intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đề xuất khung hướng dẫn lồng ghép nội dung đóng góp do quốc gia tự quyết định vào chiến lược, quy hoạch và kế hoạch cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu đề xuất khung hướng dẫn lồng ghép nội dung đóng góp do quốc gia tự quyết định vào chiến lược, quy hoạch và kế hoạch cho Việt Nam trình bày tổng quan quy trình lồng ghép vấn đề BĐKH và NDC vào chính sách phá triển trên thế giới; Thực trạng lồng ghép nội dung NDC vào các CQK ở Việt Nam; Xây dựng quy trình lồng ghép các nội dung NDC vào CQK phát triển của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đề xuất khung hướng dẫn lồng ghép nội dung đóng góp do quốc gia tự quyết định vào chiến lược, quy hoạch và kế hoạch cho Việt Nam

  1. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP NỘI DUNG ĐÓNG GÓP DO QUỐC GIA TỰ QUYẾT ĐỊNH VÀO CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH CHO VIỆT NAM Lưu Lê Hường Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường Tóm tắt Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) được hiểu là những cam kết của một quốc gia đối với cộng đồng quốc tế thông qua Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) về nỗ lực của mình để giải quyết vấn đề BĐKH. Lồng ghép nội dung NDC vào chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển (CQK) là yêu cầu tất yếu của thực tiễn nhằm phục vụ hướng dẫn cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương theo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi 2020 và chủ trương triển khai thực hiện NDC cập nhật của Bộ Tài nguyên và Môi trường đề ra. Trong bối cảnh ấy, đề tài “Nghiên cứu, đề xuất quy trình lồng ghép nội dung của đóng góp do quốc gia tự quyết định vào chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển của Việt Nam” được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn trên. Kết quả chính của đề tài gồm: (1) Tổng quan quy trình lồng ghép vấn đề BĐKH và NDC vào chính sách phá triển trên thế giới; (2) Thực trạng lồng ghép nội dung NDC vào các CQK ở Việt Nam; (3) Xây dựng quy trình lồng ghép các nội dung NDC vào CQK phát triển của Việt Nam. Bài báo này có mục đích giới thiệu một trong những kết quả chính của đề tài là khung quy trình lồng ghép nội dung NDC vào chiến lược, quy hoạch và kế hoạch (CQK) cho Việt Nam. Từ khóa: Đóng góp do quốc gia tự quyết định; Chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển; Biến đổi khí hậu. Abstract Research and propose a framework for integrating the contents of the Nationally determined contribution into Vietnam’s strategy, planning and plan of development Nationally Determined Contributions (NDCs) are commitments made by a country to the international community via the United Nations Framework Convention on Climate Change (UNFCCC) to express its effort in addressing problems of climate change. Integrating NDC contents into development strategies, plans, and policies is a necessary condition for disseminating specific guidances to ministries, branches, and local governments in accordance with the Environmental Protection Law 2020 and the Ministry of Natural Resources and Environment’s policy for implementing the amended NDC. In that context, the research project “Research and propose a process for integrating the contents of the Nationally Determined Contribution into Vietnam’s strategy, planning, and plan of development” is conducted to meet the stated objectives. The project’s primary outcomes are as follows: (1) An overview of the global process of integrating climate change and NDC issues into development policies; (2) The current situation of integrating NDC contents into Vietnam’s development strategies, planning, and plans; and (3) The development of a process for integrating NDC contents into Vietnam’s development strategies, planning, and plans. The purpose of this article is to introduce one of the project’s primary outcomes, which is a framework for integrating NDC contents into Vietnam’s strategy, planning, and plans. Keywords: Nationally Determined Contribution; Strategy, planning and plan of development; Climate change. Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 149 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  2. 1. Đặt vấn đề Sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu là quan điểm định hướng của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một nguy cơ lớn tác động tới những nỗ lực phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam, do đó ứng phó với BĐKH trở thành nhiệm vụ quan trọng. Hiện nay, thể chế chính sách về nội dung BĐKH còn nhiều thiếu hụt, đặc biệt ở cấp ngành, lĩnh vực và địa phương. Sau Thỏa thuận Paris, các quốc gia có sự đồng thuận chung về mục tiêu ứng phó với BĐKH, trong đó NDC thể hiện nỗ lực đóng góp của mỗi quốc gia nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu (UNFCCC). Năm 2020, Việt Nam đã cập nhật bản NDC lên UNFCCC thể hiện cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với BĐKH. Trước bối cảnh cần hiện thực hóa các mục tiêu ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững đất nước, việc xây dựng các văn bản về chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển (CQK) phát triển từ cấp Trung ương đến địa phương đòi hỏi cần thực hiện lồng ghép các nội dung NDC. 2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu lồng ghép NDC vào CQK 2.1. Cách tiếp cận Dựa trên các kết quả nghiên cứu cơ sở khoa học, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về lồng ghép BĐKH và NDC; đánh giá thực trạng công tác lồng ghép/tích hợp vấn đề BĐKH nói chung và NDC nói riêng vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển ở nước ta, nhận diện cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất quy trình lồng ghép các nội dung NDC vào các CQK phát triển phù hợp với điều kiện Việt Nam, góp phần thực hiện các mục tiêu về BĐKH mà Việt Nam đã cam kết với cộng động quốc tế. Hình 1: Cách tiếp cận nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng quan tài liệu, kế thừa: Thông qua việc kế thừa các nghiên cứu đã có về lồng ghép BĐKH vào chính sách phát triển, quy trình xây dựng và thực hiện NDC của một số 150 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  3. nước và tổ chức trên thế giới và ở Việt Nam, nhóm thực hiện đã phân tích, tổng hợp cơ sở lý luận, rà soát kinh nghiệm quốc tế và các bài học thực tiễn và đề xuất quy trình hướng dẫn cụ thể lồng ghép BĐKH/NDC vào CQK phát triển phù hợp với điều kiện Việt Nam. - Phương pháp khảo sát, điều tra: Để có thông tin, số liệu phục vụ cho các nội dung nghiên cứu, nhóm thực hiện đã tiến hành điều tra, khảo sát tại các Bộ, ngành và địa phương về các nội dung: thực trạng triển khai thực hiện các chính sách BĐKH ở bộ/ngành và địa phương, những giải pháp nào trong NDC đã được lồng ghép vào CQK, những thiếu hụt cần khắc phục. Từ đó, có những phân tích về thuận lợi, khó khăn trong việc lồng ghép nội dung NDC vào các chính sách phát triển các cấp. - Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích: trên cơ sở thực hiện thống kê, tổng hợp các số liệu, thông tin, tài liệu thu thập được từ kinh nghiệm quốc tế và điều tra khảo sát thực tế triển khai lồng ghép, tích hợp vấn đề BĐKH đã triển khai ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã thiết lập các cứ liệu, trường dữ liệu làm căn cứ cơ sở khoa học cho các nhận định, kết luận, đề xuất các quy trình lồng ghép nội dung NDC vào các CQK phát triển. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Một số thuật ngữ và khái niệm Chiến lược: Theo Ngô Thắng Lợi và Vũ Thành Hưởng (2013), chiến lược phát triển là đưa ra các định hướng cho sự phát triển trong một thời gian dài, quy hoạch phát triển là sự thể hiện tầm nhìn, sự bố trí chiến lược về thời gian và không gian lãnh thổ, xây dựng khung vĩ mô về tổ chức không gian để chủ động hướng tới mục tiêu đề ra. Quy hoạch: là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định (Điều 3, Luật Quy hoạch, 2017). Kế hoạch: là thể hiện các mục tiêu tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia (hay một địa phương) cần đạt tới trong một thời kỳ kế hoạch nhất định và các giải pháp, chính sách, cách đi phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra một cách linh hoạt và hiệu quả nhất (Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2012). Kế hoạch có chức năng cụ thể hoá các tầm nhìn chiến lược, mục tiêu của quy hoạch để từng bước thực hiện, chuyển các định hướng, mục tiêu đề ra trong chiến lược, quy hoạch thành các lộ trình ngắn hơn, xác định nhiệm vụ cần phải đạt được trong từng giai đoạn phát triển, đặt ra hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp và chính sách cụ thể thích hợp cho thời kỳ kế hoạch. Lồng ghép/tích hợp NDC: trong phạm vi nghiên cứu này, lồng ghép nội dung NDC vào CQK phát triển là một phần của lồng ghép BĐKH nhằm xem xét, lựa chọn những hành động về thích ứng, giảm nhẹ phù hợp đã xác định trong NDC để đưa vào quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ở các cấp. Theo đó, trong từng giai đoạn của quá trình xây dựng CQK, các nội dung của NDC sẽ được xem xét, đánh giá để lồng ghép phù hợp với ưu tiên, định hướng phát triển toàn diện, bền vững. 3.2. Đề xuất khung hướng dẫn lồng ghép nội dung NDC vào CQK a. Nguyên tắc lồng ghép - Lồng ghép nội dung NDC phải được tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, hệ thống, tổng hợp, ngành/liên ngành, vùng/liên vùng, bình đẳng về giới, xóa đói giảm nghèo; Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 151 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  4. - Lồng ghép NDC là nhiệm vụ của các nhà hoạch CQK ở Trung ương và địa phương; - Việc lồng ghép NDC vào các CQK cần phải được triển khai thực hiện đồng thời, ngay từ khi bắt đầu xây dựng CQK cho đến khi giám sát, đánh giá trong quá trình triển khai thực hiện. Đối với các CQK đang được triển khai, việc lồng ghép BĐKH cũng cần được thực hiện trong mỗi kỳ rà soát, điều chỉnh các CQK; - Các biện pháp cần được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình thực hiện dựa trên mức độ ưu tiên các hành động của NDC và mức độ ảnh hưởng của BĐKH và chi phí - lợi ích của các biện pháp đối với ngành, lĩnh vực; - Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả cao nhất nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng tham gia thực hiện NDC. b. Lợi ích khi lồng ghép Thúc đẩy thực hiện các hành động ứng phó với BĐKH đã được đề ra trong chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Triển khai thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về BĐKH, đặc biệt các yêu cầu đề ra trong Thỏa thuận Paris. Trong quá trình xây dựng và cập nhật NDC của Việt Nam, việc đưa ra các mục tiêu, giải pháp, biện pháp về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) và thích ứng với BĐKH đã được cân nhắc hài hòa với các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, việc lồng ghép các nội dung NDC vào CQK phát triển sẽ hướng tới đa mục tiêu, vừa nâng cao năng lực ứng phó BĐKH (bao gồm cả giảm nhẹ phát thải KNK và thích ứng với BĐKH), vừa đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững quốc gia, ngành/lĩnh vực và các vùng miền. Bên cạnh đó, việc thực hiện đồng thời, hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và giảm nhẹ phát thải KNK là xu hướng phát triển toàn cầu, hướng tới phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế cacbon thấp. Hoạt động lồng ghép cũng góp phần tối ưu hóa các nguồn lực [4] (nhân lực, công nghệ, kỹ thuật, tài chính) trong điều kiện nguồn lực cho phát triển kinh tế nói chung và cho ứng phó với BĐKH đang còn nhiều khó khăn. c. Quy trình lồng ghép Quy trình xây dựng CQK: Hiện nay ngoài Luật Quy hoạch 2017 có quy định hướng dẫn quy trình lập quy hoạch, còn chiến lược và kế hoạch chưa có quy định cụ thể. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy quá trình xây dựng CQK nói chung thường tuân thủ quy trình gồm các bước sau: Bước 1: Lập kế hoạch, chuẩn bị cho việc xây dựng CQK; Bước 2: Điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện CQK giai đoạn trước đó; Bước 3: Dự báo tình hình phát triển của lĩnh vực, khu vực xây dựng CQK; Bước 4: Xây dựng, hoàn thiện các nội dung và phê duyệt CQK; Bước 5: Giám sát, đánh giá việc thực hiện CQK. Quy trình lồng ghép NDC vào CQK phát triển: Dựa trên kinh nghiệm quốc tế và các nghiên cứu trong nước, nhóm nghiên cứu đã đề xuất quy trình lồng ghép NDC vào CQK phát triển gồm 5 bước và 15 hoạt động, cụ thể: Bước 1: Chuẩn bị lồng ghép: bước này gồm các hoạt động: (1) Xây dựng kế hoạch lồng ghép NDC vào CQK, (2) Phân tích tác động của BĐKH đến đối tượng của CQK, (3) Nghiên cứu, nhận diện các tác động của việc thực hiện CQK lên mục tiêu NDC/mục tiêu ứng phó với BĐKH. 152 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  5. Bước 2: Đánh giá thực trạng ứng phó với biến đổi khí hậu theo các nội dung của NDC: bao gồm các hoạt động: (4) Đánh giá tổng quan về thích ứng với BĐKH đã được đề cập trong NDC đến của CQK, (5) Đánh giá các nội dung giảm phát thải KNK đã được đề cập trong NDC liên quan đến lĩnh vực của CQK. Bước 3: Dự báo diễn biến của biến đổi khí hậu và lựa chọn các nội dung của NDC phù hợp với CQK để lồng ghép: gồm các hoạt động: (6) Nghiên cứu, phân tích kịch bản BĐKH và dự báo tác động của BĐKH đến lĩnh vực, khu vực xây dựng CQK, (7) Lựa chọn các giải pháp thích ứng với BĐKH trong NDC phù hợp với CQK, (8) Lựa chọn các giải pháp giảm nhẹ phát thải KNK trong NDC phù hợp với CQK. Bước 4: Thực hiện lồng ghép nội dung NDC vào CQK phát triển: gồm các hoạt động: (9) Lồng ghép các nội dung NDC vào quan điểm, mục tiêu của CQK, (10) Lồng ghép nội dung NDC vào nhiệm vụ, giải pháp của CQK, (11) Lồng ghép nội dung NDC vào chương trình, đề án, dự án trọng điểm của CQK, (12) Lồng ghép NDC trong bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện CQK, (13) Tham vấn các bên liên quan về kết quả lồng ghép NDC trong CQK. Bước 5: Giám sát và đánh giá việc thực hiện các nội dung NDC đã được lồng ghép trong CQK: gồm các hoạt động: (14) Giám sát, đánh giá việc thực hiện các giải pháp ứng phó BĐKH/ nội dung về thích ứng và giảm nhẹ của NDC trong CQK, (15) Đề xuất, kiến nghị cập nhật, bổ sung các nội dung NDC khi điều chỉnh CQK. Để có thể lồng ghép một cách hiệu quả nhất, cần có sự phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu giữa quy trình lập CQK và các bước thực hiện lồng ghép nội dung NDC, cụ thể ở Hình 2. Hình 2: Mối liên hệ giữa quy trình xây dựng CQK và các bước lồng ghép NDC Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 153 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  6. Hình 3: Khung hướng dẫn lồng ghép nội dung NDC vào từng đối tượng C, Q, K 154 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  7. Do cấu trúc của C, Q, K có sự khác nhau nên một số hoạt động sẽ không áp dụng, ví dụ Hoạt động 11 Lồng ghép nội dung NDC vào chương trình, đề án, dự án trọng điểm sẽ không áp dụng với chiến lược bởi nội dung của chiến lược không có các đề án, dự án ưu tiên. 4. Kết luận Lồng ghép BĐKH nói chung, nội dung NDC nói riêng vào CQK là công việc phức tạp, đòi hỏi kiến thức tổng hợp, đa ngành, trong đó quan trọng nhất là cách tiếp cận tổng thể về tác động của BĐKH đối với từng ngành, lĩnh vực và khu vực cụ thể trong mối tương tác liên ngành, liên lĩnh vực. Vì vậy, khi triển khai lồng ghép nội dung NDC vào các CQK, người thực hiện có thể nghiên cứu, phát hiện thêm những phương thức, công cụ khác linh hoạt, phù hợp để thúc đẩy quá trình lồng ghép đạt hiệu quả, tối ưu hóa nguồn lực để đạt được các mục tiêu phát triển của ngành, lĩnh vực. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017). Luật Quy hoạch. [2]. Ngô Thắng Lợi và cộng sự (2012). Giáo trình kế hoạch hóa phát triển. Đại học Kinh tế Quốc dân. [3]. Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng (2013). Nhận diện chiến lược - quy hoạch - kế hoạch phát triển. Tạp chí Kinh tế và Dự báo. [4]. Trần Thục, Huỳnh Thị Lan Hương, Đào Minh Trang (2012). Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021. Người phản biện: PGS.TS. Phạm Quý Nhân Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 155 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0