intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ phục hồi, bảo vệ các nguồn nước karst bị suy thoái ở vùng núi cao khan hiếm nước khu vực phía Bắc

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ phục hồi, bảo vệ các nguồn nước karst bị suy thoái ở vùng núi cao khan hiếm nước khu vực phía Bắc" bước đầu xác định được hiện trạng, các nguyên nhân gây suy thoái lưu lượng, chất lượng và đề xuất các giải pháp phục hồi, bảo vệ nguồn nước mạch lộ, hang động karst thuộc vùng núi cao, khan hiếm nước. Đây là tiền đề quan trọng để thiết kế những giải pháp căn cơ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi vùng cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ phục hồi, bảo vệ các nguồn nước karst bị suy thoái ở vùng núi cao khan hiếm nước khu vực phía Bắc

  1. HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ phục hồi, bảo vệ các nguồn nước karst bị suy thoái ở vùng núi cao khan hiếm nước khu vực phía Bắc Đào Đức Bằng1,*, Nguyễn Văn Trãi2, Nguyễn Minh Việt2, Nguyễn Văn Lâm1, Vũ Thu Hiền1 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2 Viện Thuỷ điện và Năng lượng tái tạo TÓM TẮT Do tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động phát triển kinh tế ngày càng gia tăng làm cho các nguồn nước nói chung, nguồn nước karst ở vùng núi cao khan hiếm nước khu vực phía Bắc nói riêng đang có chiều hướng bị suy thoái mạnh mẽ cả về lượng và chất. Kết quả điều tra tại 408 nguồn nước mạch lộ và 29 nguồn nước hang động karst tại vùng núi cao, khan hiếm nước thuộc 15 tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy có 40-55% nguồn bị suy thoái. Để hạn chế, khắc phục tình trạng suy thoái đó, việc áp dụng các công nghệ phục hồi và bảo vệ các nguồn nước cần thiết phải xác định được phạm vi nguồn bổ cập, nguyên nhân gây suy thoái; các loại hình công nghệ phù hợp với điều kiện khí hậu, đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất ở từng khu vực; công nghệ áp dụng có giá thành hợp lý, dễ vận hành khai thác, duy tu, bảo dưỡng, phù hợp với trình độ tiếp cận của địa phương, phong tục tập quán và khả năng chi trả của người dân. Nghiên cứu này bước đầu xác định được hiện trạng, các nguyên nhân gây suy thoái lưu lượng, chất lượng và đề xuất các giải pháp phục hồi, bảo vệ nguồn nước mạch lộ, hang động karst thuộc vùng núi cao, khan hiếm nước. Đây là tiền đề quan trọng để thiết kế những giải pháp căn cơ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi vùng cụ thể. Từ khóa: Nguồn nước karst; suy thoái; phục hồi; bảo vệ. 1. Giới thiệu Vùng núi cao Karst khan hiếm nước bao gồm các xã có thành tạo cacbonat thuộc 15 tỉnh miền núi phía Bắc: Bắc Cạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang (phần Đông Bắc); Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái (phần Tây Bắc) (Hình 1). Địa hình phần Đông Bắc có nét đặc trưng cơ bản là hướng vòng cung quay lưng ra biển, với sự phân cắt khá mạnh và kiểu địa hình karst bị xâm thực bóc mòn. Phần Tây Bắc với các dãy núi cao kéo dài hướng Tây Bắc – Đông Nam, phân cắt mạnh tạo địa hình chênh lệch lớn và hiểm trở nhất nước ta (Nguyễn Kim Ngọc và nnk, 2003). Hình 1. Sơ đồ vị trí 15 tỉnh miền núi phía Bắc * Tác giả liên hệ Email: daoducbang@humg.edu.vn 202
  2. Khu vực miền núi phía Bắc có cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn (ĐCTV) khá phức tạp với 03 tầng chứa nước (TCN) lỗ hổng, 25 TCN khe nứt và 05 TCN khe nứt – karst (Nguyễn Văn Lâm và nnk, 2018). Trong đó, vùng núi cao karst khan hiếm nước phân bố các thành tạo cacbonat có tính hòa tan cao, khả năng hình thành các hệ thống khe nứt, hang hốc karst tạo điều kiện thấm nước tốt (Nguyễn Văn Lâm và nnk, 2018). Đây là nơi có địa hình cao, phân cắt mạnh, sâu và dốc (độ dốc địa hình từ 7,4% - 52,0%) làm cho nước bị thoát rất nhanh ra mạng xâm thực địa phương tạo nên sự khan hiếm nước rất nghiêm trọng, gây khó khăn cho đời sống nhân dân (Nguyễn Văn Lâm và nnk, 2018; Đỗ Ngọc Ánh và nnk, 2019). Các xã trong vùng núi cao, khan hiếm nước hầu hết đã có công trình cấp nước sinh hoạt nhưng mức độ bền vững chưa cao, nhiều công trình bị hỏng, xuống cấp (Đỗ Ngọc Ánh và nnk, 2019). Ảnh hưởng đến mức độ bền vững đó do nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt phải kể đến sự suy giảm nguồn nước (bao gồm lưu lượng và chất lượng). Tuy nhiên, vấn đề này còn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Vì vậy, việc điều tra, đánh giá xác định sự suy thoái nguồn nước, từ đó đưa ra những giải pháp công nghệ hạn chế, khắc phục là hết sức cần thiết. 2. Phương pháp nghiên cứu Để có cơ sở đề xuất các giải pháp cần đánh giá được tình trạng suy thoái các nguồn nước karst, chúng tôi đã áp dụng tổ hợp các phương pháp bao gồm: - Thu thập, tổng hợp và kế thừa các tài liệu đã có như số lượng, vị trí mạch lộ, hang động karst tại vùng nghiên cứu, các tài liệu tự nhiên, kinh tế xã hội có khả năng ảnh hưởng đến sự biến đổi nguồn nước. - Điều tra, khảo sát, đo đạc, lấy mẫu: thu thập thông tin, trao đổi với cán bộ phụ trách chuyên môn của xã, khảo sát hiện trạng các bể chứa, đường ống dẫn nước, đo lưu lượng các nguồn nước sử dụng thùng định lượng, lưu tốc kế, thả phao,…, lấy mẫu nước tại những điểm có dấu hiệu bị suy thoái chất lượng, phỏng vấn người dân tại khu vực sử dụng nguồn nước về sự biến đổi trữ lượng, chất lượng, tập quán canh tác, sử dụng đất, nhu cầu, nguyện vọng của người dân về nguồn nước. (a) (b) (c) (d) Hình 2. Một số hình ảnh đo đạc, xác định lưu lượng nguồn nước mạch lộ, hang động karst (a) Đo lưu lượng bằng thùng định lượng (b) Đo chiều cao lớp nước xác định lưu lượng (c) Đo đạc, xác định diện tích mặt cắt (d) Đo vận tốc bằng lưu tốc kế - Phân tích, giải đoán ảnh viễn thám xác định mức độ che phủ, sự biến đổi diện tích rừng, sử dụng đất. - Phương pháp ma trận, tính điểm, xác định hiện trạng và nguyên nhân suy thoái nguồn nước. - Phương pháp so sánh: So sánh kết quả đo đặc lưu lượng, chất lượng nước tại các nguồn nước theo các mùa trong các năm khác nhau, từ đó xác định mức độ biển đổi theo thời gian của các nguồn nước. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Tình trạng suy thoái nguồn nước Kết quả nghiên cứu tại các vùng núi cao, khan hiếm nước thuộc 15 tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy có 408 nguồn nước mạch lộ và 29 nguồn nước hang động karst đang được người dân sử dụng. Khảo sát tại 203
  3. 408 nguồn nước mạch lộ và mô hình khai thác tại đó cho thấy có 184 mô hình khai thác bị xuống cấp (hỏng hóc hoặc mất khả năng sử dụng) về bể thu, bể chứa, đường ống (chiếm 45,1%), có 165 nguồn có dấu hiệu biến đổi về lưu lượng (40,44%), 115 nguồn có dấu hiệu suy giảm về chất lượng (28,19%). Đối với hang karst, trong tổng số 29 hang, có 15 mô hình khai thác nước từ hang karst bị xuống cấp về công trình (51,72%), 7 hang karst có dấu hiệu suy giảm về lưu lượng (24,14%), 7 hang karst có dấu hiệu suy giảm về chất lượng (24,14%) (xem bảng 1 và bảng 2). Bảng 1. Số lượng nguồn nước mạch lộ bị xuống cấp công trình và có dấu hiệu biến đổi lưu lượng, chất lượng Số lượng Hiện trạng mô hình Có dấu hiệu suy giảm TT Tỉnh mạch lộ Bình thường Xuống cấp Lưu lượng Chất lượng 1 Lai Châu 34 18 16 21 13 2 Điện Biên 11 4 7 6 4 3 Sơn La 20 16 4 5 5 4 Hòa Bình 19 10 9 7 4 5 Lào Cai 9 8 1 1 1 6 Yên Bái 48 28 20 14 10 7 Phú Thọ 3 3 - 1 1 8 Tuyên Quang 5 4 1 5 2 9 Hà Giang 34 18 16 15 8 10 Bắc Kạn 35 18 17 12 9 11 Thái Nguyên 4 1 3 4 4 12 Bắc Giang 8 3 5 8 7 13 Lạng Sơn 82 36 46 29 24 14 Cao Bằng 91 53 38 35 22 15 Quảng Ninh 5 4 1 2 1 Tổng cộng 408 224 184 165 115 Tỷ lệ 54,90 45,10 40,44 28,19 Bảng 2. Số lượng nguồn nước hang karst bị xuống cấp công trình và có dấu hiệu biến đổi lưu lượng, chất lượng Số lượng Hiện trạng mô hình Có dấu hiệu suy giảm TT Tỉnh hang karst Bình thường Xuống cấp Lưu lượng Chất lượng 1 Lai Châu - - - - - 2 Điện Biên 4 2 2 - 3 3 Sơn La 2 2 - - - 4 Hòa Bình 2 1 1 2 - 5 Lào Cai - - - - - 6 Yên Bái 2 1 1 0 1 7 Phú Thọ - - - - - 8 Tuyên Quang - - - - - 9 Hà Giang 3 - 3 1 - 10 Bắc Kạn - - - - - 11 Thái Nguyên - - - - - 12 Bắc Giang - - - - - 13 Lạng Sơn 8 4 4 1 1 14 Cao Bằng 8 4 4 3 2 15 Quảng Ninh - - - - - Tổng cộng 29 14 15 7 7 Tỷ lệ 48,28 51,72 24,14 24,14 3.2. Tình trạng suy thoái nguồn nước Các kết quả nghiên cứu cũng xác định được các nguyên nhân chính gây nên sự suy thoái nguồn nước mạch lộ, hang động karst trong vùng. Đối với sự suy giảm về lưu lượng nguồn nước, có 3 nguyên nhân là: (i) do biến đổi khí hậu, (ii) do chặt phá rừng đầu nguồn làm giảm nguồn cấp và (iii) do chuyển mục đích rừng, thay đổi cơ cấu cây trồng. Biển đổi khí hậu khiến cho lượng mưa, đặc biệt vào mùa khô giảm mạnh, điều này cũng đồng nghĩa với nguồn bổ cập giảm xuống. Theo điều tra, hầu hết các mạch lộ nước đều giảm 204
  4. lưu lượng vào mùa khô, có nhiều mạch lộ lưu lượng giảm trên 60% (như tại xã Tủa Thàng, Hố Mít, Quốc Toản,…). Chặt phá rừng tại nơi miền cấp của nguồn nước, khiến nước mưa rơi xuống không được giữ lại cung cấp cho nước dưới đất làm suy giảm về lượng nước. Phần lớn, tại vùng nghiên cứu, rừng đầu nguồn chưa được bảo vệ, hoặc bảo vệ chưa tốt (chiếm 61%) (Đỗ Ngọc Ánh và nnk, 2019). Tình trạng chặt phá rừng có xảy ra hiện tượng chặt phá rừng, hầu hết mang tính nhỏ lẻ, bột phát của người dân. Một số khu vực chuyển diện tích rừng tự nhiên sang canh tác hoa màu, cây ăn quả như ngô, keo (Hà Giang, Điện Biên, Tuyên Quang, Quảng Ninh,…), chè (Thái Nguyên, Sơn La), vải (Bắc Giang),… làm giảm diện tích thảm phủ và khả năng giữ nước. (a) (b) (c) (d) (e) (f) Hình 3. Một số hình ảnh thực tế về tình hình bảo vệ miền cấp tại vùng nghiên cứu (a) Giảm diện tích rừng tự nhiên sang trồng keo, làm giảm diện tích tầng phủ tại miền bổ cập nguồn nước (mạch Đồng Bụt, xã Đèo Gia, tỉnh Bắc Giang) (b) Chuyển diện tích rừng sang trồng vải, làm giảm nguồn bổ cập và ảnh hưởng do thuốc bảo vệ thực vật (xã Tân Lập, tỉnh Bắc Giang) (c) Đốt nương, giảm diện tích rừng tại Tân An, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (d) Trồng cam có sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng nguồn nước (xã Minh Hương, tỉnh Tuyên Quang) (e) Giảm diện tích lớp phủ làm giảm nguồn cấp (xã Quảng Đức, tỉnh Quảng Ninh) (f) Giảm diện tích lớp phủ làm giảm nguồn cấp (mạch Đồng Xiềng, xã Yên Lạc, tỉnh Thái Nguyên) Đối với sự suy giảm về chất lượng nguồn nước, có thể kể đến các nguyên nhân: (i) do hoạt động trồng trọt, chăn thả gia súc, xây dựng công trình sinh hoạt ở miền cấp, (ii) do hoạt động khai thác khoáng sản, (iii) do xung quanh khu vực xuất lộ chưa được xây dựng, bảo vệ tốt. Ở nhiều địa phương, do kinh tế còn khó khăn và nhận thức chưa đầy đủ, người dân khi trồng các loại cây (ngô, chè, cam, vải) còn sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón hóa học làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Một số nơi, người dân tộc thiểu số sống tại khu vực miền bổ cập có chất thải chăn nuôi, chất thải sinh hoạt cũng là nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm đến nguồn nước. Bùn thải trong quá trình khai thác khoáng sản chưa được xử lý, hoặc lựa chọn vị trí chứa bùn không phù hợp tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Khi nghiên cứu thực địa ở một số địa phương, người dân phản ánh về vấn đề này, như tại hang Púng Hò, xã Vũ Nông, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, xả bùn thải khai thác quặng đã làm nước chuyển thành màu vàng, rất đục không sử dụng được cho các hộ dân và trường tiểu học của xã. Hay tại mạch Cốc Phát 1, thôn Pác Vồ, xã Quốc Toản, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, người dân có ý kiến về nhà máy xử lý quặng ở phía trên có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng. Tuy nhiên, nhìn bằng mắt thường chưa có dấu hiệu rõ ràng, cần có những nghiên cứu chi tiết hơn tại khu vực này để có những kết luận chính xác nhất. 205
  5. Ngoài ra, ý thức tự bảo vệ nguồn nước của người dân tại còn hạn chế, cùng với các sự quản lý lỏng lẻo tại các địa phương cũng là nguyên nhân gây nên sự suy giảm lưu lượng, chất lượng nước. 3.3. Đề xuất một số giải pháp phục hồi, bảo vệ nguồn nước Từ kết quả đánh giá tình trạng và nguyên nhân suy thoái nguồn nước, chúng tôi bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ, phục hồi nguồn nước mạch lộ và hang động karst vùng núi cao, khan hiếm nước khu vực phía Bắc như sau: (1) Đối với những khu vực hiện tại chưa có dấu hiệu suy giảm nguồn nước: để đảm bảo việc khai thác bền vững trong tương lai, cần bảo vệ tốt khu vực miền cấp: xác định rõ miền cấp, cắm mốc bảo vệ, tại đây cần hạn chế, cấm các hoạt động chặt phá rừng, chăn thả gia súc, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, xây dựng công trình. Kết hợp trồng rừng bổ sung đối với những vị trí ít thảm phủ thực vật để tăng nguồn sinh thủy. (2) Đối với những khu vực chỉ bị suy giảm về lưu lượng nguồn nước: Kết hợp các giải pháp như đào các hố thu, bồn thấm nhỏ, hào dọc theo đường đồng mức để giảm tốc độ dòng chảy tạm thời, giữ nước, tích một phần nước mùa mưa bổ sung cho mùa khô; trồng rừng để tăng diện tích thảm phủ thực vật; chính quyền có cơ chế chuyển đổi đất của người dân tại miền cấp sang khu vực khác để vừa đảm bảo đời sống của người dân, vừa giữ được nguồn cấp nước; giải pháp bảo vệ tương tự như khu vực (1). Hình 4. Đào các hố thu và hào dọc theo đường đồng mức để giữ nước mưa, bổ sung cho nước ngầm (3) Đối với những khu vực chỉ bị suy thoái về chất lượng: những khu vực có hoạt động khai thác khoáng sản gây ảnh hưởng đến nguồn nước cần dừng ngay các hoạt động khai thác, xả bùn thải và có các chế tài xử lý, răn đe; những khu vực người dân sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật cần tuyên truyền để người dân tự ý thức không sử dụng hoặc sử dụng những chất bảo vệ sinh học tránh tác động xấu đến nguồn nước; chính quyền địa phương cần có cơ chế, chính sách chuyển đổi đất, cây trồng phù hợp sang những địa điểm khác để đảm bảo đời sống của họ, trả lại diện tích miền cấp nước để phục hồi, bảo vệ. (4) Đối với những khu vực bị suy thoái cả về lưu lượng và chất lượng: cần kết hợp tổng thể các giải pháp như đối với khu vực (2) và (3). Ngoài những giải pháp trên, cần nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về sự quý giá của tài nguyên nước và các vấn đề liên quan đến nguồn nước để mỗi người dân đều có ý thức tự bảo vệ, phát triển nguồn nước, đảm bảo việc khai thác bền vững cho thế hệ mai sau. 3.4. Thảo luận Các kết quả trên đây là những nghiên cứu bước đầu, việc đánh giá tình hình suy thoái nguồn nước cần có thêm những số liệu quan trắc về lưu lượng, chất lượng trong nhiều năm. Tại những khu vực cụ thể, để đưa ra giải pháp công nghệ phục hồi, bảo vệ nguồn nước sát thực cần thiết chính xác hóa miền bổ cập, làm sáng tỏ cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn bằng phương pháp thả chất chỉ thị, kết hợp đo địa vật lý, đo đạc địa hình chi tiết để thiết kế kích thước phù hợp. 4. Kết luận Tình trạng suy thoái nguồn nước là một vấn đề hết sức cấp bách, đặc biệt tại những khu vực thiếu nước. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được sự suy thoái của nguồn nước mạch lộ và hang động karst ở vùng núi cao, khan hiếm nước khu vực phía Bắc. Trong 408 mạch lộ có 40,44% bị suy thoái lưu lượng, 28,19% suy thoái về chất lượng và trong 29 hang karst có 24,14% suy thoái lưu lượng, chất lượng. Nghiên cứu cũng đã xác định các nguyên nhân cơ bản gây ra sự suy thoái đó, từ đó đề xuất những giải pháp tổng hợp nhằm phục hồi, bảo vệ các nguồn nước. Vùng nghiên cứu trải rộng trong phạm vi 15 tỉnh miền núi phía Bắc, do đó, để có những giải pháp đối với từng mạch lộ, hang động cụ thể, cần có những đo đạc, đánh giá chi tiết 206
  6. hơn. Lời cảm ơn Xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, chính quyền các xã thuộc vùng núi cao, khan hiếm nước đã giúp đỡ, tạo điều kiện để các tác giả hoàn thiện nghiên cứu này. Tài liệu tham khảo Đỗ Ngọc Ánh và nnk, 2019. Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác và bảo vệ phát triển bền vững nguồn nước Karst phục vụ cấp nước sinh hoạt tại các vùng núi cao, khan hiếm nước khu vực Bắc Bộ. Báo cáo tổng kết đề tài, Hà Nội; Nguyễn Văn Lâm và nnk, 2018. Tiềm năng nước dưới đất vùng núi cao, khan hiếm nước khu vực Bắc Bộ. Tạp chí KHKT Mỏ - Địa chất, tập 59, Kỳ 3, trang 1-9; Nguyễn Văn Lâm và nnk, 2018. Đánh giá lựa chọn mô hình, giải pháp công nghệ khai thác sử dụng bền vững nguồn nước karst vùng núi cao, khan hiếm nước khu vực Bắc Bộ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ thủy lợi, số 43, ISSN: 1859-4255/04-2018, trang 30-39; Nguyễn Kim Ngọc và nnk, 2003. Địa chất thủy văn và tài nguyên nước ngầm lãnh thổ Việt Nam, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội, trang 44-51; A. Naves, 2017. Demonstrative actions of spring restoration and groundwater protection in rural areas of Abegondo (Galicia, Spain); Bruce V. Rydbeck P.E., Improved Techniques for Spring Protection Developed by Rural Ecuadorian Communities; CHIRAG, 2012. Spring Water Recharge Programme - A study of the post programme impact on the lives of the people in the Kumaon region; Derek Ford and Paul Williams, 2007. Karst Hydrogeology and Geomorphology; Hung L. Q., Dinh N. Q., Batelaan O., Tam V. T., Lagrou D., 2002. Remote sensing and GIS- based Analysis of Cave Development in the Suoimuoi Catchment (Son La - NW Vietnam). Journal of Cave and Karst Studies, 64(1), 23-33; Nguyet V. T. M., 2000. Design of a karst web-based database and hydrological analysis for Thuan Chau- Son La catchment, Vietnam. MSc-thesis IUPWARE. Vrije Universiteit Brussel, Katholieke Universiteit Leuven. 88p; Nguyet V. T. M., Batelaan O., De Smedt F., 2004a. Contribution to the karst hydrogeology of Son La, Vietnam by artificial tracer experiments. Trans-KARST 2004. Proceedings of the International Transdisciplinary Conference on Development and Conservation of Karst Regions, Hanoi, Vietnam, 13- 18.9.2004. p.160-164. ABSTRACT Research and propose technological solutions to restore and protect karstic water sources in the water-scarce high, area Northern Dao Duc Bang1, Nguyen Van Trai2, Nguyen Minh Viet2, Nguyen Van Lam1, Vu Thu Hien1 1 Hanoi University of Mining and Geology 2 Institue for Hydro Power and Renewable Enery Water sources, including karst water sources in the water-scarce high mountain regions of 15 northern mountainous province, are degraded in both quantity and quality by the effects of climate change and economic development activities. Based on initial investigations from 408 springs and 29 karstic water sources, results showed that roughly 40-55% of observed locations was degraded. To limit and overcome this issue, approaching techonologies are necessary to restore and protect water resources, including verifying the recharge areas of water sources and causes of degradation; technologies suitable to climatic conditions, topographical, geomorphological and geological conditions in each region; The applied technology has reasonable cost, is easy to operate, exploit, maintain and maintain, and is suitable to the local accessibility level, customs and payment ability of the people. This study initially identifies the current status, causes of karst water sources degradation and proposes solutions to restore and protect springs, 207
  7. karstic water in the water-scarce high mountain regions. This is an important premise to design radical solutions, suitable to the practical conditions of each specific region. Keywords: Karst water sources; depression; restore; protection. 208
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1