được so với tín hiệu thu r tại<br />
hydrophone sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu.<br />
2<br />
2 <br />
e<br />
2<br />
rr r G . G .r (9)<br />
<br />
<br />
Vị trí mắt lưới gần vị trí mục tiêu nhất sẽ có giá trị tín hiệu mô hình r có dạng tương<br />
2<br />
quan nhất so với tín hiệu r. Hay nói cách khác e sẽ cho giá trị nhỏ nhất.<br />
Vị trí nguồn L khi đó là: L = min(||e||2) hoặc L = max(1/||e||2) (10)<br />
3. MÔ PHỎNG, TÍNH TOÁN, THẢO LUẬN<br />
3.1. Kịch bản mô phỏng<br />
a) Mô phỏng sử nguồn âm có đặc tính nguồn âm của mục tiêu ngầm, đánh giá kết quả<br />
định vị với các dạng nguồn âm khác nhau;<br />
b) Mô phỏng sử điều kiện môi trường thay đổi như nhiệt độ, vận tốc âm theo mùa làm<br />
cơ sở đặt yêu cầu cần thiết thiết lập tham số môi trường phù hợp với điều kiện thực tế;<br />
c) Mô phỏng khi tham số môi trường đánh giá bị sai số so với điều kiện thực tế và đưa<br />
ra độ chính xác yêu cầu khi đánh giá tham số thủy âm.<br />
d) Mô phỏng dải thông mục tiêu khác nhau.<br />
Tiếp theo, bài báo mô phỏng và luận giải một số đặc tính chính của các kịch bản mô<br />
phỏng trên.<br />
Để mô phỏng nguồn âm của mục tiêu ngầm, trước hết chúng ta phân tích một số đặc<br />
điểm chính của nguồn âm. Sự phát xạ tiếng ồn của máy móc và các cơ cấu ở mục tiêu<br />
ngầm phụ thuộc vào thành phần của chúng (ở mục tiêu ngầm nguyên tử chúng nhiều hơn<br />
đáng kể so với ở mục tiêu ngầm điện hay điêzen), tuy các loại mục tiêu ngầm đều có kỹ<br />
thuật khử tiếng ồn (chống rung và giảm sóc) nhưng mức độ đạt được là khác nhau. Sự liên<br />
kết các bộ phận máy với lớp vỏ cứng nếu không tốt cũng gây ồn và lan truyền ra môi<br />
trường ngoài mạn tàu. Chân vịt mục tiêu ngầm là nguồn gốc chính của sự phát xạ tiếng ồn,<br />
ngay cả khi tốc độ hành trình nhỏ, mức ồn sẽ tăng lên nhiều khi tốc độ hành trình tăng.<br />
Đối với các mục tiêu ngầm quân sự trước đây (thế hệ cũ), thành phần tiếng ồn gây ra khi<br />
di chuyển có tần số khoảng từ 5kHz đến 20kHz, hiện nay do giải pháp công nghệ tiên tiến<br />
hơn tiếng ồn đã được giảm thiểu và thành phần tiếng ồn chủ yếu cỡ khoảng dưới 1KHz.<br />
Các thành phần tạp âm từ máy móc, động cơ của mục tiêu ngầm chỉ còn vài trăm Hz. Từ<br />
những đặc điểm của nguồn phát xạ từ các loại mục tiêu ngầm, bài báo lựa chọn tập trung<br />
vào dải tần số nguồn hạ âm dải rộng từ 50Hz đến 500Hz để mô phỏng cho tiếng ồn của<br />
mục tiêu ngầm gây ra.<br />
Trong các tham số môi trường, vận tốc âm là tham số quan trọng nhất, vận tốc âm là<br />
hàm của các tham số như nhiệt độ, độ sâu, độ mặn. Thực nghiệm cho thấy rằng, vận tốc<br />
lan truyền âm trong đại dương thay đổi trong giới hạn từ 1420 m/s đến 1520 m/s. Giá trị<br />
trung bình của vận tốc âm thanh trong nước biển vào khoảng 1500 m/s.<br />
Sự phụ thuộc của vận tốc âm thanh vào nhiệt độ, độ mặn và áp suất thủy tĩnh, độ sâu<br />
được xác định tương đối chính xác nhờ công thức sau:<br />
<br />
<br />
88 T.Đ.Khánh, N.X.Long, T.P.Ninh, “Nghiên cứu đánh giá… vùng biển nước nông.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
c 1450 4.21t 0.037t 2 1.14 s 0.0175d (11)<br />
0 0<br />
Trong đó, c - Vận tốc âm thanh (m/s); t - Nhiệt độ ( C); s - Độ mặn ( /00); d - Độ sâu (m).<br />
Công thức trên cho thấy rằng, vận tốc âm phụ thuộc vào nhiệt độ, độ mặn và độ sâu,<br />
trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng, thể tích tăng, còn mật độ<br />
giảm, điều này làm tăng vận tốc âm.<br />
3.2. Số liệu đầu vào<br />
Môi trường vùng nước nông trong vùng biển Việt Nam có các tham số như sau:<br />
- Lớp nước: vận tốc âm c1 = 1522 ÷ 1543m/s, mật độ 1= 1024g/m3, độ sâu 110m;<br />
- Lớp nước đáy: Vận tốc âm c2 = 1572÷1593m/s, 2= 1500g/m3, độ sâu 10m;<br />
- Lớp cát: Vận tốc âm c3 = 1800m/s, 3= 2000g/m3, độ dày sâu là 12m;<br />
- Lớp đáy: Vận tốc âm c4=3000m/s, 4= 2400 g/m3;<br />
- Nguồn âm: các nguồn âm dải rộng (50÷100)Hz, (50÷250)Hz; (50÷450)Hz;<br />
(50÷500)Hz. Độ sâu nguồn âm 59m, khoảng cách 2000m;<br />
- Sử dụng một hydrophsone thu: Độ sâu 50m.<br />
3.3. Phương pháp, công cụ mô phỏng<br />
- Phương pháp: Tính toán kết quả bằng modul phần mềm theo lưu đồ thuật toán sau<br />
trên hình 4.<br />
- Công cụ mô phỏng: Sử dụng phầm mềm Matlab.<br />
Vận tốc âm Tần số Tham số môi trường<br />
<br />
<br />
Tính hàm<br />
<br />
Green, G<br />
<br />
<br />
Ước lượng giá trị<br />
nguồn âm s<br />
<br />
<br />
Tính giá trị <br />
trường thay thế r<br />
<br />
<br />
Giá trị thu được ở Tính giá trị sai2 số<br />
hydrophone r tính min e<br />
<br />
<br />
Xác định vị trí<br />
nguồn âm<br />
<br />
<br />
Kết thúc<br />
<br />
<br />
Hình 4. Lưu đồ thuật toán định vị nguồn âm theo phương pháp MFP dải rộng.<br />
3.4. Kết quả mô phỏng và bình luận<br />
Kết quả mô phỏng xác định vị trí nguồn âm ở vị trí (2000m, 59m) với môi trường thử<br />
nghiệm theo tham số đầu vào đã nêu.<br />
a. Khảo sát các dạng tín hiệu nguồn âm<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 89<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
- Dạng tín hiệu điều tần tuyến tính LMF, độ rộng phổ 50-150Hz;<br />
- Dạng tín hiệu (tiếng ồn) biên độ thay đổi ngẫu nhiên, độ rộng phổ 50-150Hz:<br />
150<br />
s (t ) a e <br />
i 50<br />
i<br />
j fi t<br />
<br />
<br />
<br />
Trong đó ai là giá trị ngẫu nhiên, theo phân bố Gauss, tần số f i 50 150 .<br />
Tín âieäï tâï Ö ôùc lö ôïná tín âieäï pâaùt Pâoåö ùô ùc lö ôïná tín âieäï pâaùt<br />
30 1 1<br />
<br />
0.8 0.9<br />
20<br />
0.6 0.8<br />
<br />
0.4 0.7<br />
10<br />
Bieân ñoä(m)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bieân ñoä(m)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bieân ñoä (m)<br />
0.2 0.6<br />
<br />
0 0 0.5<br />
<br />
-0.2 0.4<br />
-10<br />
-0.4 0.3<br />
<br />
-0.6 0.2<br />
-20<br />
-0.8 0.1<br />
<br />
-30 -1 0<br />
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0 50 100 150 200 250<br />
Tâôø<br />
i áian (í) Tâôø<br />
i áian (í) Tafn íoá(f)<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Tín hiệu thu và ước lượng khi tín hiệu nguồn âm dạng LMF.<br />
<br />
Tín âieäï tâï Ö ôùc lö ôïná tín âieäï pâaùt Pâoåö ùô ùc lö ôïná tín âieäï pâaùt<br />
30 25 1<br />
<br />
20 0.9<br />
20<br />
15 0.8<br />
<br />
10 0.7<br />
10<br />
Bieân ñoä(m)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bieân ñoä(m)<br />
0.6<br />
Bieân ñoä(m)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
<br />
0 0 0.5<br />
<br />
-5 0.4<br />
-10<br />
-10 0.3<br />
<br />
<br />
-20 -15 0.2<br />
<br />
-20 0.1<br />
<br />
-30<br />
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 -25 0<br />
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0 50 100 150 200 250<br />
Tâôø<br />
i áian (í)<br />
Tâôøi áian (í) Tafn íoá(f)<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Tín hiệu thu và ước lượng khi tín hiệu nguồn âm dạng ngẫu nhiên.<br />
Với 2 dạng tín hiệu trên, kết quả định vị được thể hiện trên hình 7,8 và bảng 1.<br />
<br />
Toïa ñoä mïïc tieâï: Rí=2000m, Zí=60m<br />
10<br />
40 50<br />
20<br />
35 40<br />
30<br />
<br />
40 30 30<br />
n ñoä<br />
Bieâ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
50 25 20<br />
Ñoä íaâï (m)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
60<br />
20 10<br />
<br />
70<br />
15 0<br />
80 120<br />
100<br />
10 3000<br />
90 80<br />
60 2500<br />
5 40 2000<br />
100 Ñoäíaâï (m) 20 1500<br />
Kâoaûná caùcâ (m)<br />
0 1000<br />
110<br />
1000 1200 1400 1600 1800 2000 2200 2400 2600 2800 3000<br />
Kâoaûná caùcâ (m)<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Hàm bề mặt định vị mục tiêu với tín hiệu dạng điều tần tuyến tính LMF.<br />
<br />
Toïa ñoä mïïc tieâï: Rí=2000m, Zí=60m<br />
10 35<br />
<br />
30<br />
20 30<br />
25<br />
30<br />
n ñoä<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
25 20<br />
40<br />
Bieâ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
50 20<br />
Ñoä íaâï (m)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
60<br />
15<br />
5<br />
70<br />
0<br />
120<br />
80 10<br />
100<br />
3000<br />
80<br />
90 2500<br />
60<br />
5 Ñoäíaâï (m) 40 2000<br />
100<br />
20 1500 Kâoaûná caùcâ (m)<br />
0 1000<br />
110<br />
1000 1200 1400 1600 1800 2000 2200 2400 2600 2800 3000<br />
Kâoaûná caùcâ (m)<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Hàm bề mặt định vị mục tiêu với tín hiệu dạng ngẫu nhiên NN.<br />
<br />
<br />
90 T.Đ.Khánh, N.X.Long, T.P.Ninh, “Nghiên cứu đánh giá… vùng biển nước nông.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả định vị với các dạng tín hiệu khác nhau.<br />
Tọa độ mục tiêu Tọa độ đánh Sai số xác định Đỉnh/<br />
Dạng Đỉnh Nền<br />
thực tế giá tọa độ Nền<br />
tín hiệu<br />
rs 0 (m) zs 0 (m) rˆ (m) zˆ (m) Δr(m) Δz(m) Up Ug PBR<br />
Dạng 2000 59 2000 60 0 1 42.4 0.1 215.7<br />
LFM<br />
Dạng 2000 59 2000 60 0 1 34.1 0 438.6<br />
NN<br />
Từ kết quả định vị với 2 dạng tín hiệu khác nhau trong dải tần 50-150Hz trình bày trên<br />
bảng 1, chúng ta thấy kết quả định tốt với cả hai dạng tính hiệu điều tần tuyến tính LFM và<br />
ngẫu nhiên NN, sai số định vị nhỏ. Tỷ số đỉnh/nền PBR > 200. Kết quả định vị cho thấy<br />
dạng tín hiệu ảnh hưởng không nhiều đến chất lượng định vị.<br />
b. Khảo sát khi tham số môi trường thay đổi theo mùa<br />
Xét sự thay đổi mùa, khi nhiệt độ thay đổi t 2,50 C , theo (11), khi đó c10m/s.<br />
Bảng 2. Kết quả định vị với các tham số thay đổi theo mùa.<br />
Tọa độ mục Tọa độ đánh Sai số xác Đỉnh/<br />
Điều kiện môi Đỉnh Nền<br />
tiêu thực tế giá định tọa độ Nền<br />
trường<br />
rs 0 (m) zs 0 (m) rˆ (m) zˆ (m) Δr(m) Δz(m)<br />
Up Ug PBR<br />
Không đổi 2000 59 2000 60 0 1 42.4 0.2 215.7<br />
C=10, cập 2000 59 2000 60 0 1 37.5 0.2 204.2<br />
nhật DL<br />
C=10,Không 2000 59 2100 110 100 41 0.93 0.1 13.1<br />
cập nhật DL<br />
Từ kết quả định vị với biến thiên nhiệt độ theo mùa, chúng ta thấy nếu cập nhật tham<br />
số môi trường định vị sai số nhỏ, tỷ số Đỉnh/Nền PBR > 200 và kết quả định vị không<br />
khác nhau nhiều. Nếu không cập nhật tham số, kết quả định vị sẽ cho sai số lớn. Do đó,<br />
khi nhiệt độ biến thiên theo mùa lớn hơn giá trị nhất định cần thiết phải cập nhật theo giá<br />
trị thực của nhiệt độ để đảm bảo chất lượng định vị. Các tham số độ sâu, tham số đáy gần<br />
như không thay đổi theo mùa.<br />
c. Khảo sát chất lượng định vị khi khi đo tham số môi trường đánh giá bị sai số so với điều<br />
kiện thực tế<br />
Trong bộ tham số môi trường, ở đây chúng ta khảo sát với vận tốc âm vì nó là tham số<br />
ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng định vị. Trong phần này chúng ta đánh giá ảnh hưởng<br />
của sai số ΔC đánh giá vận tốc âm C0 so với giá trị thực tế C. Từ kết quả trên bảng 3 cho<br />
thấy: khi ΔC ≥ 0,4m/s, định vị cho kết quả sai số lớn, không đáp ứng chất lượng định vị.<br />
Khi ΔC < 0,4m/s, kết quả định vị tốt. Độ chính xác yêu cầu khi đánh giá vận tốc âm<br />
ΔC < 0,4m/s khi đó định vị cho kết quả chính xác. Yêu cầu này đối với các máy đo vận tốc<br />
âm thỏa mãn. Sai số đo vận tốc thường đạt được ΔC < 0,05m/s.<br />
Bảng 3. Kết quả định vị với các sai số đo vận tốc âm.<br />
Tọa độ mục tiêu Tọa độ đánh Sai số xác Đỉnh/<br />
Đỉnh Nền<br />
C thay đổi thực tế giá định tọa độ Nền<br />
rs 0 (m) zs 0 (m) rˆ (m) zˆ (m) Δr(m) Δz(m) Up Ug PBR<br />
<br />
C 0 2000 59 2000 60 0 1 42.4 0.1 215.7<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 91<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
C 0,1 2000 59 2000 60 0 1 37.3 0.1 199.8<br />
C 0,2 2000 59 2000 60 0 1 30.5 0.1 171.6<br />
C 0,3 2000 59 2000 60 0 1 23.3 0.1 134.3<br />
C 0,4 2000 59 2240 110 240 51 0.6 0.1 9.5<br />
C 1 2000 59 2220 110 220 51 0.4 0 15.4<br />
d. Mô phỏng dải thông mục tiêu khác nhau<br />
Mô phỏng định vị nguồn âm theo phương pháp MFP dải rộng đối với các tín hiệu có độ<br />
rộng phổ 50 Hz-450H.<br />
Bảng 4. Đánh giá sai số định vị và biên độ đỉnh phát hiện<br />
đối với các nguồn âm có dải thông khác nhau.<br />
Tọa độ mục tiêu Tọa độ Sai số xác định Đỉnh/<br />
Dải thông Đỉnh Nền<br />
thực tế đánh giá tọa độ Nền<br />
nguồn âm<br />
rs 0 (m) zs 0 (m) rˆ (m) zˆ (m) r (m) z (m) Up Ug PBR<br />
Dải rộng<br />
(50÷100)Hz 2000 59 2000 60 0 0 72.08 0.09 787.28<br />
(50÷150)Hz 2000 59 2000 58 0 1 42.42 0.19 215.77<br />
(50÷250)Hz 2000 59 2000 58 0 1 9.78 0.31 30.84<br />
(50÷350)Hz 2000 59 2000 58 0 1 1.23 0.04 32.66<br />
(50÷450)Hz 2000 59 2000 60 0 0 1.06 0.09 10.84<br />
(50÷500)Hz 2000 59 2000 26 0 33 2.29 0.07 30.91<br />
Dải hẹp<br />
100Hz 2000 59 1160 68 840 9 1.89 0.5568 3.39<br />
Kết quả đánh giá sai số định vị trình bày trên bảng 4 cho thấy, đối với nguồn âm có dải<br />
thông 50Hz tương ứng với dải tần (50 ÷100)Hz có độ chính xác định vị rất tốt (Δr = 0m;<br />
Δz = 0m) và tỷ số Đỉnh/Nền lớn (PBR =787.28). Khi dải thông tăng lên từ 100Hz đến<br />
400Hz có sai số lớn hơn và biên độ đỉnh phát hiện giảm dần khi dải thông tăng lên. Với<br />
nguồn âm có dải thông rộng lớn 450Hz sai số định vị lớn đặc biệt đối với sai số định vị độ<br />
sâu nguồn âm (Δz =33m), biên độ đỉnh phát hiện giảm mạnh và xuất hiện nhiều đỉnh<br />
phát hiện xung quanh điểm đỉnh phát hiện chính. Đối với nguồn dải hẹp (vạch phổ<br />
100Hz) và xử lý MFP thông thường khi sử dụng 1 hydrophone, kết quả định vị cho hiệu<br />
quả rất thấp rˆ =1160m, zˆ =68m; tương ứng sai số theo khoảng cách và độ là Δr = 840m,<br />
z = 9m.<br />
Do vậy, theo như luận giải về dải tần nguồn âm của mục tiêu ngầm trong phần 3.1 có<br />
dải dải rộng từ 50Hz đến 500Hz và theo kết quả phân tích kết quả mô phỏng với MFP dải<br />
rộng phù hợp với dải tần mục tiêu ngầm như trên bảng 4 cần thiết thực hiện MFP dải rộng<br />
để nâng cao hiệu quả của hệ thống.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bài báo nghiên cứu thuật toán, khảo sát môi trường bố trí trạm trinh sát thủy âm, mô<br />
hình truyền âm tại vùng nước nông biển Việt Nam. Mô phỏng và đánh giá các yêu tố ảnh<br />
hưởng đến sai số định vị nguồn âm trong vùng biển nước nông như đặc tính nguồn âm,<br />
tham số môi trường thay đổi theo mùa, sự cần thiết phải cập nhật tham số môi trường theo<br />
mùa, độ chính xác tối thiểu yêu cầu khi đánh giá vận tốc âm. Kết quả mô phỏng cho thấy,<br />
dạng tín hiệu nguồn phát không ảnh hưởng nhiều đến kết quả định vị; khi nhiệt độ biến<br />
<br />
<br />
92 T.Đ.Khánh, N.X.Long, T.P.Ninh, “Nghiên cứu đánh giá… vùng biển nước nông.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
thiên theo mùa lớn hơn một giá trị ngưỡng nhất định, cần thiết phải cập nhật theo giá trị<br />
thực của nhiệt độ để đảm bảo chất lượng định vị. Độ chính xác yêu cầu khi đánh giá vận<br />
tốc âm C 0,4m / s , khi đó định vị cho kết quả chính xác.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Baggeroer, A.B., W.A. Kuperman, and P.N. Mikhalevsky. 1993. “An Overview of<br />
Matched Field Methods in Ocean Acoustics”. IEEE Journal of Oceanic Engineering<br />
18 (4): 401-424.<br />
[2]. Tolstoy, A. 1993. “Matched Field Processing for Underwater Acoustics”. Singapore: World<br />
Scientific.<br />
[3]. Porter M B, Tolstoy A. “The Matched-field processing benchmark problems”. Journal<br />
of Computational Acoustics, 1994, 2(3):161-185.<br />
[4]. Xiao Z, Xu W, Gong Xianyi. “Robust Matched Field Processing for Source<br />
Localization Using Convex Optimization”. IEEE Oceans’ 2009, Bremen, 2009: 1-5.<br />
[5]. Frazer LN, Pecholcs PI. “Single - hydrophone localization”. J.Acoust.Soc.Am, 1990, 88(2):<br />
995- 1002.<br />
[6]. Lee Y P. “Time - domain single hydrophone localization in a real shallow water<br />
environment”. IEEE Oceans’98 Conference Proceedings, Nice, France, 1998: 1074-1077.<br />
[7]. Skarsoulis E K, Kalogerakis M A. “Two - hydrophone localization of a click source in<br />
the presence of refraction”. Applied Acoustics, 2006, 67(11): 1202-1212.<br />
[8]. Jensen, F., W. Kuperman, M. Porter, and H. Schmidt 1994. “Computational Ocean<br />
Acoustics”. New York: AIP Press.<br />
[9]. Shuai YAO, Kun LI, Shiliang FANG, “Cross correlation matched field localization<br />
for unknown emitted signal waveform using two-hydrophone”, Inter-noise 2014,<br />
Melbourne, Nov. 16-19, 2014.<br />
ABSTRACT<br />
INVESTIGATION OF FACTORS AFFECTING ERROR POSITIONING SOURCE<br />
LOCALIZATION FOR UNDERWATER ACOUSTIC TARGET IN SHALLOW WATER<br />
This paper focuses on algorithm, survey hydroacoustic located stations, model<br />
sound transmission in Vietnam shallow water. Simulation and evaluation of factors<br />
affecting the localization error on the sound source in shallow water such as the<br />
sound source characteristics, environmental parameter changes on the seasons, the<br />
need to update the seasonal environmental parameters, minimum accuracy<br />
requirements when to assess the speed of sound. The simulation results show that<br />
the temperatures is changed at high value by seasonal variations, needed to be<br />
updated according to the real value of the temperature to ensure the quality of<br />
localization. The accuracy required when to assess velocity C 0,4m / s , while<br />
localization for accurate results.<br />
Keywords: Matching Field Processing – MFP, Localization, Hydrophone, Shallow water.<br />
<br />
Nhận bài ngày 20 tháng 5 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 26 tháng 5 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 09 tháng 6 năm 2016<br />
1<br />
Địa chỉ: Học viện Kỹ thuật quân sự;<br />
2<br />
Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng;<br />
3<br />
Học viện Hải quân.<br />
*<br />
E-mail: daidaingoc@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 93<br />