Đánh giá hiệu suất mạng giữa các máy ảo trên điện toán đám mây tích hợp bộ điều khiển SDN trên môi trường ảo
lượt xem 3
download
Nghiên cứu "Đánh giá hiệu suất mạng giữa các máy ảo trên điện toán đám mây tích hợp bộ điều khiển SDN trên môi trường ảo" triển khai tích hợp OpenStack với bộ điều khiển Tungsten Fabric và đánh giá hiệu suất mạng giữa các máy ảo trong OpenStack khi tích hợp và khi không tích hợp bộ điều khiển SDN - Tungsten Fabric, trên khía cạnh băng thông và độ trễ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá hiệu suất mạng giữa các máy ảo trên điện toán đám mây tích hợp bộ điều khiển SDN trên môi trường ảo
- Hội nghị Quốc gia lần thứ 26 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2023) Đánh giá hiệu suất mạng giữa các máy ảo trên điện toán đám mây tích hợp bộ điều khiển SDN trên môi trường ảo Hoàng Thành Lợi∗ , Lê Quốc Đạt† , Chu Thị Phương Dung∗ , Đinh Thị Thái Mai∗ ∗ Khoa Điện tử - Viễn thông, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội † Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel Email: dttmai@vnu.edu.vn Tóm tắt nội dung—Internet đang trải qua một cuộc cách riêng tư (Private Cloud). Kiến trúc của OpenStack được mạng lớn nhờ sự phát triển của một xu hướng công nghệ kết hợp bởi các thành phần như: Nova giúp quản lý và đang rất phổ biến trong thời gian gần đây - "Điện toán cung cấp máy ảo, Swift giúp quản lý lưu trữ đối tượng đám mây". Các tổ chức, doanh nghiệp lớn, nhỏ và vừa (object), Cinder giúp quản lý lưu trữ các khối (block), cũng như các cá nhân ngày càng ưa chuộng sử dụng dịch vụ điện toán đám mây bởi vì những lợi ích khổng lồ mà Keystone giúp quản lý xác thực cho người dùng (user), chúng đem lại. Ngoài ra, việc triển khai điện toán đám Neutron giúp quản lý mạng (network) và các dịch vụ mây hiện nay rất phổ biến tại các tập đoàn lớn, nó là dấu liên quan đến mạng cho các máy ảo, Horizon cung cấp hiệu cho thấy sự tiến bộ về mặt công nghệ của một tổ chức cho người dùng giao diện đồ hoạ để dễ dàng sử dụng và công nghệ thông tin, giúp phân bổ và sử dụng tài nguyên quản lý tài nguyên, Glance giúp quản lý các đĩa ảo (đĩa hạ tầng một cách hợp lý. Trong khi đó, mạng định nghĩa ảo dùng để khởi chạy các máy ảo tuỳ theo nhu cầu). bằng phần mềm (Software Defined Network - SDN) mang đến sự linh hoạt trong việc vận hành và quản lý qua việc kiểm soát tập trung. Chính vì lẽ đó, việc kết hợp hai đối tượng này với nhau là lĩnh vực được nghiên cứu và triển khai tương đối phổ biến trong suốt những năm qua. Trong nghiên cứu này, chúng tôi triển khai tích hợp OpenStack với bộ điều khiển Tungsten Fabric và đánh giá hiệu suất mạng giữa các máy ảo trong OpenStack khi tích hợp và khi không tích hợp bộ điều khiển SDN - Tungsten Fabric, trên khía cạnh băng thông và độ trễ. Index Terms—Điện toán đám mây, OpenStack, Mạng Hình 1. Các thành phần chính của OpenStack định nghĩa mềm (Software Defined Network - SDN), Tungsten Fabric, Hiệu suất mạng, Máy chủ ảo. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mạng và sự mở rộng ngày càng lớn quy mô của các thiết bị I. GIỚI THIỆU mạng khiến cho nhu cầu quản lý dịch vụ mạng ngày Theo Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa càng trở nên quan trọng. Mạng định nghĩa bằng phần Kỳ (NIST 2010) [1], điện toán đám mây được định nghĩa mềm (Software-Defined-Network hay SDN) là một như sau: "Điện toán đám mây là mô hình dịch vụ cho kiểu mạng theo thiết kế một thiết kế mới, đang được phép người truy cập tài nguyên điện toán dùng chung nghiên cứu và phát triển, có khả năng loại bỏ những (mạng, máy chủ, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua hạn chế của mạng truyền thống thông qua quản lý tập kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, theo trung, khả năng mở rộng cùng với tính linh hoạt cao. yêu cầu. Tài nguyên điện toán đám mây có thể được Kiến trúc của nó bao gồm: mặt phẳng quản lý, mặt phẳng thiết lập hoặc hủy bỏ nhanh chóng bởi người dùng mà điều khiển và mặt phẳng dữ liệu [2]. không cần sự can thiệp của Nhà cung cấp dịch vụ". Tungsten Fabric [3], là một bộ điều khiển SDN OpenStack, là một nền tảng điện toán đám mây mã mã nguồn mở, hiện đang được phát triển bởi Linux nguồn mở, cung cấp giải pháp cho người dùng dưới Foundation. Kiến trúc của TF có thể được chia thành dạng cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (Infrastructure-as- mặt phẳng điều khiển (bao gồm: Cấu hình (Config), a-Service hay IaaS), bên cạnh đó còn có khả năng hỗ Điều khiển (Control) và Phân tích (Analytics) và mặt trợ cả Đám mây công cộng (Public Cloud) và Đám mây phẳng dữ liệu (bao gồm vRouter và các thành phần liên ISBN 978-604-80-8932-0 335
- Hội nghị Quốc gia lần thứ 26 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2023) cùng mạng, cùng Compute node, ii) khác mạng, cùng Compute node, iii) cùng mạng, khác Compute node và iv) khác mạng, khác Compute node. Kết quả cho thấy, hiệu năng mạng thu được từ trường hợp i) là tốt nhất, tỉ lệ mất mát gói tin UDP trong trường hợp ii) cao nhất, cao hơn rất nhiều so với các trường hợp còn lại. Từ kết quả thu được của nghiên cứu, ta thấy được rằng, hiệu suất mạng giữa các máy ảo phụ thuộc trực tiếp vào vị trí trong Compute node và dải mạng được thiết lập. Vẫn với các kịch bản như bài nghiên cứu trên, trong [6], tác giả tiến hành đánh giá toàn diện về mọi mặt trên khía cạnh hiệu năng mạng giữa các máy ảo và hiệu suất của cả hệ thống OpenStack. Công cụ được sử dụng trong Hình 2. Kiến trúc mạng SDN bài là perf, iperf, ping, top, atop, atopsar, tcmdump, and Wireshark tuỳ theo chức năng từng loại. Mô hình được đánh giá trên cả môi trường ảo (sử dụng dịch vụ AWS quan đến vRouter (vRouter agents)). EC2) và môi trường thật (sử dụng máy chủ vật lý). Kết quả thu được giúp chúng ta cái nhìn tổng quan về khả năng vận hành của OpenStack trong các trường hợp khác nhau. Kết quả về hiệu suất mạng thu được cho thấy, ngoài những nhân tố đã được đề cập, KVM/VHostnet cũng là một nhân tố tác động khá nhiều đến hiệu suất mạng khi chúng ta cho phép chúng hoạt động, truy cập trực tiếp vào nhân Linux. Bên cạnh đó, tích hợp DVR (Distributed Virtual Router) giúp cải thiện khả năng định tuyến lưu lượng. Nhóm nghiên cứu trong bài [7] đã phân tích hiệu suất mạng qua ba mô hình riêng biệt: khi không tích hợp các thành phần khác vào OpenStack (đánh giá qua Neutron của OpenStack), khi OpenStack tích hợp với Bộ định tuyến ảo phân tán (Distributed Virtual Router - DVR) và khi bộ điều khiển OpenDaylight được tích hợp vào trong OpenStack. Công việc được thực hiện dựa trên các gói có độ dài khác nhau, như gói tin UDP có độ 128 bit, 1024 bit, 4096 bit hay gói tin TCP có độ dài 65535 bit. Thông qua sự hỗ trợ công cụ VMTP, kịch bản được các tác giả đưa ra là: đánh giá khả năng giao trên lớp 2 (Layer 2 communication), khả năng định tuyến trên lớp 3 (Layer 3 routing) với fixed IP và floating IP. Ngoài ra, nhóm tác giả tập trung vào các máy ảo được đặt cùng Hình 3. Kiến trúc bộ điều khiển Tungsten Fabric [4] nút hay khác nút mà không liên quan đến khác mạng Một số nghiên cứu đánh giá hiệu năng mạng trong hệ hay cùng mạng ảo. Kết quả thu được cho thấy, về mặt thống OpenStack đã được đưa ra trước đây. Nhóm tác giả thông lượng, DVR trở thành lựa chọn tốt hơn trên lớp 3 của bài báo [5] đã tập trung vào mô hình GRE Tunnel trong trường hợp sử dụng floating IP, còn đối với fixed trong Neutron, một thành phần chính của OpenStack. IP, bộ điều khiển OpenDaylight cho hiệu suất tốt hơn. Hiệu suất mạng giữa các máy ảo được đo bằng cách sử Về mặt độ trễ, khi sử dụng DVR, do các gói tin phải đi dụng các tham số như thông lượng, tỉ lệ mất gói tin và qua "network namespace" nên thời gian truyền gói tin thời gian trễ khi truyền gói tin. Mô hình thực nghiệm bị chậm hơn so với khi tích hợp OpenDaylight. bao gồm 3 máy chủ: một máy chủ làm Controller, hai Khác với các nghiên cứu trên, bài báo này sẽ tập máy chủ còn lại đóng vai trò là Compute nodes. Các kịch trung vào việc tích hợp bộ điều khiển Tungsten Fabric bản để đánh giá thông qua sự hỗ trợ của công cụ IPERF vào đám mây riêng tư OpenStack và triển khai trên môi được các tác giả đưa ra như sau: i) Các máy ảo được đặt trường ảo. Tungsten Fabric hiện nay có thể nói là một ISBN 978-604-80-8932-0 336
- Hội nghị Quốc gia lần thứ 26 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2023) dự án SDN mã nguồn mở cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết để giúp quản lý tài nguyên hệ thống. Có thể nói Tungsten Fabric toàn diện hơn tất cả các bộ điều khiển SDN đã có từ trước trong việc tích hợp và quản lý hạ tầng điện toán đám mây. Có rất nhiều cách để đánh giá hiệu suất hoạt động của mô hình này, nhưng trong bài báo này chúng tôi đi sâu vào đánh giá hiệu năng mạng giữa các máy ảo được tạo trong đám mây riêng tư OpenStack. Phần còn lại của bài báo sẽ được trình bày như sau: Trong Phần II, chúng tôi sẽ giới thiệu về mô hình hệ Hình 4. Mô hình tổng quát [8] thống bao gồm mô hình tổng quát và mô hình triển khai, tiếp đến Phần III sẽ đánh giá hiệu năng mạng giữa các máy ảo và đưa ra kết quả thực hiện. Phần IV kết thúc trợ trong OpenStack, như chỉ định các tuyến lưu lượng để với kết luận và hướng các công việc cần làm tiếp theo cho phép kết nối tới các bộ định tuyến (router) hoặc các trong tương lai. chuỗi dịch vụ (service chaining) từ bên ngoài hay cấu hình các chính sách về tuyến đường của giao thức cổng II. MÔ HÌNH HỆ THỐNG đường biên (BGP - Border Gateway Protocol). Bên cạnh Trong phần này, mô hình của toàn hệ thống khi kết đó, tính năng bảo mật ứng dụng (Application security) hợp OpenStack với bộ điều khiển Tungsten Fabric sẽ được hỗ trợ đầy đủ khi tích hợp bộ điều khiển này vào được giới thiệu, mang đến cho chúng ta một cái nhìn OpenStack bằng cách sử dụng các thẻ Tungsten Fabric tổng quát nhất cùng với mô hình đề xuất sẽ triển khai (Tungsten tags). Các thẻ này có thể được áp dụng ở cấp hệ thống ấy trên các máy chủ ảo được thuê từ nhà cung độ dự án, mạng, máy ảo hay thậm chí là giao diện. cấp dịch vụ. A. Mô hình tổng quát B. Mô hình triển khai OpenStack có thể nói là một dự án mã nguồn mở hàng Mô hình triển khai của nghiên cứu này bao gồm ba đầu về điện toán đám mây, Tungsten Fabric cung cấp máy chủ ảo được thuê từ nhà cung cấp dịch vụ đám dịch vụ triển khai với Neutron - thành phần cung cấp các mây, được thiết lập với một Control node (bao gồm các dịch vụ về mạng. Bên cạnh đó, trong OpenStack, "các thành phần để quản lý, giám sát, khởi chạy máy ảo trên nhóm người dùng" (groups of users) được chỉ định vào các Compute node, ...) và hai Compute node. Một điều các "dự án" (project) cụ thể, trong đó các tài nguyên như đáng lưu ý ở đây chính là băng thông giữa các máy máy ảo và mạng là riêng tư mà "các nhóm người dùng" chủ ảo này bị giới hạn bởi nhà cung cấp dịch vụ, cụ trong các "dự án" khác không thể thấy hay sử dụng được thể là dưới 1000Mbps. Với OpenStack không tích hợp (trừ khi được cho phép). Việc sử dụng các Định tuyến và Tungsten Fabric, tại mỗi Compute node cần một thêm Chuyển tiếp ảo (VRF - Virtual Routing and Forwarding) card mạng ảo (trong Hình 5 là "eth1") để giúp các máy trong vRouters (xuất hiện tại các Compute Node sau khi ảo tạo trên mỗi Compute node có thể kết nối được tới triển khai thành công) với các bảng định tuyến (routing Internet, bởi vì lưu lượng ra vào các máy ảo ấy cần phải tables) trên mỗi mạng giúp cho việc cách ly các "dự đi qua OpenVSwitch nên cần một card ảo riêng, không án" trong lớp mạng trở nên dễ dàng hơn. Trong Hình 4, được chung với card chính của mỗi máy chủ ảo. chúng ta có thể thấy rằng Tungsten Fabric tích hợp với OpenStack cung cấp ánh xạ giao diện chương trình ứng dụng (API) từ Neutron đến Tungsten Fabric và chúng được thực hiện bởi Controller. Tungsten Fabric hỗ trợ việc tạo mạng ảo, nhóm bảo mật (Security Groups) và các chính sách mạng (network policies). Điều này có thể thực hiện trên OpenStack và mọi thay đổi đều được đồng bộ hoá. Ngoài ra, Tungsten Fabric còn hỗ trợ giao diện chương trình "cần bằng tải như một dịch vụ" (LoadBalancing as a Service) giúp chúng ta có thể sử dụng ngay trên giao diện của bộ điều khiển. Một điều đáng chú ý là một số tính năng về thiết Hình 5. Mô hình triển khai OpenStack khi không tích hợp Tungsten lập mạng chỉ tồn tại trong Tungsten Fabric mà không hỗ Fabric ISBN 978-604-80-8932-0 337
- Hội nghị Quốc gia lần thứ 26 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2023) Còn đối với OpenStack có tích hợp bộ điều khiển Kịch bản 2: Mô hình thử nghiệm này được thực hiện Tungsten Fabric, ta không cần một card mạng ảo riêng, nhằm nghiên cứu băng thông, độ trễ giữa hai máy ảo vì Tungsten Fabric có cung cấp vRouter, giúp các máy được đặt trên cùng một node nhưng nằm ở hai mạng ảo trong các Compute node có thể kết nối tới Internet khác nhau. Hai máy ảo nằm trên cùng Compute node 1 bằng cách thiết lập SNAT (Source Network Address nhưng có dải địa chỉ khác nhau sẽ được chọn để đánh Translation). giá, lần lượt là: 10.0.0.0/24 và 10.10.10.0/24. Hình 8. Kịch bản 2: Cùng node, Khác mạng Hình 6. Mô hình triển khai OpenStack khi tích hợp Tungsten Fabric Kịch bản 3: Mô hình thử nghiệm này được thực hiện nhằm nghiên cứu băng thông, độ trễ giữa hai máy ảo III. THỰC THI VÀ KẾT QUẢ nằm trên cùng một dải mạng nhưng được đặt tại các Compute node khác nhau. Chúng ta sẽ chọn một máy Trong phần này, sau khi triển khai tích hợp Tungsten bất kỳ đặt tại Compute node 1 và một máy bất kỳ đặt Fabric vào OpenStack, chúng tôi sẽ thử nghiệm khả năng tại Compute node 2 để đánh giá. Cả hai máy cùng nằm kết nối giữa hai máy ảo trong các kịch bản khác nhau. trên dải mạng 10.0.0.0/24. Bởi vì mạng và các dịch vụ về mạng trong OpenStack được xem như là một tài nguyên và đã được ảo hoá toàn bộ để hướng đến sự đơn giản trong việc thao tác và quản trị. Về lý thuyết, chúng hoạt động không khác gì so với hệ thống mạng thật, chúng cũng có port ảo, các router ảo, hay các khái niệm như VLAN, ... tương đương với hệ thống mạng vật lý. Vì vậy để đánh giá hiệu năng mạng giữa các máy ảo thì ta cần: Xem xét khả năng kết nối mạng bên trong các Compute node và giữa các Compute node với nhau. Chúng tôi đề xuất bốn kịch bản để thử nghiệm như sau: Hình 9. Kịch bản 3: Khác node, Cùng mạng A. Thực thi Kịch bản 4: Mô hình thử nghiệm này được thực hiện nhằm nghiên cứu băng thông, độ trễ giữa hai máy ảo Kịch bản 1: Mô hình thử nghiệm này được thực hiện được đặt tại hai Compute node khác nhau và nằm trên nhằm nghiên cứu băng thông, độ trễ giữa hai máy ảo hai dải mạng khác nhau. Chúng ta sẽ chọn một máy bất cùng node và cùng mạng. Hai máy ảo bất kỳ nằm trên kỳ đặt tại Compute node 1, nằm trên dải 10.0.0.0/24 và dải địa chỉ 10.0.0.0/24, thuộc Compute node 1 sẽ được một máy bất kỳ đặt tại Compute node 2, nằm trên dải chọn để đánh giá. 10.10.10.0/24 để đánh giá. Hình 10. Kịch bản 4: Khác node, Khác mạng Hình 7. Kịch bản 1: Cùng node, Cùng mạng ISBN 978-604-80-8932-0 338
- Hội nghị Quốc gia lần thứ 26 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2023) B. Kết quả và đánh giá Bên cạnh đó, phiên bản OpenStack triển khai trên Công cụ IPERF3 được sử dụng để tính toán băng hệ điều hành CentOS 7.9 với Python 2 vẫn hoạt động thông UDP, TCP giữa các máy ảo với nhau. hiệu quả nên vẫn được người dùng ưa chuộng và sử dụng nhiều. Kết quả thu được cho thấy, bộ điều khiển 1) Băng thông: Dựa vào điều kiện môi trường, băng Tungsten Fabric có thể giúp loại bỏ giới hạn của băng thông TCP giữa hai máy ảo được đánh giá trong 4 kịch thông TCP hay giúp cho phép băng thông TCP giữa các bản (4 kịch bản sẽ được chia thành cùng Compute node máy ảo trên cùng một Compute node đạt tới mức tối đa và khác Compute node). Đối với băng thông UDP, chúng mà phần cứng cho phép. tôi sẽ so sánh cả 4 kịch bản với nhau. Hình 13. Băng thông TCP giữa các máy ảo được đặt khác node (Gbps) Hình 11. Băng thông TCP giữa các máy ảo được đặt trên cùng node (Gbps) Như đã đề cập từ trước, chúng tôi thuê ba "máy chủ ảo" để triển khai và băng thông giữa các máy chủ bị Với hai máy ảo đặt trên cùng một Compute node, giới hạn dưới 1000Mbps. Có thể thấy rằng, trong trường chúng ta có thể thấy rằng băng thông TCP trong trường hợp tích hợp OpenStack với Tungsten Fabric, băng thông hợp tích hợp Tungsten Fabric với OpenStack lớn hơn rất TCP thu được xấp xỉ 900 Mbps, một con số rất ấn tượng, nhiều khi không tích hợp. Nguyên nhân là bởi vì chúng trong khi đó với trường hợp không tích hợp, kết quả tôi triển khai trên hệ điều hành CentOS 7.9, sử dụng thu được xấp xỉ 500-600 Mbps. Chúng ta có thể thấy Python 2, phiên bản này có thể bị hạn chế băng thông rằng, bộ điều khiển Tungsten Fabric giúp OpenStack hoặc không thể cung cấp băng thông cao hơn. Chúng hoạt động hiệu quả hơn và giúp tăng hiệu năng mạng tôi đã thử triển khai một phiên bản OpenStack khác trên giữa các máy ảo. cùng hệ điều hành này, kết quả băng thông đạt được cũng Trong trường hợp không tích hợp OpenStack với tương đương như vậy. Tuy nhiên, với các phiên bản hệ Tungsten Fabric, Compute node và mạng ảo ảnh hưởng điều hành cao hơn như Ubuntu 20.04, băng thông TCP trực tiếp tới băng thông UDP (Compute node ảnh hưởng khi không tích hợp OpenStack với Tungsten Fabric thu nhiều hơn một chút). Ta có thể thấy, kết quả thu được được lớn hơn đáng kể, lên tới hàng chục Gbps, gần bằng giảm dần khi các máy ảo đặt khác node và nằm khác với băng thông trong trường hợp ta tích hợp ở hệ điều dải mạng. hành CentOS 7.9, nhưng bất cập là Tungsten Fabric chưa hỗ trợ sử dụng trên Python 3 nên không thể triển khai trên Ubuntu 20.04. Hình 14. Băng thông UDP giữa các máy ảo trong 4 kịch bản - khi không tích hợp Tungsten Fabric (Gbps) Hình 12. Băng thông TCP giữa các máy ảo được đặt trên cùng node Cũng giống với băng thông TCP, băng thông UDP (phóng to) (Gbps) thu được khi ta tích hợp OpenStack với Tungsten Fabric ISBN 978-604-80-8932-0 339
- Hội nghị Quốc gia lần thứ 26 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2023) cũng tốt hơn khá nhiều so với khi không tích hợp. Kết so sánh kịch bản 1 đối với kịch bản 2 và kịch bản 3 đối quả cho thấy băng thông UDP khi các máy ảo được với kịch bản 4 (các máy ảo có nằm trên cùng mạng ảo đặt cùng Compute node cao hơn so với khi đặt khác hay không), kết quả thu được chênh nhau không đáng kể Compute node. nhưng lại bị ảnh hưởng nhiều bởi Compute node. Đưa ra một cái nhìn tổng quát, ta thấy được bộ điều khiển Tungsten Fabric lại một lần nữa giúp OpenStack có hiệu nănng mạng tốt hơn, trong đánh giá này là độ trễ, độ trễ truyền và nhận gói tin ICMP khi tích hợp thấp hơn rất nhiều so với khi không tích hợp. IV. KẾT LUẬN Điện toán đám mây và bộ điều khiển SDN mã nguồn mở, như OpenStack và Tungsten Fabric, đang ngày càng được các công ty lớn lựa chọn cho các nhiệm vụ khác nhau trong triển khai và phát triển. Trong nghiên cứu Hình 15. Băng thông UDP giữa các máy ảo trong 4 kịch bản (Gbps) này, chúng tôi đánh giá hiệu năng mạng bằng các phép đo như băng thông TCP, băng thông UDP và Độ trễ. Băng thông TCP trong nghiên cứu này lớn hơn rất Điều này dẫn chúng ta đến kết luận rằng các Compute nhiều so với băng thông UDP, nhưng chúng ta có thể node và mạng ảo ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kết tăng băng thông UDP bằng cách tăng tham số "–length" nối giữa các máy ảo. Các kết quả cũng cho thấy, khi tích khi sử dụng công cụ IPERF3 [9]. Ở trong bài đánh giá hợp bộ điều khiển SDN Tungsten Fabric sẽ cải thiện một này, các tham số sử dụng là mặc định, 128KB cho TCP cách đáng kể hiệu năng của hệ thống. và 8KB cho UDP. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là trong Tuy nhiên, nghiên cứu này mới được thực nghiệm trên nhân Linux, TCP được tối ưu hóa để truyền một lượng một mô hình ảo. Có rất nhiều hướng mà chủ đề này có lớn dữ liệu với tốc độ cao, trong khi UDP tối ưu cho thể phát triển thêm trong tương lai, như sử dụng mô hình độ trễ thấp. Điều này ảnh hưởng đến kích thước bộ đệm lớn hơn, với nhiều Compute node hơn và triển khai trên cũng như cách dữ liệu được thăm dò và truyền. Và trừ môi trường thực tế. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng khi chúng ta có thể kiểm soát được tắc nghẽn thì mới nhiều thông số hơn để đánh giá một cách toàn diện hơn nên truyền gói UDP ở tốc độ cao, không thì không nên. về cả hiệu suất hệ thống và hiệu năng mạng, đem lại Còn đối với truyền gói TCP thì được, bởi vì TCP cung những kết quả đáng tin cậy hơn. cấp khả năng giúp bảo vệ đường truyền khỏi tắc nghẽn. TÀI LIỆU 2) Độ trễ: Công cụ PING được sử dụng để đánh giá [1] Peter Mell, Timothy Grance, "The NIST Definition of độ trễ khi truyền và nhận gói tin ICMP giữa các máy Cloud Computing", trang 2, [Online] Tham khảo tại: ảo. https://nvlpubs.nist.gov/nistpubs/legacy/sp/nistspecialpublication800- 145.pdf [2] Cấn Quang Trường, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Minh Bảo, Nguyễn Tiến Đạt, Lâm Xuân Toàn, Đinh Thị Thái Mai, "Áp dụng phương pháp học máy để phát hiện tấn công DDoS trong môi trường thực nghiệm mạng", Hội nghị REV-ECIT 2022, trang 165, 2022 [3] Tungsten Fabric components, [Online] Tham khảo tại: https://tungsten.io/tungsten-fabric-architecture-an-overview/ [4] Tungsten Fabric components, [Online] Tham khảo tại: https://tungsten.io/tungsten-fabric-architecture-an-overview/ [5] Vo Nhan Van, Le Minh Chi, Nguyen Quoc Long, Le Dac Nhuong "Network Virtualization Performance Analysis On OpenStack Cloud Computing Infrastructures", Tạp chí khoa học Đà Lạt, tập 6, số 2, trang 152-155, 2016 [6] Tuan Anh Bui, "Cloud Network Performance Analysis: An Hình 16. Độ trễ giữa các máy ảo trong 4 kịch bản (ms) OpenStack Case Study", Luận án Thạc sĩ trường Đại học Công giáo Louvain, 2016 [7] Arsalan Saghir, Tahir Masood, "Performance Evaluation of Độ trễ thu được khi truyền các gói tin ICMP giữa các OpenStack Networking Technologies", Hội nghị ICEET, trang máy ảo bị ảnh hưởng bởi nằm cùng hay khác dải mạng 1-3, 2019 nhiều hơn rất nhiều đối với đặt cùng hay khác Compute [8] OpenStack with Tungsten Fabric, [Online] Available at: https://tungstenfabric.github.io/website/Tungsten-Fabric- node trong trường hợp không kết hợp OpenStack với Architecture.html Tungsten Fabric. Nhưng khi ta tích hợp lại với nhau, bộ [9] IPERF3 document, [Online] Available at: https://iperf.fr/iperf- điều khiển đã giúp chúng ta xử lý được vấn đề này. Khi doc.php ISBN 978-604-80-8932-0 340
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, ch 20
25 p | 102 | 10
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích những khái niệm cơ bản về đo lường và đánh giá định lượng của một đại lượng cần đo p9
5 p | 77 | 7
-
Giáo trình phân tích quy trình ứng dụng điều phối cơ bản về đo lường trong định lượng p9
5 p | 68 | 4
-
Đánh giá thực nghiệm và mô phỏng độ thấm khí của đá xi măng có xét đến ảnh hưởng của độ bão hòa nước
12 p | 51 | 2
-
Nghiên cứu sự đánh đổi giữa bảo mật và độ tin cậy cho mạng quảng bá đa người dùng sử dụng mã Fountain trong vô tuyến lĩnh hội
6 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn