Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH ỔN ĐỊNH VÀ ĐIỀU KHIỂN ĐƯỢC<br />
CỦA TÊN LỬA ĐỐI HẢI DẠNG CÁNH MÁY BAY<br />
Nguyễn Đức Thành*, Nguyễn Ngọc Lân<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày nội dung và phương pháp tiến hành đánh giá tính<br />
ổn định và điều khiển được của tên lửa đối hải dạng cánh máy bay. Từ cơ sở lý<br />
thuyết đã xây dựng chương trình tính toán các hệ số động lực học để xác định các<br />
hệ số truyền của các kênh điều khiển và đánh giá tính ổn định và điều khiển được<br />
của quỹ đạo tên lửa đối hải dạng cánh máy bay trong giai đoạn thiết kế sơ bộ.<br />
Từ khóa: Tính ổn định, Điều khiển được, Hệ số động lực học, Hệ số truyền, Quỹ đạo bay.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Quá trình nghiên cứu thiết kế chế tạo các tên lửa đối hải (TLĐH) thường bao gồm các<br />
giai đoạn chính sau: thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế công nghệ và chế thử-thử<br />
nghiệm. Giai đoạn thiết kế sơ bộ đặc biệt quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến các giai<br />
đoạn tiếp theo. Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, căn cứ vào phương án phối trí tổng thể,<br />
phối trí khí động của quả đạn, hệ thống động lực, các tham số khối lượng quán tính định<br />
tâm và quỹ đạo bay của quả đạn để đưa ra phương án kiểm tra đánh giá tính ổn định và<br />
điều khiển được của tên lửa. Từ đó, đưa ra nhiệm vụ thiết kế cho hệ thống điều khiển, tính<br />
toán và lựa chọn hệ số truyền của vòng ổn định đảm bảo tính ổn định và điều khiển được<br />
của quỹ đạo bay đã lựa chọn. Tính ổn định của tên lửa là khả năng đảm bảo ổn định bay<br />
của tên lửa, có tính đến các khả năng thay đổi đặc tính bay trong giới hạn cho phép. Tính<br />
điều khiển được của tên lửa được đảm bảo nếu trên toàn quỹ đạo bay giá trị góc lệch của<br />
các cánh lái nhỏ hơn giá trị cho phép (góc lệch cực đại do đặc tính khí động quyết định).<br />
Nội dung bài báo trình bày phương pháp tiến hành đánh giá tính ổn định và điều khiển<br />
được của một loại TLĐH điển hình dạng cánh máy bay (P15U).<br />
2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ TÍNH ỔN ĐỊNH VÀ ĐIỀU<br />
KHIỂN ĐƯỢC CỦA TÊN LỬA ĐỐI HẢI KIỂU CÁNH MÁY BAY<br />
2.1. Các giả thiết chính và hệ phương trình mô tả chuyển động của TLĐH trong<br />
không gian<br />
Các giả thiết chính: Để khảo sát tính điều khiển được của tên lửa trong giai đoạn thiết<br />
kế sơ bộ chúng ta sử dụng một số giả thiết sau: tên lửa được khảo sát như một vật rắn có<br />
khối lượng và trọng tâm thay đổi, chuyển động trong khí quyển dưới tác dụng của lực và<br />
mô men lực đẩy của động cơ phóng và động cơ hành trình. Các hệ số và mômen khí động<br />
được tính gần đúng theo tài liệu tính toán khí động, sai số đặt lực đẩy dx=dy=dz=0.002m,<br />
sai số góc lực đẩy =0, nhiễu gió Wy=5m/s, Wx=Wz=0, không có sự tương quan chéo giữa<br />
các kênh, kênh kren ổn định tức thời<br />
Hệ phương trình tuyến tính mô tả chuyển động của TLĐH trong không gian<br />
- Phương trình chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng [1,5]:<br />
Z a 1 . Z a 2 . a 3 A . BA a 0 ;<br />
Z a 4 . a 6 . a 5 A . BA a 0 ; (1)<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 3<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Z 0;<br />
- Phương trình chuyển động trong mặt phẳng bên:<br />
<br />
Y b1 .Y b19 . X b2 . bEA . HA b21A . EA b0 ;<br />
X b32 . Y b 28 . X b 29 . b31 A . HA b30 A . EA b 0;<br />
<br />
b14 .Y b15 . X b4 . b16 . b5 A . HA b0 ; (2)<br />
<br />
b8 . Y b 24 . 0;<br />
b36 . b35 . 0<br />
trong đó: X, Y, Z: là độ lệch của các hình chiếu của véc tơ tốc độ quay của tên lửa so<br />
với hệ toạ độ quán tính; OgXgYgZg từ các giá trị chương trình.<br />
, , , , : là độ lệch của các góc tấn, trượt, tầm, hướng, xoắn so với các giá trị của<br />
chương trình.<br />
BA, HA, EA: là các giá trị độ lệch tương tương của cánh lái từ những giá trị của<br />
chương trình.<br />
Các hệ số phía trái của phương trình (1), (2) là các hệ số của các sơ đồ động lực học (hệ<br />
số động học a.b) xác định theo tài liệu [5]<br />
2.2. Xây dựng mô hình khảo sát<br />
Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ tên lửa được khảo sát như một vật rắn có khối lượng và<br />
trọng tâm thay đổi, chuyển động trong khí quyển dưới tác dụng của lực và mô men lực đẩy<br />
của động cơ khởi động và hành trình. Sơ đồ vòng ổn định của tên lửa đối hải xét trong quá<br />
trình thiết kế sơ bộ như hình 1 sau [5]:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ vòng ổn định của tên lửa.<br />
Sơ đồ hàm truyền vòng điều khiển thể hiện trên hình 2, hàm truyền khâu tên lửa thể<br />
hiện trên hình 3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4 N. Đ. Thành, N. N. Lân, “Nghiên cứu đánh giá tính ổn định… dạng cánh máy bay.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Hàm truyền vòng điều khiển.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Hàm truyền khâu tên lửa.<br />
Để phân tích tính ổn định và điều khiển được của chuyển động góc (kênh tầm) của tên<br />
lửa dạng cánh máy bay (P15U) trên toàn bộ quỹ đạo bay ta sử dụng bộ số liệu đầu vào như<br />
sau [9]:<br />
+ Khối lượng, tâm khối và các đặc trưng quán tính của tên lửa:<br />
t(s) m(kg) P_day(N) Xsm(m) Jx(kg.m2) Jy Jz<br />
0 2312.0 12130.0 2.9585 255.41 4363.98 4401.85<br />
1.34 2172.0 25514.62 2.87 224.39 4027.11 4035.82<br />
1.35 1961.95 12130 2.69 169.87 3295.43 3254.77<br />
1.36 1961.89 12130.0 2.69 169.87 3295.38 3254.73<br />
30.00 1807.24 12130. 2.70 161.62 3161.68 3121.02<br />
37.36 1767.52 5540.00 2.70 159.50 3127.32 3086.66<br />
279.01 1131.98 5540.00 2.70 125.60 2577.89 2537.22<br />
+ Các tham số khí động của tầng phóng và hành trình tên lửa P-15U<br />
- Diện tích mặt cắt phần hình trụ của thân S(m2): 0.4534<br />
- Đường kính hình trụ của thân D(m): 0.76<br />
- Toạ độ tâm áp theo kênh trúc ngóc và hướng Fxz, fxy.<br />
- Giá trị theo M của các thành phần: Cxo, Cy, Cy, mz, mz.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 5<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
- Hệ số lực cản Cx, lực nâng Cy, hệ số mô men chúc ngóc m2.<br />
- Hệ số mô men xoắn mx.<br />
+ Đặc trưng phóng và hành trình của động cơ.<br />
- Thời điểm tách tầng phóng (s): 1,35<br />
- Sai số về góc giữa hướng các véc tơ lực đẩy của động cơ phóng và động cơ hành trình<br />
so với hướng của trục dọc tên lưa trong mặt phẳng OXY và OXZ CY= MY= CZ=MZ<br />
=0,50.<br />
- Các thành phần sai số điểm đặt của các véc tơ lực đẩy ở giai đoạn phóng và giai đoạn<br />
bay hành trình chiếu trên các trục của hệ toạ độ liên kết XC=YC =ZC =XM =YM<br />
=ZM =2 mm.<br />
+ Đặc trưng đạn đạo (các tham số quỹ đạo bay).<br />
+ Các thông số nhiễu loạn (tác động của gió, độ lệch tâm lực đẩy của động cơ).<br />
Các tham số đối với máy lái kênh tầm như sau: Hệ số phẩm chất Da = 70 (1/s)<br />
Góc lệch cực đại = 15 độ, Hằng số thời gian tác động = 0,02s.<br />
Biên ổn định được xây dựng theo phương trình đặc trưng của vòng ổn định kín, biểu<br />
thức có dạng cơ bản như sau [5]:<br />
C0.Pn + C1.Pn – 1 + C2.Pn – 2 + .....+ Cn –1.P + Cn = 0<br />
Ở đây: P - Toán tử laplax.<br />
Bậc cao nhất n có thể bằng 7 và 5 (đối với kênh tầm hay kênh hướng tương ứng<br />
trong hai giai đoạn ), 6 và 4 (đối với kênh xoắn trong 2 giai đoạn);<br />
C0, C1, C2, ......., Cn – 1, Cn - là các hệ số phụ thuộc hệ số động lực học của tên lửa, đặc trưng<br />
của tuyến lái, hệ số truyền.<br />
Dựa theo các cơ sở lý thuyết, các số liệu về một tên lửa đối hải dạng cánh máy bay (kiểu<br />
P-15U) ta có thể tiến hành xây dựng mô hình để khảo sát tính ổn định và điều khiển được<br />
của quỹ đạo tên lửa. Chương trình được viết trên phần mềm MATLAB – SIMULINK. Từ<br />
các số liệu của một tên lửa giả định ta xây dựng được vùng ổn định kênh tầm trên mặt phẳng<br />
hiệu chỉnh như trên hình 4 với các hệ số truyền của vòng ổn định Kϑ , Kϑ’.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Vùng ổn định kênh tầm.<br />
<br />
<br />
6 N. Đ. Thành, N. N. Lân, “Nghiên cứu đánh giá tính ổn định… dạng cánh máy bay.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT<br />
Trong nội dung nghiên cứu của bài báo sử dụng tiêu chuẩn ổn định tần số (xác định độ<br />
dự trữ ổn định theo biên độ và pha). Sau đây trình bày kết quả khảo sát tính ổn định và<br />
điều khiển được tại các thời điểm của một quỹ đạo bay cụ thể của tên lửa P-15U.<br />
Các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được đối với vòng ổn định:<br />
- Độ dự trữ ổn định theo biên độ không nhỏ hơn 10db khi tính với các đặc tính danh<br />
nghĩa của các phần tử trong vòng ổn định và không nhỏ hơn 6db khi tính toán với các đặc<br />
tính có các sai số.<br />
- Độ dự trữ ổn định theo pha không nhỏ hơn 400...500 khi tính với các đặc tính danh<br />
nghĩa của các phần tử trong vòng ổn định và không nhỏ hơn 300 khi tính toán với các đặc<br />
tính có các sai số.<br />
- Đối với hệ thống điều khiển phải đảm bảo tính (điều khiển được) thể hiện bởi góc<br />
lệch cực đại của các cánh lái luôn nhỏ hơn góc lệch cực đại cho phép ( < max ).<br />
Khi nhập các số liệu đầu vào ta sẽ tính được các hệ số động học, các góc lệch cánh lái,<br />
các hệ số của vòng ổn định tại các thời điểm trên quỹ đạo bay. Xây dựng đồ thị đặc tính<br />
biên độ tần số và pha tần số của vòng ổn định với các hệ số truyền đã chọn tại thời điểm<br />
1.34s như trên hình 5. Bằng đồ thị này có thể kiểm tra được tính ổn định và độ dự trữ về<br />
biên độ và pha của hệ thống (vòng ổn định kênh tầm). Đồ thị thứ nhất - Đặc tính tần số<br />
biên độ Lôgarit L(): trục tung L() đơn vị db, trục hoành tần số chia theo thang lôgarit<br />
thập phân (lg). Đồ thị thứ 2 - Đặc tính tần số pha Lôgarit (): trục tung đơn vị tính là<br />
độ, trục hoành tần số chia theo thang lôgarit thập phân (lg).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Đặc tính biên độ tần số và pha tần số tại t=1.34s.<br />
Trên các đồ thị hình 5 có xuất hiện các điểm đột biến về biên độ và pha tại các tần số<br />
cộng hưởng CH của hệ thống, tại điểm này hệ thống làm việc tốt nhất, giá trị cực đại tại<br />
điểm này là chỉ tiêu dao động. Tại các điểm tần số cắt xác định được độ dự trữ biên độ<br />
và pha của hệ thống. Trên các hình 6,7,8 thể hiện quá trình quá độ góc teta, teta_s và góc<br />
lệch cánh lái tại thời điểm 1.34s.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 7<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Quá trình quá độ của góc teta(t): trục tung là góc teta (độ)<br />
và trục hoành là thời gian (s).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Quá trình quá độ của tốc độ góc teta_s: trục tung là tốc độ góc teta (độ/s)<br />
và trục hoành là thời gian (s).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Quá trình quá độ của góc (Deta): trục tung góc cánh lái (độ),<br />
trục hoành thời gian (s).<br />
Trên bảng 1 trình bày kết quả khảo sát tại một số thời điểm chính của quỹ đạo.<br />
<br />
<br />
<br />
8 N. Đ. Thành, N. N. Lân, “Nghiên cứu đánh giá tính ổn định… dạng cánh máy bay.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả khảo sát tại các thời điểm của phương án P15U.<br />
Thời gian Góc lệch yêu cầu của Độ dự trữ Độ dự trữ<br />
xét (s) cánh lái độ cao K K Biên độ (db) pha (độ)<br />
1 7.476049 161.0320 15.3077 7.97 44.7<br />
1.34 6.041077 97.5089 9.4615 7.76 45.3<br />
1.35 21.719259 74.1103 7.1923 7.99 45.3<br />
1.36 18.757791 78.9146 7.2692 7.82 44.1<br />
7.69 12.190283 60.2313 5.4462 7.43 43.8<br />
7.70 3.245845 62.7224 5.5077 7.28 43.1<br />
8.3 0.958344 52.7580 4.9615 7.91 44.7<br />
8.5 2.684941 51.5125 5.1000 7.62 45.9<br />
35.97 5.191676 15.4626 1.4585 7.35 45.3<br />
35.98 5.197390 15.4804 1.4708 7.24 45.4<br />
100 4.244102 11.5480 1.1146 7.46 46<br />
200 3.645616 9.1103 0.9369 7.86 47.7<br />
279 3.233998 8.2562 0.8423 8.07 47.8<br />
<br />
<br />
Qua nghiên cứu khảo sát tại một số điểm trên quỹ đạo của tên lửa kiểu P15U phương<br />
án cải tiến ta có các nhận xét như sau:<br />
- Tính ổn định của tên lửa vẫn đảm bảo được (độ dự trữ về biên độ nhỏ nhất là 7.24db<br />
và độ dự trữ pha nhỏ nhất là 43.1 độ).<br />
- Góc lệch cánh lái yêu cầu lớn nhất đối với kênh tầm giai đoạn phóng và bay hành<br />
trình (giai đoạn lấy độ cao) có lúc lớn hơn 150. Trong giai đoạn bay bằng góc lệch cánh lái<br />
yêu cầu lớn nhất là 5.19 độ.<br />
Do đó, phương án quỹ đạo P15U cải tiến cần phải có góc lệch cánh lái chương trình<br />
phù hợp và giải pháp nâng cao hiệu quả hoặc tăng góc quay cánh lái lớn hơn để đảm bảo<br />
tính điều khiển được.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Các tác giả đã tiến hành xây dựng mô hình tính toán và khảo sát quỹ đạo bay của<br />
TLĐH dạng cánh máy bay (tên lửa P-15U) dựa vào các phương trình tuyến tính mô tả<br />
chuyển động của tên lửa. Bằng chương trình này có thể tiến hành đánh giá, kiểm tra sơ bộ<br />
xem quỹ đạo đưa ra có ổn định và điều khiển được hay không. Đồng thời đưa ra các yêu<br />
cầu thiết kế sơ bộ đối với hệ thống điều khiển. Bài báo đã tiến hành khảo sát đánh giá tính<br />
ổn định và điều khiển được với bộ số liệu và quỹ đạo bay của tên lửa kiểu P-15U.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Đức Cương, “Mô hình hoá và mô phỏng chuyển động của các khí cụ bay tự<br />
động”, Nhà xuất bản QĐND, Hà nội, (2002).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 9<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
[2]. Báo cáo tổng kết đề tài nền, “Tính toán thiết kế mẫu nguyên lý và triển khai chế tạo<br />
một số cụm chức năng của tên lửa hành trình đối hải dưới âm”, Nhánh 1, Chủ nhiệm<br />
Trần Đức Trung, (2005).<br />
[3]. Nguyễn Thương Ngô, “Lý thuyết điều khiển tự động hiện đại”, NXB Khoa học và kỹ<br />
thuật, Hà nội, (1999).<br />
[4]. Nguyễn Hoàng Hải, Nguyễn Việt Anh, “Lập trình MATLAB và ứng dụng”, NXB<br />
Khoa học và kỹ thuật, Hà nội, (2009).<br />
[5]. Методика анализа устойчивости и выбора алгоритмов стабилизации ракеты.<br />
[6]. Лебедев A. A., “ЧернобровкинЛ. C. Динамика беспилотных летательных<br />
аппаратов”, Машиностроение, М. (1973).<br />
[7]. Γoлyбeв И. С. и другие, “Проекmирование зениmных уnравляемых ракеm”, М.,<br />
МАИ, (1999).<br />
[8]. Лебедев А.А, Л С.Чернобровкин , “Динамика nолёmа бесnилоmных аnараmов”,<br />
Мосва, Машиностроение, (1973).<br />
[9]. Tài liệu TMKT tên lửa P-15U.<br />
ABSTRACT<br />
RESEARCH, ASSESS THE STABILITY AND CONTROLLABILITY<br />
OF ANTI SHIP MISSILES WITH FIXED WING AIRCRAFT<br />
This paper presents the content and methods of assessing the stability and<br />
controllability of anti ship missiles with fixed wing aircraft. Based on the theoretical<br />
basis, built the program for calculating the kinetic coefficients to determine the<br />
transmission ratios of the control channel and assess the stability and<br />
controllability of anti ship missile with fixed wing aircraft during the preliminary<br />
design phase.<br />
Keywords: Stability, Controllability, Kinetic coefficient, Transmission ratio.<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 12 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 22 tháng 01 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 23 tháng 02 năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
§Þa chØ: Viện Tên lửa, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.<br />
*<br />
Email: thanhnd37565533@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10 N. Đ. Thành, N. N. Lân, “Nghiên cứu đánh giá tính ổn định… dạng cánh máy bay.”<br />