Phan Đình Binh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
123(09): 141 - 147<br />
<br />
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP<br />
TẠI THỊ TRẤN XUÂN HÒA, HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG<br />
Phan Đình Binh*, Nguyễn Ngọc Anh<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được triển khai tại thị trấn Xuân<br />
Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện tại có 6 kiểu sử dụng đất<br />
khác nhau. Trong đó 2 loại hình sử dụng đất 1 lúa – 2 màu và loại hình sử dụng đất 3 màu đạt hiệu<br />
quả cao nhất. Cây thuốc lá là cây trồng đem lại hiệu quả cao nhất về 3 mặt kinh tế - xã hội và môi<br />
trường. Các loại hình sử dụng đất này phù hợp với cơ sở hạ tầng và yếu tố khí hậu thời tiết của địa<br />
phương và có vai trò quan trọng trong cải tạo đất và bảo vệ môi trường sinh thái.<br />
Từ khóa: Loại hình sử dụng đất, sử dụng đất, đất nông nghiệp, canh tác.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là yếu<br />
tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả<br />
sản xuất nông nghiệp, tạo ra lương thực, thực<br />
phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất<br />
một cách có hiệu quả và bền vững đang trở<br />
thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm<br />
duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và<br />
cho tương lai [2]. Xã hội phát triển, dân số<br />
tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng<br />
tăng về nhu cầu lương thực, thực phẩm, chỗ ở<br />
và các nhu cầu về văn hóa, xã hội [3]. Như<br />
vậy đất đai, đặc biệt là đất sản xuất nông<br />
nghiệp vốn có hạn về diện tích, nay lại đứng<br />
trước nguy cơ suy thoái do các tác động tự<br />
nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong<br />
quá trình khai thác và sử dụng đất nông<br />
nghiệp [3]. Hiện nay, vấn đề đô thị hóa diễn<br />
ra mạnh mẽ làm suy giảm về diện tích đất<br />
nông nghiệp trong khi khả năng khai thác đất<br />
hoang lại rất hạn chế. Do vậy việc đánh giá<br />
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, từ đó lựa<br />
chọn các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả<br />
kinh tế để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh<br />
thái học và phát triển bền vững. Đối với một<br />
nước có nền nông nghiệp chủ yếu như Việt<br />
Nam thì việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả<br />
sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần<br />
thiết hơn bao giờ hết [4]. Xuân Hòa là một thị<br />
trấn thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng,<br />
với diện tích đất tự nhiên là 4.273,56 ha [5].<br />
*<br />
<br />
Tel: 0984 941626, Email: dinhbinh.tuaf@gmail.com<br />
<br />
Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu<br />
hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất<br />
ở, đất chuyên dùng khác đã có tác động lớn<br />
đến việc sản xuất nông nghiệp [6]. Vì vậy làm<br />
thế nào để sử dụng hợp lý và hiệu quả vốn đất<br />
nông nghiệp hiện có đang là vấn đề được các<br />
cấp chính quyền quan tâm nghiên cứu để đưa<br />
ra các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng<br />
một cách hợp lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế<br />
cao nhất. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài:<br />
“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông<br />
nghiệp của Thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà<br />
Quảng, tỉnh Cao Bằng’’ được nghiên cứu<br />
nhằm mục đích: Đánh giá hiệu quả sử dụng<br />
đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất lựa chọn<br />
các hướng sử dụng đất có hiệu quả cao, phù<br />
hợp với điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội<br />
của thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh<br />
Cao Bằng.<br />
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nội dung: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất<br />
nông nghiệp về các mặt kinh tế- xã hội – môi<br />
trường đồng thời lựa chọn các loại hình sử<br />
dụng đất thích hợp theo nguyên tắc sử dụng<br />
đất bền vững.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số<br />
liệu sơ cấp: Dùng phương pháp đánh giá<br />
nhanh nông thôn (RRA) tiến hành phỏng vấn<br />
20 cán bộ và 100 hộ dân để điều tra hiện trạng<br />
sử dụng đất của thị trấn, thu thập các thông<br />
tin liên quan đến đời đời sống và tình hình<br />
141<br />
<br />
Phan Đình Binh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
sản xuất nông nghiệp thị trấn theo phương<br />
pháp chon mẫu ngẫu nhiên.<br />
Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử<br />
dụng đất: Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí<br />
đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và<br />
được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:<br />
Hiệu quả kinh tế:<br />
Tổng giá trị sản phẩm (T):<br />
T = p1.q1 + p2.q2 +...+ pn.qn<br />
Trong đó: p: Khối lượng của từng loại sản<br />
phẩm được sản xuất/ha/năm; q: Giá của từng<br />
loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một<br />
thời điểm; T: Tổng giá trị sản phẩm của 1ha<br />
đất canh tác/năm.<br />
Thu nhập thuần (N): N = T - Csx<br />
Trong đó: N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất<br />
canh tác/ năm; Csx: Chi phí sản xuất cho 1ha<br />
đất canh tác/năm;<br />
Hiệu quả đồng vốn: Hv = T/ Csx<br />
Giá trị ngày công lao động: HLđ = N/Số<br />
ngày công lao động/ha/năm<br />
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định<br />
lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện<br />
hành và định tính (phân cấp) được tính bằng<br />
mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng<br />
cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn[6].<br />
Hiệu quả xã hội:<br />
- Giá trị sản xuất trên lao động nông lâm<br />
(nhân khẩu nông lâm)<br />
- Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo<br />
- Mức độ giải quyết công ăn việc làm, thu hút<br />
lao động<br />
- Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường<br />
- Đời sống người lao động, cơ sở hạ tầng...[6]<br />
<br />
123(09): 141 - 147<br />
<br />
Hiệu quả môi trường bao gồm: Tỷ lệ che phủ;<br />
Mức độ xói mòn; Khả năng bảo vệ, cải tạo<br />
đất; Tỷ lệ diện tích đất trồng được trồng rừng;<br />
Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp<br />
được giao sử dụng.<br />
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Số<br />
liệu được kiểm tra, xử lý, tính toán trên máy<br />
tính bằng phần mềm Microsoft Office excel.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Vài nét về điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu<br />
Vị trí địa lý: Thị trấn Xuân Hòa có tổng diện<br />
tích tự nhiên là 4.273,56 ha. Có ranh giới<br />
hành chính tiếp giáp với các xã như sau: Phía<br />
Bắc giáp xã Trường Hà, xã Kéo Yên; Phía<br />
Đông giáp xã Thượng Thôn, xã Phù Ngọc;<br />
Phía Nam giáp xã Đào Ngạn và huyện Hòa<br />
An; Phía Tây giáp xã Quý Quân, xã Nà Sác<br />
huyện Hà Quảng [6].<br />
Tài nguyên đất: Trên địa bàn thị trấn có các<br />
loại đất sau: Đất nâu đỏ được hình thành trên<br />
đá Macmabazơ (Fk); Đất nâu đỏ trên đá vôi<br />
(Fv); Đất nâu vàng trên đá vôi ( Fn ); Đất đỏ<br />
vàng trên đá sét (Fs); Đất Feralit biến đổi do<br />
trồng lúa nước (Fl); Đất thung lũng do sản<br />
phẩm dốc tụ (D) [6].<br />
Chế độ thủy văn, nước: Suối Lê Nin bắt<br />
nguồn từ Pác Bó (Trường Hà) chảy qua địa<br />
bàn thị trấn. Lưu lượng nước và chất lượng<br />
nước khá tốt và thích hợp cho việc trồng lúa.<br />
Tuy nhiên lượng nước chỉ tập trung vào mùa<br />
mưa, chiếm 65 – 80% lượng nước cả năm [6].<br />
Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của<br />
T.T Xuân Hòa<br />
Hiện tại, trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa có<br />
các loại hình sử dụng đất chính như bảng 1.<br />
<br />
Bảng 1. Các loại hình sử dụng đất của Thị trấn Xuân Hòa<br />
LUT chính<br />
<br />
LUT<br />
2 lúa<br />
2 lúa – 1 màu<br />
<br />
Cây hàng năm<br />
<br />
1 lúa – 2 màu<br />
3 Màu<br />
<br />
Cây lâu năm<br />
<br />
142<br />
<br />
Cây ăn quả<br />
Cây công nghiệp<br />
<br />
Kiểu sử dụng đất<br />
Lúa mùa – Lúa xuân<br />
Lúa Xuân – lúa mùa – rau đông<br />
Thuốc lá – lúa mùa – rau đông; Thuốc lá – lúa mùa – ngô<br />
đông.<br />
Ngô xuân – ngô hè thu - rau đông; Thuốc lá – ngô hè thu rau đông; Thuốc lá – ngô hè thu – ngô đông<br />
Nhãn, xoài, vải, mận tam hoa<br />
Thông, keo<br />
(Nguồn :UBND Thị trấn Xuân Hòa)<br />
<br />
Phan Đình Binh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
123(09): 141 - 147<br />
<br />
Mô tả các loại hình sử dụng đất (LUT)<br />
Mô tả các loại hình sử dụng đất là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp<br />
trong sử dụng đất. Nội dung mô tả các LUT chủ yếu dựa vào các tính chất đất đai và các thuộc<br />
tính của các LUT như bảng 2.<br />
Bảng 2. Một số đặc điểm của các LUT trồng cây hàng năm<br />
Chỉ tiêu đánh giá<br />
STT<br />
<br />
LUT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
2L - M<br />
2L<br />
L -2M<br />
3M<br />
<br />
Địa hình<br />
=,<br />
=,<br />
=,<br />
=,<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thành phần<br />
cơ giới<br />
b, c1<br />
b, c1, c2<br />
b, c1<br />
b, c1<br />
<br />
Loại đất<br />
Fl, Ld<br />
Fl, Ld, LdC<br />
Fl, Ld<br />
Fl, Ld<br />
<br />
Đặc điểm<br />
trồng trọt<br />
CĐ<br />
LC<br />
Cđ<br />
ĐC,LC<br />
Cđ<br />
LC<br />
CĐ<br />
LC<br />
(Nguồn: Số liệu điều tra)<br />
<br />
Chế độ nước<br />
<br />
(Ghi chú:<br />
- Địa hình: Vàn: =;Vàn thấp: ; Vàn cao: ;<br />
- Thành phần cơ giới: cát pha: b; Thịt nhẹ: c1; Thịt trung bình: c2<br />
- Chế độ nước: Chủ động: CĐ; Bán chủ động: Cđ<br />
- Đặc điểm trồng trọt: Luân canh: LC; Độc canh: ĐC:<br />
- Loại đất: LdC: đất dốc tụ thung lũng chua; Ld: đất dốc tụ thung lũng không bạc màu; Fl: Đất Feralit<br />
biến đổi do trồng lúa)<br />
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế của các LUT (Tính cho 1 đơn vị ha)<br />
STT<br />
<br />
LUT<br />
<br />
Giá trị sản<br />
xuất (1000đ)<br />
<br />
Chi phí sản<br />
xuất (1000đ)<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
2L -M<br />
2L<br />
1L-2M<br />
3M<br />
<br />
28.000<br />
20.000<br />
32.000<br />
35.000<br />
<br />
11.000<br />
9.500<br />
11.000<br />
12.000<br />
<br />
* LUT 1: Loại hình sử dụng đất 2L – M.<br />
Loại hình này gồm có 3 kiểu : Lúa xuân – lúa<br />
mùa – rau đông; Lúa xuân – lúa mùa – ngô<br />
đông; lúa xuân – lúa mùa – khoai tây đông.<br />
* LUT 2: Loại hình sử dụng đất 2L. Đặc điểm<br />
của loại hình trồng trọt này là độc canh hoặc<br />
cũng có thể là luân canh. Tuy nhiên năng suất<br />
không cao và không ổn định.<br />
* LUT3: 1L –2M: Đây là loại hình luân canh<br />
theo công thức: Ngô xuân – lúa mùa – ngô<br />
đông; Ngô xuân – lúa mùa – rau đông; Thuốc<br />
lá – lúa mùa – khoai tây đông. Ở loại hình sử<br />
dụng đất này, lúa được cấy vào vụ mùa vì đây<br />
là mùa mưa nên thuận lợi về nước cho cây<br />
lúa. 2 vụ màu được trồng vào mùa xuân và<br />
mùa đông, là những loại cây chịu được hạn và<br />
thời tiết lạnh như cây thuốc lá, ngô, khoai tây,<br />
cây cải bắp...<br />
<br />
Thu nhập<br />
thuần<br />
(1000đ)<br />
17.000<br />
10.500<br />
21.000<br />
23.000<br />
<br />
Hiệu quả<br />
GT ngày<br />
sử dụng vốn<br />
công LĐ<br />
(lần)<br />
(1000đ)<br />
2,54<br />
37,77<br />
2,10<br />
35,00<br />
2,90<br />
46,66<br />
2,91<br />
153,33<br />
(Nguồn: Số liệu điều tra)<br />
<br />
* LUT4: Loại hình sử dụng đất 3M: Đây là<br />
loại hình sử dụng đất luân canh các loại cây<br />
màu: Thuốc lá – ngô hè thu – ngô đông;<br />
Thuốc lá – ngô hè thu – rau đông; Thuốc lá –<br />
ngô hè thu- khoai tây đông. Phân bố ở những<br />
nơi có địa hình vàn hoặc vàn cao, là loại đất<br />
thung lũng dốc tụ không bạc màu hoặc đất<br />
Feralit biến đổi do trồng lúa nước, có thành<br />
phần cơ giới đất cát hoặc đất thịt nhẹ. Ở loại<br />
hình sử dụng đất này các loại cây trồng được<br />
luân canh để không làm thoái hóa đất[10].<br />
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất<br />
nông nghiệp trên địa bàn T.T Xuân Hòa<br />
Hiệu quả kinh tế: Đánh giá hiệu quả kinh tế<br />
các kiểu sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu:<br />
Giá trị sản suất, chi phí sản xuất, thu nhập<br />
thuần, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công<br />
lao động. Hiệu quả kinh tế của các LUT được<br />
thể hiện qua bảng 3.<br />
143<br />
<br />
Phan Đình Binh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Lúa là cây trồng chính, cho hiệu quả khá cao,<br />
khả năng quay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên nó<br />
lại cho giá trị ngày công lao động thấp vì tốn<br />
nhiều công chăm sóc (khoảng 300<br />
công/ha/năm). Do chi phí sản xuất cao mà giá<br />
nông sản lại thấp, các LUT trồng lúa thường ở<br />
xa khu dân cư nên vận chuyển khó khăn. Các<br />
LUT trồng hoa màu cho hiệu quả kinh tế cao,<br />
khả năng quay vòng vốn nhanh, tốn ít công<br />
chăm sóc (khoảng 150 công/ha/năm). Chủ<br />
yếu là lúc gieo trồng và thu hoạch, thời gian<br />
sinh trưởng và phát triển ngắn nên giá trị ngày<br />
công lao động cao, lợi nhuận cao mà công<br />
đầu tư ít. Tuy nhiên, đòi hỏi lao động có trình<br />
độ cao hơn so với việc trồng lúa. Loại hình<br />
cho hiệu quả kinh tế cao nhất là 3M, cụ thể là<br />
công thức luân canh: thuốc lá – ngô hè thu –<br />
rau đông. Cây thuốc là là cây có hiệu quả<br />
kinh tế cao, đang được người dân áp dụng<br />
rộng rãi trên địa bàn Thị trấn. Trồng ngô vừa<br />
tận dụng được thân cây làm thức ăn cho trâu<br />
bò. Rau được trồng là các loại cây có thời<br />
gian sinh trưởng và phát triển ngắn như bắp<br />
cải, xu hào...<br />
Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của các cây trồng<br />
còn phụ thuộc vào mức độ đầu tư của nông<br />
hộ. Hiệu quả trên cùng một thửa ruộng là<br />
khác nhau khi có sự đầu tư khác nhau về lao<br />
động, phân bón, các loại thuốc BVTV. Mức độ<br />
đầu tư và khả năng đầu tư giảm dần từ các hộ<br />
gia đình khá giả xuống trung bình và nghèo. Do<br />
chủ động trong việc đầu tư vốn nên nhóm nông<br />
hộ khá giả sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn 2<br />
nhóm trung bình và nghèo.<br />
Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội là sự thu<br />
hút lao động của loại hình sử dụng đất. Đó là<br />
<br />
123(09): 141 - 147<br />
<br />
khả năng giải quyết việc làm và giải quyết<br />
vấn đề lương thực, thực phẩm cho người dân.<br />
Sự thu hút vốn đầu tư và đầu ra cho nông sản<br />
là một vấn đề quan trọng cần được chú ý quan<br />
tâm. Mỗi loại hình sử dụng đất đều giải quyết<br />
các vấn đề trên ở một mức độ nhất định. Hiệu<br />
quả xã hội của các LUT được thể hiện qua<br />
bảng 4.<br />
Nhìn chung LUT trồng lúa và LUT trồng màu<br />
đều là những loại cây nông nghiệp có thời<br />
gian sinh trưởng và phát triển ngắn nên thu<br />
hút được nhiều lao động, giải quyết việc làm<br />
cho lực lượng lao động dư thừa.<br />
Cây lúa là cây trồng chính và lâu đời nên<br />
người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản<br />
xuất, khả năng đáp ứng lao động khá cao<br />
khoảng 300 công/ha/năm. Chủ yếu là các thời<br />
điểm gieo sạ, làm cỏ và thu hoạch. Ngoài ra là<br />
thời gian nông nhàn. Trên thực tế việc sản<br />
xuất lúa chưa mang tính chất hàng hóa, chủ<br />
yếu để giải quyết vấn đề lao động và đảm bảo<br />
vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm. Có thể<br />
nói các LUT trồng lúa cho hiệu quả xã hội<br />
chưa cao.<br />
Cây màu đang được áp dụng rộng rãi trên địa<br />
bàn Thị trấn Xuân Hòa trong vài năm gần<br />
đây, nhất là các giống ngô lai và cây thuốc lá.<br />
Đặc biệt là cây thuốc lá đem lại hiệu quả cao<br />
giá bán dao động từ 48-50 nghìn đồng/kg, khả<br />
năng thu hút lao động khá cao, khoảng 150<br />
công/ha/năm, chủ yếu tốn nhiều công lao<br />
động nhất ở khâu làm đất và thu hoạch. Có<br />
thể nói các LUT trồng màu, nhất là cây thuốc<br />
lá đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.<br />
<br />
Bảng 4. Hiệu quả xã hội của các LUT<br />
STT<br />
<br />
LUT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
2L- M<br />
2L<br />
1L -2M<br />
3M<br />
<br />
144<br />
<br />
Đảm bảo<br />
Lương thực<br />
***<br />
***<br />
***<br />
**<br />
<br />
Thu hút<br />
LĐ<br />
**<br />
*<br />
***<br />
***<br />
<br />
Chỉ tiêu đánh giá<br />
Vốn<br />
Giảm tỷ lệ<br />
đầu tư<br />
đói nghèo<br />
**<br />
**<br />
**<br />
**<br />
***<br />
***<br />
***<br />
***<br />
<br />
Đáp ứng nhu Sản phẩm<br />
cầu nông hộ<br />
hàng hóa<br />
**<br />
**<br />
*<br />
*<br />
***<br />
***<br />
**<br />
***<br />
(Nguồn: Số liệu điều tra)<br />
(Ghi chú : *** : cao ; ** : trung bình ; *: thấp)<br />
<br />
Phan Đình Binh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
123(09): 141 - 147<br />
<br />
Bảng 5. Hiệu quả môi trường của các LUT<br />
STT<br />
<br />
LUT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
2L -M<br />
2L<br />
1L -2M<br />
3M<br />
<br />
Hệ số<br />
sử dụng đất<br />
**<br />
*<br />
***<br />
***<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
che phủ<br />
**<br />
**<br />
***<br />
***<br />
<br />
Hiệu quả môi trường: Hiệu quả môi<br />
trường là sự tương tác giữa các loại hình sử<br />
dụng đất và phản ứng của môi trường. Để đạt<br />
hiệu quả môi trường thì sự tương tác đó là<br />
không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường,<br />
không làm suy thoái và ô nhiễm môi trường,<br />
nhất là môi trường đất đối với sản xuất nông<br />
nghiệp. Qua đó góp phần bảo vệ và cải tạo<br />
môi trường.<br />
Hiệu quả môi trường và ảnh hưởng của các loại<br />
hình sử dụng đất được thể hiện qua bảng 5.<br />
Bảng 5 cho thấy, các LUT trồng lúa có hệ số<br />
sử dụng và tỷ lệ che phủ đất đều thấp hơn các<br />
LUT trồng màu. Do có thời gian sinh trưởng<br />
và phát triển ngắn nên đất ở các LUT trồng<br />
màu luôn được cày xới nên tơi xốp, khả năng<br />
cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng tốt<br />
hơn LUT trồng lúa.<br />
Chi phí sản xuất cho cây lúa cao, sử dụng<br />
nhiều thuốc bảo vệ thực vật để diệt cỏ, trừ sâu<br />
từ đó dẫn đến thay đổi các hệ sinh thái dưới<br />
đất, thuốc BVTV vừa diệt được cỏ, trừ cái<br />
loại sâu có hại nhưng cũng lại vừa làm chết<br />
hàng loạt các loài ếch nhái, làm đảo lộn chuỗi<br />
thức ăn trong môi trường sinh thái, dẫn tới<br />
các loài khác cũng biến mất theo. Còn các<br />
loại cây màu đòi hỏi chi phí thấp hơn, hạn chế<br />
được việc sử dụng các loại thuốc BVTV từ đó<br />
làm giảm ảnh hưởng của các loại độc tố đến<br />
môi trường đất cũng như môi trường xung<br />
quanh con người.<br />
Lựa chọn và định hướng sử dụng đất nông<br />
nghiệp cho Thị trấn Xuân Hòa<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn LUT sử dụng đất bền<br />
vững: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông<br />
thôn đã đưa ra những tiêu chuẩn làm căn cứ<br />
để lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển<br />
vọng là: Đảm bảo đời sống của nông dân; Phù<br />
hợp với mục tiêu phát triển của vùng nghiên<br />
cứu; Thu hút lao động, giải quyết công ăn<br />
việc làm; Định canh, định cư và ứng dụng<br />
<br />
Chỉ tiêu đánh giá<br />
Khả năng bảo vệ,<br />
cải tạo đất<br />
**<br />
*<br />
***<br />
***<br />
<br />
Ảnh hưởng của thuốc<br />
BVTV đến môi trường<br />
***<br />
***<br />
**<br />
*<br />
(Nguồn: Số liệu điều tra)<br />
(Ghi chú : *** : cao ; ** : trung bình ; *: thấp)<br />
<br />
tiến bộ khoa học kĩ thuật; Tăng sản phẩm<br />
hàng hóa xuất khẩu; Tác động tốt đến môi<br />
trường [1].<br />
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho<br />
Thị trấn Xuân Hòa<br />
Thị trấn Xuân Hòa là một thị trấn khá rộng,<br />
có tổng diện tích tự nhiên là 4.273,56 ha.<br />
Trong đó đất nông nghiệp có 2.608,76 ha đất<br />
nông nghiệp chiếm 61,04% tổng diện tích tự<br />
nhiên. Tiềm năng đất đai có thể đưa vào khai<br />
thác và sử dụng thành 2L - M/ năm vẫn còn<br />
rất lớn. Tuy nhiên do chế độ nước chưa ổn<br />
định, hiện nay mới chỉ có 2 đập nước để phục<br />
vụ cho việc sản xuất nông nghiệp của người<br />
dân nên hiện tượng thiếu nước để sản xuất<br />
vẫn thường xuyên xảy ra. Để đảm bảo cho<br />
việc sản xuất 2 vụ lúa/ năm thì cần xây thêm<br />
các đập nước mới đảm bảo nhu cầu nước tưới<br />
cho cây trồng.<br />
Hiện nay cây thuốc lá và cây ngô trồng ở vụ<br />
Xuân đang được nhiều gia đình áp dụng rộng<br />
rãi. Nhờ hiệu quả kinh tế cao, ít sử dụng<br />
thuốc BVTV nên môi trường đất, nước và<br />
không khí ít bị ảnh hưởng. Các cấp chính<br />
quyền địa phương cần có các biện pháp<br />
khuyến khích, mở rộng diện tích trồng 2 loại<br />
cây này. Đặc biệt cây thuốc lá là một loại cây<br />
không kén chọn đất lại phù hợp với điều kiện<br />
tự nhiên của Thị trấn nên cần được mở rộng<br />
trên toàn thị trấn.<br />
Cây lúa còn chiếm một diện tích rất lớn vì lúa<br />
là cây lương thực chính. Tuy nhiên, cây lúa<br />
chưa được xem là hàng hóa nên giá trị sản<br />
xuất thấp, chi phí sản xuất lại cao, chủ yếu để<br />
đáp ứng nhu cầu nông hộ và đảm bảo vấn đề an<br />
ninh lương thực. Các cơ quan chức năng và<br />
phòng nông nghiệp cần xem xét đưa các loại<br />
giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất.<br />
Để đảm bảo diện tích đất sản xuất nông<br />
nghiệp, các cấp chính quyền cần có giải pháp<br />
bảo vệ phần diện tích đất hiện tại. Hạn chế<br />
145<br />
<br />